Kinh Đời
5 nguồn cung để Triều Tiên 'nuôi' chương trình vũ khí
Chuyên gia chỉ ra 5 nguồn thu tiền tệ của Triều Tiên giúp nước này duy trì chương trình hạt nhân, trong đó có yếu tố Trung Quốc và hoạt động bán vũ khí.
Triều Tiên khoe vũ khí mới trong lễ diễu binh quy mô lớn hôm 15/4. Ảnh: CNBC |
Dù là quốc gia nhỏ bé, tách biệt khỏi thế giới, Triều Tiên khiến dư luận bất ngờ khi vẫn đủ nguồn lực để phát triển chương trình vũ khí hạt nhân.
Quy mô nền kinh tế Triều Tiên rất nhỏ. Theo ước tính của ngân hàng trung ương Hàn Quốc, tổng thu nhập quốc dân của nước láng giềng năm 2015 là 34,5 nghìn tỷ won (30 tỷ USD), chỉ bằng 2,2% con số của của Hàn Quốc. Tuy nhiên, Triều Tiên sử dụng khoảng 25% tổng sản phẩm quốc nội cho vũ khí.
Vậy câu hỏi đặt ra là Triều Tiên lấy tiền từ đâu để “nuôi” vũ khí hạt nhân? CNBC chỉ ra 5 nguồn tiền của Triều Tiên dựa theo phân tích của các chuyên gia.
Trung Quốc
Theo Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ, khoảng 3/4 hoạt động thương mại của Triều Tiên là với nước láng giềng Trung Quốc.
"Trung Quốc tác động lớn đến sự ổn định ở Triều Tiên, nhưng phần lớn hoạt động cũng hạn chế bởi Trung Quốc lo ngại lợi ích của họ bị ảnh hưởng”, ông Scott Snyder, Giám đốc Chương trình về Chính sách Mỹ-Hàn Quốc thuộc tại Hội đồng qua hệ quốc tế, nhận định.
Bắc Kinh cũng lo sợ sự sụp đổ chế độ ở Bình Nhưỡng có thể dẫn tới làn sóng tị nạn tràn vào vùng đông bắc Trung Quốc. Đây là tình huống Bắc Kinh muốn tránh nên cũng hạn chế phần nào hoạt động giao thương với Bình Nhưỡng.
Lao động nước ngoài
Robert Manning, thành viên cao cấp của Hội đồng Đại Tây Dương, cho rằng những người lao động Triều Tiên ở Trung Quốc và Nga giúp Bình Nhưỡng thu về số tiền mặt đáng kể. Xuất khẩu than đá và khoáng sản cũng giúp Triều Tiên thu về nhân dân tệ, USD và euro.
"Tôi nghĩ họ dùng nguồn tiền này đầu tư cho các công ty tên lửa hạt nhân”, ông Manning cho hay.
Bán vũ khí
Theo nhận định của Anwita Basu, chuyên gia phân tích hàng đầu của Đơn vị Tình báo Kinh tế, về cơ bản, các giao dịch vũ khí chi phối nền kinh tế Triều Tiên.
Bà Basu chỉ ra việc Triều Tiên đã thực hiện các hợp đồng xuất khẩu với nhiều nước châu Phi. Các chuyên gia phân tích chính trị khác còn dự đoán Bình Nhưỡng hợp tác với Iran về phát triển vũ khí hạt nhân.
Theo báo cáo hồi tháng 2 của Liên Hợp Quốc, Triều Tiên "tiếp tục buôn bán vũ khí và các nguồn nhiên liệu liên quan, khai thác thị trường và trao đổi hàng hóa ở châu Á, châu Phi và Trung Đông”.
Báo cáo cũng cho biết thêm, Bình Nhưỡng sử dụng các công ty xây dựng ở châu Phi để xây dựng các cơ sở hạ tầng liên quan tới vũ khí, quân sự và an ninh. Hè năm 2016, Ai Cập đã đánh chặn một con tàu từ Triều Tiên chở theo 30.000 quả lựu đạn pháo tự hành PG-7 và các bộ phận vũ khí khác.
Tân dược
Theo chuyên gia Manning, Triều Tiên có "ngành công nghiệp dược phẩm bất hợp pháp quy mô lớn”.
"Tôi đã thấy mẫu Viagra do Triều Tiên sản xuất. Đây là hoạt động tạo nguồn thu đáng kể”, ông nói.
Tấn công mạng
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un trong một chuyến thị sát tòa nhà nghiên cứu khoa học hình hạt nhân trên một hòn đảo ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP |
Triều Tiên từng bị cáo buộc đứng sau vụ tấng công mạng và lấy đi 81 triệu USD từ một tài khoản Bangladesh tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York hồi năm ngoái. Các công tố viên tin rằng những nhân vật trung gian Trung Quốc đã tiếp tay cho Triều Tiên trong vụ này, theo The Wall Street Journal.
Một số công ty tài chính Trung Quốc cũng đóng vai trò là kênh huy động tiền cho Triều Tiên.
Hồi tháng 2, 6 thượng nghị sĩ Mỹ, bao gồm cả cựu ứng cử viên tổng thống Ted Cruz và Marco Rubio, đã gửi thư tới Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin kêu gọi phong tỏa ngân hàng Triều Tiên tiếp cận các ngân hàng Trung Quốc.
Theo ông Manning, các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên “rất khiêm tốn so với những gì chúng ta áp dụng đối với Iran hoặc Cuba". "Mức độ hợp tác của Trung Quốc sẽ quyết định thành công việc gây áp lực lên Triều Tiên”, ông kết luận.
Trọng Hiếu
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
5 nguồn cung để Triều Tiên 'nuôi' chương trình vũ khí
Chuyên gia chỉ ra 5 nguồn thu tiền tệ của Triều Tiên giúp nước này duy trì chương trình hạt nhân, trong đó có yếu tố Trung Quốc và hoạt động bán vũ khí.
Triều Tiên khoe vũ khí mới trong lễ diễu binh quy mô lớn hôm 15/4. Ảnh: CNBC |
Dù là quốc gia nhỏ bé, tách biệt khỏi thế giới, Triều Tiên khiến dư luận bất ngờ khi vẫn đủ nguồn lực để phát triển chương trình vũ khí hạt nhân.
Quy mô nền kinh tế Triều Tiên rất nhỏ. Theo ước tính của ngân hàng trung ương Hàn Quốc, tổng thu nhập quốc dân của nước láng giềng năm 2015 là 34,5 nghìn tỷ won (30 tỷ USD), chỉ bằng 2,2% con số của của Hàn Quốc. Tuy nhiên, Triều Tiên sử dụng khoảng 25% tổng sản phẩm quốc nội cho vũ khí.
Vậy câu hỏi đặt ra là Triều Tiên lấy tiền từ đâu để “nuôi” vũ khí hạt nhân? CNBC chỉ ra 5 nguồn tiền của Triều Tiên dựa theo phân tích của các chuyên gia.
Trung Quốc
Theo Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ, khoảng 3/4 hoạt động thương mại của Triều Tiên là với nước láng giềng Trung Quốc.
"Trung Quốc tác động lớn đến sự ổn định ở Triều Tiên, nhưng phần lớn hoạt động cũng hạn chế bởi Trung Quốc lo ngại lợi ích của họ bị ảnh hưởng”, ông Scott Snyder, Giám đốc Chương trình về Chính sách Mỹ-Hàn Quốc thuộc tại Hội đồng qua hệ quốc tế, nhận định.
Bắc Kinh cũng lo sợ sự sụp đổ chế độ ở Bình Nhưỡng có thể dẫn tới làn sóng tị nạn tràn vào vùng đông bắc Trung Quốc. Đây là tình huống Bắc Kinh muốn tránh nên cũng hạn chế phần nào hoạt động giao thương với Bình Nhưỡng.
Lao động nước ngoài
Robert Manning, thành viên cao cấp của Hội đồng Đại Tây Dương, cho rằng những người lao động Triều Tiên ở Trung Quốc và Nga giúp Bình Nhưỡng thu về số tiền mặt đáng kể. Xuất khẩu than đá và khoáng sản cũng giúp Triều Tiên thu về nhân dân tệ, USD và euro.
"Tôi nghĩ họ dùng nguồn tiền này đầu tư cho các công ty tên lửa hạt nhân”, ông Manning cho hay.
Bán vũ khí
Theo nhận định của Anwita Basu, chuyên gia phân tích hàng đầu của Đơn vị Tình báo Kinh tế, về cơ bản, các giao dịch vũ khí chi phối nền kinh tế Triều Tiên.
Bà Basu chỉ ra việc Triều Tiên đã thực hiện các hợp đồng xuất khẩu với nhiều nước châu Phi. Các chuyên gia phân tích chính trị khác còn dự đoán Bình Nhưỡng hợp tác với Iran về phát triển vũ khí hạt nhân.
Theo báo cáo hồi tháng 2 của Liên Hợp Quốc, Triều Tiên "tiếp tục buôn bán vũ khí và các nguồn nhiên liệu liên quan, khai thác thị trường và trao đổi hàng hóa ở châu Á, châu Phi và Trung Đông”.
Báo cáo cũng cho biết thêm, Bình Nhưỡng sử dụng các công ty xây dựng ở châu Phi để xây dựng các cơ sở hạ tầng liên quan tới vũ khí, quân sự và an ninh. Hè năm 2016, Ai Cập đã đánh chặn một con tàu từ Triều Tiên chở theo 30.000 quả lựu đạn pháo tự hành PG-7 và các bộ phận vũ khí khác.
Tân dược
Theo chuyên gia Manning, Triều Tiên có "ngành công nghiệp dược phẩm bất hợp pháp quy mô lớn”.
"Tôi đã thấy mẫu Viagra do Triều Tiên sản xuất. Đây là hoạt động tạo nguồn thu đáng kể”, ông nói.
Tấn công mạng
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un trong một chuyến thị sát tòa nhà nghiên cứu khoa học hình hạt nhân trên một hòn đảo ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP |
Triều Tiên từng bị cáo buộc đứng sau vụ tấng công mạng và lấy đi 81 triệu USD từ một tài khoản Bangladesh tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York hồi năm ngoái. Các công tố viên tin rằng những nhân vật trung gian Trung Quốc đã tiếp tay cho Triều Tiên trong vụ này, theo The Wall Street Journal.
Một số công ty tài chính Trung Quốc cũng đóng vai trò là kênh huy động tiền cho Triều Tiên.
Hồi tháng 2, 6 thượng nghị sĩ Mỹ, bao gồm cả cựu ứng cử viên tổng thống Ted Cruz và Marco Rubio, đã gửi thư tới Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin kêu gọi phong tỏa ngân hàng Triều Tiên tiếp cận các ngân hàng Trung Quốc.
Theo ông Manning, các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên “rất khiêm tốn so với những gì chúng ta áp dụng đối với Iran hoặc Cuba". "Mức độ hợp tác của Trung Quốc sẽ quyết định thành công việc gây áp lực lên Triều Tiên”, ông kết luận.
Trọng Hiếu
MM chuyển