Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
22/06/1775: Quốc hội Mỹ phát hành tiền giấy trên toàn lục địa
Nguồn: Congress issues Continental currency, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1775, Quốc hội Mỹ đã phát hành một khoản tiền giấy (bills of credit) trên toàn lục địa trị giá 2 triệu USD.
Đến mùa xuân năm 1775, quan ngại trước tình trạng thiết quân luật và gia tăng các ràng buộc thương mại của Anh ở Boston, các nhà lãnh đạo thuộc địa Mỹ cố gắng tìm cách chống lại chính quốc. Nhưng, các nhà cách mạng đã gặp phải một vấn đề nhỏ trong cuộc tranh đấu của mình: họ thiếu hụt khoản kinh phí cần thiết để tiến hành một cuộc chiến dài lâu.
Dù đây không phải là lần đầu tiên các thuộc địa phát hành tiền giấy – thuộc địa Vịnh Massachusetts đã từng phát hành loại tiền giấy của riêng mình vào năm 1690 – nhưng việc phân phối tiền tệ trên quy mô lớn vẫn là một lĩnh vực khá mới đối với người Mỹ. Ngoài ra, loại tiền giấy mới, bấy giờ được gọi là Continental (Tiền lục địa), hoàn toàn không có hình ảnh của hoàng gia Anh. Thay vào đó, một số tờ tiền có hình những người lính Cách mạng và dòng chữ The United Colonies (Các Thuộc địa Thống nhất).
Bất chấp tính mới lạ của mình, đồng Continental đã chứng tỏ nó là một công cụ kinh tế tồi: được hỗ trợ bởi không gì khác ngoài lời hứa về “doanh thu thuế trong tương lai,” đồng tiền dễ bị lạm phát tràn lan này chỉ có rất ít giá trị tài chính. Như George Washington từng nói vào thời điểm đó, “một xe tiền lớn cũng khó mà mua được một xe đồ lớn.” Đồng Continental đã thất bại và khiến quốc gia non trẻ phải gánh một khoản nợ chiến tranh khổng lồ.
Suy thoái kinh tế sâu sắc đã diễn ra theo sau Hiệp ước Paris năm 1783. Tiền tệ bất ổn cùng nhiều khoản nợ đã khiến một cựu quân nhân lục địa, Daniel Shays, phát động một cuộc nổi loạn ở phía tây Massachusetts trong mùa đông năm 1787. Nỗi sợ hỗn loạn kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong quyết định từ bỏ Các Điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation) để chuyển sang một chính phủ tập trung hơn, mạnh hơn do Hiến pháp Liên bang (Constitution) thiết lập. Trong nhiệm kỳ tổng thống của George Washington, Alexander Hamilton đã phải chật vật để tạo ra các thể chế tài chính có khả năng ổn định nền kinh tế của quốc gia mới.
Thực sự thất vọng sau trải nghiệm Continental, người dân Mỹ đã kiềm chế mong muốn một lần nữa phát hành tiền giấy mới, mãi cho đến giai đoạn bình minh của Nội chiến Hoa Kỳ.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
22/06/1775: Quốc hội Mỹ phát hành tiền giấy trên toàn lục địa
Nguồn: Congress issues Continental currency, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1775, Quốc hội Mỹ đã phát hành một khoản tiền giấy (bills of credit) trên toàn lục địa trị giá 2 triệu USD.
Đến mùa xuân năm 1775, quan ngại trước tình trạng thiết quân luật và gia tăng các ràng buộc thương mại của Anh ở Boston, các nhà lãnh đạo thuộc địa Mỹ cố gắng tìm cách chống lại chính quốc. Nhưng, các nhà cách mạng đã gặp phải một vấn đề nhỏ trong cuộc tranh đấu của mình: họ thiếu hụt khoản kinh phí cần thiết để tiến hành một cuộc chiến dài lâu.
Dù đây không phải là lần đầu tiên các thuộc địa phát hành tiền giấy – thuộc địa Vịnh Massachusetts đã từng phát hành loại tiền giấy của riêng mình vào năm 1690 – nhưng việc phân phối tiền tệ trên quy mô lớn vẫn là một lĩnh vực khá mới đối với người Mỹ. Ngoài ra, loại tiền giấy mới, bấy giờ được gọi là Continental (Tiền lục địa), hoàn toàn không có hình ảnh của hoàng gia Anh. Thay vào đó, một số tờ tiền có hình những người lính Cách mạng và dòng chữ The United Colonies (Các Thuộc địa Thống nhất).
Bất chấp tính mới lạ của mình, đồng Continental đã chứng tỏ nó là một công cụ kinh tế tồi: được hỗ trợ bởi không gì khác ngoài lời hứa về “doanh thu thuế trong tương lai,” đồng tiền dễ bị lạm phát tràn lan này chỉ có rất ít giá trị tài chính. Như George Washington từng nói vào thời điểm đó, “một xe tiền lớn cũng khó mà mua được một xe đồ lớn.” Đồng Continental đã thất bại và khiến quốc gia non trẻ phải gánh một khoản nợ chiến tranh khổng lồ.
Suy thoái kinh tế sâu sắc đã diễn ra theo sau Hiệp ước Paris năm 1783. Tiền tệ bất ổn cùng nhiều khoản nợ đã khiến một cựu quân nhân lục địa, Daniel Shays, phát động một cuộc nổi loạn ở phía tây Massachusetts trong mùa đông năm 1787. Nỗi sợ hỗn loạn kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong quyết định từ bỏ Các Điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation) để chuyển sang một chính phủ tập trung hơn, mạnh hơn do Hiến pháp Liên bang (Constitution) thiết lập. Trong nhiệm kỳ tổng thống của George Washington, Alexander Hamilton đã phải chật vật để tạo ra các thể chế tài chính có khả năng ổn định nền kinh tế của quốc gia mới.
Thực sự thất vọng sau trải nghiệm Continental, người dân Mỹ đã kiềm chế mong muốn một lần nữa phát hành tiền giấy mới, mãi cho đến giai đoạn bình minh của Nội chiến Hoa Kỳ.