81 Chiến Sĩ Đại Đội 72, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù tử nạn trên chuyến bay C-123 của Không Lực Hoa Kỳ ngày 11 tháng 12 năm 1965
Trong cuộc hành quân không tải từ Pleiku đến Tuy Hoà, chiếc phi cơ vận tải C-123B của không lực Hoa Kỳ số đuôi 64-376 trong một phi vụ vụ chuyển quân (Airlift Mission) có chở theo 81 quân nhân thuộc đại đội 72, tiểu đoàn 7 nhảy dù cất cánh vào lúc 1018H sáng thứ bảy ngày 11 tháng 12 năm 1965, đã không đáp xuống phi trường theo giờ ấn định và cũng không đáp xuống bất cứ một phi trường nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà.
Đến 0810H ngày 12 tháng 12 năm 1965, được chính thức xác nhận là mất liên lạc không rõ lý do.
Phi cơ C-123 số duôi 64-376 của không quân Hoa Kỳ lâm nạn ngày 11 tháng 12 năm 1965. Ảnh tài liệu của JPAC.
Sau đó phía không quân Hoa Kỳ đã cho phi cơ đưa toán chuyên viên RAMP nổ lực tìm kiếm trong các ngày 12, 13 và 14 tháng 12 năm 1965, nhưng không có kết quả. Đến ngày 15 thì cuộc tìm kiếm bị gián đoạn do thời tiết xấu.
Cho đến ngày 22 và 23 tháng 12 năm 1965, toán tìm kiếm từ phi cơ quan sát đã phát hiện ra xác phi cơ bị gẫy nát, chỉ còn lại khoảng 20 feet trên một đỉnh núi về phía tây nam, cách Tuy Hoà 20 dậm (CQ 019 173). Toán tìm kiếm cho biết: ” không thấy dấu hiệu có sự sống của toàn bộ phi hành đoàn Hoa Kỳ và quân nhân nhảy dù “, thời tiết xấu và mây mù che phủ đã làm ành hưởng, gây trở ngại đến sự quan sát vị trí phi cơ lâm nạn, hơn nữa khu vực nầy lại do lực lượng việt cộng kiểm soát. Toán tìm kiếm đã cố gắng quan sát thêm, và không thấy có dấu hiệu phi cơ đáp xuống, trước khi đụng vào đỉnh núi ! Họ không thể xác nhận liệu có thể có sự sống sót xảy ra sau khi phi cơ lâm nạn trong khu vực (REF 1).
Sáu tháng sau cuộc tìm kiếm được tiếp tục vào ngày 6 tháng 1 năm 1966, trên phi cơ qua kính quan sát trong thời gian khoảng 30 phút từ độ cao 30 đến 100 feet, toán tìm kiếm vẫn không tìm thấy được gì hơn trong khu vực phi cơ lâm nạn (REF 2).
Phải đến tám năm rưởi sau, vào ngày 16 tháng 6 năm 1974, một toán tìm kiếm khác gồm 2 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà và 8 thợ cưa gỗ rừng tiến vào khu vực phi cơ lâm nạn quan sát tình hình trước.
Cây xuyên qua thân phi cơ C-123 của không quân Hoa Kỳ lâm nạn ngày 11 tháng 12 năm 1965. Ảnh tài liệu của JPAC
Đến ngày 23 tháng 6 năm 1974, toán tìm kiếm đã gom lại được tất cả 17 bao từ phần còn lại bên ngoài phi cơ, họ không thể vào trong thân phi cơ vì còn nhiều lựu đạn và đạn M-79.
Đến ngày 28 tháng 6 năm 1974, 17 bao thu hồi bên ngoài phi cơ được Hoa Kỳ đưa về Thái Lan ( CIL-THAI ) để xác định và phân tích…
Trong hồ sơ giới hạn phổ biến của toán chuyên Viên Phân loại và nhận dạng, được ghi nhận như sau: Họ không đủ quyền hạn để giải quyết thỏa đáng phần còn lại của bất cứ thi thể liên quan nào ! Bob. Phân loại: Hãy cẩn thận không được phân loại: NONE…
Theo một tài liệu lưu trữ về chiếc phi cơ C-123 của không quân Hoa Kỳ lâm nạn ngày 11 thàng 12 năm 1965 tại chiến trường Việt Nam được ghi nhận như sau: Trưởng phi cơ là Thiếu tá Robert Milvoy Horsky, ông nguyên là phi công pháo đài bay chiến lược B-52 từ năm1962 đến năm 1964. Sau đó ông chuyển qua bay vận tải cơ C-123 từ năm1965 cho đến khi xảy ra tai nạn. Nguyên nhân phi cơ lâm nạn là do mây mù và mưa rào che khuất tầm nhìn của phi công làm cho phi cơ đụng vào cây trên sườn núi cao độ 4000 FEET, phi cơ rơi xuống một đĩnh núi cao độ 1000 FEET, làm cho tất cả 4 nhân viên phi hành đoàn không quân Hoa Kỳ và 81 quân nhảy dù QLVNCH thiệt mạng.
Năm 2012, Mr. Robert Maves, Civ JPAC J2; cựu thiếu tá KQVNCH Nguyễn Qúy An và Gia Đình Mũ Đỏ đã gởi một bản nhắn tin trên các báo chí Việt ngữ tại Hoa Kỳ để thông báo, liên lạc với thân nhân của 81 quân nhân nhảy dù, và thông báo duy vật còn lại như: Thẻ bài – ID Tags, căn cước quân nhân – ID Cards và vài giấy tờ tuỳ thân của 19 trong số 81 quân nhân thuộc ĐĐ72, TĐ7ND thiệt mạng đã tìm được, danh sách gồm có:
LE, Binh Van SQ 8 Vietnam Armed Forces Card
TRAN, Quy SQ 6DA 100401 ID Tag
NUON, Chau. SQ 121969/52 ID Tag
TRAN, G. O. SQ 58/202.400 ID Tag
NGUYEN, Tanh Xuan SQ 10172 ID Tag
TRAN, Than V SQ 63A 108.047 ID Tag
LE, Hoa Van Birth Certificate
NGUYEN, Tuyet Thi Partial ID Card
LE, Suyen Van SQ 57/211.162
NGUYEN, Tai Van SQ 566726 Vietnam Armed Forces Card
DO, Dien Van SQ 125.114 ID Tag
NGUYEN, Tanh Xuan SQ 10172 ID Tag
TRAN, Than V SQ 63A 108.047 ID Tag
NGUYEN, Tuong Van SQ 591535 ID CARD
BICH, Pham N. SQ 401978 ID TAG (Hình như là Đại Đội Trưởng ĐĐ72ND)
DO, Linh Van SQ 55A 121.239 ID TAG
LE, Thu Ng SQ 55A 121.239
LAM Dan Sy SQ 51/302.734 ID CARD
THY ID CARD
Một bản thông báo khác đăng trên Việt Báo ngày 25 tháng 9 năm 2012 được ghi nhận như sau: Lực lượng liên hợp tìm kiếm tù binh/quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong khi chiến đấu (Joint Prisoners of War, Missing in Action Accounting Command), còn gọi là JPAC, muốn liên lạc với thân nhân của 81 quân nhân ĐĐ72, TĐ7ND mất tích trên chiếc phi cơ C-123 thuộc Không lực Hoa Kỳ ngày 11 tháng 12 năm 1965. Qua liên lạc, xin được tường trình như sau: JPAC vừa nhận được mẫu xét nghiệm DNA gia đình của bốn phi hành đoàn không quân Hoa Kỳ, và đang tìm thân nhân của 81 quân nhân nhảy dù bị tử nạn trên chuyến bay đó để họ gởi dụng cụ thử DNA.
Tính đến nay đã gần 54 năm trôi qua từ khi chiếc phi cơ C-123 lâm nạn, làm cho 81 quân nhân nhảy dù QLVNCH và 4 nhân viên phi hành đoàn không quân Hoa Kỳ vĩnh viễn ra đi không còn sự sống. Giờ đây có lẽ thân xác của các Tử Sĩ Nhảy Dù đã thành cát bụi yên nghĩ tại vị trí phi cơ lâm nạn ! Và một số hài cốt thu hồi được 17 bao vào năm 1974 của 81 chiến sĩ nhảy dù vẫn còn lưu giữ tại phòng giảo nghiệm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Hawaii (Defense POW/MIA Accounting Agency Hawaii) đã 45 năm. Không biết có bao nhiêu gia đình Cô Nhi Qủa Phụ và thân nhân của của các Tử Sĩ Nhảy Dù biết được chuyện chuyến bay định mệnh ngày 11 tháng 12 năm 1965 ?
Nguyễn Quân
Trong cuộc hành quân không tải từ Pleiku đến Tuy Hoà, chiếc phi cơ vận tải C-123B của không lực Hoa Kỳ số đuôi 64-376 trong một phi vụ vụ chuyển quân (Airlift Mission) có chở theo 81 quân nhân thuộc đại đội 72, tiểu đoàn 7 nhảy dù cất cánh vào lúc 1018H sáng thứ bảy ngày 11 tháng 12 năm 1965, đã không đáp xuống phi trường theo giờ ấn định và cũng không đáp xuống bất cứ một phi trường nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà.
Đến 0810H ngày 12 tháng 12 năm 1965, được chính thức xác nhận là mất liên lạc không rõ lý do.
Phi cơ C-123 số duôi 64-376 của không quân Hoa Kỳ lâm nạn ngày 11 tháng 12 năm 1965. Ảnh tài liệu của JPAC.
Sau đó phía không quân Hoa Kỳ đã cho phi cơ đưa toán chuyên viên RAMP nổ lực tìm kiếm trong các ngày 12, 13 và 14 tháng 12 năm 1965, nhưng không có kết quả. Đến ngày 15 thì cuộc tìm kiếm bị gián đoạn do thời tiết xấu.
Cho đến ngày 22 và 23 tháng 12 năm 1965, toán tìm kiếm từ phi cơ quan sát đã phát hiện ra xác phi cơ bị gẫy nát, chỉ còn lại khoảng 20 feet trên một đỉnh núi về phía tây nam, cách Tuy Hoà 20 dậm (CQ 019 173). Toán tìm kiếm cho biết: ” không thấy dấu hiệu có sự sống của toàn bộ phi hành đoàn Hoa Kỳ và quân nhân nhảy dù “, thời tiết xấu và mây mù che phủ đã làm ành hưởng, gây trở ngại đến sự quan sát vị trí phi cơ lâm nạn, hơn nữa khu vực nầy lại do lực lượng việt cộng kiểm soát. Toán tìm kiếm đã cố gắng quan sát thêm, và không thấy có dấu hiệu phi cơ đáp xuống, trước khi đụng vào đỉnh núi ! Họ không thể xác nhận liệu có thể có sự sống sót xảy ra sau khi phi cơ lâm nạn trong khu vực (REF 1).
Sáu tháng sau cuộc tìm kiếm được tiếp tục vào ngày 6 tháng 1 năm 1966, trên phi cơ qua kính quan sát trong thời gian khoảng 30 phút từ độ cao 30 đến 100 feet, toán tìm kiếm vẫn không tìm thấy được gì hơn trong khu vực phi cơ lâm nạn (REF 2).
Phải đến tám năm rưởi sau, vào ngày 16 tháng 6 năm 1974, một toán tìm kiếm khác gồm 2 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà và 8 thợ cưa gỗ rừng tiến vào khu vực phi cơ lâm nạn quan sát tình hình trước.
Cây xuyên qua thân phi cơ C-123 của không quân Hoa Kỳ lâm nạn ngày 11 tháng 12 năm 1965. Ảnh tài liệu của JPAC
Đến ngày 23 tháng 6 năm 1974, toán tìm kiếm đã gom lại được tất cả 17 bao từ phần còn lại bên ngoài phi cơ, họ không thể vào trong thân phi cơ vì còn nhiều lựu đạn và đạn M-79.
Đến ngày 28 tháng 6 năm 1974, 17 bao thu hồi bên ngoài phi cơ được Hoa Kỳ đưa về Thái Lan ( CIL-THAI ) để xác định và phân tích…
Trong hồ sơ giới hạn phổ biến của toán chuyên Viên Phân loại và nhận dạng, được ghi nhận như sau: Họ không đủ quyền hạn để giải quyết thỏa đáng phần còn lại của bất cứ thi thể liên quan nào ! Bob. Phân loại: Hãy cẩn thận không được phân loại: NONE…
Theo một tài liệu lưu trữ về chiếc phi cơ C-123 của không quân Hoa Kỳ lâm nạn ngày 11 thàng 12 năm 1965 tại chiến trường Việt Nam được ghi nhận như sau: Trưởng phi cơ là Thiếu tá Robert Milvoy Horsky, ông nguyên là phi công pháo đài bay chiến lược B-52 từ năm1962 đến năm 1964. Sau đó ông chuyển qua bay vận tải cơ C-123 từ năm1965 cho đến khi xảy ra tai nạn. Nguyên nhân phi cơ lâm nạn là do mây mù và mưa rào che khuất tầm nhìn của phi công làm cho phi cơ đụng vào cây trên sườn núi cao độ 4000 FEET, phi cơ rơi xuống một đĩnh núi cao độ 1000 FEET, làm cho tất cả 4 nhân viên phi hành đoàn không quân Hoa Kỳ và 81 quân nhảy dù QLVNCH thiệt mạng.
Năm 2012, Mr. Robert Maves, Civ JPAC J2; cựu thiếu tá KQVNCH Nguyễn Qúy An và Gia Đình Mũ Đỏ đã gởi một bản nhắn tin trên các báo chí Việt ngữ tại Hoa Kỳ để thông báo, liên lạc với thân nhân của 81 quân nhân nhảy dù, và thông báo duy vật còn lại như: Thẻ bài – ID Tags, căn cước quân nhân – ID Cards và vài giấy tờ tuỳ thân của 19 trong số 81 quân nhân thuộc ĐĐ72, TĐ7ND thiệt mạng đã tìm được, danh sách gồm có:
LE, Binh Van SQ 8 Vietnam Armed Forces Card
TRAN, Quy SQ 6DA 100401 ID Tag
NUON, Chau. SQ 121969/52 ID Tag
TRAN, G. O. SQ 58/202.400 ID Tag
NGUYEN, Tanh Xuan SQ 10172 ID Tag
TRAN, Than V SQ 63A 108.047 ID Tag
LE, Hoa Van Birth Certificate
NGUYEN, Tuyet Thi Partial ID Card
LE, Suyen Van SQ 57/211.162
NGUYEN, Tai Van SQ 566726 Vietnam Armed Forces Card
DO, Dien Van SQ 125.114 ID Tag
NGUYEN, Tanh Xuan SQ 10172 ID Tag
TRAN, Than V SQ 63A 108.047 ID Tag
NGUYEN, Tuong Van SQ 591535 ID CARD
BICH, Pham N. SQ 401978 ID TAG (Hình như là Đại Đội Trưởng ĐĐ72ND)
DO, Linh Van SQ 55A 121.239 ID TAG
LE, Thu Ng SQ 55A 121.239
LAM Dan Sy SQ 51/302.734 ID CARD
THY ID CARD
Một bản thông báo khác đăng trên Việt Báo ngày 25 tháng 9 năm 2012 được ghi nhận như sau: Lực lượng liên hợp tìm kiếm tù binh/quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong khi chiến đấu (Joint Prisoners of War, Missing in Action Accounting Command), còn gọi là JPAC, muốn liên lạc với thân nhân của 81 quân nhân ĐĐ72, TĐ7ND mất tích trên chiếc phi cơ C-123 thuộc Không lực Hoa Kỳ ngày 11 tháng 12 năm 1965. Qua liên lạc, xin được tường trình như sau: JPAC vừa nhận được mẫu xét nghiệm DNA gia đình của bốn phi hành đoàn không quân Hoa Kỳ, và đang tìm thân nhân của 81 quân nhân nhảy dù bị tử nạn trên chuyến bay đó để họ gởi dụng cụ thử DNA.
Tính đến nay đã gần 54 năm trôi qua từ khi chiếc phi cơ C-123 lâm nạn, làm cho 81 quân nhân nhảy dù QLVNCH và 4 nhân viên phi hành đoàn không quân Hoa Kỳ vĩnh viễn ra đi không còn sự sống. Giờ đây có lẽ thân xác của các Tử Sĩ Nhảy Dù đã thành cát bụi yên nghĩ tại vị trí phi cơ lâm nạn ! Và một số hài cốt thu hồi được 17 bao vào năm 1974 của 81 chiến sĩ nhảy dù vẫn còn lưu giữ tại phòng giảo nghiệm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Hawaii (Defense POW/MIA Accounting Agency Hawaii) đã 45 năm. Không biết có bao nhiêu gia đình Cô Nhi Qủa Phụ và thân nhân của của các Tử Sĩ Nhảy Dù biết được chuyện chuyến bay định mệnh ngày 11 tháng 12 năm 1965 ?
Nguyễn Quân
Nguồn: http://batkhuat.net/tl-dd72-td7nd-mattich-11121965.htm; https://vietbao.com/a194183/ve-81-quan-nhan-dai-doi-72-tieu-doan-7-nhay-du-mat-tich; Email-An Nguyen & Robert Maves; Phúc trình của Thiếu Tá Nguyễn Bá Trước, Tiểu đoàn trưởng, TĐ7ND; https://airforce.togetherweserved.com; https://www.dpaa.mil/Our-Missing/Vietnam-War/..