Cà Kê Dê Ngỗng

60 triệu trẻ em Trung Quốc bị bỏ rơi - Anh Vũ RFI

Trên các trang báo Pháp hôm nay, trong khi nhiều bài viết tập trung vào thời sự kinh tế chính trị đang nóng của châu Âu như cuộc đàm phán nợ của Hy Lạp, nước Pháp trước các cải cách đầy khó khăn

mediaMột xưởng vẽ dành cho con em của các gia đình dân công - RFI /Heike Schmidt

Trên các trang báo Pháp hôm nay, trong khi nhiều bài viết tập trung vào thời sự kinh tế chính trị đang nóng của châu Âu như cuộc đàm phán nợ của Hy Lạp, nước Pháp trước các cải cách đầy khó khăn hay sự kiện tuần báo Charlie Hebdo ra trở lại số báo bình thường, tờ báo Le Figaro dành bài phóng sự dài nêu lên một hiện tượng xã hội ở Trung Quốc. Bài phóng sự đề tựa ngắn gọn « Những đứa trẻ Trung Quốc bị bỏ rơi » nhưng lại là một câu chuyện dài về những hệ lụy của quá trình phát triển nóng ở Trung Quốc trong hơn ba thập niên qua.

Theo Le Figaro, bị bỏ rơi đó là hoàn cảnh của hơn 60 triệu trẻ em ở các vùng nông thôn nghèo ở Trung Quốc ngày nay. Chúng không phải là những đứa trẻ vô thừa nhận mà bị bố mẹ bỏ lại sống đơn côi ở quê nhà để lên các thành phố lớn kiếm sống. Theo tác giả, có những em nhỏ may mắn thì được gửi lại cho ông bà hay người bà con giữ hộ, nhưng không ít em phải tự thân vận động với cuộc sống trẻ thơ mà không có tình cảm hay sự chăm sóc của cha mẹ.

Đặc phái viên của le Figaro đưa độc giả đến thôn Thang Khê, một địa điểm khuất nẻo thuộc huyện Nghi Xuân trong tỉnh Giang Tây, một tỉnh được cho là nghèo nhất nước Trung Quốc. Theo tác giả bài viết thì đại đa số các em nhỏ ở đây đều là « những trẻ bị bỏ rơi » bởi cha mẹ chúng là những « dân công – Mingong » , từ để chỉ những người nông thôn lên thành thị lao động.

Cũng như hàng chục triệu các em bé ở Trung Quốc, mỗi khi Xuân Tiết đến ( Chunjié), tức năm mới âm lịch, những đứa trẻ ở làng Thang Khê lại phấp phỏng mong chờ được gặp lại cha mẹ dù chỉ là ít ngày. Một em nhỏ 9 tuổi tên Xiaohai kể với phóng viên Le Figaro là năm trước vì không mua được vé tàu bố mẹ em đã không về với em dịp đón năm mới và vì thế mà đã hai năm cậu bé không gặp được cha mẹ. Cậu bé cũng chẳng thể biết bố mẹ đang sống và làm việc ở đâu chỉ biết là ở rất xa và mỗi năm chỉ có thể về với em một lần.

Hoàn cảnh của em bé Xiaohai nêu trên chỉ là một trong số hơn 60 triệu trẻ nhỏ có thân phận tương tự ở Trung Quốc ngày nay. Tác giả dẫn số liệu của hiệp hội All-China Women’s Federation ( ACWF) cho biết trong năm 2013 ở Trung Quốc có 61 triệu « trẻ em bị bỏ rơi » ở nông thôn theo kiểu như vậy. Còn theo giáo sư dân số học tại Đại học Nhân dân bắc Kinh, Đoàn Thành Vinh ( Duan Chengrong), người tham gia chương trình nghiên cứu của ACWF thì con số những trẻ « bị bỏ rơi » giờ phải là từ 65 đến 66 triệu và con số người từ nông thôn lên thành thị kiếm sống phải là 250 triệu.

Phóng viên Le Figaro nhận xét : Những « nhi đồng lưu thủ - tiếng Hoa để chỉ trẻ bị bỏ rơi» nói trên chiếm 22 % thiếu nhi Trung Quốc, chính là những số phận bị hy sinh trong sự phát triển của Trung Quốc suốt hơn 30 năm qua ». Những đứa trẻ bị bỏ rơi còn phải đối mặt với bao nguy hiểm rình rập trong cuộc sống trẻ thơ không tình cảm, không có sự giám sát của cha mẹ. Đã có nhiều trường hợp các em nhỏ sống bơ vơ như vậy bị mất tích, tai nạn giao thông hay chết đuối ở trong cái làng Thang Khê thuộc huyện Nghi Xuân này.

Trong trường học ở Thang Khê, có tới 70 % học sinh không sống với cha mẹ. Theo các thầy cô giáo, những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm cha mẹ như vậy chắc chắn sẽ bị những hậu quả tiêu cực trong tâm lý phát triển ảnh hưởng đến các hành vi của các em trong tương lai. Theo tác giả bài phóng sự, mặc dù những người làm giáo dục ở địa phương cảnh báo nhưng chính quyền ngoài hứa hẹn chẳng làm gì được hơn để thay đổi tình hình.

Để kết thúc, bài phóng sự dẫn lời một người ông đến đón cháu ở cổng trường học thổ lộ rằng : « Bây giờ chuyện này đã trở thành bình thường », còn đứa cháu gái được ông đón thì nói thêm : « Chỉ có con cái nhà giàu mới được sống với bố mẹ ».

Trung Quốc : Đám tang không thể có cho một Giám mục Giáo hội thầm lặng

Báo La Croix có bài viết với tựa đề « Đám tang không thể có của gia đình giám mục Sư Ân Tường (Shi Enxiang) ». Theo La Croix, bị chính quyền giam giữ từ năm 2001, Giám mục Sư Ân Tường, vị giám mục cao tuổi nhất của Giáo hội thầm lặng ở Trung Quốc, có lẽ đã bị chết từ đầu tháng Giêng, nhưng đến giờ chính quyền từ chối trả lại thi thể người quá cố cho gia đình.

Phóng viên của La Croix tại tỉnh Hà Bắc Trung Quốc đã gặp một người cháu trai của giám mục quá cố, ông này cho biết : « Tất cả những gì chúng tôi muốn là có thể chôn cất cho ông, họ phải trả lại xác ông cho chúng tôi ».
Ông kể lại, cuối tháng Giêng, ông trưởng làng đã đến hỏi gia đình đã nhận được xác của chú tôi chưa. Gia đình hỏi lại liệu ông còn sống không thì được trả lời « chắc là không », sau đó ông trưởng làng có quay lại hai lần xem gia đình nhận được xác Giám mục Sư chưa.

Đó là tất cả những gì gia đình có thể biết được về Giám mục Sư Ân Tường, người cai quản Giáo hội thầm lặng Trung Quốc. Ông bị mất tích năm 2001 vì không chịu nghe theo lệnh của chính quyền tiếp tục hành đạo với Giáo hội bí mật. Đến năm nay ông Sư Ân Tường đã 94 tuổi và đã có 54 năm sống trong tù và trại cải tạo.

Mặc dù tin về Giám mục qua đời đã loan truyền từ cả tháng nay chính quyền Trung Quốc vẫn làm thinh coi như không biết gì. Cộng đồng Công giáo tại Hồng Kông còn tổ chức biểu tình trước văn phòng liên lạc của Bắc Kinh đòi làm sáng tỏ số phận của Giám Mục Sư Ân Tường.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

60 triệu trẻ em Trung Quốc bị bỏ rơi - Anh Vũ RFI

Trên các trang báo Pháp hôm nay, trong khi nhiều bài viết tập trung vào thời sự kinh tế chính trị đang nóng của châu Âu như cuộc đàm phán nợ của Hy Lạp, nước Pháp trước các cải cách đầy khó khăn

mediaMột xưởng vẽ dành cho con em của các gia đình dân công - RFI /Heike Schmidt

Trên các trang báo Pháp hôm nay, trong khi nhiều bài viết tập trung vào thời sự kinh tế chính trị đang nóng của châu Âu như cuộc đàm phán nợ của Hy Lạp, nước Pháp trước các cải cách đầy khó khăn hay sự kiện tuần báo Charlie Hebdo ra trở lại số báo bình thường, tờ báo Le Figaro dành bài phóng sự dài nêu lên một hiện tượng xã hội ở Trung Quốc. Bài phóng sự đề tựa ngắn gọn « Những đứa trẻ Trung Quốc bị bỏ rơi » nhưng lại là một câu chuyện dài về những hệ lụy của quá trình phát triển nóng ở Trung Quốc trong hơn ba thập niên qua.

Theo Le Figaro, bị bỏ rơi đó là hoàn cảnh của hơn 60 triệu trẻ em ở các vùng nông thôn nghèo ở Trung Quốc ngày nay. Chúng không phải là những đứa trẻ vô thừa nhận mà bị bố mẹ bỏ lại sống đơn côi ở quê nhà để lên các thành phố lớn kiếm sống. Theo tác giả, có những em nhỏ may mắn thì được gửi lại cho ông bà hay người bà con giữ hộ, nhưng không ít em phải tự thân vận động với cuộc sống trẻ thơ mà không có tình cảm hay sự chăm sóc của cha mẹ.

Đặc phái viên của le Figaro đưa độc giả đến thôn Thang Khê, một địa điểm khuất nẻo thuộc huyện Nghi Xuân trong tỉnh Giang Tây, một tỉnh được cho là nghèo nhất nước Trung Quốc. Theo tác giả bài viết thì đại đa số các em nhỏ ở đây đều là « những trẻ bị bỏ rơi » bởi cha mẹ chúng là những « dân công – Mingong » , từ để chỉ những người nông thôn lên thành thị lao động.

Cũng như hàng chục triệu các em bé ở Trung Quốc, mỗi khi Xuân Tiết đến ( Chunjié), tức năm mới âm lịch, những đứa trẻ ở làng Thang Khê lại phấp phỏng mong chờ được gặp lại cha mẹ dù chỉ là ít ngày. Một em nhỏ 9 tuổi tên Xiaohai kể với phóng viên Le Figaro là năm trước vì không mua được vé tàu bố mẹ em đã không về với em dịp đón năm mới và vì thế mà đã hai năm cậu bé không gặp được cha mẹ. Cậu bé cũng chẳng thể biết bố mẹ đang sống và làm việc ở đâu chỉ biết là ở rất xa và mỗi năm chỉ có thể về với em một lần.

Hoàn cảnh của em bé Xiaohai nêu trên chỉ là một trong số hơn 60 triệu trẻ nhỏ có thân phận tương tự ở Trung Quốc ngày nay. Tác giả dẫn số liệu của hiệp hội All-China Women’s Federation ( ACWF) cho biết trong năm 2013 ở Trung Quốc có 61 triệu « trẻ em bị bỏ rơi » ở nông thôn theo kiểu như vậy. Còn theo giáo sư dân số học tại Đại học Nhân dân bắc Kinh, Đoàn Thành Vinh ( Duan Chengrong), người tham gia chương trình nghiên cứu của ACWF thì con số những trẻ « bị bỏ rơi » giờ phải là từ 65 đến 66 triệu và con số người từ nông thôn lên thành thị kiếm sống phải là 250 triệu.

Phóng viên Le Figaro nhận xét : Những « nhi đồng lưu thủ - tiếng Hoa để chỉ trẻ bị bỏ rơi» nói trên chiếm 22 % thiếu nhi Trung Quốc, chính là những số phận bị hy sinh trong sự phát triển của Trung Quốc suốt hơn 30 năm qua ». Những đứa trẻ bị bỏ rơi còn phải đối mặt với bao nguy hiểm rình rập trong cuộc sống trẻ thơ không tình cảm, không có sự giám sát của cha mẹ. Đã có nhiều trường hợp các em nhỏ sống bơ vơ như vậy bị mất tích, tai nạn giao thông hay chết đuối ở trong cái làng Thang Khê thuộc huyện Nghi Xuân này.

Trong trường học ở Thang Khê, có tới 70 % học sinh không sống với cha mẹ. Theo các thầy cô giáo, những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm cha mẹ như vậy chắc chắn sẽ bị những hậu quả tiêu cực trong tâm lý phát triển ảnh hưởng đến các hành vi của các em trong tương lai. Theo tác giả bài phóng sự, mặc dù những người làm giáo dục ở địa phương cảnh báo nhưng chính quyền ngoài hứa hẹn chẳng làm gì được hơn để thay đổi tình hình.

Để kết thúc, bài phóng sự dẫn lời một người ông đến đón cháu ở cổng trường học thổ lộ rằng : « Bây giờ chuyện này đã trở thành bình thường », còn đứa cháu gái được ông đón thì nói thêm : « Chỉ có con cái nhà giàu mới được sống với bố mẹ ».

Trung Quốc : Đám tang không thể có cho một Giám mục Giáo hội thầm lặng

Báo La Croix có bài viết với tựa đề « Đám tang không thể có của gia đình giám mục Sư Ân Tường (Shi Enxiang) ». Theo La Croix, bị chính quyền giam giữ từ năm 2001, Giám mục Sư Ân Tường, vị giám mục cao tuổi nhất của Giáo hội thầm lặng ở Trung Quốc, có lẽ đã bị chết từ đầu tháng Giêng, nhưng đến giờ chính quyền từ chối trả lại thi thể người quá cố cho gia đình.

Phóng viên của La Croix tại tỉnh Hà Bắc Trung Quốc đã gặp một người cháu trai của giám mục quá cố, ông này cho biết : « Tất cả những gì chúng tôi muốn là có thể chôn cất cho ông, họ phải trả lại xác ông cho chúng tôi ».
Ông kể lại, cuối tháng Giêng, ông trưởng làng đã đến hỏi gia đình đã nhận được xác của chú tôi chưa. Gia đình hỏi lại liệu ông còn sống không thì được trả lời « chắc là không », sau đó ông trưởng làng có quay lại hai lần xem gia đình nhận được xác Giám mục Sư chưa.

Đó là tất cả những gì gia đình có thể biết được về Giám mục Sư Ân Tường, người cai quản Giáo hội thầm lặng Trung Quốc. Ông bị mất tích năm 2001 vì không chịu nghe theo lệnh của chính quyền tiếp tục hành đạo với Giáo hội bí mật. Đến năm nay ông Sư Ân Tường đã 94 tuổi và đã có 54 năm sống trong tù và trại cải tạo.

Mặc dù tin về Giám mục qua đời đã loan truyền từ cả tháng nay chính quyền Trung Quốc vẫn làm thinh coi như không biết gì. Cộng đồng Công giáo tại Hồng Kông còn tổ chức biểu tình trước văn phòng liên lạc của Bắc Kinh đòi làm sáng tỏ số phận của Giám Mục Sư Ân Tường.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm