Văn Học & Nghệ Thuật

ÂM NHẠC VIỆT NAM HIÊN THỜI VỚI SỰ KIỆN NGUYỄN ÁNH 9.- Nguyễn Văn Luận

( HNPĐ ) NHẬN ĐỊNH CỦA NGHỆ SĨ TRONG NƯỚC: Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí


 ( HNPĐ ) NHẬN ĐỊNH CỦA NGHỆ SĨ TRONG NƯỚC:

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9:  Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí, không có nghệ thuật. Bây giờ, nhạc để xem nhiều hơn là để nghe. Người ta làm giải trí kiếm tiền, coi qua rồi bỏ chứ hiếm người tâm huyết làm nghệ thuật. Điều này khiến tôi buồn lắm vì con đường nghệ thuật của mình không có những người chung chí hướng để làm tốt vai trò nghệ sĩ.
Hồi xưa, người nhạc sĩ viết ca khúc từ những cảm xúc thật của họ, họ viết ra để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cho mọi người chứ họ không viết nhạc để bán. Còn bây giờ, nhạc sĩ viết nhạc theo yêu cầu đơn đặt hàng nên âm nhạc không có hồn, không có cảm xúc thật của người sáng tác.

Ca sĩ bây giờ đa số chỉ chú trọng ăn mặc, make-up cho đẹp và lên sân khấu hát thì sau lưng có một đám múa. Nhưng ít chú trọng đến xúc cảm âm nhạc, không để tâm hồn vào bài hát.

Ca sĩ Lan Ngọc:   Cái chê của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng không có gì là ghê gớm, đó là sự thật. Nói thẳng ra, ông Nguyễn Ánh 9 chỉ nói về một số cái tên lớn, chứ nhiều người khác tôi cũng thấy họ hát không chấp nhận được.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Rất nhiều ca sĩ trẻ hay nhạc sĩ trẻ - theo danh xưng được gọi như vậy - hoàn toàn không biết đi trước mình là những ai. Thậm chí, họ cũng không có nhu cầu cần biết.
Cuộc sống cuống cuồng chạy vội với tiền bạc, danh hiệu… trong âm nhạc hôm nay khiến điều quan trọng hơn là làm sao học vội một bài hát, viết một ca khúc na ná những gì đang thịnh hành để nhảy kịp lên “chuyến xe Nam kha” về miền không bờ bến.

Không ít ca sĩ khi được hỏi là họ đang hát với phong cách gì, câu trả lời rất dễ gây giật mình. Chẳng hạn: “Em đang hát dòng nhạc Mỹ Tâm”, hoặc “dòng nhạc Cẩm Ly”. Đại loại vậy... Đã từng có chuyện một “nhạc sĩ” trẻ, tuyên bố rằng bất cứ ai thích bài hát nào của nước ngoài, cứ mang đến cho anh ta, anh sẽ sửa, cắt, gọt bài hát ấy thành một bài nhạc Việt vừa ý với giá cả phải chăng.

Nhà văn Tô Hoài (Trích trong Ba Người Khác):

...Chả là tôi mê cái giọng con Hà Thanh rồi con Hoàng Oanh đài Sài Gòn. Chúng nó hát cho tê tái lòng người đến như thế, thế mới gọi là hát chứ !

Một người dân thành thị: (Trích trên Net) Xã hội chúng ta đang loạn là bởi vì chúng ta không tôn vinh được những giá trị văn hóa tốt đẹp và không bài trừ được những loại văn hóa vớ vẩn, trong đó có dòng nhạc thị trường. Xã hội chúng ta đang thiếu đi dũng khí để lên án những hành động, những việc làm phản văn hóa.Tại sao dòng nhạc thị trường nhảm nhí hiện nay lại có chiều hướng gia tăng?
Cách đây mấy hôm, tôi vào trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, định mua một thứ đồ trong siêu thị điện máy Trần Anh nhưng khi bước vào, tôi không thể chịu nổi tiếng loa mở gần như hết cỡ giọng hát của một ca sĩ mà quả thật nghe như… “đấm vào tai”. Cuối cùng tôi, phải chạy ngay ra khỏi siêu thị hiện đại bậc nhất Việt Nam ấy, bởi… không chịu nổi thứ âm thanh bát nháo của dòng nhạc thị trường đang được các gian hàng đua nhau mở hết cỡ. Thôi thì cũng tự nhủ mình rằng: “Mình không nghe nổi thứ nhạc này thì tốt nhất nên tránh xa ra và đừng đến những nơi như thế này nữa”.
Gần đây, trên một số chương trình truyền hình, đặc biệt là các chương trình truyền hình đang được “xã hội hóa”, người ta sẵn sàng đưa lên sóng những ca sĩ mà một nốt nhạc bẻ đôi không biết, hát thì “chênh, phô” lòi ra, khoe giọng thì ít mà khoe thân thì nhiều. Xem ra bây giờ trở thành nhạc sĩ và ca sĩ dễ dãi quá. Cho nên, những loại ca sĩ như Đàm Vĩnh Hưng mới ngộ nhận rằng mình tài năng, mình có công chúng, có khán giả.

NHẬN ĐỊNH CỦA NGHỆ SĨ HẢI NGOẠI:

Nhạc sĩ Vĩnh Lạc (Đoàn Thế Ngữ) : Chuyện ba cô ca sĩ (trong nước) hát Gửi gió cho mây ngàn bay của Đoàn Chuẩn & Từ Linh (Trích bài nói về Âm Thanh Và Ngôn Từ, đài phát thanh VOVN, Texas, 2005, tài liệu giữ lại của giáo sư Huỳnh Chiếu Đẳng)
...Trong 3 cô thì 2 cô hát sai nốt nhạc, sai lời ca, có cô chế kiểu khúc chót, không phải nhạc gốc. Phần hòa âm của một cô hát đoạn... Nhưng thôi tiếc mà chi, chim rồi bay (thì nổi nhạc "bầm bầm bầm") ...anh rồi đi ...( nhạc...thình thình, phèng phèng...như khúc khải hoàn ca!)
Ba cô hát: một cô như cơm nguội, một cô như canh chua và  một cô như thịt kho !

Ca sĩ Khánh Ly: Trích trong Bên Đời Hiu Quạnh.( Nhận định với tư cách người nghe nhạc chứ không phải ca sĩ )

...Những ca sĩ lớn lên hay thành danh ở trong nước dường như không có một khái niệm nào về nghệ thuật và quá trình của lớp người đi trước cả một phần tư thế kỷ.

...Sau thời VN tưng bừng mở cửa rồi tưng bừng khép lại... Và từ đó tung ra hải ngoại những khuôn mặt lạ, trẻ và một kiểu hát như nhau, chất giọng thì cũng như nhau đến nỗi có đôi khi nghe tôi không thể phân biệt ai là ai !

...Với một số thành phần nhạc sĩ đông đảo sáng tác liên tục trong một môi trường thuận tiện rộng lớn, 70 triệu người nghe, nói thật lòng tôi chỉ nghe được  (vài bài) và chỉ có nhiêu thế (Tôi không nói về nhạc Trịnh Công Sơn). Những bài hát khác không hề ở lại trong đầu tôi. Nó có 1 chút gì của Mỹ, chút gì của Nhật và một chút gì đó của Tàu, một chút gì của Đại Hàn và 1 chút gì của Thái. Tất cả có chung một lối hòa âm!

Sau đợt Cẩm Vân, Hồng Hạnh, Ngọc Bích, Nhã Phương , Bảo Yến là Mỹ Linh, Thanh lam, Hồng Nhung, Phương Thanh, Thu Hà, Trần Thu Hà...là những ca sĩ nghe nói có được đào tạo trong trường lớp hẳn hoi và những ca sĩ này sáng tạo ra 1 lối hát giống nhau nhưng không giống ai...!  Cùng trường, cùng thầy, cùng một cách đào luyện ca sĩ trẻ ở VN nên hát giống nhau quá, bốn, năm người hát mà nghe như chỉ một người hát, chẳng còn biết ai là ai mặc dù họ hát vững, kỹ thuật cao, chất giọng tốt và khỏe, nhưng mà ai mới được cơ chứ ?!

MC Nguyễn Ngọc Ngạn: (Trích trong Kỷ Niệm Sân Khấu-2010)

...Nhạc sĩ trong nước vì gần gũi với cuộc sống thuần túy Việt Nam cho nên ngoài âm điệu melody lôi cuốn, lời ca họ viết ra thường trữ tình hơn, phong phú hơn và luôn luôn đi sát với tâm tình Việt Nam.

VÀI ĐIỀU SUY NGHĨ , GÓP BÀN CỦA NGƯỜI VIẾT BÀI NÀY:

1._ Những nhận định nêu trên (trừ MC Nguyễn Ngoc Ngạn) là những sự thật của giới nghệ sĩ chân chính và người thưởng ngoạn ở trong và ngoài nước.

2._ Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đến bây giờ mới dám nói thật lòng mình, cũng như hồi mới về sống tại VN, nhạc sĩ Phạm Duy trả lời một phóng viên báo hỏi tương tự như nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, ông nhìn quanh, trả lời khẽ: Nhạc VN bây giờ "không sang !"
Vì sao vậy? Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từng trải hai chế độ, đã già, bớt sợ, rút được kinh nghiệm, chỉ nói sơ về âm nhạc hiện tại viết theo đơn đặt hàng và 1 số ca sĩ hát nhạc của ông, chỉ múa may, xanh đỏ, chứ hát không ra hồn. Và như vậy, ông không bị quy là "Âm mưu lật đổ chính quyền".

 Xưa Hữu Loan chỉ một bài thơ Mầu Tím Hoa Sim, khóc vợ chết, lại được phổ nhạc ở Miền Nam, mà bị đày đọa suốt đời. Nay thì  "đổi mới" là Cộng sản đổi mới nhưng cái nọc cộng sản chưa hết.
Ban Văn hóa Tư tưởng của Đảng trên cao chiếu xuống. Cục quản lý sân khấu hay trình diễn gì đó cũng như mọi loại Cục: Quản lý hộ khẩu, quản lý thị trường , quản lý giao thông  v...v. Công an dày đặc khắp nơi và những toán côn đồ được thuê mướn.

Thi sĩ Lê Đạt (Nhân Văn Giai Phẩm) đã viết:
Bục công an đặt trong trái tim người
Bắt tình cảm ngược xuôi theo quy luật nhà nước....!
Nên gần đây các nhạc sĩ trẻ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình đã bị bắt, kết án tù.
Nhìn sang Hàn Cộng (Bắc Triều Tiên) Cả ban nhạc 11 người gồm cả bồ cũ của Chủ tịch
Kim bị xử bắn với chứng cớ không phương hại đến an ninh quốc gia mà là khiêu dâm!
Một nghệ sĩ hài lỡ lời không làm Kim chủ tịch vui, bị đưa đi "cải tạo" 6 tháng!

3._ Ca, nhạc sĩ trẻ hòa âm, sáng tác, hát như thế nào, khỏi nói thêm. Tôi chỉ xin nêu một ví dụ:  Bài Yêu Em Mãi của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang sáng tác trong tù , bày tỏ nỗi nhục nhằn, đau đớn đến tuyệt vọng, có những câu như sau:

 Riêng ta nơi núi rừng,
về đêm càng nghe hồn băng giá,
câu ca hay khúc nhạc,
càng thêm sầu cho tình tan nát.

Dù biết cách xa với đời,
dù biết thủy chung chẳng rời,
mà vẫn xót xa tháng ngày,
chờ ta chi nữa em ơi,
còn đâu giây phút tuyệt vời.

Thế mà họ hòa âm thành bản nhạc nhẩy đầm rộn ràng, vài ca sĩ hợp ca với chân dài, chân vừa và chân ngắn, váy ngắn, ưỡn ẹo, khán giả khiêu vũ vỗ tay ào ào khen ...hot ! Bài này được phát lại trên một đài TV ở Houston, Tesxas, tháng 8-2013.  Có ai ngậm ngùi nhớ nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã chết trong tù Cộng sản ?

4._ Mấy năm gần đây rất nhiều ca nhạc sĩ về VN biểu diễn, kiếm khá tiền, khán giả đi coi đông quá trời ! Bỏ qua một vài người mang danh nghệ sĩ nói lăng nhăng nịnh chế độ, còn thì chỉ hát thôi...Dân chúng đi xem quá đông từ Nam ra Bắc coi các ca sĩ
hát Nhạc Vàng thực thụ (tuy còn bị kiểm duyệt cẩn thận) và những nhạc sến, nhạc tình, nhạc quê hương đâu ra đấy so với thứ nhạc vũ trường hiện thời, ca sĩ chân dài cứ ưỡn ra, trước khi hát thì hú lên: hê, hây rồi hát gào lên như bị phỏng, trước khi hết còn hô lên: wow! rồi mới rút lui.
Gần đây ồn ào việc ca sĩ Khánh Ly Về VN hát, khen chê cũng nhiều. Khánh Ly đã về VN
hai lần 1996 và 2002 nhưng ...không hát! Bây giờ, những danh ca như Lệ Thu, Thanh Tuyền đã về và khuyên Khánh Ly "nên về". Tôi nghĩ: với những ghi chép Bên đời hiu quạnh nêu ở phần trên, Khánh Ly nên về, hát một chập cho chúng nó biết tay! Để đồng bào hải ngoại không gọi Khánh Ly là Việt gian thì Khánh Ly nên nói  rằng : Tôi về VN là để Đấu Tranh Trực Diện với nhà cầm quyền VN như mấy anh ở Houston, Texas biện bạch, lòng đang muốn làm Việt gian.

5._Tôi ghi lại ở phần trên những nhận định chung về Âm nhạc Việt Nam hiện tại của một số nghệ sĩ trong và ngoài nước, hầu như cùng một suy nghĩ thành thực. Tôi rất ngạc nhiên và "bức xúc" về sự đánh giá các nhạc sĩ trong nước của MC Nguyễn Ngọc Ngạn: Âm điệu và Lời ca trữ tình hơn, phong phú hơn. Hai từ HƠN có phải là hơn hẳn Nhạc Vàng của chúng ta ?

Trong hai chục năm trước 1975 ở miền Bắc có bản nhạc phổ thơ Tố Hữu được bốc lên là bài ca thế kỷ, vừa lãng mạn cách mạng, vừa có tinh thần quốc tế , lời ca như sau:
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn ....
Hàng chục ngàn dân Hà nội lắng nghe dưới loa trên ngọn cây, cột đèn, đầu đường, góc phố, buổi phát thanh văn nghệ 9 giờ tối. Vì sao vậy ? Âm điệu và lời ca này hơn hẳn những bài như Tiểu đoàn 307, Ca ngợi anh hùng Phan đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai mà ngườ ta đã chán ngấy! Nếu lời ca không phải là thơ Tố Hữu, nhạc sĩ này chắn chắn đã lên rừng cải tạo. Hàng triệu người đói  không có cơm trong những năm  dài, giờ được củ khoai luộc sượng là háo hức lắm rồi. Hiện tại ở Bắc Triều Tiên cả triệu người đứng im tại quảng trường nghe nữ ca sĩ So Un gì đó hát bài Kim chủ tịch dẫn đường Thiên Lý Mã và vỗ tay vang trời trong 4 phút thì không phải bài ca hay mà ai không vỗ tay thì sẽ chết !

Nếu MC Nguyễn Ngọc Ngạn quen vui với âm thanh và ánh đèn sân khấu sập sình lâu quá rồi nên những bản nhạc như Tiễn Em Ra Phi Trường được cho là tuyệt phẩm? Người Việt ở Tiệp khắc vốn là dân đi lao động, ở lại Tiệp sau khi cộng sản đông Âu sụp đổ, lâu quá rồi ăn khoai sượng nay nếm bún bò Huế, sao không vỗ tay ào ào !

Hầu hết những bản nhạc trong nước không có được lời ca ví dụ như sau:
...Ôi tóc em dài đến thần thoại...
...Dòng tóc em bay bão tố lòng này...
...Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen....
...Con đường thảnh thơi nằm
Nghe chuyện tình quanh năm v...v và v...v.

 Thử so sánh, nói về Hà nội thì Em ơi Hà Nội phố với ...cây bàng đơn côi mùa đông so với ...áo mầu tung gió chơi vơi của Hướng Về Hà Nội, sáng tác trước Hà nội Phố ...rất lâu !
Tôi nghĩ rằng nhạc sĩ trong nước viết âm điệu melody lôi cuốn và lời ca trữ tình rất hợp với vũ trường thương mại chứ nó sốp sồm sộp, chẳng phong phú gì và cũng chẳng đi sát gì với tâm tình Việt Nam.

Nguyễn Văn Luận

( HNPĐ )

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

ÂM NHẠC VIỆT NAM HIÊN THỜI VỚI SỰ KIỆN NGUYỄN ÁNH 9.- Nguyễn Văn Luận

( HNPĐ ) NHẬN ĐỊNH CỦA NGHỆ SĨ TRONG NƯỚC: Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí


 ( HNPĐ ) NHẬN ĐỊNH CỦA NGHỆ SĨ TRONG NƯỚC:

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9:  Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí, không có nghệ thuật. Bây giờ, nhạc để xem nhiều hơn là để nghe. Người ta làm giải trí kiếm tiền, coi qua rồi bỏ chứ hiếm người tâm huyết làm nghệ thuật. Điều này khiến tôi buồn lắm vì con đường nghệ thuật của mình không có những người chung chí hướng để làm tốt vai trò nghệ sĩ.
Hồi xưa, người nhạc sĩ viết ca khúc từ những cảm xúc thật của họ, họ viết ra để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cho mọi người chứ họ không viết nhạc để bán. Còn bây giờ, nhạc sĩ viết nhạc theo yêu cầu đơn đặt hàng nên âm nhạc không có hồn, không có cảm xúc thật của người sáng tác.

Ca sĩ bây giờ đa số chỉ chú trọng ăn mặc, make-up cho đẹp và lên sân khấu hát thì sau lưng có một đám múa. Nhưng ít chú trọng đến xúc cảm âm nhạc, không để tâm hồn vào bài hát.

Ca sĩ Lan Ngọc:   Cái chê của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng không có gì là ghê gớm, đó là sự thật. Nói thẳng ra, ông Nguyễn Ánh 9 chỉ nói về một số cái tên lớn, chứ nhiều người khác tôi cũng thấy họ hát không chấp nhận được.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Rất nhiều ca sĩ trẻ hay nhạc sĩ trẻ - theo danh xưng được gọi như vậy - hoàn toàn không biết đi trước mình là những ai. Thậm chí, họ cũng không có nhu cầu cần biết.
Cuộc sống cuống cuồng chạy vội với tiền bạc, danh hiệu… trong âm nhạc hôm nay khiến điều quan trọng hơn là làm sao học vội một bài hát, viết một ca khúc na ná những gì đang thịnh hành để nhảy kịp lên “chuyến xe Nam kha” về miền không bờ bến.

Không ít ca sĩ khi được hỏi là họ đang hát với phong cách gì, câu trả lời rất dễ gây giật mình. Chẳng hạn: “Em đang hát dòng nhạc Mỹ Tâm”, hoặc “dòng nhạc Cẩm Ly”. Đại loại vậy... Đã từng có chuyện một “nhạc sĩ” trẻ, tuyên bố rằng bất cứ ai thích bài hát nào của nước ngoài, cứ mang đến cho anh ta, anh sẽ sửa, cắt, gọt bài hát ấy thành một bài nhạc Việt vừa ý với giá cả phải chăng.

Nhà văn Tô Hoài (Trích trong Ba Người Khác):

...Chả là tôi mê cái giọng con Hà Thanh rồi con Hoàng Oanh đài Sài Gòn. Chúng nó hát cho tê tái lòng người đến như thế, thế mới gọi là hát chứ !

Một người dân thành thị: (Trích trên Net) Xã hội chúng ta đang loạn là bởi vì chúng ta không tôn vinh được những giá trị văn hóa tốt đẹp và không bài trừ được những loại văn hóa vớ vẩn, trong đó có dòng nhạc thị trường. Xã hội chúng ta đang thiếu đi dũng khí để lên án những hành động, những việc làm phản văn hóa.Tại sao dòng nhạc thị trường nhảm nhí hiện nay lại có chiều hướng gia tăng?
Cách đây mấy hôm, tôi vào trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, định mua một thứ đồ trong siêu thị điện máy Trần Anh nhưng khi bước vào, tôi không thể chịu nổi tiếng loa mở gần như hết cỡ giọng hát của một ca sĩ mà quả thật nghe như… “đấm vào tai”. Cuối cùng tôi, phải chạy ngay ra khỏi siêu thị hiện đại bậc nhất Việt Nam ấy, bởi… không chịu nổi thứ âm thanh bát nháo của dòng nhạc thị trường đang được các gian hàng đua nhau mở hết cỡ. Thôi thì cũng tự nhủ mình rằng: “Mình không nghe nổi thứ nhạc này thì tốt nhất nên tránh xa ra và đừng đến những nơi như thế này nữa”.
Gần đây, trên một số chương trình truyền hình, đặc biệt là các chương trình truyền hình đang được “xã hội hóa”, người ta sẵn sàng đưa lên sóng những ca sĩ mà một nốt nhạc bẻ đôi không biết, hát thì “chênh, phô” lòi ra, khoe giọng thì ít mà khoe thân thì nhiều. Xem ra bây giờ trở thành nhạc sĩ và ca sĩ dễ dãi quá. Cho nên, những loại ca sĩ như Đàm Vĩnh Hưng mới ngộ nhận rằng mình tài năng, mình có công chúng, có khán giả.

NHẬN ĐỊNH CỦA NGHỆ SĨ HẢI NGOẠI:

Nhạc sĩ Vĩnh Lạc (Đoàn Thế Ngữ) : Chuyện ba cô ca sĩ (trong nước) hát Gửi gió cho mây ngàn bay của Đoàn Chuẩn & Từ Linh (Trích bài nói về Âm Thanh Và Ngôn Từ, đài phát thanh VOVN, Texas, 2005, tài liệu giữ lại của giáo sư Huỳnh Chiếu Đẳng)
...Trong 3 cô thì 2 cô hát sai nốt nhạc, sai lời ca, có cô chế kiểu khúc chót, không phải nhạc gốc. Phần hòa âm của một cô hát đoạn... Nhưng thôi tiếc mà chi, chim rồi bay (thì nổi nhạc "bầm bầm bầm") ...anh rồi đi ...( nhạc...thình thình, phèng phèng...như khúc khải hoàn ca!)
Ba cô hát: một cô như cơm nguội, một cô như canh chua và  một cô như thịt kho !

Ca sĩ Khánh Ly: Trích trong Bên Đời Hiu Quạnh.( Nhận định với tư cách người nghe nhạc chứ không phải ca sĩ )

...Những ca sĩ lớn lên hay thành danh ở trong nước dường như không có một khái niệm nào về nghệ thuật và quá trình của lớp người đi trước cả một phần tư thế kỷ.

...Sau thời VN tưng bừng mở cửa rồi tưng bừng khép lại... Và từ đó tung ra hải ngoại những khuôn mặt lạ, trẻ và một kiểu hát như nhau, chất giọng thì cũng như nhau đến nỗi có đôi khi nghe tôi không thể phân biệt ai là ai !

...Với một số thành phần nhạc sĩ đông đảo sáng tác liên tục trong một môi trường thuận tiện rộng lớn, 70 triệu người nghe, nói thật lòng tôi chỉ nghe được  (vài bài) và chỉ có nhiêu thế (Tôi không nói về nhạc Trịnh Công Sơn). Những bài hát khác không hề ở lại trong đầu tôi. Nó có 1 chút gì của Mỹ, chút gì của Nhật và một chút gì đó của Tàu, một chút gì của Đại Hàn và 1 chút gì của Thái. Tất cả có chung một lối hòa âm!

Sau đợt Cẩm Vân, Hồng Hạnh, Ngọc Bích, Nhã Phương , Bảo Yến là Mỹ Linh, Thanh lam, Hồng Nhung, Phương Thanh, Thu Hà, Trần Thu Hà...là những ca sĩ nghe nói có được đào tạo trong trường lớp hẳn hoi và những ca sĩ này sáng tạo ra 1 lối hát giống nhau nhưng không giống ai...!  Cùng trường, cùng thầy, cùng một cách đào luyện ca sĩ trẻ ở VN nên hát giống nhau quá, bốn, năm người hát mà nghe như chỉ một người hát, chẳng còn biết ai là ai mặc dù họ hát vững, kỹ thuật cao, chất giọng tốt và khỏe, nhưng mà ai mới được cơ chứ ?!

MC Nguyễn Ngọc Ngạn: (Trích trong Kỷ Niệm Sân Khấu-2010)

...Nhạc sĩ trong nước vì gần gũi với cuộc sống thuần túy Việt Nam cho nên ngoài âm điệu melody lôi cuốn, lời ca họ viết ra thường trữ tình hơn, phong phú hơn và luôn luôn đi sát với tâm tình Việt Nam.

VÀI ĐIỀU SUY NGHĨ , GÓP BÀN CỦA NGƯỜI VIẾT BÀI NÀY:

1._ Những nhận định nêu trên (trừ MC Nguyễn Ngoc Ngạn) là những sự thật của giới nghệ sĩ chân chính và người thưởng ngoạn ở trong và ngoài nước.

2._ Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đến bây giờ mới dám nói thật lòng mình, cũng như hồi mới về sống tại VN, nhạc sĩ Phạm Duy trả lời một phóng viên báo hỏi tương tự như nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, ông nhìn quanh, trả lời khẽ: Nhạc VN bây giờ "không sang !"
Vì sao vậy? Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từng trải hai chế độ, đã già, bớt sợ, rút được kinh nghiệm, chỉ nói sơ về âm nhạc hiện tại viết theo đơn đặt hàng và 1 số ca sĩ hát nhạc của ông, chỉ múa may, xanh đỏ, chứ hát không ra hồn. Và như vậy, ông không bị quy là "Âm mưu lật đổ chính quyền".

 Xưa Hữu Loan chỉ một bài thơ Mầu Tím Hoa Sim, khóc vợ chết, lại được phổ nhạc ở Miền Nam, mà bị đày đọa suốt đời. Nay thì  "đổi mới" là Cộng sản đổi mới nhưng cái nọc cộng sản chưa hết.
Ban Văn hóa Tư tưởng của Đảng trên cao chiếu xuống. Cục quản lý sân khấu hay trình diễn gì đó cũng như mọi loại Cục: Quản lý hộ khẩu, quản lý thị trường , quản lý giao thông  v...v. Công an dày đặc khắp nơi và những toán côn đồ được thuê mướn.

Thi sĩ Lê Đạt (Nhân Văn Giai Phẩm) đã viết:
Bục công an đặt trong trái tim người
Bắt tình cảm ngược xuôi theo quy luật nhà nước....!
Nên gần đây các nhạc sĩ trẻ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình đã bị bắt, kết án tù.
Nhìn sang Hàn Cộng (Bắc Triều Tiên) Cả ban nhạc 11 người gồm cả bồ cũ của Chủ tịch
Kim bị xử bắn với chứng cớ không phương hại đến an ninh quốc gia mà là khiêu dâm!
Một nghệ sĩ hài lỡ lời không làm Kim chủ tịch vui, bị đưa đi "cải tạo" 6 tháng!

3._ Ca, nhạc sĩ trẻ hòa âm, sáng tác, hát như thế nào, khỏi nói thêm. Tôi chỉ xin nêu một ví dụ:  Bài Yêu Em Mãi của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang sáng tác trong tù , bày tỏ nỗi nhục nhằn, đau đớn đến tuyệt vọng, có những câu như sau:

 Riêng ta nơi núi rừng,
về đêm càng nghe hồn băng giá,
câu ca hay khúc nhạc,
càng thêm sầu cho tình tan nát.

Dù biết cách xa với đời,
dù biết thủy chung chẳng rời,
mà vẫn xót xa tháng ngày,
chờ ta chi nữa em ơi,
còn đâu giây phút tuyệt vời.

Thế mà họ hòa âm thành bản nhạc nhẩy đầm rộn ràng, vài ca sĩ hợp ca với chân dài, chân vừa và chân ngắn, váy ngắn, ưỡn ẹo, khán giả khiêu vũ vỗ tay ào ào khen ...hot ! Bài này được phát lại trên một đài TV ở Houston, Tesxas, tháng 8-2013.  Có ai ngậm ngùi nhớ nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã chết trong tù Cộng sản ?

4._ Mấy năm gần đây rất nhiều ca nhạc sĩ về VN biểu diễn, kiếm khá tiền, khán giả đi coi đông quá trời ! Bỏ qua một vài người mang danh nghệ sĩ nói lăng nhăng nịnh chế độ, còn thì chỉ hát thôi...Dân chúng đi xem quá đông từ Nam ra Bắc coi các ca sĩ
hát Nhạc Vàng thực thụ (tuy còn bị kiểm duyệt cẩn thận) và những nhạc sến, nhạc tình, nhạc quê hương đâu ra đấy so với thứ nhạc vũ trường hiện thời, ca sĩ chân dài cứ ưỡn ra, trước khi hát thì hú lên: hê, hây rồi hát gào lên như bị phỏng, trước khi hết còn hô lên: wow! rồi mới rút lui.
Gần đây ồn ào việc ca sĩ Khánh Ly Về VN hát, khen chê cũng nhiều. Khánh Ly đã về VN
hai lần 1996 và 2002 nhưng ...không hát! Bây giờ, những danh ca như Lệ Thu, Thanh Tuyền đã về và khuyên Khánh Ly "nên về". Tôi nghĩ: với những ghi chép Bên đời hiu quạnh nêu ở phần trên, Khánh Ly nên về, hát một chập cho chúng nó biết tay! Để đồng bào hải ngoại không gọi Khánh Ly là Việt gian thì Khánh Ly nên nói  rằng : Tôi về VN là để Đấu Tranh Trực Diện với nhà cầm quyền VN như mấy anh ở Houston, Texas biện bạch, lòng đang muốn làm Việt gian.

5._Tôi ghi lại ở phần trên những nhận định chung về Âm nhạc Việt Nam hiện tại của một số nghệ sĩ trong và ngoài nước, hầu như cùng một suy nghĩ thành thực. Tôi rất ngạc nhiên và "bức xúc" về sự đánh giá các nhạc sĩ trong nước của MC Nguyễn Ngọc Ngạn: Âm điệu và Lời ca trữ tình hơn, phong phú hơn. Hai từ HƠN có phải là hơn hẳn Nhạc Vàng của chúng ta ?

Trong hai chục năm trước 1975 ở miền Bắc có bản nhạc phổ thơ Tố Hữu được bốc lên là bài ca thế kỷ, vừa lãng mạn cách mạng, vừa có tinh thần quốc tế , lời ca như sau:
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn ....
Hàng chục ngàn dân Hà nội lắng nghe dưới loa trên ngọn cây, cột đèn, đầu đường, góc phố, buổi phát thanh văn nghệ 9 giờ tối. Vì sao vậy ? Âm điệu và lời ca này hơn hẳn những bài như Tiểu đoàn 307, Ca ngợi anh hùng Phan đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai mà ngườ ta đã chán ngấy! Nếu lời ca không phải là thơ Tố Hữu, nhạc sĩ này chắn chắn đã lên rừng cải tạo. Hàng triệu người đói  không có cơm trong những năm  dài, giờ được củ khoai luộc sượng là háo hức lắm rồi. Hiện tại ở Bắc Triều Tiên cả triệu người đứng im tại quảng trường nghe nữ ca sĩ So Un gì đó hát bài Kim chủ tịch dẫn đường Thiên Lý Mã và vỗ tay vang trời trong 4 phút thì không phải bài ca hay mà ai không vỗ tay thì sẽ chết !

Nếu MC Nguyễn Ngọc Ngạn quen vui với âm thanh và ánh đèn sân khấu sập sình lâu quá rồi nên những bản nhạc như Tiễn Em Ra Phi Trường được cho là tuyệt phẩm? Người Việt ở Tiệp khắc vốn là dân đi lao động, ở lại Tiệp sau khi cộng sản đông Âu sụp đổ, lâu quá rồi ăn khoai sượng nay nếm bún bò Huế, sao không vỗ tay ào ào !

Hầu hết những bản nhạc trong nước không có được lời ca ví dụ như sau:
...Ôi tóc em dài đến thần thoại...
...Dòng tóc em bay bão tố lòng này...
...Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen....
...Con đường thảnh thơi nằm
Nghe chuyện tình quanh năm v...v và v...v.

 Thử so sánh, nói về Hà nội thì Em ơi Hà Nội phố với ...cây bàng đơn côi mùa đông so với ...áo mầu tung gió chơi vơi của Hướng Về Hà Nội, sáng tác trước Hà nội Phố ...rất lâu !
Tôi nghĩ rằng nhạc sĩ trong nước viết âm điệu melody lôi cuốn và lời ca trữ tình rất hợp với vũ trường thương mại chứ nó sốp sồm sộp, chẳng phong phú gì và cũng chẳng đi sát gì với tâm tình Việt Nam.

Nguyễn Văn Luận

( HNPĐ )

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm