Di Sản Hồ Chí Minh
60 NĂM, NGÀY ĐẤT NƯỚC PHÂN LY - NGUYỄN NHƠN
( HNPĐ )TRÍCH: “ Tôi nhìn thấy người bạn trẻ của tôi, con một người Bắc di cư, nay sống ở Biên Hòa, đưa một tấm ảnh kỷ niệm 60 năm người Bắc xuống tàu vào Nam. Khi bên ngoài người ta nói về những điều lớn lao như hiệp định Genève và các chính quyền, thì cũng có một dòng người không nhỏ đưa lại những hình ảnh thuộc về con người. Có những tấm ảnh khiến mình phải lặng đi khi thấy cụ già bước gấp vào Nam, hành lý trên tay quý nhất chỉ là tấm hình Đức Mẹ. Người bạn trẻ của tôi đưa lên tấm ảnh người ta chen chúc chia tay nhau ở một bến tàu. Khó mà biết được ông bà hay cha mẹ của anh đã có mặt ở đó hay không, trong những chấm li ti như cát bụi. Bản thân người bạn trẻ đó thì giờ cũng là phần li ti trong hàng triệu người Bắc 54 đã lớn lên, đã thành đạt ở miền Nam này hôm nay.
Và tôi nhận ra rằng, bản di chúc tự do đó cũng vẫn đang âm thầm trong anh, như bao phần li ti đang trỗi lên, trên đất nước này.
( Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Di chúc Bắc Kỳ tự do )
“ Hà Nội ơi, hướng về thành
phố xa xôi
Ánh đèn giăng mắc muôn nơi áo màu tung gió chơi vơi
Hà Nội ơi, phố phường dài ánh trăng mơ
Liễu mềm nhủ gió gây thơ thấu chăng lòng khách bơ vơ
Hà Nội ơi, những ngày vui đă
ra đi,
Biết người có nhớ nhung chi,
Hết rồi giây phút phân ly
Hà Nội ơi, dáng huyền tha thướt đê mê,
Tóc thề thả gió lê thê
Biết đâu ngày ấy anh về “
Chàng trai miền Nam 17 tuổi đầy
mơ mộng, nửa đêm nghe lời ca nhớ về Hà Nội cảm thấy bùi ngùi trong dạ dù không
biết 36 phố phường Hà nội là ở nơi đâu?!
Năm 43 tuổi, từ trại cải tạo Tân Lập, Vĩnh Phú được thả về ghé Hà Nội " một
ngày ". Chỉ quanh quẩn nơi ga Hàng Cỏ. Hà Nội ngày ấy, đường phố tiêu điều,
với xe điện chạy chậm đến nỗi người mù quơ gậy dò đường mà còn chạy theo kịp!
Nhớ lại bài hát năm xưa với Hà Nội thơ mộng một thời, thật là vở mộng!
Năm 53 tuổi bỏ xứ mà đi, tuy mừng thoát khỏi cỏi địa ngục trần gian, lòng vẫn
thấy bùi ngùi!
Nhớ lại tình cảnh đồng bào " di cư " từ Miền Bắc năm xưa, lìa bỏ mồ mả
tổ tiên, Hoàng Liên Sơn xinh đẹp, Trường Sơn hùng vĩ ra đi lánh nạn cộng sản,
tìm tự do mới thật là thấm thía.
Làng Bưng Cầu xứ Thủ của tôi,
đồng khô, cỏ cháy, chỉ có một vạt bưng ở hai bên bờ suối nhỏ, cây cầu ván bắc
ngang. Vậy mà những ngày tù đày trên Việt Bắc vẫn mơ về làng xưa vẻn vẻn có hai
lỗ mội: Mội Chợ nước đục. Mội thầy Thơ nước trong vắt. Cội trăm già phủ bóng,
trỉu trái tím ngắt, vị ngọt ngào.
Cho nên ngày nay rất thông hiểu các bạn cùng thế hệ " người Bắc " hai
lần bỏ xứ ra đi, đúng là đoạn trường, đứt ruột!
" Đất nước tôi còn thắm
bên bờ Đại dương
Bắc với Nam, tình thắm qua lòng miền Trung
Dân nước tôi từ mái tranh nghèo Bắc Giang
Vượt núi rừng già Trường Sơn
Vào đến ruộng ngọt phương Nam "
Thế hệ cha ông, ra đi vì mở cỏi
về phương Nam.
Thế hệ chúng ta ra đi vì lánh nạn cộng sản đồng chủng mới thật là thê thảm!
Nguyễn Nhơn ( HNPĐ )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
60 NĂM, NGÀY ĐẤT NƯỚC PHÂN LY - NGUYỄN NHƠN
( HNPĐ )TRÍCH: “ Tôi nhìn thấy người bạn trẻ của tôi, con một người Bắc di cư, nay sống ở Biên Hòa, đưa một tấm ảnh kỷ niệm 60 năm người Bắc xuống tàu vào Nam. Khi bên ngoài người ta nói về những điều lớn lao như hiệp định Genève và các chính quyền, thì cũng có một dòng người không nhỏ đưa lại những hình ảnh thuộc về con người. Có những tấm ảnh khiến mình phải lặng đi khi thấy cụ già bước gấp vào Nam, hành lý trên tay quý nhất chỉ là tấm hình Đức Mẹ. Người bạn trẻ của tôi đưa lên tấm ảnh người ta chen chúc chia tay nhau ở một bến tàu. Khó mà biết được ông bà hay cha mẹ của anh đã có mặt ở đó hay không, trong những chấm li ti như cát bụi. Bản thân người bạn trẻ đó thì giờ cũng là phần li ti trong hàng triệu người Bắc 54 đã lớn lên, đã thành đạt ở miền Nam này hôm nay.
Và tôi nhận ra rằng, bản di chúc tự do đó cũng vẫn đang âm thầm trong anh, như bao phần li ti đang trỗi lên, trên đất nước này.
( Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Di chúc Bắc Kỳ tự do )
“ Hà Nội ơi, hướng về thành
phố xa xôi
Ánh đèn giăng mắc muôn nơi áo màu tung gió chơi vơi
Hà Nội ơi, phố phường dài ánh trăng mơ
Liễu mềm nhủ gió gây thơ thấu chăng lòng khách bơ vơ
Hà Nội ơi, những ngày vui đă
ra đi,
Biết người có nhớ nhung chi,
Hết rồi giây phút phân ly
Hà Nội ơi, dáng huyền tha thướt đê mê,
Tóc thề thả gió lê thê
Biết đâu ngày ấy anh về “
Chàng trai miền Nam 17 tuổi đầy
mơ mộng, nửa đêm nghe lời ca nhớ về Hà Nội cảm thấy bùi ngùi trong dạ dù không
biết 36 phố phường Hà nội là ở nơi đâu?!
Năm 43 tuổi, từ trại cải tạo Tân Lập, Vĩnh Phú được thả về ghé Hà Nội " một
ngày ". Chỉ quanh quẩn nơi ga Hàng Cỏ. Hà Nội ngày ấy, đường phố tiêu điều,
với xe điện chạy chậm đến nỗi người mù quơ gậy dò đường mà còn chạy theo kịp!
Nhớ lại bài hát năm xưa với Hà Nội thơ mộng một thời, thật là vở mộng!
Năm 53 tuổi bỏ xứ mà đi, tuy mừng thoát khỏi cỏi địa ngục trần gian, lòng vẫn
thấy bùi ngùi!
Nhớ lại tình cảnh đồng bào " di cư " từ Miền Bắc năm xưa, lìa bỏ mồ mả
tổ tiên, Hoàng Liên Sơn xinh đẹp, Trường Sơn hùng vĩ ra đi lánh nạn cộng sản,
tìm tự do mới thật là thấm thía.
Làng Bưng Cầu xứ Thủ của tôi,
đồng khô, cỏ cháy, chỉ có một vạt bưng ở hai bên bờ suối nhỏ, cây cầu ván bắc
ngang. Vậy mà những ngày tù đày trên Việt Bắc vẫn mơ về làng xưa vẻn vẻn có hai
lỗ mội: Mội Chợ nước đục. Mội thầy Thơ nước trong vắt. Cội trăm già phủ bóng,
trỉu trái tím ngắt, vị ngọt ngào.
Cho nên ngày nay rất thông hiểu các bạn cùng thế hệ " người Bắc " hai
lần bỏ xứ ra đi, đúng là đoạn trường, đứt ruột!
" Đất nước tôi còn thắm
bên bờ Đại dương
Bắc với Nam, tình thắm qua lòng miền Trung
Dân nước tôi từ mái tranh nghèo Bắc Giang
Vượt núi rừng già Trường Sơn
Vào đến ruộng ngọt phương Nam "
Thế hệ cha ông, ra đi vì mở cỏi
về phương Nam.
Thế hệ chúng ta ra đi vì lánh nạn cộng sản đồng chủng mới thật là thê thảm!
Nguyễn Nhơn ( HNPĐ )