Xe cán chó
ASEAN im lặng trước phán quyết Biển Đông do áp lực Trung Quốc - Thụy My
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ không ra được thông cáo chung về vụ Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh
Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen (trái) và đồng nhiệm Lào Thongloun Sisoulith tại Phnom Penh, 27/06/2016.REUTERS/Samrang Pring
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ không ra được thông cáo chung về vụ Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông. Các nhà ngoại giao khu vực hôm nay 14/07/2016 cho AFP biết như trên, tố cáo sự im lặng này là do Bắc Kinh gây áp lực.
Các nước ASEAN đã nêu khả năng đưa ra tuyên bố về phán quyết hôm thứ Ba 12/7 của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, theo đó đường 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra để đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, là bất hợp pháp. Nhưng 10 quốc gia thành viên ASEAN, mà tình đoàn kết đã bị rạn nứt trước chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh, không thể tìm được tiếng nói chung.
Nguồn tin ngoại giao trên đây cho biết : « Các viên chức ASEAN đã chuẩn bị một dự thảo, nhưng đã không đồng thuận được trong việc ra một thông cáo chung ». Người ta tin rằng Trung Quốc đã sử dụng ảnh hưởng đối với các đồng minh Lào và Cam Bốt để ngăn chận việc ra tuyên bố về vụ kiện lịch sử này. « Một số nước ASEAN chắc chắn là không vui, hành động của Bắc Kinh có thể được cho là can thiệp vào chuyện nội bộ của ASEAN ».
Một nhà ngoại giao cao cấp khác của ASEAN cũng nhận định Trung Quốc đã « thành công trong việc chia rẽ ASEAN trên hồ sơ Biển Đông, thông qua các đồng minh », ý nói Lào và Cam Bốt.
Tháng trước, ASEAN đã gây ngạc nhiên khi nhanh chóng rút lại một thông cáo chung do Malaysia soạn thảo sau hội nghị ASEAN-Trung Quốc, cảnh báo về các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông. Bắc Kinh bị tố cáo là đã gây áp lực, và thất bại trên đây cho thấy sự bất lực của khối ASEAN trong việc duy trì đoàn kết trên hồ sơ này.
Trong khi Philippines và Việt Nam chỉ trích thái độ hung hăng của Trung Quốc, Lào và Cam Bốt thường đứng về phía người láng giềng khổng lồ vốn tỏ ra hào phóng với họ. Lào giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay.
Khi được hỏi về sự thiếu vắng tuyên bố chung ASEAN, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Philippines Charles Jose hôm nay trả lời : « Xin vui lòng chất vấn chủ tịch là Lào ». Còn Cam Bốt trước đó đã nói rằng sẽ không ủng hộ việc ra ASEAN ra tuyên bố, như vậy đã chặn đứng khả năng này vì khối ASEAN hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận.
Trong những năm gần đây, ASEAN đã từng phát hành các thông cáo chung bày tỏ sự quan ngại trước các hoạt động xây dựng tại Biển Đông, tuy vẫn thận trọng không nêu đích danh Trung Quốc. Nhưng theo Lauro Baja, nguyên đại diện Philippines tại Liên Hiệp Quốc, trong những ngày này, vấn đề có thể làm chia rẽ ASEAN không được đặt ra. Ông nói : « Nay chúng tôi không còn có thể hy vọng trong tương lai sẽ có được một tuyên bố chung của ASEAN về Trung Quốc ».
Hoàng Phạm chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
ASEAN im lặng trước phán quyết Biển Đông do áp lực Trung Quốc - Thụy My
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ không ra được thông cáo chung về vụ Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh
Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen (trái) và đồng nhiệm Lào Thongloun Sisoulith tại Phnom Penh, 27/06/2016.REUTERS/Samrang Pring
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ không ra được thông cáo chung về vụ Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông. Các nhà ngoại giao khu vực hôm nay 14/07/2016 cho AFP biết như trên, tố cáo sự im lặng này là do Bắc Kinh gây áp lực.
Các nước ASEAN đã nêu khả năng đưa ra tuyên bố về phán quyết hôm thứ Ba 12/7 của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, theo đó đường 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra để đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, là bất hợp pháp. Nhưng 10 quốc gia thành viên ASEAN, mà tình đoàn kết đã bị rạn nứt trước chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh, không thể tìm được tiếng nói chung.
Nguồn tin ngoại giao trên đây cho biết : « Các viên chức ASEAN đã chuẩn bị một dự thảo, nhưng đã không đồng thuận được trong việc ra một thông cáo chung ». Người ta tin rằng Trung Quốc đã sử dụng ảnh hưởng đối với các đồng minh Lào và Cam Bốt để ngăn chận việc ra tuyên bố về vụ kiện lịch sử này. « Một số nước ASEAN chắc chắn là không vui, hành động của Bắc Kinh có thể được cho là can thiệp vào chuyện nội bộ của ASEAN ».
Một nhà ngoại giao cao cấp khác của ASEAN cũng nhận định Trung Quốc đã « thành công trong việc chia rẽ ASEAN trên hồ sơ Biển Đông, thông qua các đồng minh », ý nói Lào và Cam Bốt.
Tháng trước, ASEAN đã gây ngạc nhiên khi nhanh chóng rút lại một thông cáo chung do Malaysia soạn thảo sau hội nghị ASEAN-Trung Quốc, cảnh báo về các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông. Bắc Kinh bị tố cáo là đã gây áp lực, và thất bại trên đây cho thấy sự bất lực của khối ASEAN trong việc duy trì đoàn kết trên hồ sơ này.
Trong khi Philippines và Việt Nam chỉ trích thái độ hung hăng của Trung Quốc, Lào và Cam Bốt thường đứng về phía người láng giềng khổng lồ vốn tỏ ra hào phóng với họ. Lào giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay.
Khi được hỏi về sự thiếu vắng tuyên bố chung ASEAN, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Philippines Charles Jose hôm nay trả lời : « Xin vui lòng chất vấn chủ tịch là Lào ». Còn Cam Bốt trước đó đã nói rằng sẽ không ủng hộ việc ra ASEAN ra tuyên bố, như vậy đã chặn đứng khả năng này vì khối ASEAN hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận.
Trong những năm gần đây, ASEAN đã từng phát hành các thông cáo chung bày tỏ sự quan ngại trước các hoạt động xây dựng tại Biển Đông, tuy vẫn thận trọng không nêu đích danh Trung Quốc. Nhưng theo Lauro Baja, nguyên đại diện Philippines tại Liên Hiệp Quốc, trong những ngày này, vấn đề có thể làm chia rẽ ASEAN không được đặt ra. Ông nói : « Nay chúng tôi không còn có thể hy vọng trong tương lai sẽ có được một tuyên bố chung của ASEAN về Trung Quốc ».
Hoàng Phạm chuyển