Đoạn Đường Chiến Binh
"25 Đây! Yên Trí Đi..." * HỒCÔNGBÌNH
Giữa cái nóng oi bức khởi đầu những ngày hè của miền Nam California, vùng đất thủ đô của người Việt tỵ nạn, thỉnh thoảng có được vài cơn gió nhẹ tạt qua nhờ đó dịu bớt phần nào căng thẳng trong người.
Qua khung cửa sổ nhìn ra ngoài, nơi chân trời phía Bắc hiện xa xa, không xa lắm trong tầm mắt, dãy núi đồi vươn lên khỏi đám rừng xanh xanh tạo nên một rào chắn thiên nhiên đậm nét vững chãi. Nó bắt đầu từ phía Tây Thái Bình Dương trải dài khuất tầm mắt về hướng Đông hình thành một thung lũng phồn thịnh với tên gọi San Gabriel Valley.
Nơi đây, biết bao thành phố được tạo dựng lên cùng với xa lộ thông thương then chốt đi qua. Phía Bắc nổi bật nhất có Xa Lộ 5, qua Tiểu bang Oregon và Washington, tới tận biên giới Canada; Xa Lộ 215 đến một nơi mà ai ai cũng một lần phải tới -Thiên Đường cờ bạc Las Vegas. Xa Lộ 210 chạy từ Tây sang Đông, cặp theo phía Nam dãy núi vào các khu du lịch, vào cao nguyên Big Bear để tận hưỡng cái giá lạnh của mùa Đông cùng nhiều trò chơi thể thao mùa lạnh với tuyết… phủ trắng xóa cả rừng núi đồi thông.
Rừng núi… núi và rừng với những trụ cột antenna liên lạc sừng sững như mũi lao đâm vào khoảng không trong xanh trên nền trời đất nước người, mà sao hình tượng này giống y như vị trí đóng quân mà các đơn vị BĐQ trấn giữ nằm trên mảnh đất quê hương Miền Nam Việt Nam trước đây.
Hình ảnh ngày tháng cũ hiện lên như sóng biển tiến vào bờ, từng đợt từng đợt tiếp nhau xen lẫn tiếng âm vang lao xao lúc tĩnh lặng, khi như gió bão, gầm thét trộn lẫn hình bóng đồng đội bên bờ giao thông hào, trong những công sự chiến đấu, hay từng nhóm nhỏ với những ống “charge” pháo binh đầy nước trên vai từ con suối nhỏ dưới chân núi oang oang vui vẻ chửi thề với nhau, lần bước lên nơi đóng quân. Trong khi đó, nơi vọng gác người lính đang phóng tầm mắt về hướng trước mặt. Anh đang theo dõi địch tình hay thả hồn về phương trời thân thương nào đó… Ai biết được?
Giờ này, tôi ngồi và nhớ lại cảm giác lo ngay ngáy làm sao ấy vào ngày ra trình diện đơn vị mới gì… gì đó, rồi tập tành chỉ huy trung đội, tập tành điều binh đánh giặc. Rồi ngày ấy cũng qua… do biết thân biết phận, biết nơi phải tới, và nhất là biết chỗ để “làm việc”. Không thể chọn nơi nào khác vì cái bằng TRUNGĐỘITRƯỞNG đã dính vào người thò lò trước ngực mà lị. Gần Ông Đại xa Ông Tiểu chắc ổn. Nửa năm đi qua, được trui rèn nơi đơn vị, trước trận tiền lắng nghe những lời bỏ nhỏ thật nhẹ nhàng mà thật ra lại quá nặng kí vì đó là máu và nước mắt với chuỗi kinh nghiệm sống của những ông Tr/sỹ, Th/sỹ già lão luyện ĐĐ3 “nước trà” của TĐ38 BĐQ.
Nhờ vậy, cũng như chắc một phần cũng do số mạng chưa tới lúc ngủm nên trong chiến dịch Tổng Công Kích của VC vào năm Mậu Thân, tôi đã “ngã xuống” vào bịnh viện chứ không nằm thẳng cẳng luôn.
Đời lính không là giấc mơ hạnh phúc êm đềm, đoạn đường đang đi và phải tiếp tục đi là hố thẳm ghềnh sâu trong cả hai nghĩa.
Hầu như đa số mọi người đều vướng vào đoạn đường này, hoặc là Tự Thắng Chỉ Huy để vượt qua hay lẩn quẩn rồi bi quan yếm thế, buông thả để rồi… hỏng cả một đời.
Sau TCK đợt I của Cộng Sản, tôi đưọc thuyên chuyển về TĐ30 BĐQ. Tôi nhớ lại lần đầu đời lính trận với 6 bạn cùng K24 TĐ, dàn hàng ngang trong tư thế nghiêm, trình diện vị TĐT/TĐ38 BĐQ, Đ/U Nguyễn Văn Bằng, K10 VB. Một thoáng nhìn Ông chờ lịnh, chúng tôi chẳng nhận được lời khuyên bảo nào thêm, rồi chờ ĐĐT cho người đón về. Từ đó… tôi chả có cơ hội nào trở về BCH/ TĐ38. Nếu có ai đó nói về Ông, tôi chắc gì có sự hiểu biết kha khá để thêm vào.
Bây giờ, mình ên trình diện Ông TĐT/TĐ30 BĐQ, người mà trên 6 tháng qua được nghe, khi anh em SQ cả Liên Đoàn 5 [TĐ30, 33, 38] đề cập bình phẩm về các TĐT của LĐ. Đ/U Phan Văn Sành, K17VB, là vị được nhiều SQ đề cập tới nhất, do khả năng lãnh đạo và đạo đức. Dù đã có chút chút thời gian lính chiến,với một sao đỏ [Chiến Thương Bội Tinh], một bạc được cài trên ngực áo, trong tôi dường như ẩn dấu chút ngang ngang bất cần. Có phải ngoài chiến trận, rồi nằm trên giường bệnh TYV/CH ảnh hưởng nhiều đến người Lính. Nó báo trước cho Họ biết rằng cuộc đời của họ không làm sao hết gian khổ nhọc nhằn. Đích đến của Họ là cuối của một trong hai con đường. Cũng chính nơi đây quyết định cuộc đời của Họ - Ngàn thu vĩnh biệt hay lây lất ngoài đời trên đôi nạng hay chiếc xe lăn…? Không… không có chọn lựa nào khác khi đất nước đang bị CS xâm lăng -Làm sao khác hơn là chấp nhận! Và khi đã chấp nhận thì phải làm quen với cuộc sống trùng trùng hiểm nguy dai dẳng đeo đuổi.
Ông dong dỏng cao ngang 1m80, không có một sợi tóc nào dài qua mang tai, ngắn gọn bâng, làm khuôn mặt nổi hẳn lên, toát ra vẻ cương nghị uy nghi. Qua đôi mắt cùng vầng tráng rộng, mũi cao thẳng với bộ quần áo hoa rừng màu hơi sáng ôm lấy thân người đều đặn, gom ống trong thùng, cùng với điếu thuốc Salem trắng cắn chặt nơi góc miệng cố hữu [nét đặc biệt không bỏ được của Ông], Ông thật đúng là mẫu người nhà binh trên các tấm poster mời gọi tham gia vào quân ngũ của các Trường Võ Bị, Thủ Đức, Đồng Đế, Không Quân và Hải Quân.
Gần mấp mé một năm tuổi lính, thế mà tôi tự nhiên như thấy có gì đó ngài ngại trước mặt Ông, dù đã mạnh dạn xướng cấp bậc, tên họ, số quân. Chắc hẳn Ông đã xem hồ sơ lý lịch của tôi trước đó rồi:
- “Về ĐĐ3 với Tr/U Đinh Trọng Cường [K19]. Cố gắng làm việc cho đàng hoàng nghe. Tôi sẽ theo dõi cậu đó… Luôn nhớ phải đàng hoàng.” Quả thật, một cấp chỉ huy muốn hướng dẫn tư cách đàng hoàng cho thuộc cấp thì chính mình phải làm sao thể hiện, như vậy sự kính nể ngưỡng phục luôn được giữ mãi trong tâm thuộc cấp.
Thời gian qua đi, chiến trận ngày càng lan rộng, từ du kích chiến, địch mỡ rộng địa bàn xâm nhập, tăng cường tấn công trên khắp các Quân Khu. Tôi được gặp gỡ Ông thường hơn trên trận địa qua hệ thống vô tuyến PRC25 với danh xưng 25.
- “25 đây! Ra sao rồi? Yên chí đi…”
Không một lời quát tháo, chửi tục, đe dọa ra lịnh thi hành cho bằng được, Ông luôn nghĩ đến SQ thuộc quyền mình đang gặp phải tình hình quá bất lợi, khó khăn, để rồi tìm cách cứu nguy những đứa con bằng khả năng của riêng mình. Điển hình như, TĐ38 BĐQ và ĐĐ5 TS đang bị Sư Đoàn 5 VC vây chặt rồi chia cắt trong đồn điền cao su CHUP thuộc tỉnh KAMPONG CHAM, KAMPUCHIA. Đã mấy ngày qua, lương thực, đạn dược của đơn vị cạn dần, đến nỗi binh sỹ phải đái ra uống vào. Tình thế lúc đó bi đát và nguy khốn vô cùng. Tr/tá Ngô Minh Hồng TĐT38 BĐQ, và Đ/U Nguyễn Văn Nam, ĐĐT/TS 5, đã lâm vào thế tuyệt vọng. May thay, Đ/U Nam chợt nghĩ đến Ông TĐT30 BĐQ, mà đơn vị của Ông lúc đó đang cùng Chi Đoàn 2/15 KB tảo thanh VC Tây Bắc đồn điền CHUP, phía nam DAMBE.
- “25, đây Hoàng Sa! 25, đây Hoàng Sa! 25, đây Hoàng Sa!…” [Hoàng Sa là danh hiệu Đ/U Nam].
Ngạc nhiên khi nghe tiếng kêu gọi khẩn thiết trên máy của Đ/U Nam, cố gắng thố lộ tình cảnh hiện tại, Ông trả lời:
- “Hoàng Sa, đây 25! Yên chí cố gắng kềm giữ, tao sẽ vào cứu ngay.”
Không ngập ngừng hay chần chờ, Ông xin lịnh thẳng Đại Tá Trần Quang Khôi, Tư Lịnh Mặt Trận, vòng xuống Đông Nam vào rừng cao su CHUP giải vây cấp kỳ cho TĐ38 BĐQ và ĐĐ TS5. (Nói rõ ra, dù sao trước đó, Đ/U Nam cũng là một ĐĐT xuất sắc trong TĐ30 của Ông.)
TĐ30 BĐQ và CĐ2/15 KB đến phía Bắc CHUP sau khi các M113 xả hết tốc lực tới gần mặt trận. Tiểu Đoàn âm thầm xuống xe ngoài bờ ruộng để hạ chiến theo cách đánh của BĐQ. Giao tranh đẫm máu xảy ra ngay khi đơn vị đến bìa rừng cao su. Những người lính ôm chặt từng gốc cao su tấn công mãnh liệt vào vòng vây địch quân, gìm chúng xuống đất. TĐ38 và ĐĐ TS5, nhân cơ hội làm gọng kềm thứ hai, đánh áp sát vào. Áp lực địch nhẹ hẳn, rồi co cụm về hướng tây của sông Mekong. Sung sướng bắt tay nhau, ôm lấy nhau trong nước mắt, nức nở nghẹn ngào không thành tiếng. Còn nỗi vui nào hơn nỗi vui này! Diễn tả sao cho trọn vẹn cảm xúc của toàn thể SQ, HSQ, và BS lúc ấy! Chi Đoàn ráng “cõng” đơn vị bộ binh về phía bắc CHUP, tập trung phòng thủ lại. Riêng TĐ30 BĐQ và CĐ2/15KB tiếp tục nhiệm vụ dở dang.
Là TĐT, thế mà khi phân chia lực lượng TĐ để hành quân nhị thức với KBTG, Ông không nghĩ đến bản thân mình, tự mình cùng BCH nặng dẫn 2 ĐĐ tiến chiếm MT quan trọng và để TĐP dẫn 2ĐĐ đi với một Chi Đoàn thiết kỵ… Hành động đó đã làm cho mọi cấp chỉ huy Kỵ Binh xốn xang nể phục.
Tôi đã có dịp viết thoáng qua về Ông qua bài TĐ30 BĐQ trên chiến trường Kampuchia nhiều năm trước. Nhưng khi BĐQ 52, Đ/U Đoàn Trọng Hiếu, chuyển lại bài viết cho tôi cùng Email của KD, con gái của Ông, với những cảm nghĩ về người cha quá cố, những kỷ niệm xưa của tôi về Ông lại đầy ắp tràn về.
Ông anh dũng hy sinh năm 1971 trên chiến trường ngoại biên sau trận giải vây tại CHUP chưa tới một tháng sau đó, bỏ lại người vợ yếu đuối chưa sẵn sàng bương trải với đời, và 5 cô con gái [ngũ long công chúa] còn quá nhỏ chưa nhận thức được sự mất mát to lớn mình phải gánh chịu. Rồi Miền Nam VN rơi vào tay Cộng Sản, những hình ảnh về người cha đã mất cũng mờ mịt như cuộc đời của những đứa con bé nhỏ.
Qua những gì mẹ rỉ tai và cũng nhờ vào thế kỷ của thông tin toàn cầu, lúc này họ mới biết ít nhiều về người cha thân yêu của mình. Muốn tìm hiểu thêm về thân phụ, họ mong cùng toàn gia đình qua xứ Chùa Tháp một phen, thăm lại chiến trường xưa nơi cha mình cùng đồng đội đã anh dũng hy sinh; để vào Chùa Ông Sanh, nơi cha mình tử trận. [Từ nơi đây theo hương lộ 73 vào DAMBE khoảng 03km] Một trận phục kính hồn của VC đã xảy ra tại đây nhiều năm về trước. Th/ Tá Nguyễn văn Ron Chi Đoàn Trưởng, người chỉ huy Chi Đoàn 2/15 KB đã tham dự cuộc giải vây CHUP cùng với Th/T Phan Văn Sành, TĐT/TĐ 30BĐQ, làm cho ta và địch chịu rất nhiều tổn thất trong trận phản phục kích này.
Nhưng Ông đã hy sinh cùng một số đồng đội KB và một nửa ĐĐ1/ TĐ30 BĐQ. Những quân nhân cùng đơn vị BĐQ và đơn vị KB đã lấy tên Ông đặt cho ngôi Chùa, nằm ngay ngay tại ngã ba Hương lộ 73. [Thực ra Ông ngã xuống hướng Nam chùa ngót 1km.] Gia đình của Ông đã có sơ đồ chi tiết, ghi rõ từng địa danh và lộ trình.
Tiếp theo đó là email của chị Sành nói về những điềm gỡ xảy đến cho Ông, như dấu hiệu báo trước chuyến đi về miên viễn trùng lặp với các điểm xấu đối với Ông ở đơn vị. Là thuộc cấp, lăn lộn theo Ông trên 3 năm dài chinh chiến lại thêm 2 sao đỏ [Chiến Thương Bội Tinh], qua từng địa danh và mật khu VC khắp Quân Khu 3, rồi chiến trường ngoại biên, tôi thấy Ông đã thể hiện đầy đủ tài năng, lòng nhân ái, đạo đức của một cấp chỉ huy, như Ông đã dặn dò thuộc cấp khi vào “cuộc chơi” gian nan. Cái hay nơi Ông là cách sử dụng người. Bất kỳ ai, không cần biết nơi xuất thân, đào tạo, nếu người đó có khả năng lãnh đạo, gan dạ quyết đoán, đạt được thắng lợi với tổn thất nhân mạng ít nhất, Ông mới coi đó là cấp chỉ huy giỏi. Ông đã tiến cử, thực hiện cho bằng được dù người đó lon nhỏ nắm chức vụ cao hơn thời điểm ấn định, bằng cách cho Quyền và cắt cu [Q] sau khi đã mang thêm một lon nữa. Đức Hòa, Đức Huệ, Hậu Nghĩa đi qua tới Hố Bò, Bời Lời, Tam Giác Sắt, Tây Ninh- Nơi nào cũng vương mang hình ảnh của Ông tràn đầy kính mến cùng đồng đội ông.
Qua email trao đổi, chị cho biết: “Dù đã 42 năm, dù đã qua bao mùa lá rụng, vật đổi sao dời, khi nhắc đến chuyện cũ thì những giọt nước mắt ngắn dài cứ thế tuôn rơi trên mặt chị. Thôi thì cứ khóc cho lòng nhẹ nhàng hơn.” Chị tiếp: “Nơi nào có anh là có chị, em có nhớ khi còn ở Trảng Bàng không? Đêm dời quân phải đi xe đèn mắt mèo, vì trời tối quá không? Những kỷ niệm đó chị không thể nào quên được.”
Một đời binh nghiệp và cũng một đời cho vợ con, anh chị như hình với bóng. Bóng và hình quyện nhau trên từng cây số con đường đời. Không thấy một bóng hình người đàn bà nào khác bên anh ở những nơi chị không đến được. Ai nghĩ sao thì nghĩ, sự thán phục ngưỡng mộ về Anh trong tôi đậm nét và cả là một điều tự vấn về mình.
Anh ra đi có sớm, được thêm một cấp bực kèm Bảo Quốc Huân Chương với nhành dương liễu trong tiếng khóc của chị và thân quyến, cùng đủ mọi lễ nghi quân cách. Khi mặt trận còn vương mùi khói súng, tôi đã ôm Anh lần đầu và cũng là lần cuối cùng vào lòng nghẹn ngào tức tưởi, cùng y tá gói trọn thi thể Anh trong poncho đặt vào xe M113, rồi cùng BCH nặng TĐ30 BĐQ và hai ĐĐ phòng thủ chung với Anh kính cẩn chào tiễn biệt. Thi thể Anh được trực thăng đưa về BTL/Lữ Đoàn 3 KB. Từ đó trực thăng lại đưa Anh về đất mẹ - Quê hương VIỆT NAM dấu yêu.
Sau khi tiễn biệt Anh lần cuối, nỗi mất mát vẫn còn vương trên những khuôn mặt của quân nhân các cấp của TĐ, trong khi Chiến dịch Toàn Thắng 71 vẫn còn đang tiếp diễn giang tay vẫy gọi tham dự với bóng dáng nỗi chết mờ ảo xa xa…
- 25, đây Lữ Bình! 25, đây Lữ Bình!... [Danh hiệu truyền tin của tác giả]
Đã đến lúc ĐĐT của Anh rời bỏ mái nhà xưa, nơi có 25 và đồng đội thân thương đến một mái nhà khác [TĐ43 BĐQ] cũng êm ả hầu tiếp tục “cuộc chơi” đầy gian nguy khổ ải. Nơi đó được lưu động khắp mọi miền đất nước yêu thương, sao lòng vẫn bồi hồi nhớ về chốn cũ. Phải chăng đó là nơi đã nuôi dưỡng trui rèn một người Lính về cách sống và chiến đấu trong tình chiến hữu yêu thương, đùm bọc cho nhau vững tiến trên bước đường hành quân.
Từ độ Anh ra đi, cho đến nay, trong biến loạn hỗn nguy để rồi Miền Nam VIỆT NAM sụp đổ rơi vào tay Cộng Sản, các đàn em của Anh chịu đựng sự sỉ nhục dày vò với khổ nạn chung của dân tộc. Bôn ba xứ người, được nghe nói về Lính, đọc lại những bút ký chiến trường hay xem, thấy, nhìn lại màu áo hoa rừng, hình như vang vang đâu đó bên tai:
“25 đây, yên chí đi…“
như lời vổ về an ủi cho mình vậy.
Một ĐĐT của Anh
Bàn ra tán vào (0)
"25 Đây! Yên Trí Đi..." * HỒCÔNGBÌNH
Giữa cái nóng oi bức khởi đầu những ngày hè của miền Nam California, vùng đất thủ đô của người Việt tỵ nạn, thỉnh thoảng có được vài cơn gió nhẹ tạt qua nhờ đó dịu bớt phần nào căng thẳng trong người.
Qua khung cửa sổ nhìn ra ngoài, nơi chân trời phía Bắc hiện xa xa, không xa lắm trong tầm mắt, dãy núi đồi vươn lên khỏi đám rừng xanh xanh tạo nên một rào chắn thiên nhiên đậm nét vững chãi. Nó bắt đầu từ phía Tây Thái Bình Dương trải dài khuất tầm mắt về hướng Đông hình thành một thung lũng phồn thịnh với tên gọi San Gabriel Valley.
Nơi đây, biết bao thành phố được tạo dựng lên cùng với xa lộ thông thương then chốt đi qua. Phía Bắc nổi bật nhất có Xa Lộ 5, qua Tiểu bang Oregon và Washington, tới tận biên giới Canada; Xa Lộ 215 đến một nơi mà ai ai cũng một lần phải tới -Thiên Đường cờ bạc Las Vegas. Xa Lộ 210 chạy từ Tây sang Đông, cặp theo phía Nam dãy núi vào các khu du lịch, vào cao nguyên Big Bear để tận hưỡng cái giá lạnh của mùa Đông cùng nhiều trò chơi thể thao mùa lạnh với tuyết… phủ trắng xóa cả rừng núi đồi thông.
Rừng núi… núi và rừng với những trụ cột antenna liên lạc sừng sững như mũi lao đâm vào khoảng không trong xanh trên nền trời đất nước người, mà sao hình tượng này giống y như vị trí đóng quân mà các đơn vị BĐQ trấn giữ nằm trên mảnh đất quê hương Miền Nam Việt Nam trước đây.
Hình ảnh ngày tháng cũ hiện lên như sóng biển tiến vào bờ, từng đợt từng đợt tiếp nhau xen lẫn tiếng âm vang lao xao lúc tĩnh lặng, khi như gió bão, gầm thét trộn lẫn hình bóng đồng đội bên bờ giao thông hào, trong những công sự chiến đấu, hay từng nhóm nhỏ với những ống “charge” pháo binh đầy nước trên vai từ con suối nhỏ dưới chân núi oang oang vui vẻ chửi thề với nhau, lần bước lên nơi đóng quân. Trong khi đó, nơi vọng gác người lính đang phóng tầm mắt về hướng trước mặt. Anh đang theo dõi địch tình hay thả hồn về phương trời thân thương nào đó… Ai biết được?
Giờ này, tôi ngồi và nhớ lại cảm giác lo ngay ngáy làm sao ấy vào ngày ra trình diện đơn vị mới gì… gì đó, rồi tập tành chỉ huy trung đội, tập tành điều binh đánh giặc. Rồi ngày ấy cũng qua… do biết thân biết phận, biết nơi phải tới, và nhất là biết chỗ để “làm việc”. Không thể chọn nơi nào khác vì cái bằng TRUNGĐỘITRƯỞNG đã dính vào người thò lò trước ngực mà lị. Gần Ông Đại xa Ông Tiểu chắc ổn. Nửa năm đi qua, được trui rèn nơi đơn vị, trước trận tiền lắng nghe những lời bỏ nhỏ thật nhẹ nhàng mà thật ra lại quá nặng kí vì đó là máu và nước mắt với chuỗi kinh nghiệm sống của những ông Tr/sỹ, Th/sỹ già lão luyện ĐĐ3 “nước trà” của TĐ38 BĐQ.
Nhờ vậy, cũng như chắc một phần cũng do số mạng chưa tới lúc ngủm nên trong chiến dịch Tổng Công Kích của VC vào năm Mậu Thân, tôi đã “ngã xuống” vào bịnh viện chứ không nằm thẳng cẳng luôn.
Đời lính không là giấc mơ hạnh phúc êm đềm, đoạn đường đang đi và phải tiếp tục đi là hố thẳm ghềnh sâu trong cả hai nghĩa.
Hầu như đa số mọi người đều vướng vào đoạn đường này, hoặc là Tự Thắng Chỉ Huy để vượt qua hay lẩn quẩn rồi bi quan yếm thế, buông thả để rồi… hỏng cả một đời.
Sau TCK đợt I của Cộng Sản, tôi đưọc thuyên chuyển về TĐ30 BĐQ. Tôi nhớ lại lần đầu đời lính trận với 6 bạn cùng K24 TĐ, dàn hàng ngang trong tư thế nghiêm, trình diện vị TĐT/TĐ38 BĐQ, Đ/U Nguyễn Văn Bằng, K10 VB. Một thoáng nhìn Ông chờ lịnh, chúng tôi chẳng nhận được lời khuyên bảo nào thêm, rồi chờ ĐĐT cho người đón về. Từ đó… tôi chả có cơ hội nào trở về BCH/ TĐ38. Nếu có ai đó nói về Ông, tôi chắc gì có sự hiểu biết kha khá để thêm vào.
Bây giờ, mình ên trình diện Ông TĐT/TĐ30 BĐQ, người mà trên 6 tháng qua được nghe, khi anh em SQ cả Liên Đoàn 5 [TĐ30, 33, 38] đề cập bình phẩm về các TĐT của LĐ. Đ/U Phan Văn Sành, K17VB, là vị được nhiều SQ đề cập tới nhất, do khả năng lãnh đạo và đạo đức. Dù đã có chút chút thời gian lính chiến,với một sao đỏ [Chiến Thương Bội Tinh], một bạc được cài trên ngực áo, trong tôi dường như ẩn dấu chút ngang ngang bất cần. Có phải ngoài chiến trận, rồi nằm trên giường bệnh TYV/CH ảnh hưởng nhiều đến người Lính. Nó báo trước cho Họ biết rằng cuộc đời của họ không làm sao hết gian khổ nhọc nhằn. Đích đến của Họ là cuối của một trong hai con đường. Cũng chính nơi đây quyết định cuộc đời của Họ - Ngàn thu vĩnh biệt hay lây lất ngoài đời trên đôi nạng hay chiếc xe lăn…? Không… không có chọn lựa nào khác khi đất nước đang bị CS xâm lăng -Làm sao khác hơn là chấp nhận! Và khi đã chấp nhận thì phải làm quen với cuộc sống trùng trùng hiểm nguy dai dẳng đeo đuổi.
Ông dong dỏng cao ngang 1m80, không có một sợi tóc nào dài qua mang tai, ngắn gọn bâng, làm khuôn mặt nổi hẳn lên, toát ra vẻ cương nghị uy nghi. Qua đôi mắt cùng vầng tráng rộng, mũi cao thẳng với bộ quần áo hoa rừng màu hơi sáng ôm lấy thân người đều đặn, gom ống trong thùng, cùng với điếu thuốc Salem trắng cắn chặt nơi góc miệng cố hữu [nét đặc biệt không bỏ được của Ông], Ông thật đúng là mẫu người nhà binh trên các tấm poster mời gọi tham gia vào quân ngũ của các Trường Võ Bị, Thủ Đức, Đồng Đế, Không Quân và Hải Quân.
Gần mấp mé một năm tuổi lính, thế mà tôi tự nhiên như thấy có gì đó ngài ngại trước mặt Ông, dù đã mạnh dạn xướng cấp bậc, tên họ, số quân. Chắc hẳn Ông đã xem hồ sơ lý lịch của tôi trước đó rồi:
- “Về ĐĐ3 với Tr/U Đinh Trọng Cường [K19]. Cố gắng làm việc cho đàng hoàng nghe. Tôi sẽ theo dõi cậu đó… Luôn nhớ phải đàng hoàng.” Quả thật, một cấp chỉ huy muốn hướng dẫn tư cách đàng hoàng cho thuộc cấp thì chính mình phải làm sao thể hiện, như vậy sự kính nể ngưỡng phục luôn được giữ mãi trong tâm thuộc cấp.
Thời gian qua đi, chiến trận ngày càng lan rộng, từ du kích chiến, địch mỡ rộng địa bàn xâm nhập, tăng cường tấn công trên khắp các Quân Khu. Tôi được gặp gỡ Ông thường hơn trên trận địa qua hệ thống vô tuyến PRC25 với danh xưng 25.
- “25 đây! Ra sao rồi? Yên chí đi…”
Không một lời quát tháo, chửi tục, đe dọa ra lịnh thi hành cho bằng được, Ông luôn nghĩ đến SQ thuộc quyền mình đang gặp phải tình hình quá bất lợi, khó khăn, để rồi tìm cách cứu nguy những đứa con bằng khả năng của riêng mình. Điển hình như, TĐ38 BĐQ và ĐĐ5 TS đang bị Sư Đoàn 5 VC vây chặt rồi chia cắt trong đồn điền cao su CHUP thuộc tỉnh KAMPONG CHAM, KAMPUCHIA. Đã mấy ngày qua, lương thực, đạn dược của đơn vị cạn dần, đến nỗi binh sỹ phải đái ra uống vào. Tình thế lúc đó bi đát và nguy khốn vô cùng. Tr/tá Ngô Minh Hồng TĐT38 BĐQ, và Đ/U Nguyễn Văn Nam, ĐĐT/TS 5, đã lâm vào thế tuyệt vọng. May thay, Đ/U Nam chợt nghĩ đến Ông TĐT30 BĐQ, mà đơn vị của Ông lúc đó đang cùng Chi Đoàn 2/15 KB tảo thanh VC Tây Bắc đồn điền CHUP, phía nam DAMBE.
- “25, đây Hoàng Sa! 25, đây Hoàng Sa! 25, đây Hoàng Sa!…” [Hoàng Sa là danh hiệu Đ/U Nam].
Ngạc nhiên khi nghe tiếng kêu gọi khẩn thiết trên máy của Đ/U Nam, cố gắng thố lộ tình cảnh hiện tại, Ông trả lời:
- “Hoàng Sa, đây 25! Yên chí cố gắng kềm giữ, tao sẽ vào cứu ngay.”
Không ngập ngừng hay chần chờ, Ông xin lịnh thẳng Đại Tá Trần Quang Khôi, Tư Lịnh Mặt Trận, vòng xuống Đông Nam vào rừng cao su CHUP giải vây cấp kỳ cho TĐ38 BĐQ và ĐĐ TS5. (Nói rõ ra, dù sao trước đó, Đ/U Nam cũng là một ĐĐT xuất sắc trong TĐ30 của Ông.)
TĐ30 BĐQ và CĐ2/15 KB đến phía Bắc CHUP sau khi các M113 xả hết tốc lực tới gần mặt trận. Tiểu Đoàn âm thầm xuống xe ngoài bờ ruộng để hạ chiến theo cách đánh của BĐQ. Giao tranh đẫm máu xảy ra ngay khi đơn vị đến bìa rừng cao su. Những người lính ôm chặt từng gốc cao su tấn công mãnh liệt vào vòng vây địch quân, gìm chúng xuống đất. TĐ38 và ĐĐ TS5, nhân cơ hội làm gọng kềm thứ hai, đánh áp sát vào. Áp lực địch nhẹ hẳn, rồi co cụm về hướng tây của sông Mekong. Sung sướng bắt tay nhau, ôm lấy nhau trong nước mắt, nức nở nghẹn ngào không thành tiếng. Còn nỗi vui nào hơn nỗi vui này! Diễn tả sao cho trọn vẹn cảm xúc của toàn thể SQ, HSQ, và BS lúc ấy! Chi Đoàn ráng “cõng” đơn vị bộ binh về phía bắc CHUP, tập trung phòng thủ lại. Riêng TĐ30 BĐQ và CĐ2/15KB tiếp tục nhiệm vụ dở dang.
Là TĐT, thế mà khi phân chia lực lượng TĐ để hành quân nhị thức với KBTG, Ông không nghĩ đến bản thân mình, tự mình cùng BCH nặng dẫn 2 ĐĐ tiến chiếm MT quan trọng và để TĐP dẫn 2ĐĐ đi với một Chi Đoàn thiết kỵ… Hành động đó đã làm cho mọi cấp chỉ huy Kỵ Binh xốn xang nể phục.
Tôi đã có dịp viết thoáng qua về Ông qua bài TĐ30 BĐQ trên chiến trường Kampuchia nhiều năm trước. Nhưng khi BĐQ 52, Đ/U Đoàn Trọng Hiếu, chuyển lại bài viết cho tôi cùng Email của KD, con gái của Ông, với những cảm nghĩ về người cha quá cố, những kỷ niệm xưa của tôi về Ông lại đầy ắp tràn về.
Ông anh dũng hy sinh năm 1971 trên chiến trường ngoại biên sau trận giải vây tại CHUP chưa tới một tháng sau đó, bỏ lại người vợ yếu đuối chưa sẵn sàng bương trải với đời, và 5 cô con gái [ngũ long công chúa] còn quá nhỏ chưa nhận thức được sự mất mát to lớn mình phải gánh chịu. Rồi Miền Nam VN rơi vào tay Cộng Sản, những hình ảnh về người cha đã mất cũng mờ mịt như cuộc đời của những đứa con bé nhỏ.
Qua những gì mẹ rỉ tai và cũng nhờ vào thế kỷ của thông tin toàn cầu, lúc này họ mới biết ít nhiều về người cha thân yêu của mình. Muốn tìm hiểu thêm về thân phụ, họ mong cùng toàn gia đình qua xứ Chùa Tháp một phen, thăm lại chiến trường xưa nơi cha mình cùng đồng đội đã anh dũng hy sinh; để vào Chùa Ông Sanh, nơi cha mình tử trận. [Từ nơi đây theo hương lộ 73 vào DAMBE khoảng 03km] Một trận phục kính hồn của VC đã xảy ra tại đây nhiều năm về trước. Th/ Tá Nguyễn văn Ron Chi Đoàn Trưởng, người chỉ huy Chi Đoàn 2/15 KB đã tham dự cuộc giải vây CHUP cùng với Th/T Phan Văn Sành, TĐT/TĐ 30BĐQ, làm cho ta và địch chịu rất nhiều tổn thất trong trận phản phục kích này.
Nhưng Ông đã hy sinh cùng một số đồng đội KB và một nửa ĐĐ1/ TĐ30 BĐQ. Những quân nhân cùng đơn vị BĐQ và đơn vị KB đã lấy tên Ông đặt cho ngôi Chùa, nằm ngay ngay tại ngã ba Hương lộ 73. [Thực ra Ông ngã xuống hướng Nam chùa ngót 1km.] Gia đình của Ông đã có sơ đồ chi tiết, ghi rõ từng địa danh và lộ trình.
Tiếp theo đó là email của chị Sành nói về những điềm gỡ xảy đến cho Ông, như dấu hiệu báo trước chuyến đi về miên viễn trùng lặp với các điểm xấu đối với Ông ở đơn vị. Là thuộc cấp, lăn lộn theo Ông trên 3 năm dài chinh chiến lại thêm 2 sao đỏ [Chiến Thương Bội Tinh], qua từng địa danh và mật khu VC khắp Quân Khu 3, rồi chiến trường ngoại biên, tôi thấy Ông đã thể hiện đầy đủ tài năng, lòng nhân ái, đạo đức của một cấp chỉ huy, như Ông đã dặn dò thuộc cấp khi vào “cuộc chơi” gian nan. Cái hay nơi Ông là cách sử dụng người. Bất kỳ ai, không cần biết nơi xuất thân, đào tạo, nếu người đó có khả năng lãnh đạo, gan dạ quyết đoán, đạt được thắng lợi với tổn thất nhân mạng ít nhất, Ông mới coi đó là cấp chỉ huy giỏi. Ông đã tiến cử, thực hiện cho bằng được dù người đó lon nhỏ nắm chức vụ cao hơn thời điểm ấn định, bằng cách cho Quyền và cắt cu [Q] sau khi đã mang thêm một lon nữa. Đức Hòa, Đức Huệ, Hậu Nghĩa đi qua tới Hố Bò, Bời Lời, Tam Giác Sắt, Tây Ninh- Nơi nào cũng vương mang hình ảnh của Ông tràn đầy kính mến cùng đồng đội ông.
Qua email trao đổi, chị cho biết: “Dù đã 42 năm, dù đã qua bao mùa lá rụng, vật đổi sao dời, khi nhắc đến chuyện cũ thì những giọt nước mắt ngắn dài cứ thế tuôn rơi trên mặt chị. Thôi thì cứ khóc cho lòng nhẹ nhàng hơn.” Chị tiếp: “Nơi nào có anh là có chị, em có nhớ khi còn ở Trảng Bàng không? Đêm dời quân phải đi xe đèn mắt mèo, vì trời tối quá không? Những kỷ niệm đó chị không thể nào quên được.”
Một đời binh nghiệp và cũng một đời cho vợ con, anh chị như hình với bóng. Bóng và hình quyện nhau trên từng cây số con đường đời. Không thấy một bóng hình người đàn bà nào khác bên anh ở những nơi chị không đến được. Ai nghĩ sao thì nghĩ, sự thán phục ngưỡng mộ về Anh trong tôi đậm nét và cả là một điều tự vấn về mình.
Anh ra đi có sớm, được thêm một cấp bực kèm Bảo Quốc Huân Chương với nhành dương liễu trong tiếng khóc của chị và thân quyến, cùng đủ mọi lễ nghi quân cách. Khi mặt trận còn vương mùi khói súng, tôi đã ôm Anh lần đầu và cũng là lần cuối cùng vào lòng nghẹn ngào tức tưởi, cùng y tá gói trọn thi thể Anh trong poncho đặt vào xe M113, rồi cùng BCH nặng TĐ30 BĐQ và hai ĐĐ phòng thủ chung với Anh kính cẩn chào tiễn biệt. Thi thể Anh được trực thăng đưa về BTL/Lữ Đoàn 3 KB. Từ đó trực thăng lại đưa Anh về đất mẹ - Quê hương VIỆT NAM dấu yêu.
Sau khi tiễn biệt Anh lần cuối, nỗi mất mát vẫn còn vương trên những khuôn mặt của quân nhân các cấp của TĐ, trong khi Chiến dịch Toàn Thắng 71 vẫn còn đang tiếp diễn giang tay vẫy gọi tham dự với bóng dáng nỗi chết mờ ảo xa xa…
- 25, đây Lữ Bình! 25, đây Lữ Bình!... [Danh hiệu truyền tin của tác giả]
Đã đến lúc ĐĐT của Anh rời bỏ mái nhà xưa, nơi có 25 và đồng đội thân thương đến một mái nhà khác [TĐ43 BĐQ] cũng êm ả hầu tiếp tục “cuộc chơi” đầy gian nguy khổ ải. Nơi đó được lưu động khắp mọi miền đất nước yêu thương, sao lòng vẫn bồi hồi nhớ về chốn cũ. Phải chăng đó là nơi đã nuôi dưỡng trui rèn một người Lính về cách sống và chiến đấu trong tình chiến hữu yêu thương, đùm bọc cho nhau vững tiến trên bước đường hành quân.
Từ độ Anh ra đi, cho đến nay, trong biến loạn hỗn nguy để rồi Miền Nam VIỆT NAM sụp đổ rơi vào tay Cộng Sản, các đàn em của Anh chịu đựng sự sỉ nhục dày vò với khổ nạn chung của dân tộc. Bôn ba xứ người, được nghe nói về Lính, đọc lại những bút ký chiến trường hay xem, thấy, nhìn lại màu áo hoa rừng, hình như vang vang đâu đó bên tai:
“25 đây, yên chí đi…“
như lời vổ về an ủi cho mình vậy.
Một ĐĐT của Anh