Thân Hữu Tiếp Tay...
30/4 nên là ngày Tưởng niệm nạn nhân chiến tranh Việt Nam
Cảm nghĩ trước ngày 30 tháng 4
Nhà báo Huy Đức nói huỵch toẹt: miền Bắc thắng, miền Nam thua (Bên thắng cuộc I). Tất nhiên đó chỉ là nhìn hình thức bề ngoài. Nhưng anh đã dẫn lời một người nào đó rằng “Ngày 30/4/1975 thực ra là ngày giải phóng miền Bắc”
Mỗi lần hệ thống thông tin tổ chức tuyên truyền ầm ĩ, tưởng như nửa nước thắng thì vui mừng, nửa thua thì buồn rầu. Thực ra cái “nửa chiến thắng” kia có vui chỉ là vui gượng kẻo là…, trong lòng thực sự thấm thía nỗi đau thương mất mát của mỗi gia đình mình. Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói “Trong khi triệu người vui thì cũng có triệu người buồn”. Vậy mà ngành thông tin truyền thông dưới sự chỉ đạo của Ban tuyên giáo năm nào cũng đổ biết bao tiền của vào việc tuyên truyền khuếch trương Chiến thắng 30/4 nhằm ca tụng công lao hãn mã của các vị tướng và nêu thêm một vài tấm gương anh
Trong khi đó, vết thương chiến tranh biên giới 1979 còn đỏ tươi, rỉ máu chưa lành trong trái tim người Việt Nam thì Ban tuyên giáo cố sức rào giậu, bịt kín lại để bảo vệ cái “ý thức hệ chung” với kẻ thù truyền kiếp hàng ngày lấn cướp, quậy sóng Biển Đông.. . Điều đó thực là bất công trắng trợn và vô nhân.
Chợt nhớ tới nhà hiền triết Lão Tử, bèn giở cuốn Đạo đức kinh, xem chương 31 tựa đề “Yến vũ”. 1. Binh đao là vật chẳng lành, ai cũng ghét; cho nên người có Đạo chẳng (thích) dùng. 2. Khi bình thời, quan văn được trọng đứng về bên trái (lúc chiến tranh muốn trọng võ tướng thì mời đứng ở bên trái). Binh đao là vật chẳng lành, quân tử chẳng nên dùng nó. Bất đắc dĩ mới phải dùng. Người quân tử ưa sống điềm đạm. Thắng không có mừng. Mừng vì thắng trận hẳn là tâm địa kẻ thích giết người. Kẻ thích giết người thì không thể cai trị thiên hạ.
3. Theo nghi lễ, sự lành ở bên trái, sự dữ ở bên phải. Phó tướng ở bên trái, thượng tướng ở bên phải. Đó là nghi tiết dùng trong
lễ. Kẻ giết người, phải khóc lóc xót thương những người chết oan khuất. Kẻ chiến thắng phải đứng làm chủ tang.
Đọc lại một chương sách của cổ nhân cách đây hai nghìn rưởi năm có lẻ, Lãng tử chỉ muốn gửi tới các nhà lãnh đạo Việt Nam, nhất là Ban tuyên giáo, cần suy nghĩ lại.
Theo quan điểm nhận đạo của cổ nhân, ngày 30/4 hàng năm nên được coi là ngày Tưởng niệm những người đã chết vì chiến tranh Việt Nam (cần xóa bỏ ý nghĩa ngày Mừng chiến thắng).
Hòa hợp hòa giải tối thiểu là làm được việc đó. Không nên nói suông hô khẩu hiệu.
Lãng tử sinh hoạt trong Hội đồng hương Hà Nội ở vùng nam sông Hậu từ sau 1975. Trước đây, hàng năm cứ đến ngày 30/4, hàng trăm hội viên chúng tôi lại họp mặt liên hoan náo nhiệt, uống say và hát với nhau những bài kháng chiến và bài ca ngợi tình quê hương… Cách đây hai năm, Lãng tử bèn đề nghị Ban liên lạc Hội họp bàn nên chọn ngày khác để họp mặt sao cho đạt ý nghĩa sâu sắc hơn. Sau nhiều tranh luận trái chiều, Lãng tử thuyết minh hợp lý hợp tình, toàn Hội đồng hương đã đồng thuận chọn ngày 10/3 âm lịch – ngày Giỗ các Vua Hùng- là ngày họp mặt chính thức hàng năm.
Thế mới biết, một thói quen nhỏ (họp mặt đồng hương vào 30/4) kéo dài mới hơn chục năm thôi mà khi cần thay đổi sang ngày khác cũng chẳng dễ dàng.
Bây giờ Hội chúng tôi đều vui mừng tổ chức họp mặt vào ngày 10/3 âm lịch, thanh thản tâm hồn và biết mình đã trưởng thành hơn một bậc.
GNLT
http://giangnamlangtu.wordpress.com/2013/04/19/304-nen-la-ngay-tuong-niem-nan-nhan-chien-tranh-viet-nam/
30/4 nên là ngày Tưởng niệm nạn nhân chiến tranh Việt Nam
Cảm nghĩ trước ngày 30 tháng 4
Nhà báo Huy Đức nói huỵch toẹt: miền Bắc thắng, miền Nam thua (Bên thắng cuộc I). Tất nhiên đó chỉ là nhìn hình thức bề ngoài. Nhưng anh đã dẫn lời một người nào đó rằng “Ngày 30/4/1975 thực ra là ngày giải phóng miền Bắc”
Mỗi lần hệ thống thông tin tổ chức tuyên truyền ầm ĩ, tưởng như nửa nước thắng thì vui mừng, nửa thua thì buồn rầu. Thực ra cái “nửa chiến thắng” kia có vui chỉ là vui gượng kẻo là…, trong lòng thực sự thấm thía nỗi đau thương mất mát của mỗi gia đình mình. Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói “Trong khi triệu người vui thì cũng có triệu người buồn”. Vậy mà ngành thông tin truyền thông dưới sự chỉ đạo của Ban tuyên giáo năm nào cũng đổ biết bao tiền của vào việc tuyên truyền khuếch trương Chiến thắng 30/4 nhằm ca tụng công lao hãn mã của các vị tướng và nêu thêm một vài tấm gương anh
Trong khi đó, vết thương chiến tranh biên giới 1979 còn đỏ tươi, rỉ máu chưa lành trong trái tim người Việt Nam thì Ban tuyên giáo cố sức rào giậu, bịt kín lại để bảo vệ cái “ý thức hệ chung” với kẻ thù truyền kiếp hàng ngày lấn cướp, quậy sóng Biển Đông.. . Điều đó thực là bất công trắng trợn và vô nhân.
Chợt nhớ tới nhà hiền triết Lão Tử, bèn giở cuốn Đạo đức kinh, xem chương 31 tựa đề “Yến vũ”. 1. Binh đao là vật chẳng lành, ai cũng ghét; cho nên người có Đạo chẳng (thích) dùng. 2. Khi bình thời, quan văn được trọng đứng về bên trái (lúc chiến tranh muốn trọng võ tướng thì mời đứng ở bên trái). Binh đao là vật chẳng lành, quân tử chẳng nên dùng nó. Bất đắc dĩ mới phải dùng. Người quân tử ưa sống điềm đạm. Thắng không có mừng. Mừng vì thắng trận hẳn là tâm địa kẻ thích giết người. Kẻ thích giết người thì không thể cai trị thiên hạ.
3. Theo nghi lễ, sự lành ở bên trái, sự dữ ở bên phải. Phó tướng ở bên trái, thượng tướng ở bên phải. Đó là nghi tiết dùng trong
lễ. Kẻ giết người, phải khóc lóc xót thương những người chết oan khuất. Kẻ chiến thắng phải đứng làm chủ tang.
Đọc lại một chương sách của cổ nhân cách đây hai nghìn rưởi năm có lẻ, Lãng tử chỉ muốn gửi tới các nhà lãnh đạo Việt Nam, nhất là Ban tuyên giáo, cần suy nghĩ lại.
Theo quan điểm nhận đạo của cổ nhân, ngày 30/4 hàng năm nên được coi là ngày Tưởng niệm những người đã chết vì chiến tranh Việt Nam (cần xóa bỏ ý nghĩa ngày Mừng chiến thắng).
Hòa hợp hòa giải tối thiểu là làm được việc đó. Không nên nói suông hô khẩu hiệu.
Lãng tử sinh hoạt trong Hội đồng hương Hà Nội ở vùng nam sông Hậu từ sau 1975. Trước đây, hàng năm cứ đến ngày 30/4, hàng trăm hội viên chúng tôi lại họp mặt liên hoan náo nhiệt, uống say và hát với nhau những bài kháng chiến và bài ca ngợi tình quê hương… Cách đây hai năm, Lãng tử bèn đề nghị Ban liên lạc Hội họp bàn nên chọn ngày khác để họp mặt sao cho đạt ý nghĩa sâu sắc hơn. Sau nhiều tranh luận trái chiều, Lãng tử thuyết minh hợp lý hợp tình, toàn Hội đồng hương đã đồng thuận chọn ngày 10/3 âm lịch – ngày Giỗ các Vua Hùng- là ngày họp mặt chính thức hàng năm.
Thế mới biết, một thói quen nhỏ (họp mặt đồng hương vào 30/4) kéo dài mới hơn chục năm thôi mà khi cần thay đổi sang ngày khác cũng chẳng dễ dàng.
Bây giờ Hội chúng tôi đều vui mừng tổ chức họp mặt vào ngày 10/3 âm lịch, thanh thản tâm hồn và biết mình đã trưởng thành hơn một bậc.
GNLT
http://giangnamlangtu.wordpress.com/2013/04/19/304-nen-la-ngay-tuong-niem-nan-nhan-chien-tranh-viet-nam/