Đoạn Đường Chiến Binh

ANH KHÔNG THẬT YÊU EM - Phần 1

Sau mấy tháng học tiếng Anh tại trường Sinh Ngữ Quân Đội, thi final có kết quả, tôi đủ điểm vào danh sách đi học khóa Leadership tháng Tư, 1969. Khi còn học

ANH KHÔNG THẬT YÊU EM

Phạm Lương
20 VBQGVN/ LĐ6BĐQ


       Sau mấy tháng học tiếng Anh tại trường Sinh Ngữ Quân Đội, thi final có kết quả, tôi đủ điểm vào danh sách đi học khóa Leadership tháng Tư, 1969.  Khi còn học anh văn trường Sinh Ngữ Quân đội, gần bệnh viện Cộng Hoà, cứ một tuần phải vào ứng chiến tại cổng số 6, Tổng Tham Mưu, sĩ quan chúng tôi không phải gác, được chia thành từng toán dưới quyền một sĩ quan cấp tá, cũng đang học tiếng Anh, những vị này theo học các khoá cao hơn như Advance hay tham mưu cao cấp tại Leavenworth.  Cứ tới tối trực thì anh em đủ các binh chủng gặp nhau, ngồi nhâm nhi mấy ly cà phê ngoài cổng 6, hay ngồi nói chuyện, đủ loại chuyện, vui có, buồn có.  Cũng nhờ những đêm ứng chiến này, anh em cùng khoá, cùng binh chủng gặp nhau.

       Càng gần ngày đi Mỹ, càng bận rộn, tụi tôi phải vào phòng Du Học để nhận lệnh, ngày nào đổi tiền, ngày nào may quần áo tại trung tâm quân trang, mấy người đã có vợ nhân dịp này đưa vợ vào Saigon coi như được nghỉ phép dài ngày, không đi học, thì dạo phố với vợ con.

       Tôi độc thân nên không ở nhà quen, vào cư xá An Đông.  Nhờ ông niên trưởng làm quản lý, tôi có một phòng, hai giường, ở chung với một niên trưởng khoá 19, cứ rảnh thì ông đàn anh bay đi Vũng Tàu.  Tôi nghiễm nhiên ở một phòng thật lớn, tiền phòng trả cho ban quản lý, ăn cơm tại câu lạc bộ, ăn ngày nào mua ticket ngày đó.  Quả đáng tội, từ Pleiku vào Sàigon, mất vùng hành quân quen thuộc, nhưng tôi cũng có cô bạn, quen khi hành quân Dalạt.  Khi nghe tin tôi về Saigòn, cô bèn về ở với ba mẹ tại cư xá sĩ quan Phú Thọ - Xa chiếc xe jeep, bây giờ tàng tàng bên Lan, trên chiếc Honda 68, cũng vui.  Hết cà phê lại ăn kem, thỉnh thoảng cô ghé phòng tôi một buổi chiều rồi phải đi ngay, vì câu lạc bộ không cho người ngoài vào ở phòng sĩ quan, nếu sĩ quan quản lý biết thì bị khiển trách và có thể bị trả lại phòng.  Câu lạc bộ vãng lai nhưng nhiều sĩ quan quân y vãng lai từ ngày mới vào học cho tới khi ra trường, tức là vãng lai khoảng 7, hay 8 năm.  Vãng lai lâu năm có thể bị quên tên, miễn là trả tiền sòng phẳng, nhưng vi phạm nội qui cho người lạ vào phòng là mất chỗ ngay, làm sao tìm được phòng tiện nghi, có phòng tắm, thoải mái như vậy với giá rất ư là vừa túi tiền lương ba cọc ba đồng như tụi tôi.

       Ngoài những tiện nghi, hàng tuần lại được nghe nhạc chùa, do nhiều ban nhạc nổi tiếng chơi ngay bên tai, lý do đơn giản là câu lạc bộ cho sĩ quan mướn để tổ chức tiệc cưới, khi ban nhạc chơi, tôi mang chiếc ghế ra hành lang, nghe thoải mái, nhiều ca sĩ nổi tiếng thời đó tới trình diễn.

***

       Còn vài ngày nữa là xuống trung tâm quân trang lấy quần áo.  Mỗi sĩ quan được may một bộ Jaspé (sau này mặc được 3 lần), tùy theo binh chủng, được hai bộ quân phục tác chiến, một áo manteau màu olive (không mặc lần nào cả), ai cũng bỏ tại Mỹ.  Đúng là bỏ của chạy lấy người, vì valy còn phải mang đồ Mỹ về, chỗ nào chứa chiếc áo nặng hơn 2 ký.  Nhiều người chỉ còn hai ngày là lên đường mà vẫn còn ở trung tâm quân trang, vì quần áo không vừa, quần áo chưa xong.  Tôi may mắn, xuống là lãnh được quần áo, thử vừa vặn, nhất là hai bộ đồ bông thật vừa ý.  Tôi thử xong mặc đi luôn với Lan, cô bé cứ tấm tắc:
       - Anh mặc bộ đồ này đẹp thì thôi.  Lan rủ tôi.  Mình đi Mai Hương ăn kem xong vào hẻm Casino, ăn bánh khoai.  Anh có cần mua gì mang theo không?  Mình không có nhiều thì giờ, anh ghi vào một miếng giấy, khi anh bận việc, em lấy xe mua, rồi về đón anh, nhớ nghe anh.
       - Tôi không cần mua gì, quen rồi cảnh độc thân, nằm tại Biển Hồ, hay hành quân trong rừng.
       Có lần Lan theo tôi vào phòng tại cư xá, nhìn quanh quẩn chỉ có chiếc ba lô, còn lại chiếc mền poncho rằn, chiếc gối có sẵn tại phòng, Lan đi quanh quất, vào cả phòng tắm, quay ra hỏi tôi:
       - Quần áo anh đâu hết?
       Tôi chỉ chiếc ba lô.  Lan kêu:
       - Trời!  Chỉ có thế thôi a!
       Tôi cười:
       - Em muốn bao nhiêu nữa?
       - Ai giặt quần áo cho anh? Lan tò mò.
       Tôi làm bộ bí mật:
       - Có người giặt là được rồi, em hỏi làm gì?
       Lan đấm trên lưng tôi:
       - Anh phải trả lời.
       Tôi để Lan đấm mỏi tay, mới trả lời:
       - Anh mang về cho con cháu ở Hồng Thập Tự giặt, khi nào hết tới lãnh bộ mới đi chơi.
       - Anh sướng ghê há!  Lan cười.

Đại Úy Phạm Lương, tác giả, 1969        Lan biết tôi có người anh họ tại Hồng Thập Tự nên tin liền.  Lan mua cho tôi chiếc vali nhỏ, vừa đựng quần áo cần mang.  Tôi bao giờ cũng thích gọn gàng, ghét tay xách tay mang.  Lan biết ý tôi, mỗi lần mua gì đều hỏi, từ quần áo ngắn như mayo, khăn mặt.  Có khi mua xong, Lan hỏi:
       - Em mua cho anh mấy quần đùi và mấy đôi vớ, gọn lắm, anh chịu không?
       Tôi phải nhắc đi nhắc lại:
       - Anh không mang hai valy đâu đấy, quần áo, mua dư anh không có chỗ gửi, em phải mang trả hay làm sao thì làm.
       Lan biết ý:
       - Anh đừng lo, trước ngày đi, em sắp mọi thứvào va ly, không để anh làm đâu mà sợ.  Quả thật, hình như Lan mua gì thì ghi trong quyển sổ nhỏ, mỗi ngày một chút.  Cuối tuần hay chiều về, Lan mang vào cho tôi, phòng của tôi nơi này một gói, nơi kia một gói ngổn ngang.

      Tuy mang tiếng đi học cùng khóa Mỹ, nhưng tụi tôi không biết khóa học bao nhiêu người, ngay cả cùng binh chủng.  Trước ngày lên đường, tụi tôi chỉ biết có 6 người BĐQ, trong đó có Hương.  Tôi và Hương biết nhau khi còn ở tiểu đoàn 21, nên khi vào Sàigon, nhất là khi đi may quần áo, hay phải đi vào phòng Du Học, tôi thường chở Hương đi.  Hương đã có vợ, nên vợ Hương cũng theo vào Saigon, ở nhà bà con.  Tôi thường tới chỗ đón Hương.  Một người nữa là niên trưởng Riện, khoá 19, ở cùng phòng tại cư xá An Đông.  Chỉ có Học và Phương và anh Dzũ là thỉnh thoảng mới gặp nhau tại Bộ chỉ huy, tuy nhiên tụi tôi quen nhau mau, vì cùng binh chủng.  Qua mấy lần gặp Học, tôi thấy Học nói chuyện tiếu lâm, người dong dỏng, còn Phương thì người Nam, hiền lành và nói mau.  Tôi, niên trưởng Riện và anh Dzũ là Trung úy, còn 3 người kia Thiếu uý....

       Tuần lễ trước khi đi Mỹ, mỗi người được đổi tiền.  Tụi tôi được ứng trước hai tháng lương, còn phải mang tiền nhà cộng thêm vào để đổi tiền Đô La.  Có nhiều sĩ quan không đủ tiền để đổi, nhưng cũng không sao, vì có những tiệm buôn lớn sẵn sàng ứng cho mượn, sau đó họ kiếm lời một chút, hai bên đều có lợi.  Tôi biết chuyện này khi tôi đi Mã lai năm 67, không cần tiền, chỉ cần biết chỗ, những tiệm buôn lớn sẽ đưa cho mình một danh sách những thứ họ cần mua, như áo băng long (banlon), đồng hồ Seiko.  Họ đưa tiền và chia lời, họ nắm giá chính xác từ Singapore, nên họ nói bao nhiêu là như vậy.

       Lan theo tôi trong những ngày đó.  Lan theo vào ngân hàng, khi biết cần bao nhiêu tiền, tôi có bao nhiêu, còn thiếu bao nhiêu, Lan bỏ tiền riêng đưa tôi.  Khi mang tiền đô ra, tôi đưa cho Lan, Lan không lấy.  Tôi phải nói khéo là nhờ Lan giữ, Lan mới cầm, và dặn dò, "khi anh về nước, em trả lại anh hết đấy, có đồng ý thì em mới giữ".  Tôi phải đồng ý, tôi nói:
       - Em không biết, những người có gia đình, sau khi đổi họ mang mội ít vưà đủ chi dùng tháng đầu.  Tụi anh lãnh lương khi học mà.
       Nói cho mạnh miệng, thực ra tôi cũng mù mờ.  Lãnh lương bao nhiêu, chỉ cho tới ngày cuối cùng, khi trình diện phòng du học, tôi mới biết sĩ quan cấp uý, lãnh $6 một ngày, tiền lương tháng tại Việt Nam sẽ được lãnh đủ khi từ Mỹ về.

***

       Còn một ngày nữa là lên đường, tôi và Lan đi ăn kem Mai Hương, rồi xuống Hai Bà Trưng, uống cà phê.  Hai đưa ngồi nghe nhạc, lúc đó bản nhạc "Biển Nhớ" của Trịnh Công Sơn đang thịnh hành...  Lan vừa nghe vừa ca nho nhỏ "... ngày mai anh đi, biển nhớ tên anh gọi về... gọi miền cát trắng sơn khê..."  Tối thật khuya, tôi và Lan còn ra gần Bạch Đằng.  Lan nói:
       - Mai anh đi, đất nước lạ, phong cảnh lạ, anh nhớ em không?
       Tôi trả lời:
       - Tất nhiên rồi, anh qua đó, huấn luyện, em làm như rảnh lắm, hơn nữa, có ai đâu mà quên với nhớ, chỉ sợ em ở đây...
       - Vậy mà em vẫn thấy lo.  Lan buồn buồn.
       Trời về đêm, gió sông lùa vào lành lạnh, tôi và Lan về cư xá An Đông.  Lan sắp xếp quần áo gọn gàng vào valy, tôi ngồi đánh bóng giầy, thấy tôi đánh bằng bông gòn thấm nước, Lan nói:
       - Trời!  Giầy da mà anh đánh bằng nước sao được.
       Tôi nói:
       - Em cứ xếp quần áo xong.  Giầy anh bóng lộn cho xem.
       Lan cười, không tin.  Nhưng khi đôi giầy đã bóng có thể soi mặt, tôi đưa Lan xem:
       - Em soi thử, đôi môi em có mọng không?
       Lan cười, trả lời thật nhanh "không".  Tôi biết Lan rất hãnh diện vì đôi môi mọng đỏ của mình.  Tôi chợt nhớ, đã khuya, bên kia đường, tiệm bánh bao "ông Cả Cần" bắt đầu ra những mẻ đầu tiên, tôi nói Lan:
       - Em ngồi đây, anh ra mua bánh bao nóng, hai đứa ăn.
       Lan không muốn rời tôi, muốn theo tôi, nhưng sợ ra cổng lại vào không được - Lúc nãy, tôi đưa Lan vào được vì người lính gác là lính biệt động bị thương, thuyên chuyển qua bộ binh, được chuyển về canh gác.  Anh thấy tôi mặc quần áo bông đi học hàng ngày, mừng lắm, đã nhiều lần tôi nói chuyện với anh.  Tối nay khi Lan về với tôi, anh để Lan vào phòng tôi, tôi nói với Lan:
       - Anh bắt cóc em luôn, em không ra được nữa.
       Lan cười thật vui:
       - Anh khỏi cần bắt cóc em, em tình nguyện làm tù binh của anh luôn đó.
       - Thôi anh nuôi anh còn không đủ, thêm em nữa chắc hai đứa đói dài dài quá. Tôi nhìn Lan.
       Tôi mua hai bánh bao thật nóng, một ly cà phê sữa, mang vào phòng, đưa Lan một chiếc, vừa nói:
       - Em ăn bánh và uống cà phê xem ngon không.
       - Ngon ghê đi! Lan ăn một miếng rồi khen:
       Quần áo đã xếp xong, bộ worsted treo sẵn để mai mặc, tôi lui cui coi giầy vớ, khi nhìn lên thấy Lan đang móc giây biểu chương lên cầu vai, tôi cười:
       - Trời, ai bầy em đeo giây biểu chương vậy?
       Lan nhìn vào chiếc áo, trả lời:
       - Đâu ai bầy. Ngày nào, em cũng thấy người ta đeo vậy mà.
       Tôi ôm vai Lan:
       - Thôi người đẹp ơi, giây biểu chương phải đeo bên cầu vai trái.
       Lan nhìn nghiêng rồi lại nhìn thẳng, cuối cùng:
       - Ừa, em đeo ngược vai rồi há!
       Nói rồi Lan rồi kéo tôi ngồi trên chiếc giường sắt, dặn dò:
       - Anh đi nhớ cẩn thận tiền bạc nghe, em lo lắm, anh cứ nhàu nhàu trong túi.  Rồi Lan hỏi tiếp: Sổ Passport của anh đâu.
        Tôi chỉ Lan. Lan cầm lên:
       - Ước gì, em có một tờ như vầy, mai em đi với anh, vui biết mấy.
       Tôi kéo Lan vào người:
        - Cần gì, em cứ viết thêm tên em vào một trang nữa là được.  Khi em viết xong là mang ném đi luôn, anh ở lại khỏi đi là yên ngay.
       Lan nhìn tôi, đôi mắt to, đen, cặp mi cong, chơm chớp:
       - Em ước như vậy.  Lan nhìn đồng hồ.  Anh ơi khuya quá rồi, em phải về.  Anh ngủ một chút, mai đi.  Rồi nhìn tôi như muốn khóc.  Thôi anh đi mạnh giỏi, và vui, em chờ anh về, nhớ viết thư cho em khi anh tới Mỹ nghe.
       Nói xong Lan ôm tôi, hơi thở thật nóng.  Tôi nghe cả tiếng tim Lan đập, và lồng ngực Lan phập phòng, thật nhanh.  Tôi đưa Lan ra ngoài cổng cư xá An Đông.  Khi tôi vào, người lính gác nhìn tôi ngơ ngẩn, rồi cả tôi và người lính cùng cười.

***

       Tôi vừa chợp mắt thì đã nghe tiếng đồng hồ báo thức, tôi lẩm bẩm: trời mau sáng ghê, vào phòng tắm, tắm thật mát, tỉnh ngủ, mặc quân phục xong, coi lại giấy tờ, tiền bạc.  Thấy một mảnh giấy nhỏ rớt xuống đấy, tôi lượm đọc, giòng chữ Lan viết: "anh, em nhớ anh nhiều, nhớ viết thư ngay khi tới nơi, hôn anh".  Tôi cười, cô bé thật thông minh.
 Tôi bước ra khỏi phòng, tay xách chiếc valy ra đường, đón taxi vào phi trường.  38 người, toàn cấp úy, Trung úy chiếm nhiều nhất, chỉ vài đại úy. T ổng tham mưu chỉ định đại úy Chữ , khoá 17 làm trưởng toán, có 6 Biệt động, trong đó tôi và niên trưởng Riện, khoá 19, anh Dzũ, còn 3 thiếu uý, tụi tôi đã quen nhau.  Lúc này mới hiểu, không nói ra, biệt động đứng với biệt động, bộ binh với bộ binh.  Học nói chuyện khôi hài, giọng bắc rõ hơn tôi.  Có 6 ông, hết 3 ông đi tàu há mồm, ám chỉ tôi và niên trưởng Riện, câu chuyện vui kéo dài cho tới khi lên phi cơ. T ôi có chiếc máy hình, trước khi bước lên phi cơ, tôi nhờ cô tiếp viên chụp.  Sau này tuy hình hơi bị chói nắng nhưng tôi mang suốt cả đời cho tới giờ này.

       Chiếc phi cơ Boeing 707 lăn bánh ra đường bay, biết chỉ là chuyến đi ngắn hạn nhưng tất cả nhóm sĩ quan người Việt như ngưng hẳn tiếng cười khi chiếc máy bay rời phi trường Tân Sơn Nhất.  Tôi ngồi cạnh một thằng cùng khoá, thỉnh thoảng tiếng nói im bặt khi chiếc máy bay lên xuống trong đám mây dầy.  Nhiều người đã ngủ, bộ quân phục đã bị nhàu trên ghế.  Chuyến bay dừng trên đảo Guam, tôi nhìn thấy mấy chiếc B 52 nằm trên phi trường.  Đây là lần đầu tiên cả bọn tôi thấy máy bay B52, hai cánh thật dài như trĩu nặng, hơi cong xuống mặt đất.  Chuyến bay dừng để thêm nhiên liệu và tiếp tục bay tới Hawaii.  Vừa xuống Hawaii, xe bus màu xanh, kiểu thường thấy tại phi trường tới đón.  Điều ngạc nhiên đầu tiên.  Tại đây, người tài xế, mặc quân phục mời, sĩ quan lên xe riêng, hạ sĩ quan và binh sĩ lên xe riêng.  Chúng tôi phải dừng tại phi trường khoảng 4 tiếng đồng hồ, tha hồ chụp hình.  Phong cảnh phi trường thật đẹp với những cảnh non bộ và cây xanh.  Tụi tôi gọi nhau là "Mít", nhóm Mit, lần đầu tiên dùng đô la, anh nào cũng dè xẻn, hỏi giá thật kỹ mới mua.  Anh nào sau khi hỏi giá cũng thầm tính ra tiền Việt Nam.  Trời ơi đắt quá, một ly cà phê mà cả ngàn, làm sao uống.  Thôi cứ âm thầm, uống nước từ những fountain, vừa mát, vừa khỏi tốn tiền.  Tôi hơi mệt vì thức khuya và bay liên tục, cũng may, trong phi trường nhiều chỗ ngồi, ngủ gà, ngủ gật.  Cuối cùng khoảng 10 giờ đêm, chúng tôi được lên máy bay thẳng đi Mỹ, không còn dừng ở phi trường nào nữa.  Phi trường quân sự Travis Air Force Base là trạm chuyển tiếp đưa lính Mỹ qua Việt Nam, chúng tôi tạm ở những motel chờ đi Kentucky.  Tụi tôi mướn ít phòng mỗi phòng 4, 5 người cho đỡ tốn tiền.  Ban quản lý khách sạn chẳng phiền hà gì.  Ở cả tuần lễ tại đây, nhiều người được nhóm người Mỹ công giáo chở về nhà cho thăm thành phố và cầu Golden Gate, hơn một tuần ở Cali cuối cùng đi Fort Knox, Kentucky.

       Chúng tôi được phát quân phục bộ binh Mỹ, áo dài tay, gài nút, cũng lạ, quần áo thật vừa.  Tụi tôi mua keo xịt, ủi thật bóng và thẳng.  Hàng ngày học tại phòng hoặc tại ngoài bãi tập.  Nói chung, chương trình chỉ cấp đại đội và ít bài tham mưu cấp tiểu đoàn.  Tháng Tư tại Kentucky, trời còn lạnh, những cây hoa vàng rực rỡ là chỗ anh em hay ngồi chụp hình nhất.  Tôi ở cùng phòng với Tiến cùng khóa.  Học, Hương và Phương cũng ở lẫn lộn với những bạn đơn vị khác.  Khi nào đi chơi xa hay thăm các phòng ban Mỹ, chúng tôi mặc Jaspé, mũ nâu thật đẹp.   Khi đi học, tôi, Học, Hương và Phương đi với nhau. Tôi và Học nói chuyện nhiều, Học nói chuyện rất vui, ăn uống ở Mess Hall - Ăn theo kiểu Mỹ chưa được 1 tháng là phát ... ngán.  Sau đó tụi tôi bàn nhau hùn tiền mua thức ăn về nấu chung.  Tôi, Học, Ngọc, Hương, Phúc ăn một nhóm. Hai đầu bếp chính là Học và Ngọc, tôi luôn giữ vai rửa chén và sai vặt.

       Chương trình học rất nhẹ, nặng về phần lý thuyết, tụi tôi không nói ra nhưng thì thầm với nhau coi đây là chuyến du lịch, nghỉ hè xa nhà thật thú vị, vì được mở mang kiến thức tại một nơi văn minh nhất địa cầu.  Đi học về, mấy thằng đi bộ tới PX mua quà, tùy người, tùy cảnh, nếu có vợ thì mua hàng khác.  Tôi độc thân, chẳng có gì cần phải lo.  Cuối tuần lên xe bus đi Louise Ville coi phim hay thăm các show, tối về, mấy thằng ngồi uống bia, hoặc đi club chơi Bingo.  Nhiều ông còn ngồi binh xập xám, tôi hay xuống Lounge chơi billard, chơi phóng tiêu, hay về phòng nghe nhạc và xem TV.

       Sĩ quan liên lạc là Thiếu tá Trấn, lữ đoàn 2 thiết giáp.  Khi toán tụi tôi từ Cali tới, ông gặp mặt anh em, hướng dẫn những tiêu lệnh căn bản về ăn ở và học hành tại trường thiêt giáp Fort Knox.  Vừa gặp mặt, Thiếu tá Trấn nhận ra tôi ngay, cũng không xa lạ gì, lại cố tri, Phượng Hoàng, ông có quen một người bạn của Mậu, tên Nga.  Nhiều lần tôi và Mậu ngồi chung bàn với ông và cô bạn nhỏ.  Nga nhẩy trung bình.  Tôi biết nhiều chuyện về hai người qua Mậu kể.  Thiếu tá Trấn có chiếc xe Ford, ông muốn tôi nhập với ông để đi chơi chung, tôi khéo léo từ chối.  Tiện có một Thiếu tá liên lạc Đại Hàn sắp về nước muốn bán chiếc xe của ông, tôi và Học kiếm mấy người bạn hùn mua, chiếc xe bán $240.  Tụi tôi thật ra không biết nhiều về xe, cứ mua đại, kiếm được 6 người.  Chỉ khó là không ai có bằng lái xe ở Mỹ, cả bọn chọn tôi để thử lửa.  Thật sự, chưa thằng nào biết thi lái xe tại đây ra sao.  Tôi nhờ Thiếu tá Trấn kiếm quyển sách học sơ để thi, cùng lúc đó một nhóm khác 5 người mua một chiếc xe Ford tại dealer, trong đó có Phương, biệt động, hai thằng tôi học thi bằng lái.

       Chuyến đi đầu tiên với chiếc xe màu xanh ra một Mall nhỏ gần trường học.  Vì gần trường, tôi và Học mặc đồ bông, mũ nâu.  Tụi tôi thường đi xem, ít mua sắm.  Hai đưa đang đi, có hai cô bé nhìn tụi tôi nói nhỏ rồi cười.  Cuối cùng, hai cô vừa chào vừa hỏi:
       - Chào hai anh, các anh từ nước nào tới?
       Học trả lời: "Việt Nam".
       Cô đeo chiếc kính trắng trông rất trẻ:
       - Oh! Việt Nam.  Các anh mặc đồ lính phải không?
       Tôi nói:
       - Sao cô biết?
       - Vì anh đi giầy Map và có đeo loong trên cổ áo giống quân đội Mỹ.
       Cô bạn đi theo hỏi chúng tôi tên gì, rồi cô ta tự giới thiệu tôi tên Calina còn cô nầy là Derby.  Tôi và Học cũng giới thiệu tên, cả hai cô lẩm nhẩm đọc lại.  Nói chuyện chút xíu, hai cô chia tay tụi tôi.  Trước khi về Derby hỏi tôi:
       - Em muốn anh tới nhà em chơi và cả anh Học nữa, hai anh đồng ý không?
       Tôi hỏi:
       - Nhà cô gần đây không?
       Derby trả lời:
       - Khoảng 15 phút.
       Chúng tôi xin đia chỉ, số phone và hẹn:
      - Có thể cuối tuần, tụi tôi và thêm một hai người nữa sẽ tới thăm.
       Derby bắt tay tôi:
       - Anh nhớ nhé.

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

ANH KHÔNG THẬT YÊU EM - Phần 1

Sau mấy tháng học tiếng Anh tại trường Sinh Ngữ Quân Đội, thi final có kết quả, tôi đủ điểm vào danh sách đi học khóa Leadership tháng Tư, 1969. Khi còn học

ANH KHÔNG THẬT YÊU EM

Phạm Lương
20 VBQGVN/ LĐ6BĐQ


       Sau mấy tháng học tiếng Anh tại trường Sinh Ngữ Quân Đội, thi final có kết quả, tôi đủ điểm vào danh sách đi học khóa Leadership tháng Tư, 1969.  Khi còn học anh văn trường Sinh Ngữ Quân đội, gần bệnh viện Cộng Hoà, cứ một tuần phải vào ứng chiến tại cổng số 6, Tổng Tham Mưu, sĩ quan chúng tôi không phải gác, được chia thành từng toán dưới quyền một sĩ quan cấp tá, cũng đang học tiếng Anh, những vị này theo học các khoá cao hơn như Advance hay tham mưu cao cấp tại Leavenworth.  Cứ tới tối trực thì anh em đủ các binh chủng gặp nhau, ngồi nhâm nhi mấy ly cà phê ngoài cổng 6, hay ngồi nói chuyện, đủ loại chuyện, vui có, buồn có.  Cũng nhờ những đêm ứng chiến này, anh em cùng khoá, cùng binh chủng gặp nhau.

       Càng gần ngày đi Mỹ, càng bận rộn, tụi tôi phải vào phòng Du Học để nhận lệnh, ngày nào đổi tiền, ngày nào may quần áo tại trung tâm quân trang, mấy người đã có vợ nhân dịp này đưa vợ vào Saigon coi như được nghỉ phép dài ngày, không đi học, thì dạo phố với vợ con.

       Tôi độc thân nên không ở nhà quen, vào cư xá An Đông.  Nhờ ông niên trưởng làm quản lý, tôi có một phòng, hai giường, ở chung với một niên trưởng khoá 19, cứ rảnh thì ông đàn anh bay đi Vũng Tàu.  Tôi nghiễm nhiên ở một phòng thật lớn, tiền phòng trả cho ban quản lý, ăn cơm tại câu lạc bộ, ăn ngày nào mua ticket ngày đó.  Quả đáng tội, từ Pleiku vào Sàigon, mất vùng hành quân quen thuộc, nhưng tôi cũng có cô bạn, quen khi hành quân Dalạt.  Khi nghe tin tôi về Saigòn, cô bèn về ở với ba mẹ tại cư xá sĩ quan Phú Thọ - Xa chiếc xe jeep, bây giờ tàng tàng bên Lan, trên chiếc Honda 68, cũng vui.  Hết cà phê lại ăn kem, thỉnh thoảng cô ghé phòng tôi một buổi chiều rồi phải đi ngay, vì câu lạc bộ không cho người ngoài vào ở phòng sĩ quan, nếu sĩ quan quản lý biết thì bị khiển trách và có thể bị trả lại phòng.  Câu lạc bộ vãng lai nhưng nhiều sĩ quan quân y vãng lai từ ngày mới vào học cho tới khi ra trường, tức là vãng lai khoảng 7, hay 8 năm.  Vãng lai lâu năm có thể bị quên tên, miễn là trả tiền sòng phẳng, nhưng vi phạm nội qui cho người lạ vào phòng là mất chỗ ngay, làm sao tìm được phòng tiện nghi, có phòng tắm, thoải mái như vậy với giá rất ư là vừa túi tiền lương ba cọc ba đồng như tụi tôi.

       Ngoài những tiện nghi, hàng tuần lại được nghe nhạc chùa, do nhiều ban nhạc nổi tiếng chơi ngay bên tai, lý do đơn giản là câu lạc bộ cho sĩ quan mướn để tổ chức tiệc cưới, khi ban nhạc chơi, tôi mang chiếc ghế ra hành lang, nghe thoải mái, nhiều ca sĩ nổi tiếng thời đó tới trình diễn.

***

       Còn vài ngày nữa là xuống trung tâm quân trang lấy quần áo.  Mỗi sĩ quan được may một bộ Jaspé (sau này mặc được 3 lần), tùy theo binh chủng, được hai bộ quân phục tác chiến, một áo manteau màu olive (không mặc lần nào cả), ai cũng bỏ tại Mỹ.  Đúng là bỏ của chạy lấy người, vì valy còn phải mang đồ Mỹ về, chỗ nào chứa chiếc áo nặng hơn 2 ký.  Nhiều người chỉ còn hai ngày là lên đường mà vẫn còn ở trung tâm quân trang, vì quần áo không vừa, quần áo chưa xong.  Tôi may mắn, xuống là lãnh được quần áo, thử vừa vặn, nhất là hai bộ đồ bông thật vừa ý.  Tôi thử xong mặc đi luôn với Lan, cô bé cứ tấm tắc:
       - Anh mặc bộ đồ này đẹp thì thôi.  Lan rủ tôi.  Mình đi Mai Hương ăn kem xong vào hẻm Casino, ăn bánh khoai.  Anh có cần mua gì mang theo không?  Mình không có nhiều thì giờ, anh ghi vào một miếng giấy, khi anh bận việc, em lấy xe mua, rồi về đón anh, nhớ nghe anh.
       - Tôi không cần mua gì, quen rồi cảnh độc thân, nằm tại Biển Hồ, hay hành quân trong rừng.
       Có lần Lan theo tôi vào phòng tại cư xá, nhìn quanh quẩn chỉ có chiếc ba lô, còn lại chiếc mền poncho rằn, chiếc gối có sẵn tại phòng, Lan đi quanh quất, vào cả phòng tắm, quay ra hỏi tôi:
       - Quần áo anh đâu hết?
       Tôi chỉ chiếc ba lô.  Lan kêu:
       - Trời!  Chỉ có thế thôi a!
       Tôi cười:
       - Em muốn bao nhiêu nữa?
       - Ai giặt quần áo cho anh? Lan tò mò.
       Tôi làm bộ bí mật:
       - Có người giặt là được rồi, em hỏi làm gì?
       Lan đấm trên lưng tôi:
       - Anh phải trả lời.
       Tôi để Lan đấm mỏi tay, mới trả lời:
       - Anh mang về cho con cháu ở Hồng Thập Tự giặt, khi nào hết tới lãnh bộ mới đi chơi.
       - Anh sướng ghê há!  Lan cười.

Đại Úy Phạm Lương, tác giả, 1969        Lan biết tôi có người anh họ tại Hồng Thập Tự nên tin liền.  Lan mua cho tôi chiếc vali nhỏ, vừa đựng quần áo cần mang.  Tôi bao giờ cũng thích gọn gàng, ghét tay xách tay mang.  Lan biết ý tôi, mỗi lần mua gì đều hỏi, từ quần áo ngắn như mayo, khăn mặt.  Có khi mua xong, Lan hỏi:
       - Em mua cho anh mấy quần đùi và mấy đôi vớ, gọn lắm, anh chịu không?
       Tôi phải nhắc đi nhắc lại:
       - Anh không mang hai valy đâu đấy, quần áo, mua dư anh không có chỗ gửi, em phải mang trả hay làm sao thì làm.
       Lan biết ý:
       - Anh đừng lo, trước ngày đi, em sắp mọi thứvào va ly, không để anh làm đâu mà sợ.  Quả thật, hình như Lan mua gì thì ghi trong quyển sổ nhỏ, mỗi ngày một chút.  Cuối tuần hay chiều về, Lan mang vào cho tôi, phòng của tôi nơi này một gói, nơi kia một gói ngổn ngang.

      Tuy mang tiếng đi học cùng khóa Mỹ, nhưng tụi tôi không biết khóa học bao nhiêu người, ngay cả cùng binh chủng.  Trước ngày lên đường, tụi tôi chỉ biết có 6 người BĐQ, trong đó có Hương.  Tôi và Hương biết nhau khi còn ở tiểu đoàn 21, nên khi vào Sàigon, nhất là khi đi may quần áo, hay phải đi vào phòng Du Học, tôi thường chở Hương đi.  Hương đã có vợ, nên vợ Hương cũng theo vào Saigon, ở nhà bà con.  Tôi thường tới chỗ đón Hương.  Một người nữa là niên trưởng Riện, khoá 19, ở cùng phòng tại cư xá An Đông.  Chỉ có Học và Phương và anh Dzũ là thỉnh thoảng mới gặp nhau tại Bộ chỉ huy, tuy nhiên tụi tôi quen nhau mau, vì cùng binh chủng.  Qua mấy lần gặp Học, tôi thấy Học nói chuyện tiếu lâm, người dong dỏng, còn Phương thì người Nam, hiền lành và nói mau.  Tôi, niên trưởng Riện và anh Dzũ là Trung úy, còn 3 người kia Thiếu uý....

       Tuần lễ trước khi đi Mỹ, mỗi người được đổi tiền.  Tụi tôi được ứng trước hai tháng lương, còn phải mang tiền nhà cộng thêm vào để đổi tiền Đô La.  Có nhiều sĩ quan không đủ tiền để đổi, nhưng cũng không sao, vì có những tiệm buôn lớn sẵn sàng ứng cho mượn, sau đó họ kiếm lời một chút, hai bên đều có lợi.  Tôi biết chuyện này khi tôi đi Mã lai năm 67, không cần tiền, chỉ cần biết chỗ, những tiệm buôn lớn sẽ đưa cho mình một danh sách những thứ họ cần mua, như áo băng long (banlon), đồng hồ Seiko.  Họ đưa tiền và chia lời, họ nắm giá chính xác từ Singapore, nên họ nói bao nhiêu là như vậy.

       Lan theo tôi trong những ngày đó.  Lan theo vào ngân hàng, khi biết cần bao nhiêu tiền, tôi có bao nhiêu, còn thiếu bao nhiêu, Lan bỏ tiền riêng đưa tôi.  Khi mang tiền đô ra, tôi đưa cho Lan, Lan không lấy.  Tôi phải nói khéo là nhờ Lan giữ, Lan mới cầm, và dặn dò, "khi anh về nước, em trả lại anh hết đấy, có đồng ý thì em mới giữ".  Tôi phải đồng ý, tôi nói:
       - Em không biết, những người có gia đình, sau khi đổi họ mang mội ít vưà đủ chi dùng tháng đầu.  Tụi anh lãnh lương khi học mà.
       Nói cho mạnh miệng, thực ra tôi cũng mù mờ.  Lãnh lương bao nhiêu, chỉ cho tới ngày cuối cùng, khi trình diện phòng du học, tôi mới biết sĩ quan cấp uý, lãnh $6 một ngày, tiền lương tháng tại Việt Nam sẽ được lãnh đủ khi từ Mỹ về.

***

       Còn một ngày nữa là lên đường, tôi và Lan đi ăn kem Mai Hương, rồi xuống Hai Bà Trưng, uống cà phê.  Hai đưa ngồi nghe nhạc, lúc đó bản nhạc "Biển Nhớ" của Trịnh Công Sơn đang thịnh hành...  Lan vừa nghe vừa ca nho nhỏ "... ngày mai anh đi, biển nhớ tên anh gọi về... gọi miền cát trắng sơn khê..."  Tối thật khuya, tôi và Lan còn ra gần Bạch Đằng.  Lan nói:
       - Mai anh đi, đất nước lạ, phong cảnh lạ, anh nhớ em không?
       Tôi trả lời:
       - Tất nhiên rồi, anh qua đó, huấn luyện, em làm như rảnh lắm, hơn nữa, có ai đâu mà quên với nhớ, chỉ sợ em ở đây...
       - Vậy mà em vẫn thấy lo.  Lan buồn buồn.
       Trời về đêm, gió sông lùa vào lành lạnh, tôi và Lan về cư xá An Đông.  Lan sắp xếp quần áo gọn gàng vào valy, tôi ngồi đánh bóng giầy, thấy tôi đánh bằng bông gòn thấm nước, Lan nói:
       - Trời!  Giầy da mà anh đánh bằng nước sao được.
       Tôi nói:
       - Em cứ xếp quần áo xong.  Giầy anh bóng lộn cho xem.
       Lan cười, không tin.  Nhưng khi đôi giầy đã bóng có thể soi mặt, tôi đưa Lan xem:
       - Em soi thử, đôi môi em có mọng không?
       Lan cười, trả lời thật nhanh "không".  Tôi biết Lan rất hãnh diện vì đôi môi mọng đỏ của mình.  Tôi chợt nhớ, đã khuya, bên kia đường, tiệm bánh bao "ông Cả Cần" bắt đầu ra những mẻ đầu tiên, tôi nói Lan:
       - Em ngồi đây, anh ra mua bánh bao nóng, hai đứa ăn.
       Lan không muốn rời tôi, muốn theo tôi, nhưng sợ ra cổng lại vào không được - Lúc nãy, tôi đưa Lan vào được vì người lính gác là lính biệt động bị thương, thuyên chuyển qua bộ binh, được chuyển về canh gác.  Anh thấy tôi mặc quần áo bông đi học hàng ngày, mừng lắm, đã nhiều lần tôi nói chuyện với anh.  Tối nay khi Lan về với tôi, anh để Lan vào phòng tôi, tôi nói với Lan:
       - Anh bắt cóc em luôn, em không ra được nữa.
       Lan cười thật vui:
       - Anh khỏi cần bắt cóc em, em tình nguyện làm tù binh của anh luôn đó.
       - Thôi anh nuôi anh còn không đủ, thêm em nữa chắc hai đứa đói dài dài quá. Tôi nhìn Lan.
       Tôi mua hai bánh bao thật nóng, một ly cà phê sữa, mang vào phòng, đưa Lan một chiếc, vừa nói:
       - Em ăn bánh và uống cà phê xem ngon không.
       - Ngon ghê đi! Lan ăn một miếng rồi khen:
       Quần áo đã xếp xong, bộ worsted treo sẵn để mai mặc, tôi lui cui coi giầy vớ, khi nhìn lên thấy Lan đang móc giây biểu chương lên cầu vai, tôi cười:
       - Trời, ai bầy em đeo giây biểu chương vậy?
       Lan nhìn vào chiếc áo, trả lời:
       - Đâu ai bầy. Ngày nào, em cũng thấy người ta đeo vậy mà.
       Tôi ôm vai Lan:
       - Thôi người đẹp ơi, giây biểu chương phải đeo bên cầu vai trái.
       Lan nhìn nghiêng rồi lại nhìn thẳng, cuối cùng:
       - Ừa, em đeo ngược vai rồi há!
       Nói rồi Lan rồi kéo tôi ngồi trên chiếc giường sắt, dặn dò:
       - Anh đi nhớ cẩn thận tiền bạc nghe, em lo lắm, anh cứ nhàu nhàu trong túi.  Rồi Lan hỏi tiếp: Sổ Passport của anh đâu.
        Tôi chỉ Lan. Lan cầm lên:
       - Ước gì, em có một tờ như vầy, mai em đi với anh, vui biết mấy.
       Tôi kéo Lan vào người:
        - Cần gì, em cứ viết thêm tên em vào một trang nữa là được.  Khi em viết xong là mang ném đi luôn, anh ở lại khỏi đi là yên ngay.
       Lan nhìn tôi, đôi mắt to, đen, cặp mi cong, chơm chớp:
       - Em ước như vậy.  Lan nhìn đồng hồ.  Anh ơi khuya quá rồi, em phải về.  Anh ngủ một chút, mai đi.  Rồi nhìn tôi như muốn khóc.  Thôi anh đi mạnh giỏi, và vui, em chờ anh về, nhớ viết thư cho em khi anh tới Mỹ nghe.
       Nói xong Lan ôm tôi, hơi thở thật nóng.  Tôi nghe cả tiếng tim Lan đập, và lồng ngực Lan phập phòng, thật nhanh.  Tôi đưa Lan ra ngoài cổng cư xá An Đông.  Khi tôi vào, người lính gác nhìn tôi ngơ ngẩn, rồi cả tôi và người lính cùng cười.

***

       Tôi vừa chợp mắt thì đã nghe tiếng đồng hồ báo thức, tôi lẩm bẩm: trời mau sáng ghê, vào phòng tắm, tắm thật mát, tỉnh ngủ, mặc quân phục xong, coi lại giấy tờ, tiền bạc.  Thấy một mảnh giấy nhỏ rớt xuống đấy, tôi lượm đọc, giòng chữ Lan viết: "anh, em nhớ anh nhiều, nhớ viết thư ngay khi tới nơi, hôn anh".  Tôi cười, cô bé thật thông minh.
 Tôi bước ra khỏi phòng, tay xách chiếc valy ra đường, đón taxi vào phi trường.  38 người, toàn cấp úy, Trung úy chiếm nhiều nhất, chỉ vài đại úy. T ổng tham mưu chỉ định đại úy Chữ , khoá 17 làm trưởng toán, có 6 Biệt động, trong đó tôi và niên trưởng Riện, khoá 19, anh Dzũ, còn 3 thiếu uý, tụi tôi đã quen nhau.  Lúc này mới hiểu, không nói ra, biệt động đứng với biệt động, bộ binh với bộ binh.  Học nói chuyện khôi hài, giọng bắc rõ hơn tôi.  Có 6 ông, hết 3 ông đi tàu há mồm, ám chỉ tôi và niên trưởng Riện, câu chuyện vui kéo dài cho tới khi lên phi cơ. T ôi có chiếc máy hình, trước khi bước lên phi cơ, tôi nhờ cô tiếp viên chụp.  Sau này tuy hình hơi bị chói nắng nhưng tôi mang suốt cả đời cho tới giờ này.

       Chiếc phi cơ Boeing 707 lăn bánh ra đường bay, biết chỉ là chuyến đi ngắn hạn nhưng tất cả nhóm sĩ quan người Việt như ngưng hẳn tiếng cười khi chiếc máy bay rời phi trường Tân Sơn Nhất.  Tôi ngồi cạnh một thằng cùng khoá, thỉnh thoảng tiếng nói im bặt khi chiếc máy bay lên xuống trong đám mây dầy.  Nhiều người đã ngủ, bộ quân phục đã bị nhàu trên ghế.  Chuyến bay dừng trên đảo Guam, tôi nhìn thấy mấy chiếc B 52 nằm trên phi trường.  Đây là lần đầu tiên cả bọn tôi thấy máy bay B52, hai cánh thật dài như trĩu nặng, hơi cong xuống mặt đất.  Chuyến bay dừng để thêm nhiên liệu và tiếp tục bay tới Hawaii.  Vừa xuống Hawaii, xe bus màu xanh, kiểu thường thấy tại phi trường tới đón.  Điều ngạc nhiên đầu tiên.  Tại đây, người tài xế, mặc quân phục mời, sĩ quan lên xe riêng, hạ sĩ quan và binh sĩ lên xe riêng.  Chúng tôi phải dừng tại phi trường khoảng 4 tiếng đồng hồ, tha hồ chụp hình.  Phong cảnh phi trường thật đẹp với những cảnh non bộ và cây xanh.  Tụi tôi gọi nhau là "Mít", nhóm Mit, lần đầu tiên dùng đô la, anh nào cũng dè xẻn, hỏi giá thật kỹ mới mua.  Anh nào sau khi hỏi giá cũng thầm tính ra tiền Việt Nam.  Trời ơi đắt quá, một ly cà phê mà cả ngàn, làm sao uống.  Thôi cứ âm thầm, uống nước từ những fountain, vừa mát, vừa khỏi tốn tiền.  Tôi hơi mệt vì thức khuya và bay liên tục, cũng may, trong phi trường nhiều chỗ ngồi, ngủ gà, ngủ gật.  Cuối cùng khoảng 10 giờ đêm, chúng tôi được lên máy bay thẳng đi Mỹ, không còn dừng ở phi trường nào nữa.  Phi trường quân sự Travis Air Force Base là trạm chuyển tiếp đưa lính Mỹ qua Việt Nam, chúng tôi tạm ở những motel chờ đi Kentucky.  Tụi tôi mướn ít phòng mỗi phòng 4, 5 người cho đỡ tốn tiền.  Ban quản lý khách sạn chẳng phiền hà gì.  Ở cả tuần lễ tại đây, nhiều người được nhóm người Mỹ công giáo chở về nhà cho thăm thành phố và cầu Golden Gate, hơn một tuần ở Cali cuối cùng đi Fort Knox, Kentucky.

       Chúng tôi được phát quân phục bộ binh Mỹ, áo dài tay, gài nút, cũng lạ, quần áo thật vừa.  Tụi tôi mua keo xịt, ủi thật bóng và thẳng.  Hàng ngày học tại phòng hoặc tại ngoài bãi tập.  Nói chung, chương trình chỉ cấp đại đội và ít bài tham mưu cấp tiểu đoàn.  Tháng Tư tại Kentucky, trời còn lạnh, những cây hoa vàng rực rỡ là chỗ anh em hay ngồi chụp hình nhất.  Tôi ở cùng phòng với Tiến cùng khóa.  Học, Hương và Phương cũng ở lẫn lộn với những bạn đơn vị khác.  Khi nào đi chơi xa hay thăm các phòng ban Mỹ, chúng tôi mặc Jaspé, mũ nâu thật đẹp.   Khi đi học, tôi, Học, Hương và Phương đi với nhau. Tôi và Học nói chuyện nhiều, Học nói chuyện rất vui, ăn uống ở Mess Hall - Ăn theo kiểu Mỹ chưa được 1 tháng là phát ... ngán.  Sau đó tụi tôi bàn nhau hùn tiền mua thức ăn về nấu chung.  Tôi, Học, Ngọc, Hương, Phúc ăn một nhóm. Hai đầu bếp chính là Học và Ngọc, tôi luôn giữ vai rửa chén và sai vặt.

       Chương trình học rất nhẹ, nặng về phần lý thuyết, tụi tôi không nói ra nhưng thì thầm với nhau coi đây là chuyến du lịch, nghỉ hè xa nhà thật thú vị, vì được mở mang kiến thức tại một nơi văn minh nhất địa cầu.  Đi học về, mấy thằng đi bộ tới PX mua quà, tùy người, tùy cảnh, nếu có vợ thì mua hàng khác.  Tôi độc thân, chẳng có gì cần phải lo.  Cuối tuần lên xe bus đi Louise Ville coi phim hay thăm các show, tối về, mấy thằng ngồi uống bia, hoặc đi club chơi Bingo.  Nhiều ông còn ngồi binh xập xám, tôi hay xuống Lounge chơi billard, chơi phóng tiêu, hay về phòng nghe nhạc và xem TV.

       Sĩ quan liên lạc là Thiếu tá Trấn, lữ đoàn 2 thiết giáp.  Khi toán tụi tôi từ Cali tới, ông gặp mặt anh em, hướng dẫn những tiêu lệnh căn bản về ăn ở và học hành tại trường thiêt giáp Fort Knox.  Vừa gặp mặt, Thiếu tá Trấn nhận ra tôi ngay, cũng không xa lạ gì, lại cố tri, Phượng Hoàng, ông có quen một người bạn của Mậu, tên Nga.  Nhiều lần tôi và Mậu ngồi chung bàn với ông và cô bạn nhỏ.  Nga nhẩy trung bình.  Tôi biết nhiều chuyện về hai người qua Mậu kể.  Thiếu tá Trấn có chiếc xe Ford, ông muốn tôi nhập với ông để đi chơi chung, tôi khéo léo từ chối.  Tiện có một Thiếu tá liên lạc Đại Hàn sắp về nước muốn bán chiếc xe của ông, tôi và Học kiếm mấy người bạn hùn mua, chiếc xe bán $240.  Tụi tôi thật ra không biết nhiều về xe, cứ mua đại, kiếm được 6 người.  Chỉ khó là không ai có bằng lái xe ở Mỹ, cả bọn chọn tôi để thử lửa.  Thật sự, chưa thằng nào biết thi lái xe tại đây ra sao.  Tôi nhờ Thiếu tá Trấn kiếm quyển sách học sơ để thi, cùng lúc đó một nhóm khác 5 người mua một chiếc xe Ford tại dealer, trong đó có Phương, biệt động, hai thằng tôi học thi bằng lái.

       Chuyến đi đầu tiên với chiếc xe màu xanh ra một Mall nhỏ gần trường học.  Vì gần trường, tôi và Học mặc đồ bông, mũ nâu.  Tụi tôi thường đi xem, ít mua sắm.  Hai đưa đang đi, có hai cô bé nhìn tụi tôi nói nhỏ rồi cười.  Cuối cùng, hai cô vừa chào vừa hỏi:
       - Chào hai anh, các anh từ nước nào tới?
       Học trả lời: "Việt Nam".
       Cô đeo chiếc kính trắng trông rất trẻ:
       - Oh! Việt Nam.  Các anh mặc đồ lính phải không?
       Tôi nói:
       - Sao cô biết?
       - Vì anh đi giầy Map và có đeo loong trên cổ áo giống quân đội Mỹ.
       Cô bạn đi theo hỏi chúng tôi tên gì, rồi cô ta tự giới thiệu tôi tên Calina còn cô nầy là Derby.  Tôi và Học cũng giới thiệu tên, cả hai cô lẩm nhẩm đọc lại.  Nói chuyện chút xíu, hai cô chia tay tụi tôi.  Trước khi về Derby hỏi tôi:
       - Em muốn anh tới nhà em chơi và cả anh Học nữa, hai anh đồng ý không?
       Tôi hỏi:
       - Nhà cô gần đây không?
       Derby trả lời:
       - Khoảng 15 phút.
       Chúng tôi xin đia chỉ, số phone và hẹn:
      - Có thể cuối tuần, tụi tôi và thêm một hai người nữa sẽ tới thăm.
       Derby bắt tay tôi:
       - Anh nhớ nhé.

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm