Nhân Vật
Ai Cập: Phép thử cho uy tín của tướng quân Sisi
Cuộc trưng cầu dân ý về bản dự thảo Hiến pháp mới được cho là phép thử cho uy tín và khả năng thắng cử tổng thống của Tướnsg quân Abdel Fattah al-Sisi.
Trong hai ngày 14 và 15/1, hàng chục triệu cử tri Ai Cập đã đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về hiến pháp mới, nhằm hoàn tất chặng đầu tiên trong lộ trình chuyển tiếp chính trị ở quốc gia Bắc Phi này sau cuộc đảo chính ngày 3/7 lật đổ chính quyền của Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi. Hơn 160.000 binh sĩ quân đội và 200.000 cảnh sát được huy động để bảo vệ an ninh cho cuộc bỏ phiếu. Bên cạnh đó, 14.000 thẩm phán, gần 7.000 quan sát viên của 59 tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước và 7 tổ chức quốc tế (như Liên đoàn Arab và Liên minh châu Âu) tham gia giám sát quá trình bỏ phiếu.
Ngay từ sáng sớm, người dân
Ai Cập đi bỏ phiếu trong tâm trạng hồ hởi với kỳ vọng sự kiện sẽ tạo
bước ngoặt cho tình hình chính trị trong nước, đưa quốc gia Kim Tự Tháp
sớm thoát khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng và tình trạng bất ổn an ninh
kéo dài suốt ba năm qua.
Theo Ủy ban Bầu cử Trung ương Ai Cập (SEC), hơn 52,7 triệu cử tri trong tổng số 85 triệu dân nước này đã đăng ký đi bỏ phiếu, một sự gia tăng đáng kể so với cuộc trưng cầu ý dân về hiến pháp được tổ chức hồi tháng 12/2012.
Ngay trước cuộc bỏ phiếu diễn ra, dư luận và giới quan sát nhận định, bản hiến pháp sẽ được người dân “thông qua”, dấu mốc quan trọng trong lộ trình chính trị của chính phủ được quân đội hậu thuẫn, và là cơ hội để Tướng Sisi, người đã phế truất ông Morsi hồi tháng 7/2013, sẽ ra tranh cử và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Người Hồi giáo coi ông Sisi là chủ mưu của vụ đảo chính làm kích động xung đột nội bộ tồi tệ nhất trong lịch sử Ai Cập hiện đại, tuy nhiên, nhiều người Ai Cập đã quá mệt mỏi với ác cuộc chính biến làm cản trở Ai Cập và tàn phá kinh tế kể từ sau cuộc nổi dậy lật đổ nhà độc tài Hosni Mubarak hồi năm 2011. Hiện giờ, họ đang nhìn nhận Tướng Sisi như là nhân vật quyết định có thể giúp khôi phục ổn định đất nước. Giới phân tích cho rằng cuộc trưng cầu dân ý lần này sẽ trở thành cuộc bỏ phiếu về sự tín nhiệm của người dân đối với ông Sisi, người được in hình trên các tấm áp phích khắp Cairo.
Bản hiến pháp mới nếu được thông qua sẽ thay thế bản hiến pháp cũ được ông Morsi ký thành luật hơn một năm trước. Theo bản hiến pháp mới, những điều khoản Hồi giáo gây tranh cãi sẽ bị bãi bỏ, quyền hạn của các thể chế nhà nước từng thách thức ông Morsi bao gồm quân đội, cảnh sát và bộ máy tư pháp sẽ được khôi phục.
Chính vì điều này, lực lượng Anh em Hồi giáo đã nỗ lực để phá hoại cuộc trưng cầu dân ý. Ngoài tuyên bố tảy chay cuộc trưng cầu dân ý, lực lượng Anh em Hồi giáo còn tiến hành hàng loạt vụ tấn công vào các khu vực bỏ phiếu. Chỉ trong ngày bỏ phiếu đầu tiên, ít nhất 11 người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa những người thuộc tổ chức Anh em Hồi giáo và lực lượng an ninh Ai Cập. Lực lượng an ninh cũng bắt giữ tổng cộng 140 người với các cáo buộc "gây bạo loạn và âm mưu cản trở quá trình bỏ phiếu" trong ngày đầu tiên của cuộc trưng cầu.
Trước thềm cuộc bỏ phiếu, Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập, Tướng Sisi cho biết ông sẽ xem xét việc ra tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử sắp tới nếu đó là "yêu cầu của dân nhân".
Tướng Sisi cho rằng Ai Cập đang đứng trước "bước ngoặt lịch sử" và thực hiện những bước đi đầu tiên trong lộ trình chuyển tiếp chính trị sau hai cuộc "cách mạng".
Cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống Ai Cập dự kiến được tổ chức vào tháng 4/2014. Nhiều chiến dịch vận động đang được triển khai nhằm kêu gọi và ủng hộ ông Sisi ra tranh cử. Một số chiến dịch thậm chí còn đề xuất bổ nhiệm nhà lãnh đạo quân đội này làm Tổng thống thông qua trưng cầu dân ý thay vì các cuộc bầu cử.
Theo các nhà quan sát, bất chấp sự tẩy chay và sự phá họa của phong trào Anh em Hồi giáo, các lực lượng đồng minh và một số phong trào thanh niên cách mạng, hiến pháp mới của Ai Cập nhiều khả năng sẽ được thông qua với đa số phiếu.
Và nếu như tỷ lệ ủng hộ bản hiến pháp mới cao hơn so với cuộc trưng cầu dân ý trước đó, đây sẽ là chiến thắng hết sức quan trọng của Chính phủ lâm thời được quân đội hậu thuẫn và có ý nghĩa quyết định đối với việc Tướng Sisi sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của xứ Kim Tự Tháp./.
Khánh An
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Ai Cập: Phép thử cho uy tín của tướng quân Sisi
Cuộc trưng cầu dân ý về bản dự thảo Hiến pháp mới được cho là phép thử cho uy tín và khả năng thắng cử tổng thống của Tướnsg quân Abdel Fattah al-Sisi.
Trong hai ngày 14 và 15/1, hàng chục triệu cử tri Ai Cập đã đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về hiến pháp mới, nhằm hoàn tất chặng đầu tiên trong lộ trình chuyển tiếp chính trị ở quốc gia Bắc Phi này sau cuộc đảo chính ngày 3/7 lật đổ chính quyền của Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi. Hơn 160.000 binh sĩ quân đội và 200.000 cảnh sát được huy động để bảo vệ an ninh cho cuộc bỏ phiếu. Bên cạnh đó, 14.000 thẩm phán, gần 7.000 quan sát viên của 59 tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước và 7 tổ chức quốc tế (như Liên đoàn Arab và Liên minh châu Âu) tham gia giám sát quá trình bỏ phiếu.
Ngay từ sáng sớm, người dân
Ai Cập đi bỏ phiếu trong tâm trạng hồ hởi với kỳ vọng sự kiện sẽ tạo
bước ngoặt cho tình hình chính trị trong nước, đưa quốc gia Kim Tự Tháp
sớm thoát khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng và tình trạng bất ổn an ninh
kéo dài suốt ba năm qua.
Theo Ủy ban Bầu cử Trung ương Ai Cập (SEC), hơn 52,7 triệu cử tri trong tổng số 85 triệu dân nước này đã đăng ký đi bỏ phiếu, một sự gia tăng đáng kể so với cuộc trưng cầu ý dân về hiến pháp được tổ chức hồi tháng 12/2012.
Ngay trước cuộc bỏ phiếu diễn ra, dư luận và giới quan sát nhận định, bản hiến pháp sẽ được người dân “thông qua”, dấu mốc quan trọng trong lộ trình chính trị của chính phủ được quân đội hậu thuẫn, và là cơ hội để Tướng Sisi, người đã phế truất ông Morsi hồi tháng 7/2013, sẽ ra tranh cử và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Người Hồi giáo coi ông Sisi là chủ mưu của vụ đảo chính làm kích động xung đột nội bộ tồi tệ nhất trong lịch sử Ai Cập hiện đại, tuy nhiên, nhiều người Ai Cập đã quá mệt mỏi với ác cuộc chính biến làm cản trở Ai Cập và tàn phá kinh tế kể từ sau cuộc nổi dậy lật đổ nhà độc tài Hosni Mubarak hồi năm 2011. Hiện giờ, họ đang nhìn nhận Tướng Sisi như là nhân vật quyết định có thể giúp khôi phục ổn định đất nước. Giới phân tích cho rằng cuộc trưng cầu dân ý lần này sẽ trở thành cuộc bỏ phiếu về sự tín nhiệm của người dân đối với ông Sisi, người được in hình trên các tấm áp phích khắp Cairo.
Bản hiến pháp mới nếu được thông qua sẽ thay thế bản hiến pháp cũ được ông Morsi ký thành luật hơn một năm trước. Theo bản hiến pháp mới, những điều khoản Hồi giáo gây tranh cãi sẽ bị bãi bỏ, quyền hạn của các thể chế nhà nước từng thách thức ông Morsi bao gồm quân đội, cảnh sát và bộ máy tư pháp sẽ được khôi phục.
Chính vì điều này, lực lượng Anh em Hồi giáo đã nỗ lực để phá hoại cuộc trưng cầu dân ý. Ngoài tuyên bố tảy chay cuộc trưng cầu dân ý, lực lượng Anh em Hồi giáo còn tiến hành hàng loạt vụ tấn công vào các khu vực bỏ phiếu. Chỉ trong ngày bỏ phiếu đầu tiên, ít nhất 11 người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa những người thuộc tổ chức Anh em Hồi giáo và lực lượng an ninh Ai Cập. Lực lượng an ninh cũng bắt giữ tổng cộng 140 người với các cáo buộc "gây bạo loạn và âm mưu cản trở quá trình bỏ phiếu" trong ngày đầu tiên của cuộc trưng cầu.
Trước thềm cuộc bỏ phiếu, Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập, Tướng Sisi cho biết ông sẽ xem xét việc ra tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử sắp tới nếu đó là "yêu cầu của dân nhân".
Tướng Sisi cho rằng Ai Cập đang đứng trước "bước ngoặt lịch sử" và thực hiện những bước đi đầu tiên trong lộ trình chuyển tiếp chính trị sau hai cuộc "cách mạng".
Cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống Ai Cập dự kiến được tổ chức vào tháng 4/2014. Nhiều chiến dịch vận động đang được triển khai nhằm kêu gọi và ủng hộ ông Sisi ra tranh cử. Một số chiến dịch thậm chí còn đề xuất bổ nhiệm nhà lãnh đạo quân đội này làm Tổng thống thông qua trưng cầu dân ý thay vì các cuộc bầu cử.
Theo các nhà quan sát, bất chấp sự tẩy chay và sự phá họa của phong trào Anh em Hồi giáo, các lực lượng đồng minh và một số phong trào thanh niên cách mạng, hiến pháp mới của Ai Cập nhiều khả năng sẽ được thông qua với đa số phiếu.
Và nếu như tỷ lệ ủng hộ bản hiến pháp mới cao hơn so với cuộc trưng cầu dân ý trước đó, đây sẽ là chiến thắng hết sức quan trọng của Chính phủ lâm thời được quân đội hậu thuẫn và có ý nghĩa quyết định đối với việc Tướng Sisi sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của xứ Kim Tự Tháp./.
Khánh An