Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
AI LÀ GIẶC? _ Việt Nhân
(HNPĐ) Năm xưa tháng Tư cũng những ngày cuối như hôm nay, nơi vùng 4 đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn các người lính Quốc Gia đem thân mình giữ lấy đất đai, riêng vùng 3 thì các biến chuyển chính trị đã khiến cho những ngày này mang màu sắc chính trị nhiều hơn, ông này lên ông kia xuống. Rồi lại thêm các mặt trận vùng ven phía bắc, các đơn vị miền Nam đã đuối dần trong cuộc chiến, mà sự thắng thua đã được đại cường quyết định từ hai năm trước, trong cái thê lương lúc chiến cuộc tàn, những khuôn mặt thân cộng đội lốt thành phần thứ ba hay đối lập gì đó, lăng xăng tới lui làm cho cảnh chợ chiều thêm phần bát nháo.
Không cần những cái mồm cộng sản oang oang rằng đã làm nên lịch sử, cũng không cần những gì khoác lác là cái đảng thổ tả đã đại thắng mùa xuân, ngay lúc các con cờ được sắp xếp trên bàn Hiệp định Paris, lúc thái độ của ông bạn đồng minh phản bội Hoa kỳ qua chuyện Hoàng Sa 74, rồi đến chuyện cắt giảm viện trợ quân sự để trói tay QL.VNCH hầu bức tử miền Nam. Sự thực đã cho thấy rõ thân phận một nước nhược tiểu, cho tới nay đã 38 năm trôi qua, nhìn đất nước trong tay lũ sâu mọt vong nô, trong nỗi buồn nhớ những ngày tháng cũ, nhớ cả người lẫn việc mà thương mà xót, thương cho người dân xót cho đất nước.
Hàng năm vào những ngày cuối tháng Tư, khi còn bên nhà hay đã tha hương thì dù bận mấy, những thằng lính bạn cũ cùng mỗ tôi, lại tìm đến ngồi bên nhau, thời gian đầu lúc vết thương tháng Tư còn tươi rói, câu chuyện luôn là những gì sôi nổi đời lính. Để rồi theo thời gian tóc đã phai màu lại phải xa quê, những câu chuyện bên nhau không còn có được cái men nồng trai trẻ năm xưa làm cho nhau say, mà lại luôn rơi vào cái lặng im của thương xót. Như trên mỗ tôi đã thưa, thương đây là cho dân, xót đây là cho quê nhà, chứ không chỉ riêng cho phận mình, nên câu chuyện xin thưa vẫn là những gì đã xảy ra hôm qua, và hôm nay để cho thấy đâu là cái thật.
Anh em nhắc cho nhau chuyện hôm qua, không vì mang tâm trạng tay đứt ruột xót mà phê phán, nó chỉ vì là những gì ngay trước mắt mà mình không thể nào không nhìn đó thôi. Vì đến hôm nay dù muốn hay không, thú thật cái đau đã quen mà nhìn sự việc ngày như càng khách quan hơn, chính từ cái khách quan đó, ta lại càng thấy rõ hơn những kẻ chiến thắng mang danh cách mạng, đúng là một lũ thổ phỉ bỉ ổi. Chúng dựng cái hào quang vì dân vì nước ra đi làm cách mạng, chúng nói vì độc lập chúng xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, nhưng những cái đó được tô đậm màu bằng hình ảnh những đoàn xe tải chất đầy xe đạp, máy Akai, ti vi, tủ lạnh... theo con QL1 mà ngược Bắc sau ngày chiến thắng.
Bề ngoài kẻ chiến thắng cũng đã thay đổi ngay từ ngày tháng đầu, những chiếc đồng hồ những khoen vàng, những chiếc vòng cẩm thạch lo le trên cổ tay, ngón tay những cán đực cán cái hồi kết về Nam. Người dân ngỡ ngàng trước tư cách những chị Út, anh Sáu, anh Tư... người dân họ hỏi nhau, tư cách kẻ chiến thắng có đâu nơi hành động đi gõ từng viên gạch nền nhà hay vách tường để kiếm của cải người dân chôn dấu? Có đâu hăm dọa xách nhiểu chủ nhà đi kinh tế mới để đoạt chiếm nhà người, lại càng có đâu thứ đạo đức làm người, như tên tướng cộng sản Nguyễn Hộ đã nói “Ngụy ta nhốt, nhà Ngụy ta ở, vợ Ngụy ta lấy, con Ngụy ta sai”?
Mỗ tôi thưa chuyện cũng đã nhiều lần, từ chuyện những con chó nhảy bàn độc, trong một nước xã nghĩa tư bản sơ khai man rợ ngày nay, mà tất cả bọn chúng hãnh diện là giai cấp tư bản đỏ, những cái đó là do chúng cướp được từ sau ngày tháng Tư. Kể từ đó đến nay đã 38 năm, bằng hơn nửa đời người chúng đã đưa đất nước tiến lên thiên đường ‘bác đi’, và nực cười thay ngay cả bác của chúng cũng không biết thiên đường đó nó nằm đâu, mặt ngang mũi dọc thế nào có thật hay không? Nhưng chắc chắn có một điều, là trong cái mù mù mờ mờ đó, người dân sống trong một xã hội nhiễu nhương, luật pháp nằm trong tay những kẻ đầy quyền lực, kẻ có địa vị giàu có cứ tiếp tục giàu, người dân bần cùng thì lo vật lộn với miếng ăn hàng ngày để sống còn.
À vậy ra theo thời gian, những gian manh đã đâu còn che lấp mãi được, giặc đỏ là ai, ngụy là ai, mỗ tôi phục ai đó ngay thời ông Diệm đã gọi bọn chúng bằng tên ác ôn côn đồ cộng phỉ, và khâm phục hơn câu nói của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, bị cộng sản xử bắn ngày 14/08/1975 “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm”
Qua lời nói hành động, cho thấy tư cách ai là giặc đây, đã 38 năm rồi thiết nghĩ câu trả lời đâu có là khó? Còn bị gọi là Ngụy mà lại luôn sống trong lòng mến thương của người dân, thiết nghĩ cũng nên được làm Ngụy như thế.
Việt Nhân (HNPĐ)
AI LÀ GIẶC? _ Việt Nhân
(HNPĐ) Năm xưa tháng Tư cũng những ngày cuối như hôm nay, nơi vùng 4 đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn các người lính Quốc Gia đem thân mình giữ lấy đất đai, riêng vùng 3 thì các biến chuyển chính trị đã khiến cho những ngày này mang màu sắc chính trị nhiều hơn, ông này lên ông kia xuống. Rồi lại thêm các mặt trận vùng ven phía bắc, các đơn vị miền Nam đã đuối dần trong cuộc chiến, mà sự thắng thua đã được đại cường quyết định từ hai năm trước, trong cái thê lương lúc chiến cuộc tàn, những khuôn mặt thân cộng đội lốt thành phần thứ ba hay đối lập gì đó, lăng xăng tới lui làm cho cảnh chợ chiều thêm phần bát nháo.
Không cần những cái mồm cộng sản oang oang rằng đã làm nên lịch sử, cũng không cần những gì khoác lác là cái đảng thổ tả đã đại thắng mùa xuân, ngay lúc các con cờ được sắp xếp trên bàn Hiệp định Paris, lúc thái độ của ông bạn đồng minh phản bội Hoa kỳ qua chuyện Hoàng Sa 74, rồi đến chuyện cắt giảm viện trợ quân sự để trói tay QL.VNCH hầu bức tử miền Nam. Sự thực đã cho thấy rõ thân phận một nước nhược tiểu, cho tới nay đã 38 năm trôi qua, nhìn đất nước trong tay lũ sâu mọt vong nô, trong nỗi buồn nhớ những ngày tháng cũ, nhớ cả người lẫn việc mà thương mà xót, thương cho người dân xót cho đất nước.
Hàng năm vào những ngày cuối tháng Tư, khi còn bên nhà hay đã tha hương thì dù bận mấy, những thằng lính bạn cũ cùng mỗ tôi, lại tìm đến ngồi bên nhau, thời gian đầu lúc vết thương tháng Tư còn tươi rói, câu chuyện luôn là những gì sôi nổi đời lính. Để rồi theo thời gian tóc đã phai màu lại phải xa quê, những câu chuyện bên nhau không còn có được cái men nồng trai trẻ năm xưa làm cho nhau say, mà lại luôn rơi vào cái lặng im của thương xót. Như trên mỗ tôi đã thưa, thương đây là cho dân, xót đây là cho quê nhà, chứ không chỉ riêng cho phận mình, nên câu chuyện xin thưa vẫn là những gì đã xảy ra hôm qua, và hôm nay để cho thấy đâu là cái thật.
Anh em nhắc cho nhau chuyện hôm qua, không vì mang tâm trạng tay đứt ruột xót mà phê phán, nó chỉ vì là những gì ngay trước mắt mà mình không thể nào không nhìn đó thôi. Vì đến hôm nay dù muốn hay không, thú thật cái đau đã quen mà nhìn sự việc ngày như càng khách quan hơn, chính từ cái khách quan đó, ta lại càng thấy rõ hơn những kẻ chiến thắng mang danh cách mạng, đúng là một lũ thổ phỉ bỉ ổi. Chúng dựng cái hào quang vì dân vì nước ra đi làm cách mạng, chúng nói vì độc lập chúng xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, nhưng những cái đó được tô đậm màu bằng hình ảnh những đoàn xe tải chất đầy xe đạp, máy Akai, ti vi, tủ lạnh... theo con QL1 mà ngược Bắc sau ngày chiến thắng.
Bề ngoài kẻ chiến thắng cũng đã thay đổi ngay từ ngày tháng đầu, những chiếc đồng hồ những khoen vàng, những chiếc vòng cẩm thạch lo le trên cổ tay, ngón tay những cán đực cán cái hồi kết về Nam. Người dân ngỡ ngàng trước tư cách những chị Út, anh Sáu, anh Tư... người dân họ hỏi nhau, tư cách kẻ chiến thắng có đâu nơi hành động đi gõ từng viên gạch nền nhà hay vách tường để kiếm của cải người dân chôn dấu? Có đâu hăm dọa xách nhiểu chủ nhà đi kinh tế mới để đoạt chiếm nhà người, lại càng có đâu thứ đạo đức làm người, như tên tướng cộng sản Nguyễn Hộ đã nói “Ngụy ta nhốt, nhà Ngụy ta ở, vợ Ngụy ta lấy, con Ngụy ta sai”?
Mỗ tôi thưa chuyện cũng đã nhiều lần, từ chuyện những con chó nhảy bàn độc, trong một nước xã nghĩa tư bản sơ khai man rợ ngày nay, mà tất cả bọn chúng hãnh diện là giai cấp tư bản đỏ, những cái đó là do chúng cướp được từ sau ngày tháng Tư. Kể từ đó đến nay đã 38 năm, bằng hơn nửa đời người chúng đã đưa đất nước tiến lên thiên đường ‘bác đi’, và nực cười thay ngay cả bác của chúng cũng không biết thiên đường đó nó nằm đâu, mặt ngang mũi dọc thế nào có thật hay không? Nhưng chắc chắn có một điều, là trong cái mù mù mờ mờ đó, người dân sống trong một xã hội nhiễu nhương, luật pháp nằm trong tay những kẻ đầy quyền lực, kẻ có địa vị giàu có cứ tiếp tục giàu, người dân bần cùng thì lo vật lộn với miếng ăn hàng ngày để sống còn.
À vậy ra theo thời gian, những gian manh đã đâu còn che lấp mãi được, giặc đỏ là ai, ngụy là ai, mỗ tôi phục ai đó ngay thời ông Diệm đã gọi bọn chúng bằng tên ác ôn côn đồ cộng phỉ, và khâm phục hơn câu nói của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, bị cộng sản xử bắn ngày 14/08/1975 “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm”
Qua lời nói hành động, cho thấy tư cách ai là giặc đây, đã 38 năm rồi thiết nghĩ câu trả lời đâu có là khó? Còn bị gọi là Ngụy mà lại luôn sống trong lòng mến thương của người dân, thiết nghĩ cũng nên được làm Ngụy như thế.
Việt Nhân (HNPĐ)