Kinh Đời
Ai là người ‘đau đầu’ nhất năm Bính Thân 2016? ( Lãnh đạo Vẹm không bao giờ đau đầu, chúng luôn đói bụng )
Năm Đinh Dậu đến gần, ông Táo như thường lệ phải về chầu trời để báo cáo cho Ngọc Hoàng về chuyện trần thế. Tôi nghĩ năm Bính Thân 2016 là một năm bận rộn cho gia đình nhà Táo
Năm Đinh Dậu đến gần, ông Táo như thường lệ phải về chầu trời để báo cáo
cho Ngọc Hoàng về chuyện trần thế. Tôi nghĩ năm Bính Thân 2016 là một
năm bận rộn cho gia đình nhà Táo, vì không biết phải viết bao nhiêu sớ,
dùng hết bao nhiêu cuộn giấy và lọ mực để giải bày hết trăm sự cay đắng ở
trần gian.
Câu chuyện thứ nhất – Formosa và biển miền Trung
Cay đắng trước tiên có lẽ là chuyện Formosa và biển miền Trung. Hàng
trăm tấn cá chết làm ngập tràn bờ biển một mùi tanh thối, “thối” như số
phận của hàng trăm ngàn người dân các tỉnh: kẻ mất miếng ăn, người mất
công việc, kẻ phải đóng cửa nhà hàng hay khu nghỉ dưỡng, và biết bao
sinh linh đang lo lắng về bệnh tật rình rập vì chất thải độc hại bị chôn
vùi dưới đáy biển nhiều năm qua mà không ai chịu nhìn thấy. Một bản báo
cáo môi trường bằng tiếng Đức được dịch ra - không phải bởi các cơ quan
ngôn luận của nhà nước, mà bởi những người uất ức cho cái chết tức tưởi
của biển - cho thấy khả năng hồi sinh của vùng biển này là rất thấp và
phải mất rất nhiều thời gian và tiền của. Trớ trêu thay, số tiền tưởng
là nhiều của Formosa bồi thường cho dân cũng không giúp thay đổi dược
cục diện đắng cay của những kẻ “chọn thép chứ không chọn cá”. Để rồi
cuối năm 2016, khi ông Táo chuẩn bị về trời lại phải bật ngửa khi nghe
tin “10 sự kiện môi trường nổi bật của Việt Nam trong năm vừa qua” được
một cơ quan nhà nước bình chọn đưa ra, lại không thấy đả động gì đến
Formosa và cú giết chết biển ngoạn mục chưa từng thấy.
Câu chuyện thứ hai – Chậm… thông báo xả lũ
Cứ tưởng Formosa là hết, không ngờ rằng vận hạn đen tối tiếp tục đổ
xuống đầu người dân miền Trung khi lũ lụt kéo về. Truyền thông Việt Nam
gọi đây là cơn lũ lịch sử, vì những cơn mưa lớn lịch sử, lượng nước lịch
sử, và toàn những lý do đầy “khách quan” mang hơi hướng thiên tai lịch
sử. À không, góp phần vào “lịch sử” ấy còn có sự tắc trách cũng kéo dài
từ lịch sử của những kẻ quản lý thủy điện khi xả lũ. Các tờ báo chính
thống ở Việt Nam cho thấy quy trình xã lũ theo cơ quan chức trách là
“không sai”, chỉ có điều thông báo hơi... chậm. Tuổi Trẻ Cười có một bức
biếm họa rất hay mà Táo Quân nên thu nhận để tâu Ngọc Hoàng thay cho
việc viết sớ. Một người quản lý lũ nhét một mãnh giấy “Thông báo xả lũ”
vào chai thả xuống dòng sông đang chảy xiết, tới khi hạ nguồn nhận được
thông tin thì mọi thứ đã chìm sâu dưới 3 mét nước. Việc thông báo xả lũ
của thủy điện, mà theo các bác quản lý là để cứu hồ thủy điện, không thể
nào chậm hơn. Dù không hoàn toàn do thủy điện, nhưng việc xả lũ tức
thời như vậy rõ ràng ảnh hưởng không nhỏ đến an nguy của người dân sống ở
hạ nguồn. Tiếc thay mọi thứ đang dừng ở tranh cãi, còn nhà nước thì dù
tuyên bố vào cuộc nhưng vẫn chưa có một bảng đánh giá khách quan, chi
tiết về trách nhiệm của các bên.
Câu chuyện thứ ba – Con vua thì ‘lại’ làm vua
Chuyện thứ ba khiến Táo Quân có lẽ cũng đau đầu chính là nạn “sắp xếp
việc làm cho người thân”. Chuyện một người làm quan cả họ được nhờ chưa
bao giờ nóng hơn năm 2016. Các điều tra cho thấy có gia đình ông Bí thư
Tỉnh ủy Hà Giang đến gần chục người lần lượt được bổ nhiệm vào các vị
trí quan trọng trong những cơ quan khác nhau. Cũng khổ cho vị bí thư
này, ông ấy thỏ thẻ với báo chí Việt Nam rằng quá trình bổ nhiệm hoàn
toàn “đúng quy trình”, bí thư cũng không thấy vui gì khi trong gia đình
lại có nhiều người làm quan như vậy. Kẻ làm quan không thấy vui có lẽ
dân thấy phúc, nhưng điều trớ trêu là không thấy dân vui mừng vì “có
phúc”, chỉ thấy dân kêu than vì “Con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Hay như
chuyện con trai ông cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng được bổ nhiệm “đúng
quy trình” vào rất nhiều vị trí quan trọng, và đến khi vỡ lỡ mọi chuyện
thì cũng đã đâu vào đấy. Ông Cựu Bộ trưởng cũng bị khiển trách, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng hỏi “đã thấy đau chưa?” thì nhiều người dân trả
lời hộ: ông Hoàng không biết có đau không, chứ chúng tôi thì đau đớn đến
tận xương tủy vì tiền thuế đóng nuôi con các quan bao năm.
Câu chuyện thứ tư – Thêm một con sâu trong nồi canh
Cuối cùng - nhưng không kém phần quan trọng - là sự kiện quan chức cao
cấp Trịnh Xuân Thanh bị phanh phui dính líu đến các vụ dùng biển số xe
bất hợp pháp, kéo theo các vụ bê bối liên quan đến tham nhũng. Hàng loạt
câu hỏi được đặt ra mà có lẽ khi Táo Quân bẩm tấu, Ngọc Hoàng cũng phải
đau đầu: Ai liên đới trách nhiệm với ông Thanh trong nhiều năm qua? Ai
tiếp tay cho ông Thanh tẩu thoát? Ông Thanh còn sống hay đã chết? Nếu
còn sống ông Thanh đang lẩn trốn ở đâu mà có thể qua mắt được lực lượng
công an, an ninh của Việt Nam vốn không phải yếu kém? Rồi đến bao giờ sự
thật về vụ án Trịnh Xuân Thanh mới được lôi ra ánh sáng một cách minh
bạch, khách quan? Nhiều người tin rằng, vụ ông Thanh là một vụ án lớn,
thu hút cả dư luận quốc tế, nhưng nó chỉ là bề nổi của một tảng băng
chìm với đầy ắp những bí mật mà có lẽ không phải người trong cuộc thì
mọi chuyện cũng chỉ có thể đoán mò.
Đó có lẽ là những câu chuyện cộm cán khiến Táo Quân 2016 đau đầu, bên
cạnh hàng loạt các vấn đề không giải quyết được mà ngày càng thêm nghiêm
trọng như ô nhiễm môi trường không khí và môi trường sông; ùn tắc giao
thông ngày càng căng thẳng; nền giáo dục xuống cấp dù cải cách thường
xuyên; hay như nạn cướp bóc, tội phạm ngày càng gia tăng gây nguy hiểm
cho xã hội. Nếu hỏi ai là người đau đầu nhất năm Bính Thân 2016, có lẽ
người đó là Táo Quân. Vì ngay chính cả Táo Quân với phép thần thông cũng
không thể giải đáp hết tất cả những bài toán đang tồn tại ở Việt Nam,
và dự báo là còn tồn đọng trong năm Con Gà sắp tới.
Cao Huy Huân
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được
đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay
lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(Blog VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Ai là người ‘đau đầu’ nhất năm Bính Thân 2016? ( Lãnh đạo Vẹm không bao giờ đau đầu, chúng luôn đói bụng )
Năm Đinh Dậu đến gần, ông Táo như thường lệ phải về chầu trời để báo cáo cho Ngọc Hoàng về chuyện trần thế. Tôi nghĩ năm Bính Thân 2016 là một năm bận rộn cho gia đình nhà Táo
Năm Đinh Dậu đến gần, ông Táo như thường lệ phải về chầu trời để báo cáo
cho Ngọc Hoàng về chuyện trần thế. Tôi nghĩ năm Bính Thân 2016 là một
năm bận rộn cho gia đình nhà Táo, vì không biết phải viết bao nhiêu sớ,
dùng hết bao nhiêu cuộn giấy và lọ mực để giải bày hết trăm sự cay đắng ở
trần gian.
Câu chuyện thứ nhất – Formosa và biển miền Trung
Cay đắng trước tiên có lẽ là chuyện Formosa và biển miền Trung. Hàng
trăm tấn cá chết làm ngập tràn bờ biển một mùi tanh thối, “thối” như số
phận của hàng trăm ngàn người dân các tỉnh: kẻ mất miếng ăn, người mất
công việc, kẻ phải đóng cửa nhà hàng hay khu nghỉ dưỡng, và biết bao
sinh linh đang lo lắng về bệnh tật rình rập vì chất thải độc hại bị chôn
vùi dưới đáy biển nhiều năm qua mà không ai chịu nhìn thấy. Một bản báo
cáo môi trường bằng tiếng Đức được dịch ra - không phải bởi các cơ quan
ngôn luận của nhà nước, mà bởi những người uất ức cho cái chết tức tưởi
của biển - cho thấy khả năng hồi sinh của vùng biển này là rất thấp và
phải mất rất nhiều thời gian và tiền của. Trớ trêu thay, số tiền tưởng
là nhiều của Formosa bồi thường cho dân cũng không giúp thay đổi dược
cục diện đắng cay của những kẻ “chọn thép chứ không chọn cá”. Để rồi
cuối năm 2016, khi ông Táo chuẩn bị về trời lại phải bật ngửa khi nghe
tin “10 sự kiện môi trường nổi bật của Việt Nam trong năm vừa qua” được
một cơ quan nhà nước bình chọn đưa ra, lại không thấy đả động gì đến
Formosa và cú giết chết biển ngoạn mục chưa từng thấy.
Câu chuyện thứ hai – Chậm… thông báo xả lũ
Cứ tưởng Formosa là hết, không ngờ rằng vận hạn đen tối tiếp tục đổ
xuống đầu người dân miền Trung khi lũ lụt kéo về. Truyền thông Việt Nam
gọi đây là cơn lũ lịch sử, vì những cơn mưa lớn lịch sử, lượng nước lịch
sử, và toàn những lý do đầy “khách quan” mang hơi hướng thiên tai lịch
sử. À không, góp phần vào “lịch sử” ấy còn có sự tắc trách cũng kéo dài
từ lịch sử của những kẻ quản lý thủy điện khi xả lũ. Các tờ báo chính
thống ở Việt Nam cho thấy quy trình xã lũ theo cơ quan chức trách là
“không sai”, chỉ có điều thông báo hơi... chậm. Tuổi Trẻ Cười có một bức
biếm họa rất hay mà Táo Quân nên thu nhận để tâu Ngọc Hoàng thay cho
việc viết sớ. Một người quản lý lũ nhét một mãnh giấy “Thông báo xả lũ”
vào chai thả xuống dòng sông đang chảy xiết, tới khi hạ nguồn nhận được
thông tin thì mọi thứ đã chìm sâu dưới 3 mét nước. Việc thông báo xả lũ
của thủy điện, mà theo các bác quản lý là để cứu hồ thủy điện, không thể
nào chậm hơn. Dù không hoàn toàn do thủy điện, nhưng việc xả lũ tức
thời như vậy rõ ràng ảnh hưởng không nhỏ đến an nguy của người dân sống ở
hạ nguồn. Tiếc thay mọi thứ đang dừng ở tranh cãi, còn nhà nước thì dù
tuyên bố vào cuộc nhưng vẫn chưa có một bảng đánh giá khách quan, chi
tiết về trách nhiệm của các bên.
Câu chuyện thứ ba – Con vua thì ‘lại’ làm vua
Chuyện thứ ba khiến Táo Quân có lẽ cũng đau đầu chính là nạn “sắp xếp
việc làm cho người thân”. Chuyện một người làm quan cả họ được nhờ chưa
bao giờ nóng hơn năm 2016. Các điều tra cho thấy có gia đình ông Bí thư
Tỉnh ủy Hà Giang đến gần chục người lần lượt được bổ nhiệm vào các vị
trí quan trọng trong những cơ quan khác nhau. Cũng khổ cho vị bí thư
này, ông ấy thỏ thẻ với báo chí Việt Nam rằng quá trình bổ nhiệm hoàn
toàn “đúng quy trình”, bí thư cũng không thấy vui gì khi trong gia đình
lại có nhiều người làm quan như vậy. Kẻ làm quan không thấy vui có lẽ
dân thấy phúc, nhưng điều trớ trêu là không thấy dân vui mừng vì “có
phúc”, chỉ thấy dân kêu than vì “Con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Hay như
chuyện con trai ông cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng được bổ nhiệm “đúng
quy trình” vào rất nhiều vị trí quan trọng, và đến khi vỡ lỡ mọi chuyện
thì cũng đã đâu vào đấy. Ông Cựu Bộ trưởng cũng bị khiển trách, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng hỏi “đã thấy đau chưa?” thì nhiều người dân trả
lời hộ: ông Hoàng không biết có đau không, chứ chúng tôi thì đau đớn đến
tận xương tủy vì tiền thuế đóng nuôi con các quan bao năm.
Câu chuyện thứ tư – Thêm một con sâu trong nồi canh
Cuối cùng - nhưng không kém phần quan trọng - là sự kiện quan chức cao
cấp Trịnh Xuân Thanh bị phanh phui dính líu đến các vụ dùng biển số xe
bất hợp pháp, kéo theo các vụ bê bối liên quan đến tham nhũng. Hàng loạt
câu hỏi được đặt ra mà có lẽ khi Táo Quân bẩm tấu, Ngọc Hoàng cũng phải
đau đầu: Ai liên đới trách nhiệm với ông Thanh trong nhiều năm qua? Ai
tiếp tay cho ông Thanh tẩu thoát? Ông Thanh còn sống hay đã chết? Nếu
còn sống ông Thanh đang lẩn trốn ở đâu mà có thể qua mắt được lực lượng
công an, an ninh của Việt Nam vốn không phải yếu kém? Rồi đến bao giờ sự
thật về vụ án Trịnh Xuân Thanh mới được lôi ra ánh sáng một cách minh
bạch, khách quan? Nhiều người tin rằng, vụ ông Thanh là một vụ án lớn,
thu hút cả dư luận quốc tế, nhưng nó chỉ là bề nổi của một tảng băng
chìm với đầy ắp những bí mật mà có lẽ không phải người trong cuộc thì
mọi chuyện cũng chỉ có thể đoán mò.
Đó có lẽ là những câu chuyện cộm cán khiến Táo Quân 2016 đau đầu, bên
cạnh hàng loạt các vấn đề không giải quyết được mà ngày càng thêm nghiêm
trọng như ô nhiễm môi trường không khí và môi trường sông; ùn tắc giao
thông ngày càng căng thẳng; nền giáo dục xuống cấp dù cải cách thường
xuyên; hay như nạn cướp bóc, tội phạm ngày càng gia tăng gây nguy hiểm
cho xã hội. Nếu hỏi ai là người đau đầu nhất năm Bính Thân 2016, có lẽ
người đó là Táo Quân. Vì ngay chính cả Táo Quân với phép thần thông cũng
không thể giải đáp hết tất cả những bài toán đang tồn tại ở Việt Nam,
và dự báo là còn tồn đọng trong năm Con Gà sắp tới.
Cao Huy Huân
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được
đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay
lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(Blog VOA)