Kinh Đời

361 người tử vong _ Virus corona đẩy tâm lý kỳ thị người Trung cộng

Đến sáng 3/2, số người tử vong do virus corona chủng mới đã tăng thêm 57 người so với ngày trước đó, lên đến con số 361 người tử vong.


BM

361 người tử vong _ hơn 17 ngàn trường hợp nhiễm bệnh

Đến sáng 3/2, số người tử vong do virus corona chủng mới đã tăng thêm 57 người so với ngày trước đó, lên đến con số 361 người tử vong. Ngoài ra, còn có một trường hợp khác tử vong tại Philippines.

Tại tỉnh Hồ Bắc, Trung cộng - nơi bùng phát dịch - theo Reuters, có ít nhất 350 trường hợp tử vong.

Đến nay, đã có 2.829 trường hợp nhiễm mới được phát hiện ở Trung cộng, nâng tổng số người bị nhiễm đến nay lên hơn 17 ngàn người.

Số liệu mới nhất từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung cộng hôm 3/2 tiết lộ rằng, bên cạnh các trường hợp được xác nhận, có:

* 21.558 trường hợp nghi ngờ

* 152.700 người đang được “theo dõi y tế”

* 475 người xuất viện

* Đã có hơn 150 trường hợp nhiễm virus này tại 26 quốc gia, vùng lãnh thổ (ngoài Trung cộng đại lục).

Virus corona đẩy tâm lý kỳ thị người Trung cộng và gốc Á lên cao

BM
Virus corona bùng phát kéo theo một làn sóng chống Trung cộng trên toàn cầu, từ các cửa hàng treo biển từ chối khách Trung cộng, đến các video lan truyền trên mạng chế giễu thói quen ăn động vật hoang dã của nước này...

Reuters cho hay, chính quyền và trường học ở Toronto, Canada, đã phát đi cảnh báo trước tình trạng phân biệt đối xử đối với người Canada gốc Hoa, trong khi ở châu Âu, có bằng chứng về việc cư dân Trung cộng phải đối mặt với sự kỳ thị trên đường.

BM
  
Tại Nhật Bản, hashtag #ChineseDon'tComeToJapan (Người Trung cộng đừng đến Nhật Bản) đang lan truyền trên Twitter.

BM
  
Ở Pháp, trang nhất một tờ báo địa phương chạy tiêu đề: "Báo động da vàng".

Còn theo New York Times, một phụ nữ Việt Nam nói với tờ báo Le Monde rằng, bà bị một tài xế ô tô xúc phạm và hét lên: "Hãy giữ lấy con virus của mày, bà người Tàu bẩn thỉu!" và: "Mày không được chào đón ở Pháp", trong khi ông ta chạy xe làm bắn nước lên người bà.

BM
  
Sun Lay Tan, 41 tuổi, làm việc trong ngành công nghiệp sáng tạo, cho biết một người đàn ông ngồi cạnh ông trong một chuyến tàu điện ngầm ở Paris đã đổi chỗ ngồi, sau đó lấy chiếc khăn lên che miệng.

"Điều đó thực sự gây sốc" - Tan, người sinh ra ở Pháp gốc Trung cộng và Campuchia, nói. "Tôi thực sự thấy mình bị kỳ thị".

"Giả định người châu Á với sự không tin tưởng về thể chế chính trị, kết hợp với sự lo lắng về sức khỏe đã khiến việc này trở nên mạnh mẽ hơn", Charlotte Setijadi, nhà nhân học giảng dạy tại Đại học Quản lý Singapore nói với Reuters.

BM
Nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Chính quyền Trung cộng cho biết, loại virus này xuất phát từ một chợ bán hải sản và động vật hoang dã bất hợp pháp. Và điều này làm gia tăng những lời chễ giễu về các món ẩm thực kỳ lạ và các bài thuốc y học cổ truyền Trung Quóc sử dụng động vật hoang dã.

"Hãy chấm dứt việc ăn dơi" - một người sử dụng Twitter ở Thái Lan - một trong những điểm đến hàng đầu của du khách Trung cộng viết. "Không lấy gì làm ngạc nhiên khi người Trung cộng mắc các bệnh tật mới" - một người dùng Twitter khác ở Thái Lan đăng tải, cùng một video clip cho thấy cảnh một người đàn ông ăn thịt sống.

Cho thấy những căng thẳng chính trị, kinh tế lớn hơn

BM
Một người đàn ông ngã xuống trên đường phố Vũ Hán

Tại Hong Kong, Hàn Quốc và Việt Nam, các doanh nghiệp trước đó đã đăng thông báo nói rằng, họ không hoan nghênh khách hàng đến từ đại lục.

"Khách sạn chúng tôi xin phép không đón tiếp quý khách đến từ Trung cộng trong thời gian này vì đất nước bạn đang có dịch bệnh corona đang lây lan, truyền bệnh. Khi nào chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách, chúng tôi sẽ thông báo. Chân thành xin lỗi vì sự bất tiện này" - thông báo bằng tiếng Anh dán bên ngoài một khách sạn ở Đà Nẵng.

BM
  
Nhà chức trách sau đó đã yêu cầu khách sạn gỡ thông báo trên, người chủ khách sạn này đã 'phản pháo' yêu cầu của cơ quan chức năng trong một bài đăng trên Facebook.

Thực ra, cái nhìn không tin tưởng về Trung cộng của người Việt Nam vốn không chỉ xuất phát từ dịch bệnh này,

"Một số hiện tượng bài ngoại có thể bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng, lo lắng chính trị và kinh tế lớn hơn liên quan đến Trung cộng, đang tương tác với nỗi sợ về việc lây nhiễm gần đây", Kristi Govella, Phó giáo sư nghiên cứu châu Á tại Đại học Hawaii, Manoa nói với New York Times.

BM
  
Khảo sát qua mạng do viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore tiến hành, công bố vào giữa tháng 1/2020 cho thấy, 86% người Việt Nam nói họ thích Mỹ hơn khi được hỏi: "Nếu ASEAN buộc phải làm đồng minh với một trong hai địch thủ chiến lược, Mỹ và Trung cộng, bạn sẽ chọn ai?".

Với toàn khối ASEAN, mức trung bình 54% thích Mỹ và 46% nghiêng về Trung cộng.

Cuộc khảo sát này diễn ra trước khi virus corona bùng phát.

Từ nỗi sợ hay từ phân biệt đối xử?

BM  
Nhân viên y tế kiểm tra nhiệt độ của một em nhỏ tại biên giới Myanmar và Trung cộng

New York Times viết rằng, tại một nhà hàng sushi trong khu vực từng là chợ cá Tsukiji ở Tokyo, nơi có khoảng 90% khách hàng là người Trung cộng, Yaeko Suenaga, 70 tuổi, nói rằng bà hiểu lý do vì sao một số cửa hàng có thể không muốn tiếp khách từ Trung cộng.

"Tôi không nghĩ điều này xuất phát từ sự phân biệt đối xử", bà Suenaga nói, "nhưng từ nỗi sợ hãi rằng một số người đã bị nhiễm một loại virus có thể dẫn đến tử vong."

BM
  
Còn các chuyên gia y tế công cộng thì nói, họ hiểu hiện tượng trên như "một phản ứng tự nhiên để cố tránh khỏi một nguyên nhân gây bệnh tiềm ẩn, nhất là khi căn bệnh đó chưa có thuốc chữa trị", Karen Eggleston, Giám đốc Chương trình chính sách y tế châu Á, tại Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương Shorenstein, Đại học Stanford nói, theo New York Times.

Nhưng những sự kỳ thị như vậy cũng gặp nhiều chỉ trích.

Le Courrier Picard, tờ báo khu vực ở miền bắc nước Pháp gây phẫn nộ với tiêu đề "Báo động da vàng" sau đó đã xin lỗi.

Người Pháp gốc Á đã dùng mạng xã hội để phản đối bị kỳ thị. Họ tạo ra hashtag #Jenesuispasunvirus ("Tôi không phải là virus") trên Twitter để phản đối việc bị kỳ thị, nhất là trên các phương tiện giao thông công cộng.

BM
Hai người đàn ông mang khẩu trang thắp nhang cầu nguyện tại một ngôi đền ở Hà Nội hôm 31/1

Tại khu mua sắm ở Tokyo, Nhật Bản,nơi thường xuyên thu hút đông khách du lịch Trung cộng, Michiko Kubota, chủ một cửa hàng quần áo, nói rằng bà hy vọng chính phủ Nhật Bản có thể làm nhiều hơn để giúp Trung cộng, như gửi khẩu trang và vật tư y tế khác sang Trung cộng.

"Đôi khi, Nhật Bản và Trung cộng có thể chỉ trích nhau, nhưng tương hỗ mới là điều tốt", bà Kubota nói.

BM
  
Ở Úc, Andy Miao, 24 tuổi, một người Úc gốc Hoa trở về Úc trong tháng này sau chuyến đi Trung cộng, nói rằng hành khách trên các phương tiện giao thông công cộng đã nhìn anh một cách quái gở nếu anh không đeo khẩu trang.

"Nó làm cho những người như tôi, những người rất, rất Úc, cảm thấy như người ngoài", Miao nói.

Người Trung cộng - và người châu Á nói chung - đã phải chịu những phản ứng bài ngoại tương tự trong đại dịch Sars năm 2003.

BM
  
Chính phủ Trung cộng cho biết họ quyết tâm ngăn chặn một dịch bệnh mà họ gọi là "thách thức chung với nhân loại".

"Định kiến và những ngôn từ hẹp hòi không tốt chút nào", Bộ Ngoại giao nước này nói trong một tuyên bố. 

BM
Luong Mai chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

361 người tử vong _ Virus corona đẩy tâm lý kỳ thị người Trung cộng

Đến sáng 3/2, số người tử vong do virus corona chủng mới đã tăng thêm 57 người so với ngày trước đó, lên đến con số 361 người tử vong.


BM

361 người tử vong _ hơn 17 ngàn trường hợp nhiễm bệnh

Đến sáng 3/2, số người tử vong do virus corona chủng mới đã tăng thêm 57 người so với ngày trước đó, lên đến con số 361 người tử vong. Ngoài ra, còn có một trường hợp khác tử vong tại Philippines.

Tại tỉnh Hồ Bắc, Trung cộng - nơi bùng phát dịch - theo Reuters, có ít nhất 350 trường hợp tử vong.

Đến nay, đã có 2.829 trường hợp nhiễm mới được phát hiện ở Trung cộng, nâng tổng số người bị nhiễm đến nay lên hơn 17 ngàn người.

Số liệu mới nhất từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung cộng hôm 3/2 tiết lộ rằng, bên cạnh các trường hợp được xác nhận, có:

* 21.558 trường hợp nghi ngờ

* 152.700 người đang được “theo dõi y tế”

* 475 người xuất viện

* Đã có hơn 150 trường hợp nhiễm virus này tại 26 quốc gia, vùng lãnh thổ (ngoài Trung cộng đại lục).

Virus corona đẩy tâm lý kỳ thị người Trung cộng và gốc Á lên cao

BM
Virus corona bùng phát kéo theo một làn sóng chống Trung cộng trên toàn cầu, từ các cửa hàng treo biển từ chối khách Trung cộng, đến các video lan truyền trên mạng chế giễu thói quen ăn động vật hoang dã của nước này...

Reuters cho hay, chính quyền và trường học ở Toronto, Canada, đã phát đi cảnh báo trước tình trạng phân biệt đối xử đối với người Canada gốc Hoa, trong khi ở châu Âu, có bằng chứng về việc cư dân Trung cộng phải đối mặt với sự kỳ thị trên đường.

BM
  
Tại Nhật Bản, hashtag #ChineseDon'tComeToJapan (Người Trung cộng đừng đến Nhật Bản) đang lan truyền trên Twitter.

BM
  
Ở Pháp, trang nhất một tờ báo địa phương chạy tiêu đề: "Báo động da vàng".

Còn theo New York Times, một phụ nữ Việt Nam nói với tờ báo Le Monde rằng, bà bị một tài xế ô tô xúc phạm và hét lên: "Hãy giữ lấy con virus của mày, bà người Tàu bẩn thỉu!" và: "Mày không được chào đón ở Pháp", trong khi ông ta chạy xe làm bắn nước lên người bà.

BM
  
Sun Lay Tan, 41 tuổi, làm việc trong ngành công nghiệp sáng tạo, cho biết một người đàn ông ngồi cạnh ông trong một chuyến tàu điện ngầm ở Paris đã đổi chỗ ngồi, sau đó lấy chiếc khăn lên che miệng.

"Điều đó thực sự gây sốc" - Tan, người sinh ra ở Pháp gốc Trung cộng và Campuchia, nói. "Tôi thực sự thấy mình bị kỳ thị".

"Giả định người châu Á với sự không tin tưởng về thể chế chính trị, kết hợp với sự lo lắng về sức khỏe đã khiến việc này trở nên mạnh mẽ hơn", Charlotte Setijadi, nhà nhân học giảng dạy tại Đại học Quản lý Singapore nói với Reuters.

BM
Nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Chính quyền Trung cộng cho biết, loại virus này xuất phát từ một chợ bán hải sản và động vật hoang dã bất hợp pháp. Và điều này làm gia tăng những lời chễ giễu về các món ẩm thực kỳ lạ và các bài thuốc y học cổ truyền Trung Quóc sử dụng động vật hoang dã.

"Hãy chấm dứt việc ăn dơi" - một người sử dụng Twitter ở Thái Lan - một trong những điểm đến hàng đầu của du khách Trung cộng viết. "Không lấy gì làm ngạc nhiên khi người Trung cộng mắc các bệnh tật mới" - một người dùng Twitter khác ở Thái Lan đăng tải, cùng một video clip cho thấy cảnh một người đàn ông ăn thịt sống.

Cho thấy những căng thẳng chính trị, kinh tế lớn hơn

BM
Một người đàn ông ngã xuống trên đường phố Vũ Hán

Tại Hong Kong, Hàn Quốc và Việt Nam, các doanh nghiệp trước đó đã đăng thông báo nói rằng, họ không hoan nghênh khách hàng đến từ đại lục.

"Khách sạn chúng tôi xin phép không đón tiếp quý khách đến từ Trung cộng trong thời gian này vì đất nước bạn đang có dịch bệnh corona đang lây lan, truyền bệnh. Khi nào chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách, chúng tôi sẽ thông báo. Chân thành xin lỗi vì sự bất tiện này" - thông báo bằng tiếng Anh dán bên ngoài một khách sạn ở Đà Nẵng.

BM
  
Nhà chức trách sau đó đã yêu cầu khách sạn gỡ thông báo trên, người chủ khách sạn này đã 'phản pháo' yêu cầu của cơ quan chức năng trong một bài đăng trên Facebook.

Thực ra, cái nhìn không tin tưởng về Trung cộng của người Việt Nam vốn không chỉ xuất phát từ dịch bệnh này,

"Một số hiện tượng bài ngoại có thể bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng, lo lắng chính trị và kinh tế lớn hơn liên quan đến Trung cộng, đang tương tác với nỗi sợ về việc lây nhiễm gần đây", Kristi Govella, Phó giáo sư nghiên cứu châu Á tại Đại học Hawaii, Manoa nói với New York Times.

BM
  
Khảo sát qua mạng do viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore tiến hành, công bố vào giữa tháng 1/2020 cho thấy, 86% người Việt Nam nói họ thích Mỹ hơn khi được hỏi: "Nếu ASEAN buộc phải làm đồng minh với một trong hai địch thủ chiến lược, Mỹ và Trung cộng, bạn sẽ chọn ai?".

Với toàn khối ASEAN, mức trung bình 54% thích Mỹ và 46% nghiêng về Trung cộng.

Cuộc khảo sát này diễn ra trước khi virus corona bùng phát.

Từ nỗi sợ hay từ phân biệt đối xử?

BM  
Nhân viên y tế kiểm tra nhiệt độ của một em nhỏ tại biên giới Myanmar và Trung cộng

New York Times viết rằng, tại một nhà hàng sushi trong khu vực từng là chợ cá Tsukiji ở Tokyo, nơi có khoảng 90% khách hàng là người Trung cộng, Yaeko Suenaga, 70 tuổi, nói rằng bà hiểu lý do vì sao một số cửa hàng có thể không muốn tiếp khách từ Trung cộng.

"Tôi không nghĩ điều này xuất phát từ sự phân biệt đối xử", bà Suenaga nói, "nhưng từ nỗi sợ hãi rằng một số người đã bị nhiễm một loại virus có thể dẫn đến tử vong."

BM
  
Còn các chuyên gia y tế công cộng thì nói, họ hiểu hiện tượng trên như "một phản ứng tự nhiên để cố tránh khỏi một nguyên nhân gây bệnh tiềm ẩn, nhất là khi căn bệnh đó chưa có thuốc chữa trị", Karen Eggleston, Giám đốc Chương trình chính sách y tế châu Á, tại Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương Shorenstein, Đại học Stanford nói, theo New York Times.

Nhưng những sự kỳ thị như vậy cũng gặp nhiều chỉ trích.

Le Courrier Picard, tờ báo khu vực ở miền bắc nước Pháp gây phẫn nộ với tiêu đề "Báo động da vàng" sau đó đã xin lỗi.

Người Pháp gốc Á đã dùng mạng xã hội để phản đối bị kỳ thị. Họ tạo ra hashtag #Jenesuispasunvirus ("Tôi không phải là virus") trên Twitter để phản đối việc bị kỳ thị, nhất là trên các phương tiện giao thông công cộng.

BM
Hai người đàn ông mang khẩu trang thắp nhang cầu nguyện tại một ngôi đền ở Hà Nội hôm 31/1

Tại khu mua sắm ở Tokyo, Nhật Bản,nơi thường xuyên thu hút đông khách du lịch Trung cộng, Michiko Kubota, chủ một cửa hàng quần áo, nói rằng bà hy vọng chính phủ Nhật Bản có thể làm nhiều hơn để giúp Trung cộng, như gửi khẩu trang và vật tư y tế khác sang Trung cộng.

"Đôi khi, Nhật Bản và Trung cộng có thể chỉ trích nhau, nhưng tương hỗ mới là điều tốt", bà Kubota nói.

BM
  
Ở Úc, Andy Miao, 24 tuổi, một người Úc gốc Hoa trở về Úc trong tháng này sau chuyến đi Trung cộng, nói rằng hành khách trên các phương tiện giao thông công cộng đã nhìn anh một cách quái gở nếu anh không đeo khẩu trang.

"Nó làm cho những người như tôi, những người rất, rất Úc, cảm thấy như người ngoài", Miao nói.

Người Trung cộng - và người châu Á nói chung - đã phải chịu những phản ứng bài ngoại tương tự trong đại dịch Sars năm 2003.

BM
  
Chính phủ Trung cộng cho biết họ quyết tâm ngăn chặn một dịch bệnh mà họ gọi là "thách thức chung với nhân loại".

"Định kiến và những ngôn từ hẹp hòi không tốt chút nào", Bộ Ngoại giao nước này nói trong một tuyên bố. 

BM
Luong Mai chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm