Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
5 hải quân thống trị đại dương vào năm 2030
Mô hình tàu sân bay thế kỷ 21 USS Gerald R. Ford của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy |
Trong thập niên tiếp theo, cán cân sức mạnh trên các đại dương thế giới sẽ có sự thay đổi đáng kể, với sự suy giảm của các nước châu Âu và xu thế trỗi dậy của các lực lượng hải quân châu Á, các chuyên gia phân tích quân sự của National Interest dự đoán.
Dựa trên hai loại vũ khí chủ lực là tàu sân bay và tàu ngầm tên lửa đạn đạo, chuyên gia phân tích Kyle Mizokami cho rằng 5 lực lượng hải quân sau đây sẽ thống trị các đại dương trên thế giới vào thập niên 2030.
Hải quân Mỹ
Vào năm 2030, Mỹ đã đóng xong ba tàu sân bay lớp Gerald R. Ford tối tân để bắt đầu thay thế các tàu sân bay lớp Nimitz hiện nay. Số lượng các tàu đổ bộ của hải quân Mỹ cũng sẽ tăng lên và chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo thay thế tàu lớp Ohio đầu tiên sẽ được đưa vào biên chế năm 2031.
Về hạm đội tàu chiến mặt nước, Hải quân Mỹ sẽ sở hữu ba tàu khu trục lớp Zumwalt và đóng mới 33 khu trục hạm lớp Arleigh Burke, nâng số lượng tàu chiến của Mỹ lên con số 300.
Tuy nhiên, sau thời gian này, số lượng tàu chiến của Mỹ sẽ bắt đầu giảm do ngân sách phải được phân bổ đầu tư vào nhiều lực lượng khác.
Hải quân Hoàng gia Anh
Đến năm 2030, Anh sẽ có lực lượng hải quân với quy mô nhỏ gọn nhưng mạnh nhất trong lịch sử nước này. Việc hoàn thiện hai tàu sân bay mới và nâng cấp các chiến đấu cơ cùng một hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo giúp hải quân Hoàng gia Anh góp mặt trong danh sách 5 hải quân mạnh nhất thế giới.
Lực lượng tàu mặt nước của Anh, hiện có 19 khu trục hạm và tàu hộ tống, sẽ giảm xuống còn 6 tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 45 và 8 khinh hạm tác chiến toàn cầu. Số lượng tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân giữ ổn định với 7 chiếc.
Anh hiện vận hành 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Vanguard, với 16 ống phóng tên lửa Trident D-5 mỗi chiếc. Bắt đầu từ 2028, tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard sẽ được thay thế bằng tàu lớp Successor.
Năng lực triển khai sức mạnh trên biển của Anh sẽ dựa vào các tàu sân bay lớp Queen Elizabeth. Hai tàu sân bay thông thường của Anh là Queen Elizabeth và Prince of Wales với trọng tải tối đa 65.000 tấn có thể mang theo tới 50 máy bay gồm tiêm kích đa nhiệm F-35B và các trực thăng Merlin, Wildcat, Chinook và Apache.
Hải quân Trung Quốc
Chiến đấu cơ J-15 diễn tập cất cánh hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Xinhua. |
Theo dự báo của James Fanell, cựu quan chức tình báo hàng đầu ở Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, tới năm 2030, Hải quân Trung Quốc (PLAN) sẽ có tổng cộng 415 tàu gồm 99 tàu ngầm hạt nhân, 4 tàu sân bay, 102 khu trục hạm và khinh hạm, 26 tàu hộ vệ, 73 tàu đổ bộ và 111 tàu tên lửa, một con số khổng lồ nếu so với khoảng 309 tàu của Mỹ. Điều này sẽ giúp Trung Quốc vững chắc ở vị trí nước có hải quân sở hữu nhiều tàu chiến nhất thế giới.
Để sở hữu 415 tàu vào 2030, Bắc Kinh sẽ tăng gấp đôi số tàu ngầm sản xuất hàng năm, đẩy mạnh chế tạo khu trục hạm để thay thế các mẫu tàu cũ, và tăng mạnh số lượng tàu đổ bộ được đóng mới. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần thêm hai tàu sân bay bởi hiện nước này mới chỉ có một chiếc trong biên chế và chiếc khác đang được đóng.
Các tàu đang được đóng sẽ được biên chế vào năm 2030 của Trung Quốc là khu trục hạm Type 055 và tàu sân bay nội địa Type 001A. Nhiều khả năng một loại tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới sẽ được bổ sung và thay thế tàu ngầm Type 094 lớp Tấn bởi các tàu này được cho là có độ ồn lớn và không đủ khả năng mang theo 300 đầu đạn hạt nhân của nước này.
Hải quân Ấn Độ
Tính đến 2030, Ấn Độ sẽ trở thành nước có hạm đội tàu sân bay lớn thứ hai trên thế giới với ba tàu sân bay gồm các tàu Vikramaditya, Vikhrant và Vishal với tổng cộng 110-120 máy bay trên boong.
Ấn Độ cũng sẽ có khoảng 9 khu trục hạm gồm hai tàu tên lửa dẫn đường lớp Kolkata, ba chiếc lớp Delhi và bốn chiếc lớp Visakhapatnam đang được đóng. Số lượng này sẽ tăng lên nữa nếu Ấn Độ muốn tìm cách tăng cường tàu hộ tống bảo vệ ba tàu sân bay. Hiện khoảng 2/3 hạm đội tàu hộ tống của hải quân Ấn Độ đủ hiện đại để sử dụng tới 2030.
Ấn Độ đang trong quá trình hình thành lực lượng bộ ba răn đe hạt nhân trên biển với việc chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo đầu tiên của nước này là Arihant sẽ sớm đi vào hoạt động. Theo kế hoạch, nước này sẽ đóng ba tàu ngầm Arihant và ấp ủ tham vọng thành lập hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo gồm 6 chiếc.
Hải quân Nga
Tàu ngầm hạt nhân Yury Dolgoruky thuộc thế hệ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga. Ảnh: RT |
Vị thế là một trong 5 hải quân mạnh nhất thế giới của Nga tới 2030 có được phần lớn là nhờ hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo. 8 tàu ngầm lớp Borei với 20 tên lửa Bulava mỗi chiếc giúp Nga sở hữu đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớn thứ hai trên thế giới.
Lực lượng còn lại của hải quân Nga đang trở nên lạc hậu với việc số lượng các tàu chiến mặt nước cỡ lớn, các tàu ngầm đang suy giảm, trong khi họ chỉ có một chiếc tàu sân bay duy nhất.
Tuy nhiên, Moscow đang có những kế hoạch hải quân đầy tham vọng và nếu bố trí được nguồn lực, một loạt các dự án quan trọng sẽ được triển khai, trong đó phải kể đến tàu sân bay hạt nhân Shtorm Project 23000E dài 330 m với lượng giãn nước 100.000 tấn, trang bị 100 máy bay gồm cả biến thể hải quân của tiêm kích PAK-FA thế hệ 5, ngang ngửa tàu sân bay lớp Ford của Mỹ.
Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch đóng khu trục hạm hạt nhân khổng lồ lớp Lider trọng tải 17.500 tấn, dài 200 m, trang bị 6 tên lửa hành trình diệt hạm, 128 tên lửa phòng không và 16 tên lửa dẫn đường diệt hạm. Với một kế hoạch đóng tàu đầy tham vọng, tới 2025, hải quân Nga dự kiến có 12 chiếc Lider trong biên chế.
Duy Sơn
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
5 hải quân thống trị đại dương vào năm 2030
Mô hình tàu sân bay thế kỷ 21 USS Gerald R. Ford của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy |
Trong thập niên tiếp theo, cán cân sức mạnh trên các đại dương thế giới sẽ có sự thay đổi đáng kể, với sự suy giảm của các nước châu Âu và xu thế trỗi dậy của các lực lượng hải quân châu Á, các chuyên gia phân tích quân sự của National Interest dự đoán.
Dựa trên hai loại vũ khí chủ lực là tàu sân bay và tàu ngầm tên lửa đạn đạo, chuyên gia phân tích Kyle Mizokami cho rằng 5 lực lượng hải quân sau đây sẽ thống trị các đại dương trên thế giới vào thập niên 2030.
Hải quân Mỹ
Vào năm 2030, Mỹ đã đóng xong ba tàu sân bay lớp Gerald R. Ford tối tân để bắt đầu thay thế các tàu sân bay lớp Nimitz hiện nay. Số lượng các tàu đổ bộ của hải quân Mỹ cũng sẽ tăng lên và chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo thay thế tàu lớp Ohio đầu tiên sẽ được đưa vào biên chế năm 2031.
Về hạm đội tàu chiến mặt nước, Hải quân Mỹ sẽ sở hữu ba tàu khu trục lớp Zumwalt và đóng mới 33 khu trục hạm lớp Arleigh Burke, nâng số lượng tàu chiến của Mỹ lên con số 300.
Tuy nhiên, sau thời gian này, số lượng tàu chiến của Mỹ sẽ bắt đầu giảm do ngân sách phải được phân bổ đầu tư vào nhiều lực lượng khác.
Hải quân Hoàng gia Anh
Đến năm 2030, Anh sẽ có lực lượng hải quân với quy mô nhỏ gọn nhưng mạnh nhất trong lịch sử nước này. Việc hoàn thiện hai tàu sân bay mới và nâng cấp các chiến đấu cơ cùng một hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo giúp hải quân Hoàng gia Anh góp mặt trong danh sách 5 hải quân mạnh nhất thế giới.
Lực lượng tàu mặt nước của Anh, hiện có 19 khu trục hạm và tàu hộ tống, sẽ giảm xuống còn 6 tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 45 và 8 khinh hạm tác chiến toàn cầu. Số lượng tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân giữ ổn định với 7 chiếc.
Anh hiện vận hành 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Vanguard, với 16 ống phóng tên lửa Trident D-5 mỗi chiếc. Bắt đầu từ 2028, tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard sẽ được thay thế bằng tàu lớp Successor.
Năng lực triển khai sức mạnh trên biển của Anh sẽ dựa vào các tàu sân bay lớp Queen Elizabeth. Hai tàu sân bay thông thường của Anh là Queen Elizabeth và Prince of Wales với trọng tải tối đa 65.000 tấn có thể mang theo tới 50 máy bay gồm tiêm kích đa nhiệm F-35B và các trực thăng Merlin, Wildcat, Chinook và Apache.
Hải quân Trung Quốc
Chiến đấu cơ J-15 diễn tập cất cánh hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Xinhua. |
Theo dự báo của James Fanell, cựu quan chức tình báo hàng đầu ở Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, tới năm 2030, Hải quân Trung Quốc (PLAN) sẽ có tổng cộng 415 tàu gồm 99 tàu ngầm hạt nhân, 4 tàu sân bay, 102 khu trục hạm và khinh hạm, 26 tàu hộ vệ, 73 tàu đổ bộ và 111 tàu tên lửa, một con số khổng lồ nếu so với khoảng 309 tàu của Mỹ. Điều này sẽ giúp Trung Quốc vững chắc ở vị trí nước có hải quân sở hữu nhiều tàu chiến nhất thế giới.
Để sở hữu 415 tàu vào 2030, Bắc Kinh sẽ tăng gấp đôi số tàu ngầm sản xuất hàng năm, đẩy mạnh chế tạo khu trục hạm để thay thế các mẫu tàu cũ, và tăng mạnh số lượng tàu đổ bộ được đóng mới. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần thêm hai tàu sân bay bởi hiện nước này mới chỉ có một chiếc trong biên chế và chiếc khác đang được đóng.
Các tàu đang được đóng sẽ được biên chế vào năm 2030 của Trung Quốc là khu trục hạm Type 055 và tàu sân bay nội địa Type 001A. Nhiều khả năng một loại tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới sẽ được bổ sung và thay thế tàu ngầm Type 094 lớp Tấn bởi các tàu này được cho là có độ ồn lớn và không đủ khả năng mang theo 300 đầu đạn hạt nhân của nước này.
Hải quân Ấn Độ
Tính đến 2030, Ấn Độ sẽ trở thành nước có hạm đội tàu sân bay lớn thứ hai trên thế giới với ba tàu sân bay gồm các tàu Vikramaditya, Vikhrant và Vishal với tổng cộng 110-120 máy bay trên boong.
Ấn Độ cũng sẽ có khoảng 9 khu trục hạm gồm hai tàu tên lửa dẫn đường lớp Kolkata, ba chiếc lớp Delhi và bốn chiếc lớp Visakhapatnam đang được đóng. Số lượng này sẽ tăng lên nữa nếu Ấn Độ muốn tìm cách tăng cường tàu hộ tống bảo vệ ba tàu sân bay. Hiện khoảng 2/3 hạm đội tàu hộ tống của hải quân Ấn Độ đủ hiện đại để sử dụng tới 2030.
Ấn Độ đang trong quá trình hình thành lực lượng bộ ba răn đe hạt nhân trên biển với việc chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo đầu tiên của nước này là Arihant sẽ sớm đi vào hoạt động. Theo kế hoạch, nước này sẽ đóng ba tàu ngầm Arihant và ấp ủ tham vọng thành lập hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo gồm 6 chiếc.
Hải quân Nga
Tàu ngầm hạt nhân Yury Dolgoruky thuộc thế hệ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga. Ảnh: RT |
Vị thế là một trong 5 hải quân mạnh nhất thế giới của Nga tới 2030 có được phần lớn là nhờ hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo. 8 tàu ngầm lớp Borei với 20 tên lửa Bulava mỗi chiếc giúp Nga sở hữu đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớn thứ hai trên thế giới.
Lực lượng còn lại của hải quân Nga đang trở nên lạc hậu với việc số lượng các tàu chiến mặt nước cỡ lớn, các tàu ngầm đang suy giảm, trong khi họ chỉ có một chiếc tàu sân bay duy nhất.
Tuy nhiên, Moscow đang có những kế hoạch hải quân đầy tham vọng và nếu bố trí được nguồn lực, một loạt các dự án quan trọng sẽ được triển khai, trong đó phải kể đến tàu sân bay hạt nhân Shtorm Project 23000E dài 330 m với lượng giãn nước 100.000 tấn, trang bị 100 máy bay gồm cả biến thể hải quân của tiêm kích PAK-FA thế hệ 5, ngang ngửa tàu sân bay lớp Ford của Mỹ.
Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch đóng khu trục hạm hạt nhân khổng lồ lớp Lider trọng tải 17.500 tấn, dài 200 m, trang bị 6 tên lửa hành trình diệt hạm, 128 tên lửa phòng không và 16 tên lửa dẫn đường diệt hạm. Với một kế hoạch đóng tàu đầy tham vọng, tới 2025, hải quân Nga dự kiến có 12 chiếc Lider trong biên chế.
Duy Sơn
MM chuyển