Văn Học & Nghệ Thuật

Ai bất hạnh hơn ai?

Cuộc hội thảo về 20 năm văn học Miền Nam được tổ chức tại toà soạn hai tờ nhật báo lớn ở California, Người Việt và Việt Báo, trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014 vừa rồi, gây được tiếng vang khá tốt.
bởi Nguyễn Hưng Quốc

Cuộc hội thảo về 20 năm văn học Miền Nam được tổ chức tại toà soạn hai tờ nhật báo lớn ở California, Người Việt và Việt Báo, trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014 vừa rồi, gây được tiếng vang khá tốt. Một trong những biểu hiện của tiếng vang ấy được dội lên trong một bài viết ngắn của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn trên blog của ông. Một trong những nội dung của bài viết là nhằm phản đối một quan điểm của tôi, trong bài thuyết trình “Văn học miền Nam trong tiến trình hiện đại hoá của văn học dân tộc”, được trình bày trong cuộc hội thảo, trong đó, tôi nêu lên một nhận định: văn học Miền Nam là một nền văn học bất hạnh nhất trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.

Vương Trí Nhàn phản bác nhận định ấy bằng hai lý do: Một, nếu muốn dùng chữ “bất hạnh”, theo ông, cả văn học miền Bắc cũng như hầu hết các nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa tại Trung Quốc và Liên Xô trước đây đều bất hạnh. Hai, nếu hiểu bất hạnh theo nghĩa bị cấm đoán, theo Vương Trí Nhàn, “Cái đó có, nhưng tình cảnh đâu đến nỗi bi đát lắm, hiện nay nó đang được khôi phục dần dần”.

Về ý thứ nhất, Vương Trí Nhàn nói đúng được một nửa. Nếu giới hạn trong quãng thời gian từ 1954 đến 1975, quả thực văn học miền Bắc, cũng như mọi nền văn học hiện thực xã hội khác dưới các chế độ cộng sản nói chung, bất hạnh hơn hẳn văn học miền Nam. Ở miền Nam, không có ai, chỉ vì một truyện ngắn vu vơ viết cho trẻ con như của Hoàng Cát, một bài thơ ngắn nêu những nghĩ ngợi bâng quơ về khói bom như của Phạm Tiến Duật, một cuốn tiểu thuyết vô thưởng vô phạm như “Vào đời” của Hà Minh Tuân… mà tác giả bị lên án kịch liệt; có người bị cấm xuất bản đến cả mấy chục năm. Ở miền Nam cũng không hề có vụ án văn học nào như vụ Nhân Văn Giai Phẩm, ở đó, nhiều văn nghệ sĩ được xem là có tài nhất trong thế hệ của họ bị đẩy đi lao động cải tạo trong nhiều năm và cuối cùng, bị cấm xuất bản trong suốt 30 năm. Ở miền Nam, giới văn nghệ chưa bao giờ bị chính quyền khinh rẻ, coi như là “con nít” cần cầm tay chỉ đường như lời than thở của Nguyễn Đăng Mạnh ở miền Bắc. Ở miền Nam cũng không có nhà văn hay nhà thơ nào ở tình cảnh vừa viết được một câu trung lại phải vội vã viết một câu nịnh để tự thâm tâm lúc nào cũng thấy nhục nhã là mình “hèn” như lời kể của Nguyễn Minh Châu ở miền Bắc.

Ai cũng biết miền Nam, trong thời kỳ 1954-75, không phải tự do hoàn toàn. Giới cầm bút vẫn đối diện với kiểm duyệt. Trong nhiều tác phẩm, người ta thấy loang lổ những chỗ trống với dòng chữ “kiểm duyệt đục bỏ”. Tuy nhiên, hệ thống kiểm duyệt ấy vẫn khác hẳn hệ thống kiểm duyệt ở miền Bắc trong cùng thời kỳ. Thứ nhất, ở sự chừng mực: phần lớn chỉ đục bỏ vài chữ, vài câu hay vài đoạn chứ hiếm khi cấm cả tác phẩm. Thứ hai, việc kiểm duyệt chỉ nhắm vào từng tác phẩm cụ thể chứ không phải là tác giả: Ngay cả khi tác phẩm bị cấm thì tác giả vẫn được tự do để viết tiếp. Thứ ba, mức độ kiểm duyệt cũng rất nhẹ nhàng. Trong số các tác giả nổi tiếng ở miền Nam thời ấy, không có ai có tác phẩm bị cấm xuất bản hoặc bị thu hồi cả. Thứ tư, chính quyền chỉ dừng lại ở biện pháp cấm ca tụng cộng sản nhưng không kiểm duyệt những tác phẩm nhắm phê phán chính phủ và, quan trọng nhất, không bắt giới cầm bút phải viết như thế này hay như thế khác.

Nhờ khá tự do như vậy nên ở miền Nam, nhiều cây bút ai cũng biết là cộng sản nằm vùng như Vũ Hạnh hoặc ai cũng thấy là thân cộng như Nguyễn Ngọc Lan và Trương Bá Cần trong nhóm Đối Diện, vẫn xuất bản hết tác phẩm này đến tác phẩm khác. Nhiều tờ báo và tạp chí không ngừng lên tiếng chống đối chính quyền vẫn tiếp tục được lưu hành.

Bởi vậy, Vương Trí Nhàn nói đúng khi cho không chỉ văn học miền Nam mà cả văn học miền Bắc cũng bất hạnh. Thật ra, chính xác hơn, có thể khẳng định: văn học miền Bắc bất hạnh hơn hẳn văn học miền Nam.

Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào thời kỳ sau năm 1975 thì sao? Thì, hầu hết các cuốn sách hay tạp chí xuất bản trước đó đều bị tịch thu và thiêu huỷ. Thì rất nhiều nhà văn và nhà thơ bị bắt đi tù hoặc cải tạo, có người (như Trần Dạ Từ, Tô Thuỳ Yên, Phan Nhật Nam và Thảo Trường) bị giam giữ trên 10 năm; có người bị chết trong nhà tù hoặc chỉ được trả tự do khi gần chết (như Hồ Hữu Tường, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Hoạt, Dương Hùng Cường). Dù bị ở tù hay không ở tù, sự nghiệp viết lách của tất cả các cây bút ở miền Nam cũng đều bị phủ định, hơn nữa, bị vu khống và miệt thị là văn học tay sai, văn học nô dịch, văn học thực dân mới hay văn học Mỹ nguỵ, và gần đây nhất, văn học đô thị, chỉ thuộc về đô thị mà thôi.

Khi nói văn học miền Nam là một nền văn học bất hạnh, tôi chỉ nhắm vào cái “hậu vận” sau năm 1975 ấy. Tôi thực tình không hiểu nổi tại sao Vương Trí Nhàn, kẻ chứng kiến tất cả những đòn trả thù tàn bạo đối với văn học miền Nam sau năm 1975 mà lại cho “Cái đó có, nhưng tình cảnh đâu đến nỗi bi đát lắm”. Vậy thế nào mới thực bi đát? Sách báo bị tịch thu và thiêu huỷ; tác giả bị bắt bớ tù đày; cả một nền văn học kéo dài hai mươi năm bị xuyên tạc và nhục mạ…vẫn chưa phải là “bi đát” sao?

Vương Trí Nhàn cho hiện nay nền văn học miền Nam “đang được khôi phục dần dần”. Tôi cũng biết như vậy. Hiện nay một số tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu, thậm chí, một vài tập tạp văn của Võ Phiến cũng đã được tái bản. Nhưng số lượng tác phẩm được in lại so với cả hàng ngàn tác phẩm đã xuất bản trước đây chỉ là một vài giọt nước so với đại dương. Chả lẽ chỉ vì vậy mà chúng ta có thể lạc quan cho tính chất bất hạnh của một nền văn học bị vùi dập đã thuộc về dĩ vãng ư?

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. 


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ai bất hạnh hơn ai?

Cuộc hội thảo về 20 năm văn học Miền Nam được tổ chức tại toà soạn hai tờ nhật báo lớn ở California, Người Việt và Việt Báo, trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014 vừa rồi, gây được tiếng vang khá tốt.
bởi Nguyễn Hưng Quốc

Cuộc hội thảo về 20 năm văn học Miền Nam được tổ chức tại toà soạn hai tờ nhật báo lớn ở California, Người Việt và Việt Báo, trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014 vừa rồi, gây được tiếng vang khá tốt. Một trong những biểu hiện của tiếng vang ấy được dội lên trong một bài viết ngắn của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn trên blog của ông. Một trong những nội dung của bài viết là nhằm phản đối một quan điểm của tôi, trong bài thuyết trình “Văn học miền Nam trong tiến trình hiện đại hoá của văn học dân tộc”, được trình bày trong cuộc hội thảo, trong đó, tôi nêu lên một nhận định: văn học Miền Nam là một nền văn học bất hạnh nhất trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.

Vương Trí Nhàn phản bác nhận định ấy bằng hai lý do: Một, nếu muốn dùng chữ “bất hạnh”, theo ông, cả văn học miền Bắc cũng như hầu hết các nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa tại Trung Quốc và Liên Xô trước đây đều bất hạnh. Hai, nếu hiểu bất hạnh theo nghĩa bị cấm đoán, theo Vương Trí Nhàn, “Cái đó có, nhưng tình cảnh đâu đến nỗi bi đát lắm, hiện nay nó đang được khôi phục dần dần”.

Về ý thứ nhất, Vương Trí Nhàn nói đúng được một nửa. Nếu giới hạn trong quãng thời gian từ 1954 đến 1975, quả thực văn học miền Bắc, cũng như mọi nền văn học hiện thực xã hội khác dưới các chế độ cộng sản nói chung, bất hạnh hơn hẳn văn học miền Nam. Ở miền Nam, không có ai, chỉ vì một truyện ngắn vu vơ viết cho trẻ con như của Hoàng Cát, một bài thơ ngắn nêu những nghĩ ngợi bâng quơ về khói bom như của Phạm Tiến Duật, một cuốn tiểu thuyết vô thưởng vô phạm như “Vào đời” của Hà Minh Tuân… mà tác giả bị lên án kịch liệt; có người bị cấm xuất bản đến cả mấy chục năm. Ở miền Nam cũng không hề có vụ án văn học nào như vụ Nhân Văn Giai Phẩm, ở đó, nhiều văn nghệ sĩ được xem là có tài nhất trong thế hệ của họ bị đẩy đi lao động cải tạo trong nhiều năm và cuối cùng, bị cấm xuất bản trong suốt 30 năm. Ở miền Nam, giới văn nghệ chưa bao giờ bị chính quyền khinh rẻ, coi như là “con nít” cần cầm tay chỉ đường như lời than thở của Nguyễn Đăng Mạnh ở miền Bắc. Ở miền Nam cũng không có nhà văn hay nhà thơ nào ở tình cảnh vừa viết được một câu trung lại phải vội vã viết một câu nịnh để tự thâm tâm lúc nào cũng thấy nhục nhã là mình “hèn” như lời kể của Nguyễn Minh Châu ở miền Bắc.

Ai cũng biết miền Nam, trong thời kỳ 1954-75, không phải tự do hoàn toàn. Giới cầm bút vẫn đối diện với kiểm duyệt. Trong nhiều tác phẩm, người ta thấy loang lổ những chỗ trống với dòng chữ “kiểm duyệt đục bỏ”. Tuy nhiên, hệ thống kiểm duyệt ấy vẫn khác hẳn hệ thống kiểm duyệt ở miền Bắc trong cùng thời kỳ. Thứ nhất, ở sự chừng mực: phần lớn chỉ đục bỏ vài chữ, vài câu hay vài đoạn chứ hiếm khi cấm cả tác phẩm. Thứ hai, việc kiểm duyệt chỉ nhắm vào từng tác phẩm cụ thể chứ không phải là tác giả: Ngay cả khi tác phẩm bị cấm thì tác giả vẫn được tự do để viết tiếp. Thứ ba, mức độ kiểm duyệt cũng rất nhẹ nhàng. Trong số các tác giả nổi tiếng ở miền Nam thời ấy, không có ai có tác phẩm bị cấm xuất bản hoặc bị thu hồi cả. Thứ tư, chính quyền chỉ dừng lại ở biện pháp cấm ca tụng cộng sản nhưng không kiểm duyệt những tác phẩm nhắm phê phán chính phủ và, quan trọng nhất, không bắt giới cầm bút phải viết như thế này hay như thế khác.

Nhờ khá tự do như vậy nên ở miền Nam, nhiều cây bút ai cũng biết là cộng sản nằm vùng như Vũ Hạnh hoặc ai cũng thấy là thân cộng như Nguyễn Ngọc Lan và Trương Bá Cần trong nhóm Đối Diện, vẫn xuất bản hết tác phẩm này đến tác phẩm khác. Nhiều tờ báo và tạp chí không ngừng lên tiếng chống đối chính quyền vẫn tiếp tục được lưu hành.

Bởi vậy, Vương Trí Nhàn nói đúng khi cho không chỉ văn học miền Nam mà cả văn học miền Bắc cũng bất hạnh. Thật ra, chính xác hơn, có thể khẳng định: văn học miền Bắc bất hạnh hơn hẳn văn học miền Nam.

Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào thời kỳ sau năm 1975 thì sao? Thì, hầu hết các cuốn sách hay tạp chí xuất bản trước đó đều bị tịch thu và thiêu huỷ. Thì rất nhiều nhà văn và nhà thơ bị bắt đi tù hoặc cải tạo, có người (như Trần Dạ Từ, Tô Thuỳ Yên, Phan Nhật Nam và Thảo Trường) bị giam giữ trên 10 năm; có người bị chết trong nhà tù hoặc chỉ được trả tự do khi gần chết (như Hồ Hữu Tường, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Hoạt, Dương Hùng Cường). Dù bị ở tù hay không ở tù, sự nghiệp viết lách của tất cả các cây bút ở miền Nam cũng đều bị phủ định, hơn nữa, bị vu khống và miệt thị là văn học tay sai, văn học nô dịch, văn học thực dân mới hay văn học Mỹ nguỵ, và gần đây nhất, văn học đô thị, chỉ thuộc về đô thị mà thôi.

Khi nói văn học miền Nam là một nền văn học bất hạnh, tôi chỉ nhắm vào cái “hậu vận” sau năm 1975 ấy. Tôi thực tình không hiểu nổi tại sao Vương Trí Nhàn, kẻ chứng kiến tất cả những đòn trả thù tàn bạo đối với văn học miền Nam sau năm 1975 mà lại cho “Cái đó có, nhưng tình cảnh đâu đến nỗi bi đát lắm”. Vậy thế nào mới thực bi đát? Sách báo bị tịch thu và thiêu huỷ; tác giả bị bắt bớ tù đày; cả một nền văn học kéo dài hai mươi năm bị xuyên tạc và nhục mạ…vẫn chưa phải là “bi đát” sao?

Vương Trí Nhàn cho hiện nay nền văn học miền Nam “đang được khôi phục dần dần”. Tôi cũng biết như vậy. Hiện nay một số tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu, thậm chí, một vài tập tạp văn của Võ Phiến cũng đã được tái bản. Nhưng số lượng tác phẩm được in lại so với cả hàng ngàn tác phẩm đã xuất bản trước đây chỉ là một vài giọt nước so với đại dương. Chả lẽ chỉ vì vậy mà chúng ta có thể lạc quan cho tính chất bất hạnh của một nền văn học bị vùi dập đã thuộc về dĩ vãng ư?

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. 


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm