Thân Hữu Tiếp Tay...
50 NĂM NHỚ LẠI: CHUYỆN TÙ KHÓ TIN MÀ CÓ THẬT - CƯỜI RA NƯỚC MẮT - Anh Phương Trần Văn Ngà
LỜI NÓI ĐẦU: Nửa
thế kỷ trôi qua nhanh, tôi nhớ lại ngày 30 tháng 4 năm 1975 những tủi
nhục của tất cả chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà bị gẫy súng và tiếp theo là
sự đau khổ cùng cực trong lao tù độc ác của cộng sản Bắc Việt chờ ngày
ra đi về thế giới khác. Sau gần tròn 10 năm lao lý, tôi may mắn còn sống
sót trở về cuộc sống của người dân mất nước bị cộng sản Bắc Việt "đô
hộ". Tôi viết lại những chuyện của người tù cười ra nước mắt có thật,
bản thân biết rõ.
Cả gia đình vợ con tôi và tập thể những người "thua cuộc" bị chế độ độc tôn cộng sản xếp vào loại công dân hạng bét, phân biệt đối xử không nhân tính và kỳ thị nghiệt ngã, lầm lũi sống trong thiếu thốn tủi nhục thêm 8 năm ở nhà tù lớn của đất nước Việt Nam (1985-1993).
Có thể đến thời điểm chính quyền Mỹ "giác ngộ" ăn năn hối hận đã nhẫn tâm bỏ rơi một đồng minh Việt Nam Cộng Hoà luôn trung kiên vào chánh sách be bờ làn sóng đỏ cộng sản của Hoa Kỳ sẽ tràn lan xuống miền Nam Việt Nam và các nước lân cận. Vì vậy sự nhân đạo qua diện tù cải tạo với chính sách HO của chánh phủ của Hoa Kỳ muốn cứu giúp những người tù khổ sai, từng là đồng minh tin tưởng Hoa Kỳ như gần tuyệt đối, ra đời. Và cũng phải trải qua muôn vàn khó khăn vì tính ác độc, ích kỷ, cò kè "bớt một thêm hai" của cộng sản Bắc Việt, cuối cùng chính sách nhân đạo HO của Mỹ cũng được thực thi, vợ chồng tôi và hai con dưới 21 tuổi được sang Mỹ năm 1993 và hai con lớn được cha mẹ bảo lãnh sau khi chúng tôi có quốc tịch. Cả gia đình chúng tôi có cuộc đổi đời mới tốt đẹp tuyệt vời trên cả tuyệt vời. Nay nhìn lại 32 mùa đông lá rụng trơ trụi tại Hoa Kỳ mà lòng tôi không khỏi trào dâng cảm xúc khi đến tháng tư đen có ngày QUỐC HẬN 30 tháng tư trở về và nay 30 tháng tư đúng 50 năm của một đời người bị lưu đày, kỳ thị nghuệt ngã và xa xứ...
Tôi trình diện cái gọi là "học tập cải tạo" đợt đầu, giữa tháng 6 năm 1975 dành cho sĩ quan cấp tá, tướng và quý vị chức sắc tôn giáo, đảng phái, nhân viên chính quyền cấp cao, phải đóng tiền ăn đi học tập, gọi là "cơm tù" một tháng hơn 13 ngàn tiền VNCH - hơn 1/3 lương thiếu tá một tháng.
Tất cả sĩ quan cấp thiếu tá thua cuộc thuộc quận 8 và 7, 9 trình diện tại trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký. Thủ tục đầu tiên, chúng tôi "ma rốc" đóng đủ tiền ăn cơm tù và ký gởi "tư trang" như nhẩn cưới, đồng hồ và tiền VNCH nếu có...
Sau ba ngày trình diện theo thông báo. Qua ngày hôm sau, cán bộ thuộc Bộ đội quản lý trung tâm tiếp nhận tù, ra lệnh tất cả "trại viên" lần lượt nằm dài trên các băng của bàn học, một tên bộ đội vạch lỗ mũi, một tên nhỏ nước tỏi vừa đâm nát cho nước chín vào thành một hỗn hợp dung môi ngăn ngừa bịnh cảm cúm, ai sặc nhảy mũi vì độ nồng cao, mặc kệ. Thời điểm đó (1975), cách nhỏ nước tỏi phòng ngừa cảm cúm trong quân đội, trên thế giới, có thể chỉ còn cộng sản VN và vài nước có nền y tế lạc hậu...
Cả guồng máy cộng sản VN thắng cuộc với chủ trương "trước sau như một, xuyên suốt" là lừa bịp và dối trá, đó là chính sách cai trị dân của chúng.
Trước khi chúng chuyển tù lên trại tập trung ở Hóc Môn (Thành ông Năm, nơi đặt Bộ chỉ huy Liên Đoàn 5 Công Binh Kiến Tạo do Đại tá Dương Công Liêm là Chỉ Huy Trưởng và Đại Tá Liêm đã qua đời tại San Jose cách nay chừng một năm). Tất cả các trung tâm tạm tiếp nhận tù tại Sài Gòn Gia Định đồng loạt được "chiêu đải" tù một "dạ tiệc" với các món ăn gần như tiệc đám cưới. Trung tâm tiếp nhận Pétrus Ký do nhà hàng Ngọc Lan Đình thết đải, mang thức ăn và bàn ghế đến phục vụ các "ông tù" không bản án. Một hình thức bịp bợm tạo ảo giác cho các người chưa trình diện tin tưởng vào chánh sách gọi là "khoan hồng" (có nghĩa là giết người ngã ngựa chết lần mòn trong lao tù cực kỳ dã man) của đảng cộng sản Việt Nam. Cộng sản còn che mắt các gia đình có người thân đã trình diện "học tập cải tạo" lại "hồ hởi phấn khởi" yên tâm thân nhân mình đi học tập cải tạo không phải bị đi tù mút mùa lệ thuỷ. Đây, đúng là cách bịp thầy chạy. Mọi người dân miền Nam và cả thế giới đều ăn phải quả lừa vĩ đại của các đỉnh cao trí tuệ bịp chế độ độc tôn tàn ác của chế độ cộng sản Bắc Việt (Việt Nam).
Trung tâm tiếp nhận Pétrus Ký có khoảng trên dưới 130 người và có một nữ thiếu tá (TTBN) Chỉ Huy Trưởng Trường Xã Hội Quân Đội, đến Hốc Môn được chuyển sang lán trại nhốt tù nữ cách hai đội 34 và 35 của trung tâm tiếp nhận Pétrus Ký, một khoảng trống nhỏ có hàng rào kẽm gai.
Từ trường Pétrus Ký đến Thành ông Năm chưa đến 10 cây số, thế mà đoàn xe tù chúng tôi có lệnh tập họp từ 7 giờ tối, mãi đến hơn 6 giờ sáng - 11 tiếng đồng hồ - mới đến trại tập trung Thành ông Năm. Ngồi trong xe tải Molotova có bạt bao quanh kín mít, hơn 60 ông bà tù ngồi bó gối và ngồi lên chân nhau, bà xã tôi ngồi trọn trong lòng (hai vợ chồng cùng cấp bậc) thật âu yếm mà lại quá đau khổ chảy nước mắt. Hể có một người nhúc nhích, cục cựa thì có hơn năm bảy người cũng bị ảnh hưởng dây chuyền. Có một tiếng "đánh giấm" hay ai tiểu trong quần, cả nhóm ngồi gần lãnh đủ mùi bất hủ. Bây giờ chúng ta thử tưởng tượng bị bắt buộc ngồi một chỗ suốt ngần ấy thời gian, hơn 11 tiếng làm sao mà nín tè cho được. Ai cũng phải cố gắng tối đa cho cái của có mùi hôi cực kỳ khó chịu đó bài tiết nhè nhẹ in ít để được thấm vào quần mà không kịp chảy ra ngoài, nên sàn xe vẫn còn khô. Cái khổ nhục của tù nhân thua cuộc viết cả đời cũng sẽ không bao giờ hết.
Chuyện tù cười ra nước mắt từ nơi nhận tù tới trại tập trung Thành ông Năm
Đây mới vào đề sơ sơ khi từ nơi tiếp nhận trường Pétrus Ký đến trại tập trung Thành ông Năm ở Hốc Môn nhốt cả chục ngàn sĩ quan cấp thiếu tá. Lúc bấy giờ là mùa mưa nên giếng cũng có nhiều nước mà giếng lại ít, tù thì đông nên mỗi người chỉ tắm qua loa đại khái. Đợi có mưa ban ngày, chúng tôi tranh thủ ra tắm mưa, làm tôi nhớ lại cảnh tắm mưa thời con nít "truồng cởi" nay cũng diễn y chang chỉ thiếu các cô bé gái vô tư chiêm ngưỡng cái của quý lạ lẫm bé tí đó.
Tại một vùng trũng thấp khá rộng của doanh trại, chiều dài hơn 20 mét ngang cũng khoảng 15 mét, hứng trọn nhiều cơn mưa lớn liên tiếp, mực nước cũng khá sâu có nơi trên đầu gối. Chúng tôi có cả ngàn người đứng chen chúc nhau đứng xung quanh vũng nước múc nước tắm xong, nước mưa rơi xuống và lại tắm lần sau rất thoải mái giống như một đàn trâu gặp vũng nước tha hồ mà dầm nước. Dù nước tù không lưu thông, ai tắm trước thì nước sạch hơn tắm sau và qua đêm, các chất bẩn có thể cũng lắng xuống để ngày hôm sau tắm tiếp. Lúc bấy giờ, cái mông mắc dịch của tôi trở chứng nổi lên ba bốn mụt khá to như là "ghẻ hờm". Tôi, tình cờ gặp một người quen, rể của cụ giáo sư Nguyễn Đức Hiếu cựu Hiệu Trưởng trường trung học Hồ Ngọc Cẩn ở Gia Định (Cụ định cư ở Sacramento và Cụ đã qua đời trên 10 năm rồi). Rể của Cụ Hiếu là thiếu tá Bác sĩ cho tôi sử dụng cục xà bông tắm ghẻ luôn hai ba ngày liên tiếp nên ghẻ cũng đã kéo da non và tôi uống thêm thuốc trụ sinh, hết hẵn. Tôi nhớ ơn anh khi chúng tôi cùng hoàn cảnh khổ phải biết nương tựa giúp đỡ nhau. Tôi biết anh vượt biên (hay HO) sang Mỹ và trở lại ngành Y có mở phòng mạch ở Florida.
Chuyện khó tin mà có thật, một cán bộ trại cấp hạ sĩ quan dẫn các vị Thiếu tá Bác sĩ Quân Y của hai đội 34 & 35 thuộc trung tâm Pétrus Ký, khoảng 14, 15 vị, bảo xếp hàng trình diện ông hạ sĩ quân Y Vẹm để ông "lên lớp" giảng dạy cách làm vệ sinh cầu tiêu và vét sâu rộng các rãnh nước cho lưu thông chảy ra hàng rào kẽm gai. Bác sĩ Thiếu tá Tôn Thất Thận là vị bác sĩ lớn tuổi nhứt trong nhóm bác sĩ trong hai đội 34 & 35 cũng như là trưởng toán, anh nằm gần tôi, kể cho tôi nghe chuyện cười méo xẹo này.
Những bạn tù có "tạm trú" năm 1975 và đầu năm 1976 ở Thành ông Năm sẽ còn nhớ vụ vượt trại tìm tự do của hai Thiếu tá đáng tôn kính của nhóm tù trình diện trường Pétrus Ký: Thiếu tá Quách Hồng Quang Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 42 Biệt Động Quân, anh cư trú gần cầu Chà Và Quận 8 và Thiếu tá Phạm Hữu Thịnh, nghành An Ninh Quân Đội, cư trú Dạ Nam Cầu Chữ Y, cách nhà tôi chênh chếch chỉ có chiều ngang một con sông (kinh Đôi?) hơn trăm mét. Trước khi vượt trại tù, anh Quách Hồng Quang bị ho cảm, tôi có đưa anh hàng chục viên thuốc trị bịnh, anh còn xin tôi hàng chục viên chloroquine trị sốt rét. Tôi may mắn có thuốc trị bịnh nhiều, trước khi đi tù được hai ký giả Nhựt của tờ nhựt báo Asahi Shimbun, tôi đã cộng tác, biếu cho tôi hai túi thuốc "cứu thương" mà các ký giả ngoại quốc lúc bấy ai cũng có, luôn mang bên người khi đi săn tin ở chiến trường...
Chúng ta có thể nói là hai anh hùng trốn trại đầu tiên sớm nhứt sau khi bị đày vào lao lý cải tạo, anh Quách Hồng Quang bị bắn chết tại hàng rào dây kẽm gai và anh Phạm Hữu Thịnh bị bắn trọng thương, gần cây mít, cách hàng rào trại gần trăm mét (chuyện vượt thoát trại can đảm anh hùng của anh Quang và Thịnh, tôi có viết nhiều bài đã phố biến...).
Sau cái Tết đầu tiên trong tù tại Thành ông Năm chừng hơn một tuần, chúng tôi được "tuyển lựa" ước đoán cũng có cả ngàn tù chuyển lên trại tù Suối Máu (Trại giam tù phiến cộng của Quân Khu 3 - Biên Hoà). Trại giam thành ông Năm Hốc Môn và trại giam Suối Máu Biên Hoà đều là trại giam trung chuyển để đưa các ông tù được gán ghép là tù thứ dữ đưa vào "đại học máu" ở đất Bắc. Loại tù có nợ máu cực kỳ khủng sẽ lần lượt chuyển ra nơi giam giữ cùng hung cực ác để chết lần mòn trong trại tù ở miến Bắc xã hội chủ nghĩa vô nhân đạo thuộc loại "tốp" của thế giới.
Tại trại Suối Máu, tôi gặp lại Thượng Toạ (Thiếu tá tuyên uý) Thích Minh Tâm, nguyên là Trưởng Phòng Tuyên Uý Phật Giáo Biệt Khu Thủ Đô. Thầy từng là chú tiểu của chùa Châu Viên, đường vào Núi Sam Châu Đốc và người đồng hương xứ mắm thứ hai là anh Nguyễn Văn Thông (Thiếu tá Hải Quân hay Hải Quân Thiếu tá vì anh vào Hải quân với cấp bậc Hạ sĩ quan, lúc 19, 20 tuổi - định cư ở San Jose), cả hai Thầy Tâm và anh Thông đều lớn hơn tôi vài tuổi thuộc đàn anh khi chúng tôi còn tuổi học trò tiểu học (nay trên 92 tuổi, không biết còn khoẻ mạnh hay không?). Thầy Tâm có xây cất riêng một ngôi chùa bề thế ở vùng Hạnh Thông Tây. Anh Thông con ông Đốc Mạnh của trường Nam tiểu học tỉnh lỵ Châu Đốc, nhà tôi cách nhà anh Thông chừng một trăm mét. Chúng tôi thường ăn cơm chung (phần ăn riêng) chỉ ngồi chung kể lại chuyện xưa ở quê nhà Châu Đốc. Sau có anh Phạm Đăng Có (Thiếu tá Quân Cảnh - Chỉ huy trưởng Trại giam tù phiến cộng Quân Khu 3 là nơi anh Có bị cầm tù như chúng tôi), nghe chúng tôi kể lại những kỷ niệm thời xa xưa của tỉnh biên thuỳ Châu Đốc, anh Có xin chúng tôi ăn chung cho thêm vui. Anh có hai ông anh ruột Đại Tá Phạm Đăng Tấn, cựu Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 4 từng là sếp của tôi và Trung tá Phạm Đăng Năng, Trung tá An Ninh Quân Đội cả hai đều cưới vợ tại Châu Đốc. Vì vậy anh Có cũng biết ít nhiều Châu Đốc nên anh tự nguyện ngồi ăn chung với bộ tam sên chúng tôi thành bộ tứ đủ mâm bốn người.
Một ngày kia, không biết cớ sao tôi bị bịnh tiêu chảy mà ba anh bạn cùng ăn một loại thức ăn do trại phát, lại vô sự. Cả bốn chúng tôi chỉ ở chung một lán dài mà nằm cách xa nhau nên không giúp nhau được gì hết khi đau ốm. Sau bữa ăn chiều đến 9 giờ tối, tôi đi cầu gần cả chục lần. Sau vài lần đi cầu, tôi có uống hai viên thuốc tiêu chảy, tưởng là yên. Nào ngờ, bụng tôi lại còn quậy tới bến, đau thắt, hai chân đi không còn vững, từ sân bước lên thềm lán, cao chừng ba bốn tấc, tôi phải bò mới vào chỗ nằm được. Lúc bấy giờ cũng gần 10 giờ tối, mọi người như đều ngủ say, tôi dùng sức tàn của mình cố gắng đứng lên lôi xuống cái ba lô có chứa đựng đủ thứ thuốc mang theo. Tay mỏi rụng rời cố tìm cho được thuốc trị tiêu chảy thứ xịn, tôi uống thêm thuốc tiêu chảy và hai viên trụ sinh, tôi quá mệt, ngất xỉu, nằm "quẹp" không cục cựa. Từ lúc ấy, cảm thấy bụng yên ổn không còn quậy đau thắt nữa, tôi ngủ thiếp một giấc cho đến bốn giờ sáng, hoàn toàn thấy ổn và tôi uống thêm thuốc và nhiều nước ngủ tiếp cho đến kẻng báo thức. Cả lán ra tập họp, tôi xin phép nằm tại chỗ vì còn yếu không thể đứng lâu được. Cái buồn cười, tôi là "thầy thuốc" có nhiều thứ thuốc xịn hơn các bác sĩ phe ta mà cũng suýt chết vì bịnh tiêu chảy đột xuất tại trại Suối Máu và sự may mắn, thời điểm đó chưa bị tịch thu thuốc trị bịnh mang theo.
Mấy tháng ở trại Suối Máu, một trại trung chuyển nên chúng tôi cũng tạm gọi là nhàn nhã, lao động đại khái chỉ có làm vệ sinh doanh trại. Các bạn thân cùng quê, cùng đơn vị hay cùng ngành gặp nhau tha hồ mà tâm sự bốn phương cho mãi đến thượng tuần tháng 6 năm 1976, một toà án quân sự được thiết lập tại khu văn phòng trại, xét xử hai Thiếu tá tự ý bỏ trại ra đi tìm tự do. Anh Phạm Hữu Thịnh đã bị biệt giam trong "con néc" từ Thành ông Năm sau cuộc vượt thoát bất thành bị thương nặng ở vùng bụng được giải phẩu cứu sống để Vẹm lấy cung, lời khai chớ không phải một hành động nhân ái vì giải phẩu chay không có thuốc mê, thuốc tê gì hết...Tôi là người mang cơm đến cho Thịnh hàng ngày và rất nhanh và kín đáo tôi hỏi Thịnh nên biết nhiều chi tiết về gia cảnh và công việc làm của Thịnh khi phục vụ trong Ban Liên Hợp Quân Sự bốn bên ở Biên Hoà (Thịnh nhỏ hơn tôi bốn năm tuổi). Thịnh cùng một số anh em chúng tôi chuyển đến trại Suối Máu và một anh cũng cấp bậc Thiếu tá ngành Tình báo phục vụ tại phòng nhì tiểu khu Định Tường, trốn trại giam ở Biên Hoà, ung dung đi xe lam về Sài Gòn và bị bắt dọc đường.
Sau khi xử tử hai anh hùng vượt trại giam nhằm "dằn mặt" chúng tôi, trại Suối Máu tổ chức một buổi học tập đại trà chính sách giam giữ tù và hôm sau 10.6.1976, trại ra lệnh tập hợp. Tôi có linh cảm chuyển trại lần này sẽ đi xa nên tôi nhanh nhẹn cất giấu trong các túi áo quần nhiều thứ thuốc quý, các hộp chỉ để lại vài viên cho có, tôi đã tiên đoán chúng sẽ lục soát lấy hết thuốc trị bịnh...
Tập họp tại trại Suối Máu từ hơn 6 giờ chiều, mãi đến 8 giờ mới xong, mỗi đội lên một xe chật ních khoản 60 người. Từ Suối Máu di chuyển đến tân cảng Sải gòn mãi đến gần 3 giờ sáng mới đưa xuống tàu. Cứ 3 đội xuống một hầm tàu nhỏ, loại tàu chở vật liệu gia súc.., chạy ven biển. Gần 200 người chỉ có một không gian nhỏ xíu không đủ chỗ ngồi thoải mái làm gì có chỗ nằm.
Thế thì tôi nghĩ cách, lấy võng buộc vào các thanh gỗ của mạn tàu, dù võng không bung ra nhiều và thành tàu cũng có độ cong, nhưng mình có chỗ nằm sát thành tàu cũng đỡ hơn là ngồi bó gối. Cán bộ trên tàu không có ý kiến, hàng chục anh em có võng và dây dài nhỏ và chắt bắt chước làm theo cũng giải quyết chút ít cho chỗ ngồi cũng có chút thoải mái thêm. Nhờ lòng tàu đóng theo vòng cung, những thanh gổ lại có lổ nên mới giăng mắc võng được. Nều thành tàu đóng thẳng đứng lại không lổ hỏng thì chào thua làm sao căng võng được.
Cái nạn tiêu tiểu trong thùng, chỉ có một cái thùng gần bằng nửa thùng đựng xăng dầu dành cho ngần ấy con người, cứ vài tiếng, từ dưới gọi lên trên thùng đầy, gọi nhiều lần mới có hai cán bộ đến có trục quay thùng lên, thùng nghiêng lắc sàng qua lại nước tiểu tiện tha hồ mà rơi rớt xuống, người tù chẳng may bị nước dơ bẩn rơi vào đầu, mình quần áo chỉ biết kêu trời, la ỏm tỏi, cười ra nước mắt cái hoạt cảnh có một không hai này. Khi thùng rữa xong, trên boong lại thòng xuống, thùng nhẹ cũng chao đảo bắn tung toé dù là nước biển cũng có mùi hôi của thùng bẩn lại một phen cười ra nước mắt nữa.
Hàng mấy chục chiếc tàu chạy ven biển đến Vĩnh Linh cũng mất 4 đêm 3 ngày, biết bao anh em say sóng, buồn nôn ói mữa rũ riệt như người sắp chết. Tôi may mắn không say sóng chỉ có không đi đại tiện được vì hàng ngày chỉ có ăn lương khô đóng thành khối như bánh in, lại không dám uống nước nhiều sợ đi tiểu phải xếp hàng hơn 20 phút mới tới lượt. Lên bờ tại cảng Vinh, đi tàu hoả lại một thảm hoạ khác, thiếu ôxy, ngộp thở. Cứ 60 người một toa cũng chỉ có ngồi không nằm được, cửa đóng kín, giữa tháng 6, mùa hè miền Bắc nắng đổ lửa. Ngồi bó gối trong toa tàu lửa, chỉ còn mặc quần đùi, nhiều anh cỡi trần, mồ hôi nhễ nhại lại không có nước uống thế mới càng khổ thêm. Trước khi lên toa tàu lửa, tôi được chỉ định làm đội trưởng của toa, tôi nảy ra sáng kiến, tìm một thanh sắt mỏng từng dùng làm lược ở trại Hốc Môn ra moi các đường, khe của ván chỗ tôi đang ngồi, may có một khe hở, bụi đất rơi đi cho một lổ nhỏ có từ ngoài dưới lườn tàu, gió thổi lên man mát rất dễ chịu. Tôi báo cho anh em trong toa biết, cố tìm moi các khe hở để may có không khí dưới lườn tàu xông lên. Từ chỗ tôi ngồi, anh em tiếp tục, khượi, móc bụi đất tiếp có được một dường dài mấy tất, khi xe chạy, làn gió mát xông lên làm cho anh em còn thấy con đường sống sót. Xe hoả chạy đến thành phố Nam Định mới được lệnh mở hé cửa toa và có hai tên bộ ngồi cầm súng AK canh giữ. Đi xe tải molotova là một cái khổ, đi tàu thuỷ cái khổ tăng gắp đôi và đi tàu hoả cái khổ tăng lên gắp bốn nên có người chết trong toa vì thiếu ốxy. Tới Yên Bái, tôi mất chức đội trưởng, theo đoàn tù chở lên Sơn La, đoàn tù khác chuyển lên Hoàng Liên Sơn và một toán tù thứ ba, còn ở lại chuyển lên các trại tù của tỉnh Yên Bái...
Tới trại tù Sơn La ngày 16.6.1976, rời trại trung chuyển Suối Máu-Biên Hoà ngày 10.6.76, cả một tuần di chuyển vất vả may không bịnh, chưa chết là tốt số rồi. Đến Sơn La, tôi gặp một đại nạn khác, qua đến ngày thứ 10 xa miền Nam, tại trại Sơn La, tôi vẫn chưa đi cầu được mới thật rắc rối, bao nhiêu thuốc bôi trơn hậu môn dùng hết mà vẫn không đi ngoài được. Tôi mới nghĩ cách, dùng thanh vầu nhỏ vuốt trơn và và đầu que đập dập, lựa thế dùng nước hổ trợ đẩy que vào hậu môn moi cho bể cái khối cứng ngắt đóng chặt hậu môn, khi máu chảy nhiều tôi ngưng, chiều làm tiếp, mãi đến lần ba hay thứ tư, cục "sạn" chận hậu mộn rớt xuống thành cầu nghe cái cạch, máu xối xả tuông ra cùng với phân cả mấy phút, tôi muốn ngất xỉu, vội lấy nước rữa và dùng một mảnh vải sạch cho vào hậu môn cầm máu... Rất may, vết rách hậu môn không làm độc, vài ngày lành hết chảy máu. Cái may mắn nhứt là hậu môn không bị nhiễm trùng và không bị bịnh trĩ cho tới bây giờ, gần 50 năm sau.
Cái hoạ khác khó quên, mang một bó vầu từ gần đỉnh núi chạy lúp xúp xuống dốc cho tới bờ suối dừng lại chẳng may một vết nhọn của cây vầu ló ra đâm vào phần mềm giữa ngón cái và ngón trỏ, trổ ra ngoài hơn một phân, máu chảy xối xả (máu tôi loãng). Có một mình, tôi dìm bó vầu xuống nước suối và bặm môi cố sức rút bó vầu ra, cũng may thành công, máu chảy nhiều, tôi vội móc túi áo lấy nửa gói thuốc lào An Thái, ấn vào vết thương, đè chặt, may có người bạn cũng vừa đến, tôi nhờ xé lai quần giặt sạch vắt ráo, quấn ngang vết thương buộc chặt cầm máu. Trời Phật thương, máu không còn chảy nữa. Tựa lưng vào gốc cây nghỉ mệt và xin bạn một bi thuốc lào "bắn" một phát cũng sướng tê gân quá đả, và vội cho bó vầu lên vai kéo về trại cũng trên 2 cây số giao nộp đủ mới vào trại tắm nghỉ ngơi đợi bữa ăn chiều. Cách chia phần ăn cho cả tổ, một người quay mặt ra ngoài nói chỗ đặt cái muỗng số mấy, mỗi người một số theo thứ tự. Thí dụ người quay mặt nói bắt đầu số 4, đi tới cho hết đến số 3 cuối cùng. Cách chia thức ăn kể lại thật khá buồn cười vì sắn luộc có khúc ngon, khúc sượng, dỡ, lớn nhỏ nữa, mà lại quá ít khó chia cho công bằng chỉ bốc số có tính may rủi đở phiền. Cách chia thức ăn của trại tù cộng sản có nhiều cách lắm kể ra thì rất kỳ cục, nhỏ nhặt khá buồn cười vì ăn quá kham khổ thiếu thốn mới nẩy sinh cách chia chát đó, cười ra nước mắt.
Rệp biết nhảy dù. Liên trại Tân Lập thuộc tỉnh Vĩnh Phú là trại tù xây cất lâu đời nhốt tù hình sự và nhốt biệt kích Việt Nam Cộng Hoà nhảy dù và xâm nhập vào đất Bắc bị bắt kiên giam lâu dài tại đây. Khi chúng tôi đến đây cũng thấy có sửa sang đôi chút, ván sàn gẫy được thay ván mới hay những chỗ dột được lợp tranh mới...Đến mùa đông, rệp tập trung rút vô đầu kèo cột hay lổ trống để trốn lạnh cắt da cắt thịt. Tình cờ, trưa chủ nhựt, nghỉ, tôi thấy chỗ giáp mối kèo có lổ trống bằng cái ly nhỏ, có nhiều rệp chen chúc, tôi đến gần xem thấy sao rệp quá nhiều, lấy một cái ống uống nước làm ly. Tôi khều móc hứng rệp ra gần năm phút mới bắt hết hơn nửa ống uống nước cũng khá to lớn bằng cườm tay, có đến mấy trăm con rệp ốm, xẹp lép vì thiếu máu tù cung ứng. Đêm tối, trời quá lạnh, rệp cũng không thể nhảy dù xuống nóc mùng hay bò đi tìm máu tù nuôi chúng. Khi tôi phát hiện rệp trong các khe, lổ nhỏ báo động cho tất cả anh em nằm gần các đầu kèo cột đồng loạt mở cuộc "hành quân lùng sục" rệp. Nằm cạnh tôi có bạn đại uý Bảnh (An Ninh hay Trung ương Tình Báo) cùng quê Châu Đốc, nhỏ hơn tôi chừng năm tuổi. Em Bảnh báo đếm được 7, 8 chục con có nhiều máu vì gần chỗ nằm. Em trả thù giết sạch lấy máu rệp đủ vẽ chữ B52 mờ nhạt. Đây là cái tai hoạ của em Bảnh, ngày hôm sau, cán bộ đi khám phòng thấy chỗ em Bảnh có chữ B52. Cán bộ bảo đội tập họp vào buổi tối. Cán bộ nói anh Bảnh có tính kích động muốn gọi B52 bay đến trải thảm bom giết cán bộ, có phải vậy không, anh cho biết ý kiến?
- Bảnh nhanh nhẩu và lái một cách khôn ngoan của người tình báo, nói:
- Tôi mới đọc báo cách mạng thấy B52 quá ác ôn rải thảm bom giết dân lành nên nhớ chữ B52 viết lại, tôi thêm căm ghét. Thế là tên cán bộ tịt ngòi không thể kết tội được.
Trưa nắng vào mùa hè, nếu nghỉ trưa mà không giăng mùng sẽ có nhiều con rệp nhảy dù đúng lưng, ngực bụng một cách chính xác vì từ sạp trên (2 tầng) cách mái lợp tranh xa cũng trên ba thước, thế mà chúng buông tay chân nhảy dù đúng chỗ mới ghê. Còn ngủ trưa có giăng mùng, rệp cũng nhảy sô rơi trên nóc mùng rồi bước kế tiếp từ từ bò xuống chích vào lưng vào mông chạm vào mùng. Rệp của xã hội chủ nghĩa Việt Nam kinh khiếp thật, quý vị chưa thấy sẽ khó tin mà có thật, bảo đảm không nói phét.
Ăn chuột con sống. Anh Bính, cấp đại uý Cảnh sát đặc biệt thuộc quân nhì Sài Gòn, lớn tuổi hơn tôi từ 3 đến 5 tuổi, anh rất quý mến tôi vì tôi làm thơ ký đội chuyên viết biên bản họp kiểm điểm có khi hàng ngày hay hàng tuần. Có nhiều bạn trẻ cứ quay mũi kiểm điểm anh Bính "lề mề, chây lười" lao động. Tôi cố bào chửa cho anh Bính vì anh lớn tuổi hơn chúng ta và anh có bệnh mãn tính nên không lao động nhanh, đội nên cho anh làm việc nhẹ như nấu nước ngoài hiện trường lao động cho anh em giải khát. Khi biểu quyết, nhiều anh em "nhất trí" vì cái ơn đó, các bữa ăn trưa vào mùa đông, chúng tôi ra ngồi giữa sân có nắng để chống rét, anh Bính thường rề rà lại chỗ ăn tôi ngồi ăn nói chuyện cho vui, anh có muối tiêu, muối đậu đều san sẻ cho tôi chút chút. Một buổi trưa, anh xề lại gần tôi móc túi lấy một gói lá có ba con chuột con chưa mở mắt, bụi than dính đầy mình. Anh Bính nói thật lòng:
- Chú trẻ hơn tôi, cần sống để giúp anh em và giúp gia đình khi ra khỏi trại, tôi bị bịnh nội khoa mãn tính không thuốc chửa trị thế nào tôi cũng chềt sớm. Hôm nay tôi may mắn bắt được ba con chuột con chưa mở mắt, người ta đồn đại loại chuột này ăn rất bổ hơn chuột lớn. Tôi nghe anh mở đầu nói vậy, tôi rất cảm động. Anh cho biết có ba con anh dành cho tôi hai con, anh chỉ ăn một con thôi và còn có muối tiêu nữa. Mở gói chuột ra, tôi lựa con cháy đen nhất, phải dùng cái que cào bụi than đất dính bao quanh mà thấy chuột chưa chín, ngại không dám ăn. Anh Bính khẩn khoản mời, tôi từ chối không đành, "bỏ thì thương vương thì tội". Cái tình của anh Bính lớn quá, tôi như nhắm mắt chấm nguyên con chuột vào muối tiêu, bỏ vào miệng nuốt vội không cần nhai và tiếp thêm một chút khoai mì còn sót lại và ực nửa ống nước liền, đưa con chuột con vào dạ dạy êm ru bà rù.
Tôi ớn xương sống rùng mình, tôi nói cón hai con anh Bính ăn cho lợi sức, tôi ăn một con quá đủ rồi. Dù anh mời thật lòng, tôi ăn một con chuột con chưa nướng chín đã nổi da gà rồi, anh Bính ăn hết hai con, tối hôm đó, cũng may, bụng chúng tôi cũng êm re không đau, ỉa chảy gì hết.
Chuột hôn mông đang ngủ - Mùa đông trời rét đậm, tôi co ro trong chiếc mền mỏng, lưng, mông đụng chạm vào vách mùng. Đang ngon giấc, thình lình giựt mình thức giấc như có ai "âu yếm" hôn cắn vào mông mình. Té ra, cái mông ghẻ của tôi có mủ máu dính vào quần, chuột của xã hội chủ nghĩa rất tinh ranh, dù hai mùng của hai người tù sát đụng nhau, chỉ còn khoản trống nhỏ. Thế mà chuột của miền Bắc xã hội chủ nghĩa quá siêu đi "trinh sát" dò tìm quanh các mùng, đánh mùi biết chỗ tấn công kho hậu cần - cái mông ghẻ - món ăn ngon trân châu mỹ vị của chuột.
Mùng bị rách một lổ nhỏ, chuột chỉ mới chui đầu đúng vị tri, cắn mền và quần chỗ dính máu mủ làm dầy lớp vải, báo hại trưa hôm sau tôi phải khâu chỗ mùng bị cắn thủng lổ tránh muỗi chui vào, còn cái mền và cái quần dài chỉ xước chưa lủng hẵn.
Cán bộ K1 Trại Tân Lập - Vĩnh Phú ăn cá câu ao xả có tù tắm cho cá ăn mày mủ máu ghẻ -
Một tuần tù trại K1 Tân Lập chỉ được tắm suối một lần vào cuối tuần như là một đặc ân, còn các ngày khác chỉ được tắm trong ao xả cũng khá to, nằm trong hàng rào trại. Cả mấy trăm tù sau giờ lao động buổi chiều được phép đến ao xả tắm nhanh hoặc rửa ráy tay chân, dụng cụ...Cách một ngày được phép tắm lâu hơn một chút. Nhân một buổi tắm lâu, tôi có xin được một ít xà bông bột quyết tâm làm thầy lang tự trị bịnh ghẻ ở mông mình bị từ thành ông Năm ở Hốc Môn và mang ra Bắc, có lúc hết lành hẵn rồi lại tái phát. Lần này cả hai mông đồng loạt thi đua mỗi bên có hàng chục ghẻ hờm. Tôi chuẩn bị sẵn, vãi lau máu, nước muối và xà bông bột. Tôi phải làm gan cho cá lòng tong và các con ao xả tấn kích vào hai mông ghẻ như tặng cho cá một tiệc mừng khao quân. Có hàng chục con tranh nhau vào đớp, xực mày ghẻ và mủ máu, đau quá, tôi vội chạy lên bờ máu chảy đầm đìa, tôi lại xát xà bông bột khắp hai mông, chạy xuống ao tiếp tế thực phảm tươi cho cá ăn thêm đậm đà. Thế là hai mông tôi không còn mày ghẻ hay mũ mà chỉ có máu tươi chảy ra tiếp rữa sạch ghẻ. Tôi lấy nước muối xát vào mông và lấy vải sạch áp vào mông thêm vài phút, máu bớt chảy tôi mặc hai quần, xà lỏn bên trong giữ máu dễ giặt hơn. Cả người tôi quá ê ẩm. Rất may, cái quần xà lỏn đủ cầm máu không dính quần dài ngoài. Sau mấy ngày trị bịnh ghẻ thần sầu quỷ khốc, vô tiền khoán hậu, ghẻ lành và từ đó cho tới bây giờ hơn 40 năm bịnh ghẻ hờm ở mông tôi hoàn toàn hết hẵn, không tái phát và cái mông đẹp của tôi đến tuổi 90 vẫn còn láng cóong...
Các cán bộ trại giam liên trại Tân Lập Vĩnh nhờ ăn thêm cá câu hay kéo lưới thêm béo bổ và thêm man man, cá sống vì xực hàng ngày "ghét - hờm" chất bẩn, mày ghẻ mủ máu của tù nên các cán bộ bị tẩu hoả nhập ma, tôi đoán như vậy.
Ăn nhiều bông sua đũa bị Tào Tháo rượt - Năm 1982, từ liên trại Tân Lập-Vĩnh Phú chuyển về trại Z30D Hàm Tân - Rừng Lá bằng xe lửa, cứ hai người một còng số 8. Nếu băng ba chỗ ngồi, một người phải bị còng tay với thành ghế. Đi tiểu tiện phải đi cùng hai người. Còn người bị còng vào thành ghế phải đợi cán bộ đi qua mới xin tháo còng đi vệ sinh. Chuyến chuyển trại tù bằng xe lửa mới thấy "cái tình" của người dân từ cầu Hiền Lương về Quảng Trị cho tới ga Huế. Khi xe lửa dừng tại các ga lớn, các em nhỏ bán mía, chuối, khoai lang thấy chúng tôi đưa tay bị còng chào, các em chạy đến gần ném lên toa nào thuốc lá, khoai, bánh, chuối, mía cho các bạn tù. Cán bộ áp tải, cũng ngoắt bảo các em ném bánh thuốc lá. Các em từ xa ném những lóng mía vào tay vào mặt bò vàng làm chúng xấu hổ, nổi giận chữi tục búa xua...
Trại tù Z30D có hai K (Trại A & B), trên hai ven bờ đường đi trong hai trại có trồng rất nhiều cây sua đũa, tới mùa, bông trắng toát cả vùng trời rộng lớn, chúng ta tha hồ cải thiện bông sua đũa chỉ có luộc mới ăn được nhiều. Mỗi ngày, tôi hái vài chục bông nấu canh chua khô hay luộc chấm nước mắm ăn ngon lại tính hượt, đại tiện dễ dàng thông suốt không bị táo bón. Có một buổi chiều chủ nhựt, tôi hái bông sua đũa hơi nhiều luộc rồi còn cả một nón cối đầy, ăn hết lại quá no tức bụng. Gần hai giờ sau, tôi đi đại tiện xả ra rất nhiều bã sua đũa, tưởng đâu hết bông sua đũa rồi, trùm chăn ngủ, chừng nửa giờ sau bụng quặn đau quá, tôi lại đi cầu, cũng ra nhiều phân nhưng bụng vẵn còn đau bèn lấy hai viên thuốc tiêu chảy uống mà không phải uống thêm thuốc trụ sinh. Chừng mười lăm phút sau lại đi cầu và đi về chưa tới lán trại lại phải ra đi cầu tiếp. Lúc bấy giờ tôi thấm mệt, cố gắng đi nhanh về chỗ ngủ lấy hai viên thuốc trụ sinh và hai viên thuốc tiêu chảy, uống thêm nửa bi đông nước đầy bụng và nằm nghỉ và đi vào cơn mê ngủ say một giấc cho tới sáng không còn đi cầu nữa, thế là tôi hết bịnh tiêu chảy. Từ đó cho đến tận bây giờ, tôi không dám ăn bông sua đũa quá mười bông vì sợ Tào Tháo rượt.
Tôi trải qua hai lần tiêu chảy tưởng đầu "bỏ mạng sa tràng" may tôi có đủ thuốc trị tiêu chảy và kiết lỵ. Lần đầu trước khi được chuyển ra "đại học máu" đất Bắc khi ở trại chuyển tiếp Suối Máu Biên Hoà và lần tại Z30D-K2.
Những gì tôi viết ở trên và chuyện thật không hư cấu có khi quý vị cũng khó tin mà lại có thật 100%.
Tháng Tư đen 2025 sau gần 50 năm nhớ lại chỉ một phần những chuyện khó tin mà có thật còn biết bao chuyện tù cười ra nước mắt...Dịp khác tôi sẽ kể tiếp.
Anh Phương Trần Văn Ngà (Sacramento tháng 4/2025)
50 NĂM NHỚ LẠI: CHUYỆN TÙ KHÓ TIN MÀ CÓ THẬT - CƯỜI RA NƯỚC MẮT - Anh Phương Trần Văn Ngà
LỜI NÓI ĐẦU: Nửa
thế kỷ trôi qua nhanh, tôi nhớ lại ngày 30 tháng 4 năm 1975 những tủi
nhục của tất cả chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà bị gẫy súng và tiếp theo là
sự đau khổ cùng cực trong lao tù độc ác của cộng sản Bắc Việt chờ ngày
ra đi về thế giới khác. Sau gần tròn 10 năm lao lý, tôi may mắn còn sống
sót trở về cuộc sống của người dân mất nước bị cộng sản Bắc Việt "đô
hộ". Tôi viết lại những chuyện của người tù cười ra nước mắt có thật,
bản thân biết rõ.
Cả gia đình vợ con tôi và tập thể những người "thua cuộc" bị chế độ độc tôn cộng sản xếp vào loại công dân hạng bét, phân biệt đối xử không nhân tính và kỳ thị nghiệt ngã, lầm lũi sống trong thiếu thốn tủi nhục thêm 8 năm ở nhà tù lớn của đất nước Việt Nam (1985-1993).
Có thể đến thời điểm chính quyền Mỹ "giác ngộ" ăn năn hối hận đã nhẫn tâm bỏ rơi một đồng minh Việt Nam Cộng Hoà luôn trung kiên vào chánh sách be bờ làn sóng đỏ cộng sản của Hoa Kỳ sẽ tràn lan xuống miền Nam Việt Nam và các nước lân cận. Vì vậy sự nhân đạo qua diện tù cải tạo với chính sách HO của chánh phủ của Hoa Kỳ muốn cứu giúp những người tù khổ sai, từng là đồng minh tin tưởng Hoa Kỳ như gần tuyệt đối, ra đời. Và cũng phải trải qua muôn vàn khó khăn vì tính ác độc, ích kỷ, cò kè "bớt một thêm hai" của cộng sản Bắc Việt, cuối cùng chính sách nhân đạo HO của Mỹ cũng được thực thi, vợ chồng tôi và hai con dưới 21 tuổi được sang Mỹ năm 1993 và hai con lớn được cha mẹ bảo lãnh sau khi chúng tôi có quốc tịch. Cả gia đình chúng tôi có cuộc đổi đời mới tốt đẹp tuyệt vời trên cả tuyệt vời. Nay nhìn lại 32 mùa đông lá rụng trơ trụi tại Hoa Kỳ mà lòng tôi không khỏi trào dâng cảm xúc khi đến tháng tư đen có ngày QUỐC HẬN 30 tháng tư trở về và nay 30 tháng tư đúng 50 năm của một đời người bị lưu đày, kỳ thị nghuệt ngã và xa xứ...
Tôi trình diện cái gọi là "học tập cải tạo" đợt đầu, giữa tháng 6 năm 1975 dành cho sĩ quan cấp tá, tướng và quý vị chức sắc tôn giáo, đảng phái, nhân viên chính quyền cấp cao, phải đóng tiền ăn đi học tập, gọi là "cơm tù" một tháng hơn 13 ngàn tiền VNCH - hơn 1/3 lương thiếu tá một tháng.
Tất cả sĩ quan cấp thiếu tá thua cuộc thuộc quận 8 và 7, 9 trình diện tại trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký. Thủ tục đầu tiên, chúng tôi "ma rốc" đóng đủ tiền ăn cơm tù và ký gởi "tư trang" như nhẩn cưới, đồng hồ và tiền VNCH nếu có...
Sau ba ngày trình diện theo thông báo. Qua ngày hôm sau, cán bộ thuộc Bộ đội quản lý trung tâm tiếp nhận tù, ra lệnh tất cả "trại viên" lần lượt nằm dài trên các băng của bàn học, một tên bộ đội vạch lỗ mũi, một tên nhỏ nước tỏi vừa đâm nát cho nước chín vào thành một hỗn hợp dung môi ngăn ngừa bịnh cảm cúm, ai sặc nhảy mũi vì độ nồng cao, mặc kệ. Thời điểm đó (1975), cách nhỏ nước tỏi phòng ngừa cảm cúm trong quân đội, trên thế giới, có thể chỉ còn cộng sản VN và vài nước có nền y tế lạc hậu...
Cả guồng máy cộng sản VN thắng cuộc với chủ trương "trước sau như một, xuyên suốt" là lừa bịp và dối trá, đó là chính sách cai trị dân của chúng.
Trước khi chúng chuyển tù lên trại tập trung ở Hóc Môn (Thành ông Năm, nơi đặt Bộ chỉ huy Liên Đoàn 5 Công Binh Kiến Tạo do Đại tá Dương Công Liêm là Chỉ Huy Trưởng và Đại Tá Liêm đã qua đời tại San Jose cách nay chừng một năm). Tất cả các trung tâm tạm tiếp nhận tù tại Sài Gòn Gia Định đồng loạt được "chiêu đải" tù một "dạ tiệc" với các món ăn gần như tiệc đám cưới. Trung tâm tiếp nhận Pétrus Ký do nhà hàng Ngọc Lan Đình thết đải, mang thức ăn và bàn ghế đến phục vụ các "ông tù" không bản án. Một hình thức bịp bợm tạo ảo giác cho các người chưa trình diện tin tưởng vào chánh sách gọi là "khoan hồng" (có nghĩa là giết người ngã ngựa chết lần mòn trong lao tù cực kỳ dã man) của đảng cộng sản Việt Nam. Cộng sản còn che mắt các gia đình có người thân đã trình diện "học tập cải tạo" lại "hồ hởi phấn khởi" yên tâm thân nhân mình đi học tập cải tạo không phải bị đi tù mút mùa lệ thuỷ. Đây, đúng là cách bịp thầy chạy. Mọi người dân miền Nam và cả thế giới đều ăn phải quả lừa vĩ đại của các đỉnh cao trí tuệ bịp chế độ độc tôn tàn ác của chế độ cộng sản Bắc Việt (Việt Nam).
Trung tâm tiếp nhận Pétrus Ký có khoảng trên dưới 130 người và có một nữ thiếu tá (TTBN) Chỉ Huy Trưởng Trường Xã Hội Quân Đội, đến Hốc Môn được chuyển sang lán trại nhốt tù nữ cách hai đội 34 và 35 của trung tâm tiếp nhận Pétrus Ký, một khoảng trống nhỏ có hàng rào kẽm gai.
Từ trường Pétrus Ký đến Thành ông Năm chưa đến 10 cây số, thế mà đoàn xe tù chúng tôi có lệnh tập họp từ 7 giờ tối, mãi đến hơn 6 giờ sáng - 11 tiếng đồng hồ - mới đến trại tập trung Thành ông Năm. Ngồi trong xe tải Molotova có bạt bao quanh kín mít, hơn 60 ông bà tù ngồi bó gối và ngồi lên chân nhau, bà xã tôi ngồi trọn trong lòng (hai vợ chồng cùng cấp bậc) thật âu yếm mà lại quá đau khổ chảy nước mắt. Hể có một người nhúc nhích, cục cựa thì có hơn năm bảy người cũng bị ảnh hưởng dây chuyền. Có một tiếng "đánh giấm" hay ai tiểu trong quần, cả nhóm ngồi gần lãnh đủ mùi bất hủ. Bây giờ chúng ta thử tưởng tượng bị bắt buộc ngồi một chỗ suốt ngần ấy thời gian, hơn 11 tiếng làm sao mà nín tè cho được. Ai cũng phải cố gắng tối đa cho cái của có mùi hôi cực kỳ khó chịu đó bài tiết nhè nhẹ in ít để được thấm vào quần mà không kịp chảy ra ngoài, nên sàn xe vẫn còn khô. Cái khổ nhục của tù nhân thua cuộc viết cả đời cũng sẽ không bao giờ hết.
Chuyện tù cười ra nước mắt từ nơi nhận tù tới trại tập trung Thành ông Năm
Đây mới vào đề sơ sơ khi từ nơi tiếp nhận trường Pétrus Ký đến trại tập trung Thành ông Năm ở Hốc Môn nhốt cả chục ngàn sĩ quan cấp thiếu tá. Lúc bấy giờ là mùa mưa nên giếng cũng có nhiều nước mà giếng lại ít, tù thì đông nên mỗi người chỉ tắm qua loa đại khái. Đợi có mưa ban ngày, chúng tôi tranh thủ ra tắm mưa, làm tôi nhớ lại cảnh tắm mưa thời con nít "truồng cởi" nay cũng diễn y chang chỉ thiếu các cô bé gái vô tư chiêm ngưỡng cái của quý lạ lẫm bé tí đó.
Tại một vùng trũng thấp khá rộng của doanh trại, chiều dài hơn 20 mét ngang cũng khoảng 15 mét, hứng trọn nhiều cơn mưa lớn liên tiếp, mực nước cũng khá sâu có nơi trên đầu gối. Chúng tôi có cả ngàn người đứng chen chúc nhau đứng xung quanh vũng nước múc nước tắm xong, nước mưa rơi xuống và lại tắm lần sau rất thoải mái giống như một đàn trâu gặp vũng nước tha hồ mà dầm nước. Dù nước tù không lưu thông, ai tắm trước thì nước sạch hơn tắm sau và qua đêm, các chất bẩn có thể cũng lắng xuống để ngày hôm sau tắm tiếp. Lúc bấy giờ, cái mông mắc dịch của tôi trở chứng nổi lên ba bốn mụt khá to như là "ghẻ hờm". Tôi, tình cờ gặp một người quen, rể của cụ giáo sư Nguyễn Đức Hiếu cựu Hiệu Trưởng trường trung học Hồ Ngọc Cẩn ở Gia Định (Cụ định cư ở Sacramento và Cụ đã qua đời trên 10 năm rồi). Rể của Cụ Hiếu là thiếu tá Bác sĩ cho tôi sử dụng cục xà bông tắm ghẻ luôn hai ba ngày liên tiếp nên ghẻ cũng đã kéo da non và tôi uống thêm thuốc trụ sinh, hết hẵn. Tôi nhớ ơn anh khi chúng tôi cùng hoàn cảnh khổ phải biết nương tựa giúp đỡ nhau. Tôi biết anh vượt biên (hay HO) sang Mỹ và trở lại ngành Y có mở phòng mạch ở Florida.
Chuyện khó tin mà có thật, một cán bộ trại cấp hạ sĩ quan dẫn các vị Thiếu tá Bác sĩ Quân Y của hai đội 34 & 35 thuộc trung tâm Pétrus Ký, khoảng 14, 15 vị, bảo xếp hàng trình diện ông hạ sĩ quân Y Vẹm để ông "lên lớp" giảng dạy cách làm vệ sinh cầu tiêu và vét sâu rộng các rãnh nước cho lưu thông chảy ra hàng rào kẽm gai. Bác sĩ Thiếu tá Tôn Thất Thận là vị bác sĩ lớn tuổi nhứt trong nhóm bác sĩ trong hai đội 34 & 35 cũng như là trưởng toán, anh nằm gần tôi, kể cho tôi nghe chuyện cười méo xẹo này.
Những bạn tù có "tạm trú" năm 1975 và đầu năm 1976 ở Thành ông Năm sẽ còn nhớ vụ vượt trại tìm tự do của hai Thiếu tá đáng tôn kính của nhóm tù trình diện trường Pétrus Ký: Thiếu tá Quách Hồng Quang Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 42 Biệt Động Quân, anh cư trú gần cầu Chà Và Quận 8 và Thiếu tá Phạm Hữu Thịnh, nghành An Ninh Quân Đội, cư trú Dạ Nam Cầu Chữ Y, cách nhà tôi chênh chếch chỉ có chiều ngang một con sông (kinh Đôi?) hơn trăm mét. Trước khi vượt trại tù, anh Quách Hồng Quang bị ho cảm, tôi có đưa anh hàng chục viên thuốc trị bịnh, anh còn xin tôi hàng chục viên chloroquine trị sốt rét. Tôi may mắn có thuốc trị bịnh nhiều, trước khi đi tù được hai ký giả Nhựt của tờ nhựt báo Asahi Shimbun, tôi đã cộng tác, biếu cho tôi hai túi thuốc "cứu thương" mà các ký giả ngoại quốc lúc bấy ai cũng có, luôn mang bên người khi đi săn tin ở chiến trường...
Chúng ta có thể nói là hai anh hùng trốn trại đầu tiên sớm nhứt sau khi bị đày vào lao lý cải tạo, anh Quách Hồng Quang bị bắn chết tại hàng rào dây kẽm gai và anh Phạm Hữu Thịnh bị bắn trọng thương, gần cây mít, cách hàng rào trại gần trăm mét (chuyện vượt thoát trại can đảm anh hùng của anh Quang và Thịnh, tôi có viết nhiều bài đã phố biến...).
Sau cái Tết đầu tiên trong tù tại Thành ông Năm chừng hơn một tuần, chúng tôi được "tuyển lựa" ước đoán cũng có cả ngàn tù chuyển lên trại tù Suối Máu (Trại giam tù phiến cộng của Quân Khu 3 - Biên Hoà). Trại giam thành ông Năm Hốc Môn và trại giam Suối Máu Biên Hoà đều là trại giam trung chuyển để đưa các ông tù được gán ghép là tù thứ dữ đưa vào "đại học máu" ở đất Bắc. Loại tù có nợ máu cực kỳ khủng sẽ lần lượt chuyển ra nơi giam giữ cùng hung cực ác để chết lần mòn trong trại tù ở miến Bắc xã hội chủ nghĩa vô nhân đạo thuộc loại "tốp" của thế giới.
Tại trại Suối Máu, tôi gặp lại Thượng Toạ (Thiếu tá tuyên uý) Thích Minh Tâm, nguyên là Trưởng Phòng Tuyên Uý Phật Giáo Biệt Khu Thủ Đô. Thầy từng là chú tiểu của chùa Châu Viên, đường vào Núi Sam Châu Đốc và người đồng hương xứ mắm thứ hai là anh Nguyễn Văn Thông (Thiếu tá Hải Quân hay Hải Quân Thiếu tá vì anh vào Hải quân với cấp bậc Hạ sĩ quan, lúc 19, 20 tuổi - định cư ở San Jose), cả hai Thầy Tâm và anh Thông đều lớn hơn tôi vài tuổi thuộc đàn anh khi chúng tôi còn tuổi học trò tiểu học (nay trên 92 tuổi, không biết còn khoẻ mạnh hay không?). Thầy Tâm có xây cất riêng một ngôi chùa bề thế ở vùng Hạnh Thông Tây. Anh Thông con ông Đốc Mạnh của trường Nam tiểu học tỉnh lỵ Châu Đốc, nhà tôi cách nhà anh Thông chừng một trăm mét. Chúng tôi thường ăn cơm chung (phần ăn riêng) chỉ ngồi chung kể lại chuyện xưa ở quê nhà Châu Đốc. Sau có anh Phạm Đăng Có (Thiếu tá Quân Cảnh - Chỉ huy trưởng Trại giam tù phiến cộng Quân Khu 3 là nơi anh Có bị cầm tù như chúng tôi), nghe chúng tôi kể lại những kỷ niệm thời xa xưa của tỉnh biên thuỳ Châu Đốc, anh Có xin chúng tôi ăn chung cho thêm vui. Anh có hai ông anh ruột Đại Tá Phạm Đăng Tấn, cựu Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 4 từng là sếp của tôi và Trung tá Phạm Đăng Năng, Trung tá An Ninh Quân Đội cả hai đều cưới vợ tại Châu Đốc. Vì vậy anh Có cũng biết ít nhiều Châu Đốc nên anh tự nguyện ngồi ăn chung với bộ tam sên chúng tôi thành bộ tứ đủ mâm bốn người.
Một ngày kia, không biết cớ sao tôi bị bịnh tiêu chảy mà ba anh bạn cùng ăn một loại thức ăn do trại phát, lại vô sự. Cả bốn chúng tôi chỉ ở chung một lán dài mà nằm cách xa nhau nên không giúp nhau được gì hết khi đau ốm. Sau bữa ăn chiều đến 9 giờ tối, tôi đi cầu gần cả chục lần. Sau vài lần đi cầu, tôi có uống hai viên thuốc tiêu chảy, tưởng là yên. Nào ngờ, bụng tôi lại còn quậy tới bến, đau thắt, hai chân đi không còn vững, từ sân bước lên thềm lán, cao chừng ba bốn tấc, tôi phải bò mới vào chỗ nằm được. Lúc bấy giờ cũng gần 10 giờ tối, mọi người như đều ngủ say, tôi dùng sức tàn của mình cố gắng đứng lên lôi xuống cái ba lô có chứa đựng đủ thứ thuốc mang theo. Tay mỏi rụng rời cố tìm cho được thuốc trị tiêu chảy thứ xịn, tôi uống thêm thuốc tiêu chảy và hai viên trụ sinh, tôi quá mệt, ngất xỉu, nằm "quẹp" không cục cựa. Từ lúc ấy, cảm thấy bụng yên ổn không còn quậy đau thắt nữa, tôi ngủ thiếp một giấc cho đến bốn giờ sáng, hoàn toàn thấy ổn và tôi uống thêm thuốc và nhiều nước ngủ tiếp cho đến kẻng báo thức. Cả lán ra tập họp, tôi xin phép nằm tại chỗ vì còn yếu không thể đứng lâu được. Cái buồn cười, tôi là "thầy thuốc" có nhiều thứ thuốc xịn hơn các bác sĩ phe ta mà cũng suýt chết vì bịnh tiêu chảy đột xuất tại trại Suối Máu và sự may mắn, thời điểm đó chưa bị tịch thu thuốc trị bịnh mang theo.
Mấy tháng ở trại Suối Máu, một trại trung chuyển nên chúng tôi cũng tạm gọi là nhàn nhã, lao động đại khái chỉ có làm vệ sinh doanh trại. Các bạn thân cùng quê, cùng đơn vị hay cùng ngành gặp nhau tha hồ mà tâm sự bốn phương cho mãi đến thượng tuần tháng 6 năm 1976, một toà án quân sự được thiết lập tại khu văn phòng trại, xét xử hai Thiếu tá tự ý bỏ trại ra đi tìm tự do. Anh Phạm Hữu Thịnh đã bị biệt giam trong "con néc" từ Thành ông Năm sau cuộc vượt thoát bất thành bị thương nặng ở vùng bụng được giải phẩu cứu sống để Vẹm lấy cung, lời khai chớ không phải một hành động nhân ái vì giải phẩu chay không có thuốc mê, thuốc tê gì hết...Tôi là người mang cơm đến cho Thịnh hàng ngày và rất nhanh và kín đáo tôi hỏi Thịnh nên biết nhiều chi tiết về gia cảnh và công việc làm của Thịnh khi phục vụ trong Ban Liên Hợp Quân Sự bốn bên ở Biên Hoà (Thịnh nhỏ hơn tôi bốn năm tuổi). Thịnh cùng một số anh em chúng tôi chuyển đến trại Suối Máu và một anh cũng cấp bậc Thiếu tá ngành Tình báo phục vụ tại phòng nhì tiểu khu Định Tường, trốn trại giam ở Biên Hoà, ung dung đi xe lam về Sài Gòn và bị bắt dọc đường.
Sau khi xử tử hai anh hùng vượt trại giam nhằm "dằn mặt" chúng tôi, trại Suối Máu tổ chức một buổi học tập đại trà chính sách giam giữ tù và hôm sau 10.6.1976, trại ra lệnh tập hợp. Tôi có linh cảm chuyển trại lần này sẽ đi xa nên tôi nhanh nhẹn cất giấu trong các túi áo quần nhiều thứ thuốc quý, các hộp chỉ để lại vài viên cho có, tôi đã tiên đoán chúng sẽ lục soát lấy hết thuốc trị bịnh...
Tập họp tại trại Suối Máu từ hơn 6 giờ chiều, mãi đến 8 giờ mới xong, mỗi đội lên một xe chật ních khoản 60 người. Từ Suối Máu di chuyển đến tân cảng Sải gòn mãi đến gần 3 giờ sáng mới đưa xuống tàu. Cứ 3 đội xuống một hầm tàu nhỏ, loại tàu chở vật liệu gia súc.., chạy ven biển. Gần 200 người chỉ có một không gian nhỏ xíu không đủ chỗ ngồi thoải mái làm gì có chỗ nằm.
Thế thì tôi nghĩ cách, lấy võng buộc vào các thanh gỗ của mạn tàu, dù võng không bung ra nhiều và thành tàu cũng có độ cong, nhưng mình có chỗ nằm sát thành tàu cũng đỡ hơn là ngồi bó gối. Cán bộ trên tàu không có ý kiến, hàng chục anh em có võng và dây dài nhỏ và chắt bắt chước làm theo cũng giải quyết chút ít cho chỗ ngồi cũng có chút thoải mái thêm. Nhờ lòng tàu đóng theo vòng cung, những thanh gổ lại có lổ nên mới giăng mắc võng được. Nều thành tàu đóng thẳng đứng lại không lổ hỏng thì chào thua làm sao căng võng được.
Cái nạn tiêu tiểu trong thùng, chỉ có một cái thùng gần bằng nửa thùng đựng xăng dầu dành cho ngần ấy con người, cứ vài tiếng, từ dưới gọi lên trên thùng đầy, gọi nhiều lần mới có hai cán bộ đến có trục quay thùng lên, thùng nghiêng lắc sàng qua lại nước tiểu tiện tha hồ mà rơi rớt xuống, người tù chẳng may bị nước dơ bẩn rơi vào đầu, mình quần áo chỉ biết kêu trời, la ỏm tỏi, cười ra nước mắt cái hoạt cảnh có một không hai này. Khi thùng rữa xong, trên boong lại thòng xuống, thùng nhẹ cũng chao đảo bắn tung toé dù là nước biển cũng có mùi hôi của thùng bẩn lại một phen cười ra nước mắt nữa.
Hàng mấy chục chiếc tàu chạy ven biển đến Vĩnh Linh cũng mất 4 đêm 3 ngày, biết bao anh em say sóng, buồn nôn ói mữa rũ riệt như người sắp chết. Tôi may mắn không say sóng chỉ có không đi đại tiện được vì hàng ngày chỉ có ăn lương khô đóng thành khối như bánh in, lại không dám uống nước nhiều sợ đi tiểu phải xếp hàng hơn 20 phút mới tới lượt. Lên bờ tại cảng Vinh, đi tàu hoả lại một thảm hoạ khác, thiếu ôxy, ngộp thở. Cứ 60 người một toa cũng chỉ có ngồi không nằm được, cửa đóng kín, giữa tháng 6, mùa hè miền Bắc nắng đổ lửa. Ngồi bó gối trong toa tàu lửa, chỉ còn mặc quần đùi, nhiều anh cỡi trần, mồ hôi nhễ nhại lại không có nước uống thế mới càng khổ thêm. Trước khi lên toa tàu lửa, tôi được chỉ định làm đội trưởng của toa, tôi nảy ra sáng kiến, tìm một thanh sắt mỏng từng dùng làm lược ở trại Hốc Môn ra moi các đường, khe của ván chỗ tôi đang ngồi, may có một khe hở, bụi đất rơi đi cho một lổ nhỏ có từ ngoài dưới lườn tàu, gió thổi lên man mát rất dễ chịu. Tôi báo cho anh em trong toa biết, cố tìm moi các khe hở để may có không khí dưới lườn tàu xông lên. Từ chỗ tôi ngồi, anh em tiếp tục, khượi, móc bụi đất tiếp có được một dường dài mấy tất, khi xe chạy, làn gió mát xông lên làm cho anh em còn thấy con đường sống sót. Xe hoả chạy đến thành phố Nam Định mới được lệnh mở hé cửa toa và có hai tên bộ ngồi cầm súng AK canh giữ. Đi xe tải molotova là một cái khổ, đi tàu thuỷ cái khổ tăng gắp đôi và đi tàu hoả cái khổ tăng lên gắp bốn nên có người chết trong toa vì thiếu ốxy. Tới Yên Bái, tôi mất chức đội trưởng, theo đoàn tù chở lên Sơn La, đoàn tù khác chuyển lên Hoàng Liên Sơn và một toán tù thứ ba, còn ở lại chuyển lên các trại tù của tỉnh Yên Bái...
Tới trại tù Sơn La ngày 16.6.1976, rời trại trung chuyển Suối Máu-Biên Hoà ngày 10.6.76, cả một tuần di chuyển vất vả may không bịnh, chưa chết là tốt số rồi. Đến Sơn La, tôi gặp một đại nạn khác, qua đến ngày thứ 10 xa miền Nam, tại trại Sơn La, tôi vẫn chưa đi cầu được mới thật rắc rối, bao nhiêu thuốc bôi trơn hậu môn dùng hết mà vẫn không đi ngoài được. Tôi mới nghĩ cách, dùng thanh vầu nhỏ vuốt trơn và và đầu que đập dập, lựa thế dùng nước hổ trợ đẩy que vào hậu môn moi cho bể cái khối cứng ngắt đóng chặt hậu môn, khi máu chảy nhiều tôi ngưng, chiều làm tiếp, mãi đến lần ba hay thứ tư, cục "sạn" chận hậu mộn rớt xuống thành cầu nghe cái cạch, máu xối xả tuông ra cùng với phân cả mấy phút, tôi muốn ngất xỉu, vội lấy nước rữa và dùng một mảnh vải sạch cho vào hậu môn cầm máu... Rất may, vết rách hậu môn không làm độc, vài ngày lành hết chảy máu. Cái may mắn nhứt là hậu môn không bị nhiễm trùng và không bị bịnh trĩ cho tới bây giờ, gần 50 năm sau.
Cái hoạ khác khó quên, mang một bó vầu từ gần đỉnh núi chạy lúp xúp xuống dốc cho tới bờ suối dừng lại chẳng may một vết nhọn của cây vầu ló ra đâm vào phần mềm giữa ngón cái và ngón trỏ, trổ ra ngoài hơn một phân, máu chảy xối xả (máu tôi loãng). Có một mình, tôi dìm bó vầu xuống nước suối và bặm môi cố sức rút bó vầu ra, cũng may thành công, máu chảy nhiều, tôi vội móc túi áo lấy nửa gói thuốc lào An Thái, ấn vào vết thương, đè chặt, may có người bạn cũng vừa đến, tôi nhờ xé lai quần giặt sạch vắt ráo, quấn ngang vết thương buộc chặt cầm máu. Trời Phật thương, máu không còn chảy nữa. Tựa lưng vào gốc cây nghỉ mệt và xin bạn một bi thuốc lào "bắn" một phát cũng sướng tê gân quá đả, và vội cho bó vầu lên vai kéo về trại cũng trên 2 cây số giao nộp đủ mới vào trại tắm nghỉ ngơi đợi bữa ăn chiều. Cách chia phần ăn cho cả tổ, một người quay mặt ra ngoài nói chỗ đặt cái muỗng số mấy, mỗi người một số theo thứ tự. Thí dụ người quay mặt nói bắt đầu số 4, đi tới cho hết đến số 3 cuối cùng. Cách chia thức ăn kể lại thật khá buồn cười vì sắn luộc có khúc ngon, khúc sượng, dỡ, lớn nhỏ nữa, mà lại quá ít khó chia cho công bằng chỉ bốc số có tính may rủi đở phiền. Cách chia thức ăn của trại tù cộng sản có nhiều cách lắm kể ra thì rất kỳ cục, nhỏ nhặt khá buồn cười vì ăn quá kham khổ thiếu thốn mới nẩy sinh cách chia chát đó, cười ra nước mắt.
Rệp biết nhảy dù. Liên trại Tân Lập thuộc tỉnh Vĩnh Phú là trại tù xây cất lâu đời nhốt tù hình sự và nhốt biệt kích Việt Nam Cộng Hoà nhảy dù và xâm nhập vào đất Bắc bị bắt kiên giam lâu dài tại đây. Khi chúng tôi đến đây cũng thấy có sửa sang đôi chút, ván sàn gẫy được thay ván mới hay những chỗ dột được lợp tranh mới...Đến mùa đông, rệp tập trung rút vô đầu kèo cột hay lổ trống để trốn lạnh cắt da cắt thịt. Tình cờ, trưa chủ nhựt, nghỉ, tôi thấy chỗ giáp mối kèo có lổ trống bằng cái ly nhỏ, có nhiều rệp chen chúc, tôi đến gần xem thấy sao rệp quá nhiều, lấy một cái ống uống nước làm ly. Tôi khều móc hứng rệp ra gần năm phút mới bắt hết hơn nửa ống uống nước cũng khá to lớn bằng cườm tay, có đến mấy trăm con rệp ốm, xẹp lép vì thiếu máu tù cung ứng. Đêm tối, trời quá lạnh, rệp cũng không thể nhảy dù xuống nóc mùng hay bò đi tìm máu tù nuôi chúng. Khi tôi phát hiện rệp trong các khe, lổ nhỏ báo động cho tất cả anh em nằm gần các đầu kèo cột đồng loạt mở cuộc "hành quân lùng sục" rệp. Nằm cạnh tôi có bạn đại uý Bảnh (An Ninh hay Trung ương Tình Báo) cùng quê Châu Đốc, nhỏ hơn tôi chừng năm tuổi. Em Bảnh báo đếm được 7, 8 chục con có nhiều máu vì gần chỗ nằm. Em trả thù giết sạch lấy máu rệp đủ vẽ chữ B52 mờ nhạt. Đây là cái tai hoạ của em Bảnh, ngày hôm sau, cán bộ đi khám phòng thấy chỗ em Bảnh có chữ B52. Cán bộ bảo đội tập họp vào buổi tối. Cán bộ nói anh Bảnh có tính kích động muốn gọi B52 bay đến trải thảm bom giết cán bộ, có phải vậy không, anh cho biết ý kiến?
- Bảnh nhanh nhẩu và lái một cách khôn ngoan của người tình báo, nói:
- Tôi mới đọc báo cách mạng thấy B52 quá ác ôn rải thảm bom giết dân lành nên nhớ chữ B52 viết lại, tôi thêm căm ghét. Thế là tên cán bộ tịt ngòi không thể kết tội được.
Trưa nắng vào mùa hè, nếu nghỉ trưa mà không giăng mùng sẽ có nhiều con rệp nhảy dù đúng lưng, ngực bụng một cách chính xác vì từ sạp trên (2 tầng) cách mái lợp tranh xa cũng trên ba thước, thế mà chúng buông tay chân nhảy dù đúng chỗ mới ghê. Còn ngủ trưa có giăng mùng, rệp cũng nhảy sô rơi trên nóc mùng rồi bước kế tiếp từ từ bò xuống chích vào lưng vào mông chạm vào mùng. Rệp của xã hội chủ nghĩa Việt Nam kinh khiếp thật, quý vị chưa thấy sẽ khó tin mà có thật, bảo đảm không nói phét.
Ăn chuột con sống. Anh Bính, cấp đại uý Cảnh sát đặc biệt thuộc quân nhì Sài Gòn, lớn tuổi hơn tôi từ 3 đến 5 tuổi, anh rất quý mến tôi vì tôi làm thơ ký đội chuyên viết biên bản họp kiểm điểm có khi hàng ngày hay hàng tuần. Có nhiều bạn trẻ cứ quay mũi kiểm điểm anh Bính "lề mề, chây lười" lao động. Tôi cố bào chửa cho anh Bính vì anh lớn tuổi hơn chúng ta và anh có bệnh mãn tính nên không lao động nhanh, đội nên cho anh làm việc nhẹ như nấu nước ngoài hiện trường lao động cho anh em giải khát. Khi biểu quyết, nhiều anh em "nhất trí" vì cái ơn đó, các bữa ăn trưa vào mùa đông, chúng tôi ra ngồi giữa sân có nắng để chống rét, anh Bính thường rề rà lại chỗ ăn tôi ngồi ăn nói chuyện cho vui, anh có muối tiêu, muối đậu đều san sẻ cho tôi chút chút. Một buổi trưa, anh xề lại gần tôi móc túi lấy một gói lá có ba con chuột con chưa mở mắt, bụi than dính đầy mình. Anh Bính nói thật lòng:
- Chú trẻ hơn tôi, cần sống để giúp anh em và giúp gia đình khi ra khỏi trại, tôi bị bịnh nội khoa mãn tính không thuốc chửa trị thế nào tôi cũng chềt sớm. Hôm nay tôi may mắn bắt được ba con chuột con chưa mở mắt, người ta đồn đại loại chuột này ăn rất bổ hơn chuột lớn. Tôi nghe anh mở đầu nói vậy, tôi rất cảm động. Anh cho biết có ba con anh dành cho tôi hai con, anh chỉ ăn một con thôi và còn có muối tiêu nữa. Mở gói chuột ra, tôi lựa con cháy đen nhất, phải dùng cái que cào bụi than đất dính bao quanh mà thấy chuột chưa chín, ngại không dám ăn. Anh Bính khẩn khoản mời, tôi từ chối không đành, "bỏ thì thương vương thì tội". Cái tình của anh Bính lớn quá, tôi như nhắm mắt chấm nguyên con chuột vào muối tiêu, bỏ vào miệng nuốt vội không cần nhai và tiếp thêm một chút khoai mì còn sót lại và ực nửa ống nước liền, đưa con chuột con vào dạ dạy êm ru bà rù.
Tôi ớn xương sống rùng mình, tôi nói cón hai con anh Bính ăn cho lợi sức, tôi ăn một con quá đủ rồi. Dù anh mời thật lòng, tôi ăn một con chuột con chưa nướng chín đã nổi da gà rồi, anh Bính ăn hết hai con, tối hôm đó, cũng may, bụng chúng tôi cũng êm re không đau, ỉa chảy gì hết.
Chuột hôn mông đang ngủ - Mùa đông trời rét đậm, tôi co ro trong chiếc mền mỏng, lưng, mông đụng chạm vào vách mùng. Đang ngon giấc, thình lình giựt mình thức giấc như có ai "âu yếm" hôn cắn vào mông mình. Té ra, cái mông ghẻ của tôi có mủ máu dính vào quần, chuột của xã hội chủ nghĩa rất tinh ranh, dù hai mùng của hai người tù sát đụng nhau, chỉ còn khoản trống nhỏ. Thế mà chuột của miền Bắc xã hội chủ nghĩa quá siêu đi "trinh sát" dò tìm quanh các mùng, đánh mùi biết chỗ tấn công kho hậu cần - cái mông ghẻ - món ăn ngon trân châu mỹ vị của chuột.
Mùng bị rách một lổ nhỏ, chuột chỉ mới chui đầu đúng vị tri, cắn mền và quần chỗ dính máu mủ làm dầy lớp vải, báo hại trưa hôm sau tôi phải khâu chỗ mùng bị cắn thủng lổ tránh muỗi chui vào, còn cái mền và cái quần dài chỉ xước chưa lủng hẵn.
Cán bộ K1 Trại Tân Lập - Vĩnh Phú ăn cá câu ao xả có tù tắm cho cá ăn mày mủ máu ghẻ -
Một tuần tù trại K1 Tân Lập chỉ được tắm suối một lần vào cuối tuần như là một đặc ân, còn các ngày khác chỉ được tắm trong ao xả cũng khá to, nằm trong hàng rào trại. Cả mấy trăm tù sau giờ lao động buổi chiều được phép đến ao xả tắm nhanh hoặc rửa ráy tay chân, dụng cụ...Cách một ngày được phép tắm lâu hơn một chút. Nhân một buổi tắm lâu, tôi có xin được một ít xà bông bột quyết tâm làm thầy lang tự trị bịnh ghẻ ở mông mình bị từ thành ông Năm ở Hốc Môn và mang ra Bắc, có lúc hết lành hẵn rồi lại tái phát. Lần này cả hai mông đồng loạt thi đua mỗi bên có hàng chục ghẻ hờm. Tôi chuẩn bị sẵn, vãi lau máu, nước muối và xà bông bột. Tôi phải làm gan cho cá lòng tong và các con ao xả tấn kích vào hai mông ghẻ như tặng cho cá một tiệc mừng khao quân. Có hàng chục con tranh nhau vào đớp, xực mày ghẻ và mủ máu, đau quá, tôi vội chạy lên bờ máu chảy đầm đìa, tôi lại xát xà bông bột khắp hai mông, chạy xuống ao tiếp tế thực phảm tươi cho cá ăn thêm đậm đà. Thế là hai mông tôi không còn mày ghẻ hay mũ mà chỉ có máu tươi chảy ra tiếp rữa sạch ghẻ. Tôi lấy nước muối xát vào mông và lấy vải sạch áp vào mông thêm vài phút, máu bớt chảy tôi mặc hai quần, xà lỏn bên trong giữ máu dễ giặt hơn. Cả người tôi quá ê ẩm. Rất may, cái quần xà lỏn đủ cầm máu không dính quần dài ngoài. Sau mấy ngày trị bịnh ghẻ thần sầu quỷ khốc, vô tiền khoán hậu, ghẻ lành và từ đó cho tới bây giờ hơn 40 năm bịnh ghẻ hờm ở mông tôi hoàn toàn hết hẵn, không tái phát và cái mông đẹp của tôi đến tuổi 90 vẫn còn láng cóong...
Các cán bộ trại giam liên trại Tân Lập Vĩnh nhờ ăn thêm cá câu hay kéo lưới thêm béo bổ và thêm man man, cá sống vì xực hàng ngày "ghét - hờm" chất bẩn, mày ghẻ mủ máu của tù nên các cán bộ bị tẩu hoả nhập ma, tôi đoán như vậy.
Ăn nhiều bông sua đũa bị Tào Tháo rượt - Năm 1982, từ liên trại Tân Lập-Vĩnh Phú chuyển về trại Z30D Hàm Tân - Rừng Lá bằng xe lửa, cứ hai người một còng số 8. Nếu băng ba chỗ ngồi, một người phải bị còng tay với thành ghế. Đi tiểu tiện phải đi cùng hai người. Còn người bị còng vào thành ghế phải đợi cán bộ đi qua mới xin tháo còng đi vệ sinh. Chuyến chuyển trại tù bằng xe lửa mới thấy "cái tình" của người dân từ cầu Hiền Lương về Quảng Trị cho tới ga Huế. Khi xe lửa dừng tại các ga lớn, các em nhỏ bán mía, chuối, khoai lang thấy chúng tôi đưa tay bị còng chào, các em chạy đến gần ném lên toa nào thuốc lá, khoai, bánh, chuối, mía cho các bạn tù. Cán bộ áp tải, cũng ngoắt bảo các em ném bánh thuốc lá. Các em từ xa ném những lóng mía vào tay vào mặt bò vàng làm chúng xấu hổ, nổi giận chữi tục búa xua...
Trại tù Z30D có hai K (Trại A & B), trên hai ven bờ đường đi trong hai trại có trồng rất nhiều cây sua đũa, tới mùa, bông trắng toát cả vùng trời rộng lớn, chúng ta tha hồ cải thiện bông sua đũa chỉ có luộc mới ăn được nhiều. Mỗi ngày, tôi hái vài chục bông nấu canh chua khô hay luộc chấm nước mắm ăn ngon lại tính hượt, đại tiện dễ dàng thông suốt không bị táo bón. Có một buổi chiều chủ nhựt, tôi hái bông sua đũa hơi nhiều luộc rồi còn cả một nón cối đầy, ăn hết lại quá no tức bụng. Gần hai giờ sau, tôi đi đại tiện xả ra rất nhiều bã sua đũa, tưởng đâu hết bông sua đũa rồi, trùm chăn ngủ, chừng nửa giờ sau bụng quặn đau quá, tôi lại đi cầu, cũng ra nhiều phân nhưng bụng vẵn còn đau bèn lấy hai viên thuốc tiêu chảy uống mà không phải uống thêm thuốc trụ sinh. Chừng mười lăm phút sau lại đi cầu và đi về chưa tới lán trại lại phải ra đi cầu tiếp. Lúc bấy giờ tôi thấm mệt, cố gắng đi nhanh về chỗ ngủ lấy hai viên thuốc trụ sinh và hai viên thuốc tiêu chảy, uống thêm nửa bi đông nước đầy bụng và nằm nghỉ và đi vào cơn mê ngủ say một giấc cho tới sáng không còn đi cầu nữa, thế là tôi hết bịnh tiêu chảy. Từ đó cho đến tận bây giờ, tôi không dám ăn bông sua đũa quá mười bông vì sợ Tào Tháo rượt.
Tôi trải qua hai lần tiêu chảy tưởng đầu "bỏ mạng sa tràng" may tôi có đủ thuốc trị tiêu chảy và kiết lỵ. Lần đầu trước khi được chuyển ra "đại học máu" đất Bắc khi ở trại chuyển tiếp Suối Máu Biên Hoà và lần tại Z30D-K2.
Những gì tôi viết ở trên và chuyện thật không hư cấu có khi quý vị cũng khó tin mà lại có thật 100%.
Tháng Tư đen 2025 sau gần 50 năm nhớ lại chỉ một phần những chuyện khó tin mà có thật còn biết bao chuyện tù cười ra nước mắt...Dịp khác tôi sẽ kể tiếp.
Anh Phương Trần Văn Ngà (Sacramento tháng 4/2025)