Tin nóng trong ngày
Ai Cập ban bố tình trạng khẩn cấp
Tổng thống Ai Cập Abdul Fattah al-Sisi ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài ba tháng sau các cuộc tấn công vào hai nhà thờ Coptic khiến ít nhất 44 người thiệt mạng.
Tổng thống Ai Cập Abdul Fattah al-Sisi ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài ba tháng sau các cuộc tấn công vào hai nhà thờ Coptic khiến ít nhất 44 người thiệt mạng.
Biện pháp này cho phép nhà chức trách tiến hành việc bắt giữ mà không cần trát và khám xét nhà nghi phạm. Tuy vậy, tình trạng khẩn cấp cần phải được quốc hội thông qua trước khi được thực thi.
Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố họ đứng sau vụ nổ ở Tanta và Alexandria hôm Chúa Nhật Lễ Lá 9/4.
Nhóm này nhắm mục tiêu các nhà thờ Coptic ở Ai Cập gần đây và cảnh báo sẽ có thêm các cuộc tấn công.
Ông Sisi đọc diễn văn tại dinh tổng thống sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia về vụ nổ.
Ông cảnh báo cuộc chiến chống lại những chiến binh thánh chiến sẽ "kéo dài và đau đớn", và nói rằng tình trạng khẩn cấp sẽ có hiệu lực sau khi qua "các bước hợp pháp". Đa số trong nghị viện ủng hộ ông Sisi.
Tổng thống trước đó lệnh triển khai quân đội trên toàn quốc để bảo vệ "cơ sở hạ tầng quan trọng".
Các vụ tấn công diễn ra vào một trong những ngày lễ thiêng liêng nhất trong lịch Kitô giáo, đánh dấu sự kiện Chúa Jesus tiến vào thành Jerusalem.
IS cho biết, hai kẻ đánh bom tự sát đã tiến hành vụ nổ. Một trong hai nhà thờ Coptic ở thành phố Tanta bị nhắm mục tiêu khiến 27 người thiệt mạng, Bộ Y tế Ai Cập cho hay.
Nhiều giờ sau, cảnh sát chặn một kẻ đánh bom định bước vào nhà thờ Coptic ở Alexandria. Kẻ này kích nổ bên ngoài nhà thờ khiến 17 người chết, gồm cả một số cảnh sát.
Các vụ nổ xảy ra chỉ vài tuần trước chuyến thăm dự kiến của Giáo hoàng Francis nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với các Kitô hữu ở nước này, những người chiếm khoảng 10% dân số Ai Cập và lâu nay than phiền rằng họ có nguy cơ bị tấn công và bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Tình trạng này trầm trọng hơn những năm gần đây, với các vụ bạo lực liên quan đến chiến binh thánh chiến ở Ai Cập, biên tập viên Ả rập Sebastian Usher của BBC cho hay.
Sự tin tưởng của cộng đồng Kitô hữu về năng lực của nhà nước trong việc bảo vệ họ bị lung lay sau các cuộc tấn công, phóng viên của chúng tôi cho biết thêm.
( BBC )
Tổng thống Ai Cập Abdul Fattah al-Sisi ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài ba tháng sau các cuộc tấn công vào hai nhà thờ Coptic khiến ít nhất 44 người thiệt mạng.
Biện pháp này cho phép nhà chức trách tiến hành việc bắt giữ mà không cần trát và khám xét nhà nghi phạm. Tuy vậy, tình trạng khẩn cấp cần phải được quốc hội thông qua trước khi được thực thi.
Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố họ đứng sau vụ nổ ở Tanta và Alexandria hôm Chúa Nhật Lễ Lá 9/4.
Nhóm này nhắm mục tiêu các nhà thờ Coptic ở Ai Cập gần đây và cảnh báo sẽ có thêm các cuộc tấn công.
Ông Sisi đọc diễn văn tại dinh tổng thống sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia về vụ nổ.
Ông cảnh báo cuộc chiến chống lại những chiến binh thánh chiến sẽ "kéo dài và đau đớn", và nói rằng tình trạng khẩn cấp sẽ có hiệu lực sau khi qua "các bước hợp pháp". Đa số trong nghị viện ủng hộ ông Sisi.
Tổng thống trước đó lệnh triển khai quân đội trên toàn quốc để bảo vệ "cơ sở hạ tầng quan trọng".
Các vụ tấn công diễn ra vào một trong những ngày lễ thiêng liêng nhất trong lịch Kitô giáo, đánh dấu sự kiện Chúa Jesus tiến vào thành Jerusalem.
IS cho biết, hai kẻ đánh bom tự sát đã tiến hành vụ nổ. Một trong hai nhà thờ Coptic ở thành phố Tanta bị nhắm mục tiêu khiến 27 người thiệt mạng, Bộ Y tế Ai Cập cho hay.
Nhiều giờ sau, cảnh sát chặn một kẻ đánh bom định bước vào nhà thờ Coptic ở Alexandria. Kẻ này kích nổ bên ngoài nhà thờ khiến 17 người chết, gồm cả một số cảnh sát.
Các vụ nổ xảy ra chỉ vài tuần trước chuyến thăm dự kiến của Giáo hoàng Francis nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với các Kitô hữu ở nước này, những người chiếm khoảng 10% dân số Ai Cập và lâu nay than phiền rằng họ có nguy cơ bị tấn công và bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Tình trạng này trầm trọng hơn những năm gần đây, với các vụ bạo lực liên quan đến chiến binh thánh chiến ở Ai Cập, biên tập viên Ả rập Sebastian Usher của BBC cho hay.
Sự tin tưởng của cộng đồng Kitô hữu về năng lực của nhà nước trong việc bảo vệ họ bị lung lay sau các cuộc tấn công, phóng viên của chúng tôi cho biết thêm.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Ai Cập ban bố tình trạng khẩn cấp
Tổng thống Ai Cập Abdul Fattah al-Sisi ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài ba tháng sau các cuộc tấn công vào hai nhà thờ Coptic khiến ít nhất 44 người thiệt mạng.
Tổng thống Ai Cập Abdul Fattah al-Sisi ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài ba tháng sau các cuộc tấn công vào hai nhà thờ Coptic khiến ít nhất 44 người thiệt mạng.
Biện pháp này cho phép nhà chức trách tiến hành việc bắt giữ mà không cần trát và khám xét nhà nghi phạm. Tuy vậy, tình trạng khẩn cấp cần phải được quốc hội thông qua trước khi được thực thi.
Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố họ đứng sau vụ nổ ở Tanta và Alexandria hôm Chúa Nhật Lễ Lá 9/4.
Nhóm này nhắm mục tiêu các nhà thờ Coptic ở Ai Cập gần đây và cảnh báo sẽ có thêm các cuộc tấn công.
Ông Sisi đọc diễn văn tại dinh tổng thống sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia về vụ nổ.
Ông cảnh báo cuộc chiến chống lại những chiến binh thánh chiến sẽ "kéo dài và đau đớn", và nói rằng tình trạng khẩn cấp sẽ có hiệu lực sau khi qua "các bước hợp pháp". Đa số trong nghị viện ủng hộ ông Sisi.
Tổng thống trước đó lệnh triển khai quân đội trên toàn quốc để bảo vệ "cơ sở hạ tầng quan trọng".
Các vụ tấn công diễn ra vào một trong những ngày lễ thiêng liêng nhất trong lịch Kitô giáo, đánh dấu sự kiện Chúa Jesus tiến vào thành Jerusalem.
IS cho biết, hai kẻ đánh bom tự sát đã tiến hành vụ nổ. Một trong hai nhà thờ Coptic ở thành phố Tanta bị nhắm mục tiêu khiến 27 người thiệt mạng, Bộ Y tế Ai Cập cho hay.
Nhiều giờ sau, cảnh sát chặn một kẻ đánh bom định bước vào nhà thờ Coptic ở Alexandria. Kẻ này kích nổ bên ngoài nhà thờ khiến 17 người chết, gồm cả một số cảnh sát.
Các vụ nổ xảy ra chỉ vài tuần trước chuyến thăm dự kiến của Giáo hoàng Francis nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với các Kitô hữu ở nước này, những người chiếm khoảng 10% dân số Ai Cập và lâu nay than phiền rằng họ có nguy cơ bị tấn công và bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Tình trạng này trầm trọng hơn những năm gần đây, với các vụ bạo lực liên quan đến chiến binh thánh chiến ở Ai Cập, biên tập viên Ả rập Sebastian Usher của BBC cho hay.
Sự tin tưởng của cộng đồng Kitô hữu về năng lực của nhà nước trong việc bảo vệ họ bị lung lay sau các cuộc tấn công, phóng viên của chúng tôi cho biết thêm.
( BBC )