Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Ai Cập trồng rừng trên sa mạc.
AI CẬP đã dùng nước thải độc công nghiệp, lẫn dân dụng, để biến thành nước tưới trồng rừng trên sa mạc nóng khô cằn.
AI CẬP đã dùng nước thải độc công nghiệp, lẫn dân dụng, để biến thành nước tưới trồng rừng trên sa mạc nóng khô cằn. Đây là giải pháp khôn ngoan khi dân số phát triển, nhu cầu nước dùng gia tăng, cùng với sự tái xử dụng nước thải một cách hiệu quả không gây ô nhiễm môi trường. ( Theo VB).
Ai Cập trồng rừng trên sa mạc nhờ tận dụng… nước cống.
Một dự án trồng rừng ở Ai Cập đang dùng nước cống để nuôi dưỡng cây trong sa mạc, ngăn chặn sa- mạc-hóa. Phương pháp này hiệu quả, đến nỗi nó đã thu hút được sự quan tâm của các Công ty lâm nghiệp Đức Quốc.
Sa-mạc-hóa đang là một vấn đề lớn ở châu Phi, giải pháp để chống lại điều này thì ai cũng biết, đó là trồng rừng. Nhưng khó khăn lớn nhất là không có đủ nước sạch để tưới cho cây.
Một dự án sáng tạo ở Ai Cập đã chứng minh rằng: nước cống qua xử lý 1 phần, có thể thay thế cho nước sạch khan hiếm, để giúp cây sinh trưởng trong sa mạc. Thực tế cho thấy, cây Bạch đàn ở đây cho gỗ nhanh gấp 4 lần các vùng trồng Thông ở nước Đức
Nằm cách thủ đô Cairo khoảng 2 giờ đi xe, khu rừng Serapium là kết quả của dự án do chính phủ Ai Cập đề xướng vào thập niên 90. Vùng trồng cây 200 hecta này có các cây bản xứ và ngoại nhập, gồm cả các loài có giá trị kinh tế cao như: Bạch đàn, và gỗ Gụ (Mahogany).
Điều thú vị là, tuy đất nơi này rất thiếu chất dinh dưỡng, nhưng cây vẫn có thể sinh trưởng tốt nhờ… nước cống. Loại nước thải này cung cấp đủ các dưỡng chất, nên thậm chí không cần bổ sung thêm phân bón. Nước cống được qua xử lý 2 bước:
- Bước 1: các màng lọc loại bỏ cặn bẩn, và rác trong nước.
- Bước 2: các vi khuẩn và oxy được thêm vào để phân hủy các chất hữu cơ trong nước. Thứ còn lại là một dung dịch rất giàu phosphate và nitro, đó chính là thứ có trong phân bón thương mại mà chúng ta hay dùng.
Thường thì loại dung dịch này sẽ không dùng cho hoa màu, hay các cây ăn trái, vì nồng độ các chất trong đó quá cao đối với một số cây, và vi khuẩn trong nước có thể làm hư hại trái cây, rau củ. Tuy nhiên, ở nơi mà chẳng có gì trồng được như sa mạc, phương pháp này là hoàn toàn an toàn.
Trong 15 năm, cây ở khu trồng trọt này đã sẵn sàng để thu hoạch, với năng suất 350 mét khối gỗ/hecta. Để so sánh, các cây thông ở Đức phải mất 60 năm mới có thể đạt tới con số này. Như vậy, khu rừng không chỉ giúp Ai Cập giữ lại đất đai màu mỡ, chống sa-mạc-hóa, mà còn mang lại sản phẩm lâm nghiệp giá trị, giảm nhập cảng từ ngoại quổc.
Nếu Ai Cập tận dụng được 80% lượng nước cống có sẵn, đất nước này có thể biến 650.000 hecta sa mạc thành rừng – một con số đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, hiện tại thì mọi thứ vẫn chỉ đang bắt đầu, khó khăn lớn nhất nằm ở vốn đầu tư. Hy vọng Quỹ Green Climate của Liên Hiệp Quốc, hay các Công ty Lâm nghiệp tư nhân ngoại quốc có thể sẽ đồng ý tham gia vào dự án đầy tiềm năng này.
Video về dự án trồng rừng trong sa mạc:
Theo DW, Inhabitat,
Sơn Vũ tổng hợp (trithucvn).
__,_._,___
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Ai Cập trồng rừng trên sa mạc.
AI CẬP đã dùng nước thải độc công nghiệp, lẫn dân dụng, để biến thành nước tưới trồng rừng trên sa mạc nóng khô cằn.
AI CẬP đã dùng nước thải độc công nghiệp, lẫn dân dụng, để biến thành nước tưới trồng rừng trên sa mạc nóng khô cằn. Đây là giải pháp khôn ngoan khi dân số phát triển, nhu cầu nước dùng gia tăng, cùng với sự tái xử dụng nước thải một cách hiệu quả không gây ô nhiễm môi trường. ( Theo VB).
Ai Cập trồng rừng trên sa mạc nhờ tận dụng… nước cống.
Một dự án trồng rừng ở Ai Cập đang dùng nước cống để nuôi dưỡng cây trong sa mạc, ngăn chặn sa- mạc-hóa. Phương pháp này hiệu quả, đến nỗi nó đã thu hút được sự quan tâm của các Công ty lâm nghiệp Đức Quốc.
Sa-mạc-hóa đang là một vấn đề lớn ở châu Phi, giải pháp để chống lại điều này thì ai cũng biết, đó là trồng rừng. Nhưng khó khăn lớn nhất là không có đủ nước sạch để tưới cho cây.
Một dự án sáng tạo ở Ai Cập đã chứng minh rằng: nước cống qua xử lý 1 phần, có thể thay thế cho nước sạch khan hiếm, để giúp cây sinh trưởng trong sa mạc. Thực tế cho thấy, cây Bạch đàn ở đây cho gỗ nhanh gấp 4 lần các vùng trồng Thông ở nước Đức
Nằm cách thủ đô Cairo khoảng 2 giờ đi xe, khu rừng Serapium là kết quả của dự án do chính phủ Ai Cập đề xướng vào thập niên 90. Vùng trồng cây 200 hecta này có các cây bản xứ và ngoại nhập, gồm cả các loài có giá trị kinh tế cao như: Bạch đàn, và gỗ Gụ (Mahogany).
Điều thú vị là, tuy đất nơi này rất thiếu chất dinh dưỡng, nhưng cây vẫn có thể sinh trưởng tốt nhờ… nước cống. Loại nước thải này cung cấp đủ các dưỡng chất, nên thậm chí không cần bổ sung thêm phân bón. Nước cống được qua xử lý 2 bước:
- Bước 1: các màng lọc loại bỏ cặn bẩn, và rác trong nước.
- Bước 2: các vi khuẩn và oxy được thêm vào để phân hủy các chất hữu cơ trong nước. Thứ còn lại là một dung dịch rất giàu phosphate và nitro, đó chính là thứ có trong phân bón thương mại mà chúng ta hay dùng.
Thường thì loại dung dịch này sẽ không dùng cho hoa màu, hay các cây ăn trái, vì nồng độ các chất trong đó quá cao đối với một số cây, và vi khuẩn trong nước có thể làm hư hại trái cây, rau củ. Tuy nhiên, ở nơi mà chẳng có gì trồng được như sa mạc, phương pháp này là hoàn toàn an toàn.
Trong 15 năm, cây ở khu trồng trọt này đã sẵn sàng để thu hoạch, với năng suất 350 mét khối gỗ/hecta. Để so sánh, các cây thông ở Đức phải mất 60 năm mới có thể đạt tới con số này. Như vậy, khu rừng không chỉ giúp Ai Cập giữ lại đất đai màu mỡ, chống sa-mạc-hóa, mà còn mang lại sản phẩm lâm nghiệp giá trị, giảm nhập cảng từ ngoại quổc.
Nếu Ai Cập tận dụng được 80% lượng nước cống có sẵn, đất nước này có thể biến 650.000 hecta sa mạc thành rừng – một con số đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, hiện tại thì mọi thứ vẫn chỉ đang bắt đầu, khó khăn lớn nhất nằm ở vốn đầu tư. Hy vọng Quỹ Green Climate của Liên Hiệp Quốc, hay các Công ty Lâm nghiệp tư nhân ngoại quốc có thể sẽ đồng ý tham gia vào dự án đầy tiềm năng này.
Video về dự án trồng rừng trong sa mạc:
Theo DW, Inhabitat,
Sơn Vũ tổng hợp (trithucvn).
__,_._,___