Thân Hữu Tiếp Tay...
Ai là người triệt để chống cộng sản cầm quyền? (Thân tặng nhà văn Mai Tú Ân). - Nhà văn Phạm Thành.
( HNPĐ ) Lực lượng đấu tranh giải thể cộng sản cầm quyền ở Việt Nam để Việt Nam tiến tới một xã hội có dân chủ hiện vẫn như “trứng để đầu gậy”. Bởi lực lượng của cộng sản cầm quyền thì hùng mạnh,
).
( Hình: Mai Tú Ân )
( HNPĐ ) Lực lượng đấu tranh giải thể cộng sản cầm quyền ở Việt Nam để Việt Nam tiến tới một xã hội có dân chủ hiện vẫn như “trứng để đầu gậy”. Bởi lực lượng của cộng sản cầm quyền thì hùng mạnh, còn lực lượng dân chủ thì quá nhỏ, quá yếu, lại phân tán thành các nhóm nhỏ, hoạt động theo quy tắc nhóm nào biết nhóm đó. Lực lượng đã mỏng lại phân tán thiếu cố kết lại với nhau như vậy, nên đã mỏng, đã yếu lại càng thêm mỏng thêm yếu. Nhiều người nhận định rằng, cộng sản thực sự không mạnh, nhưng ta chẳng làm được gì họ bởi ta quá yếu. Tôi thấy nhận định này rất đúng.
Không những không cố kết lại với nhau được, từ gần một năm nay trên không gian mạng truyền thông xã hội lại dấy lên “phong trào” chia rẽ vùng miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam kỳ; phân biệt cờ đỏ, cờ vàng; phân biệt quốc nội, hải ngoại. Cho rằng chỉ cờ vàng mới là cờ dân tộc, chỉ Nam Kỳ mới chịu nỗi đau ghê gớm của cộng sản, chỉ Nam Kỳ mới chống cộng triệt để; chỉ Nam kỳ mới xứng đáng nhận tiền hỗ trợ đấu tranh của Việt Kiều, vân vân. Từ đó dẫn đến “cuộc chiến” giữa hội này với nhóm kia, người này với người kia, làm cho phong trào đấu tranh đã yếu lại rơi xuống tình trang lê lết. Có thể dẫn chứng vô khối những chuyện này vừa mới xảy ra ngày hôm qua và nay vẫn đang tiếp tục diễn ra. Và hiện nay tôi còn có cảm nhận rằng, kể từ khi Donad Trump làm tổng thống nước Mỹ, với những tuyên bố xóa sổ thể chế độc tài, thể chế cộng sản, đặc biệt nả 59 quả tên lửa vào Syria, một nhóm người Việt ở trong nước và nước ngoài dấy lên “phong trào” đòi cứu xét lại Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) năm 1954, Hiệp định Pari năm 1973, nhằm tiếp tục chia cắt đất nước, rằng miền Bắc thì thuộc Tàu, miền Nam thì Mỹ quay trở lại.
Thật là những ý nghĩ điên rồ, lẩn thẩn và thiểu năng trí tuệ. Cộng sản Bắc Việt vi phạm Hiệp định Pari đưa quân cưỡng chiếm miền Nam, nhưng cái được là thống nhất đất nước. Người lính Việt Nam Cộng hòa với vũ khí còn cả đống nhưng họ buông súng là vì họ là ngươi Việt Nam, trong tim óc họ có tình yêu đất nước, có nguyện vọng thống nhất đất nước. Họ chỉ chưa biết rằng, đất nước, dân tộc rơi vào tay cộng sản chỉ còn có một đường tiến, đó là tiến xuống Âm Phủ. 5 năm sau, 10 năm sau, họ mới biết điều đó thì đã muộn. Đất nước Việt Nam liền một dải như hiện nay đã có máu xương của biết bao người Việt Nam đã ngã xuống ở cả hai bên. Đó là lịch sử. Và trang lịch sử đó, giờ đây đã sang một trang mới khác. Đó là trang cộng sản cầm quyền thống trị, cai trị, đàn áp, tiêu diệt quyền sống, quyền làm người trên toàn cõi Việt Nam. Nỗi đau cộng sản của người Nam Kỳ, một phần người Trung Kỳ mới được nếm từ năm 1975, còn người Bắc Kỳ, một phần người Trung Kỳ thì đã được nếm từ những năm 1945. Vậy thì, ai đau nỗi đau cộng sản hơn ai? Ai biết cộng sản tàn ác hơn ai?
Đừng coi mình là người Nam Kỳ, một phần người Trung Kỳ mới là người chống cộng sản cầm quyền kiên quyết và triệt để, còn người miền khác, đặc biệt là người Bắc Kỳ thì không.
Tôi chỉ đưa một dẫn chứng khá đặc biệt.
Tôi có biết nhà văn Mai Tú Ân. Nhà văn Mai Tú Ân có bố mẹ là người Trung Kỳ, nhưng ông lại sinh ra và lớn lên ở Bắc Kỳ, giờ ông lại đang sinh sống ở Sài Gòn. Mà bố nhà văn Mai Tú Ân, có tên là Nguyễn Xuân Như, lại là một vị tướng trong quân đội cộng sản, đại biểu quốc hội Việt Nam các khóa 1,2,3; mẹ là một bác sĩ, phó giám đốc một bệnh viện của cộng sản. Đúng là một gia đình đỏ rực màu cộng sản. Với lý lịch đó, Mai Tú Ân đích thực không chỉ là một “Hạt giống đỏ” mà là “Hạt giống đỏ rực” của chế độ cộng sản. Ấy thế mà tôi thấy hiện nay, nhà văn Mai Tú Ân nổi lên như một chiến binh dũng cảm, chống cộng sản cầm quyền quyết liệt. Nhà văn đi biểu tình, bị công an bắt, quẳng lên xe như quẳng một con lợn, nhà văn cũng không ngán. Lần sau, lại thấy nhà văn có mặt trong đoàn biểu tình.
Còn về viết lách, “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ” của nhà văn thì thôi rồi. Mai Tú Ân viết như người bổ củi, vừa mạnh vừa sắc lại rất tình ngươi. Không có tuần nào nhà văn này không khai vài ba “đao” với cộng sản. Và hơn hết, Mai Tú Ân còn luôn như một bà đỡ, hễ nơi nào có “biến lọan” chống cộng sản là nhà văn có bài cổ vũ khích lệ bà con và lên án nhà cầm quyền. Người trong phong trào đấu tranh, bất kể là ai, hễ bị “đánh” là nhà văn lên tiếng bênh vực. Nhà văn nói, tôi luôn trân trọng từng ánh mắt, từng giọt mồ hôi của những người đấu tranh khi hướng về phía tà quyền cộng sản. Cá tính, lối sống là việc riêng của họ. Họ có đấu tranh, dù ít dù nhiều, đều phải trân trọng, đều phải đưa bàn tay ra đón họ, biểu dương khích lệ họ. Nhưng, nhà văn Mai Tú Ân cũng rất kiên quyết khi có kẻ phá thối, quấy nhiễu, cản trở phong trào. Trong nhiều tác phẩm văn chương, nhà văn đã thể hiện, nhà văn ghét nhất những kẻ phản bội. “Tính tôi ghét nhất là sự phản bội”. Chắc nhiều người cũng còn nhớ vừa mới đây, nhà văn Mai Tú Ân như bắn cả loạt trung liên vào những người không ủng hộ “Lời kêu gọi toàn quốc xuống đường biểu tình” của linh mục Nguyễn Văn Lý, những kẻ chê bai, nghi ngờ Vũ Quang Thuận ( Võ Phù Đổng), những kẻ ném đá vào Le Dung Vova, vân vân.
Một con nhà nòi cộng sản, lại là một nhà văn mà dấn thân cho đấu tranh như Mai Tú Ân, thật là một hiện tượng hiếm hoi.
Sống dưới chế độ cộng sản, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Vấn đề là ở tâm, trí, dũng của mỗi người, chứ nào phải là vùng miền hay cờ quạt nọ kia mới có tinh thần triệt để chống cộng sản cầm quyền.
Nhà văn Mai Tú Ân, sản phẩm hội tụ của hết thảy mảng màu sáng tối của đất nước nhưng nhờ có tâm, trí, dũng mà ông đã chọn và quyết liệt dấn thân trên con đường ông đã chọn, không lăn tăn, vùng miền, đỏ hay vàng.
Tôi trân trọng ông.
Nhà văn Phạm Thành.
).
( Hình: Mai Tú Ân )
( HNPĐ ) Lực lượng đấu tranh giải thể cộng sản cầm quyền ở Việt Nam để Việt Nam tiến tới một xã hội có dân chủ hiện vẫn như “trứng để đầu gậy”. Bởi lực lượng của cộng sản cầm quyền thì hùng mạnh, còn lực lượng dân chủ thì quá nhỏ, quá yếu, lại phân tán thành các nhóm nhỏ, hoạt động theo quy tắc nhóm nào biết nhóm đó. Lực lượng đã mỏng lại phân tán thiếu cố kết lại với nhau như vậy, nên đã mỏng, đã yếu lại càng thêm mỏng thêm yếu. Nhiều người nhận định rằng, cộng sản thực sự không mạnh, nhưng ta chẳng làm được gì họ bởi ta quá yếu. Tôi thấy nhận định này rất đúng.
Không những không cố kết lại với nhau được, từ gần một năm nay trên không gian mạng truyền thông xã hội lại dấy lên “phong trào” chia rẽ vùng miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam kỳ; phân biệt cờ đỏ, cờ vàng; phân biệt quốc nội, hải ngoại. Cho rằng chỉ cờ vàng mới là cờ dân tộc, chỉ Nam Kỳ mới chịu nỗi đau ghê gớm của cộng sản, chỉ Nam Kỳ mới chống cộng triệt để; chỉ Nam kỳ mới xứng đáng nhận tiền hỗ trợ đấu tranh của Việt Kiều, vân vân. Từ đó dẫn đến “cuộc chiến” giữa hội này với nhóm kia, người này với người kia, làm cho phong trào đấu tranh đã yếu lại rơi xuống tình trang lê lết. Có thể dẫn chứng vô khối những chuyện này vừa mới xảy ra ngày hôm qua và nay vẫn đang tiếp tục diễn ra. Và hiện nay tôi còn có cảm nhận rằng, kể từ khi Donad Trump làm tổng thống nước Mỹ, với những tuyên bố xóa sổ thể chế độc tài, thể chế cộng sản, đặc biệt nả 59 quả tên lửa vào Syria, một nhóm người Việt ở trong nước và nước ngoài dấy lên “phong trào” đòi cứu xét lại Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) năm 1954, Hiệp định Pari năm 1973, nhằm tiếp tục chia cắt đất nước, rằng miền Bắc thì thuộc Tàu, miền Nam thì Mỹ quay trở lại.
Thật là những ý nghĩ điên rồ, lẩn thẩn và thiểu năng trí tuệ. Cộng sản Bắc Việt vi phạm Hiệp định Pari đưa quân cưỡng chiếm miền Nam, nhưng cái được là thống nhất đất nước. Người lính Việt Nam Cộng hòa với vũ khí còn cả đống nhưng họ buông súng là vì họ là ngươi Việt Nam, trong tim óc họ có tình yêu đất nước, có nguyện vọng thống nhất đất nước. Họ chỉ chưa biết rằng, đất nước, dân tộc rơi vào tay cộng sản chỉ còn có một đường tiến, đó là tiến xuống Âm Phủ. 5 năm sau, 10 năm sau, họ mới biết điều đó thì đã muộn. Đất nước Việt Nam liền một dải như hiện nay đã có máu xương của biết bao người Việt Nam đã ngã xuống ở cả hai bên. Đó là lịch sử. Và trang lịch sử đó, giờ đây đã sang một trang mới khác. Đó là trang cộng sản cầm quyền thống trị, cai trị, đàn áp, tiêu diệt quyền sống, quyền làm người trên toàn cõi Việt Nam. Nỗi đau cộng sản của người Nam Kỳ, một phần người Trung Kỳ mới được nếm từ năm 1975, còn người Bắc Kỳ, một phần người Trung Kỳ thì đã được nếm từ những năm 1945. Vậy thì, ai đau nỗi đau cộng sản hơn ai? Ai biết cộng sản tàn ác hơn ai?
Đừng coi mình là người Nam Kỳ, một phần người Trung Kỳ mới là người chống cộng sản cầm quyền kiên quyết và triệt để, còn người miền khác, đặc biệt là người Bắc Kỳ thì không.
Tôi chỉ đưa một dẫn chứng khá đặc biệt.
Tôi có biết nhà văn Mai Tú Ân. Nhà văn Mai Tú Ân có bố mẹ là người Trung Kỳ, nhưng ông lại sinh ra và lớn lên ở Bắc Kỳ, giờ ông lại đang sinh sống ở Sài Gòn. Mà bố nhà văn Mai Tú Ân, có tên là Nguyễn Xuân Như, lại là một vị tướng trong quân đội cộng sản, đại biểu quốc hội Việt Nam các khóa 1,2,3; mẹ là một bác sĩ, phó giám đốc một bệnh viện của cộng sản. Đúng là một gia đình đỏ rực màu cộng sản. Với lý lịch đó, Mai Tú Ân đích thực không chỉ là một “Hạt giống đỏ” mà là “Hạt giống đỏ rực” của chế độ cộng sản. Ấy thế mà tôi thấy hiện nay, nhà văn Mai Tú Ân nổi lên như một chiến binh dũng cảm, chống cộng sản cầm quyền quyết liệt. Nhà văn đi biểu tình, bị công an bắt, quẳng lên xe như quẳng một con lợn, nhà văn cũng không ngán. Lần sau, lại thấy nhà văn có mặt trong đoàn biểu tình.
Còn về viết lách, “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ” của nhà văn thì thôi rồi. Mai Tú Ân viết như người bổ củi, vừa mạnh vừa sắc lại rất tình ngươi. Không có tuần nào nhà văn này không khai vài ba “đao” với cộng sản. Và hơn hết, Mai Tú Ân còn luôn như một bà đỡ, hễ nơi nào có “biến lọan” chống cộng sản là nhà văn có bài cổ vũ khích lệ bà con và lên án nhà cầm quyền. Người trong phong trào đấu tranh, bất kể là ai, hễ bị “đánh” là nhà văn lên tiếng bênh vực. Nhà văn nói, tôi luôn trân trọng từng ánh mắt, từng giọt mồ hôi của những người đấu tranh khi hướng về phía tà quyền cộng sản. Cá tính, lối sống là việc riêng của họ. Họ có đấu tranh, dù ít dù nhiều, đều phải trân trọng, đều phải đưa bàn tay ra đón họ, biểu dương khích lệ họ. Nhưng, nhà văn Mai Tú Ân cũng rất kiên quyết khi có kẻ phá thối, quấy nhiễu, cản trở phong trào. Trong nhiều tác phẩm văn chương, nhà văn đã thể hiện, nhà văn ghét nhất những kẻ phản bội. “Tính tôi ghét nhất là sự phản bội”. Chắc nhiều người cũng còn nhớ vừa mới đây, nhà văn Mai Tú Ân như bắn cả loạt trung liên vào những người không ủng hộ “Lời kêu gọi toàn quốc xuống đường biểu tình” của linh mục Nguyễn Văn Lý, những kẻ chê bai, nghi ngờ Vũ Quang Thuận ( Võ Phù Đổng), những kẻ ném đá vào Le Dung Vova, vân vân.
Một con nhà nòi cộng sản, lại là một nhà văn mà dấn thân cho đấu tranh như Mai Tú Ân, thật là một hiện tượng hiếm hoi.
Sống dưới chế độ cộng sản, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Vấn đề là ở tâm, trí, dũng của mỗi người, chứ nào phải là vùng miền hay cờ quạt nọ kia mới có tinh thần triệt để chống cộng sản cầm quyền.
Nhà văn Mai Tú Ân, sản phẩm hội tụ của hết thảy mảng màu sáng tối của đất nước nhưng nhờ có tâm, trí, dũng mà ông đã chọn và quyết liệt dấn thân trên con đường ông đã chọn, không lăn tăn, vùng miền, đỏ hay vàng.
Tôi trân trọng ông.
Nhà văn Phạm Thành.
Ai là người triệt để chống cộng sản cầm quyền? (Thân tặng nhà văn Mai Tú Ân). - Nhà văn Phạm Thành.
( HNPĐ ) Lực lượng đấu tranh giải thể cộng sản cầm quyền ở Việt Nam để Việt Nam tiến tới một xã hội có dân chủ hiện vẫn như “trứng để đầu gậy”. Bởi lực lượng của cộng sản cầm quyền thì hùng mạnh,
).
( Hình: Mai Tú Ân )
( HNPĐ ) Lực lượng đấu tranh giải thể cộng sản cầm quyền ở Việt Nam để Việt Nam tiến tới một xã hội có dân chủ hiện vẫn như “trứng để đầu gậy”. Bởi lực lượng của cộng sản cầm quyền thì hùng mạnh, còn lực lượng dân chủ thì quá nhỏ, quá yếu, lại phân tán thành các nhóm nhỏ, hoạt động theo quy tắc nhóm nào biết nhóm đó. Lực lượng đã mỏng lại phân tán thiếu cố kết lại với nhau như vậy, nên đã mỏng, đã yếu lại càng thêm mỏng thêm yếu. Nhiều người nhận định rằng, cộng sản thực sự không mạnh, nhưng ta chẳng làm được gì họ bởi ta quá yếu. Tôi thấy nhận định này rất đúng.
Không những không cố kết lại với nhau được, từ gần một năm nay trên không gian mạng truyền thông xã hội lại dấy lên “phong trào” chia rẽ vùng miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam kỳ; phân biệt cờ đỏ, cờ vàng; phân biệt quốc nội, hải ngoại. Cho rằng chỉ cờ vàng mới là cờ dân tộc, chỉ Nam Kỳ mới chịu nỗi đau ghê gớm của cộng sản, chỉ Nam Kỳ mới chống cộng triệt để; chỉ Nam kỳ mới xứng đáng nhận tiền hỗ trợ đấu tranh của Việt Kiều, vân vân. Từ đó dẫn đến “cuộc chiến” giữa hội này với nhóm kia, người này với người kia, làm cho phong trào đấu tranh đã yếu lại rơi xuống tình trang lê lết. Có thể dẫn chứng vô khối những chuyện này vừa mới xảy ra ngày hôm qua và nay vẫn đang tiếp tục diễn ra. Và hiện nay tôi còn có cảm nhận rằng, kể từ khi Donad Trump làm tổng thống nước Mỹ, với những tuyên bố xóa sổ thể chế độc tài, thể chế cộng sản, đặc biệt nả 59 quả tên lửa vào Syria, một nhóm người Việt ở trong nước và nước ngoài dấy lên “phong trào” đòi cứu xét lại Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) năm 1954, Hiệp định Pari năm 1973, nhằm tiếp tục chia cắt đất nước, rằng miền Bắc thì thuộc Tàu, miền Nam thì Mỹ quay trở lại.
Thật là những ý nghĩ điên rồ, lẩn thẩn và thiểu năng trí tuệ. Cộng sản Bắc Việt vi phạm Hiệp định Pari đưa quân cưỡng chiếm miền Nam, nhưng cái được là thống nhất đất nước. Người lính Việt Nam Cộng hòa với vũ khí còn cả đống nhưng họ buông súng là vì họ là ngươi Việt Nam, trong tim óc họ có tình yêu đất nước, có nguyện vọng thống nhất đất nước. Họ chỉ chưa biết rằng, đất nước, dân tộc rơi vào tay cộng sản chỉ còn có một đường tiến, đó là tiến xuống Âm Phủ. 5 năm sau, 10 năm sau, họ mới biết điều đó thì đã muộn. Đất nước Việt Nam liền một dải như hiện nay đã có máu xương của biết bao người Việt Nam đã ngã xuống ở cả hai bên. Đó là lịch sử. Và trang lịch sử đó, giờ đây đã sang một trang mới khác. Đó là trang cộng sản cầm quyền thống trị, cai trị, đàn áp, tiêu diệt quyền sống, quyền làm người trên toàn cõi Việt Nam. Nỗi đau cộng sản của người Nam Kỳ, một phần người Trung Kỳ mới được nếm từ năm 1975, còn người Bắc Kỳ, một phần người Trung Kỳ thì đã được nếm từ những năm 1945. Vậy thì, ai đau nỗi đau cộng sản hơn ai? Ai biết cộng sản tàn ác hơn ai?
Đừng coi mình là người Nam Kỳ, một phần người Trung Kỳ mới là người chống cộng sản cầm quyền kiên quyết và triệt để, còn người miền khác, đặc biệt là người Bắc Kỳ thì không.
Tôi chỉ đưa một dẫn chứng khá đặc biệt.
Tôi có biết nhà văn Mai Tú Ân. Nhà văn Mai Tú Ân có bố mẹ là người Trung Kỳ, nhưng ông lại sinh ra và lớn lên ở Bắc Kỳ, giờ ông lại đang sinh sống ở Sài Gòn. Mà bố nhà văn Mai Tú Ân, có tên là Nguyễn Xuân Như, lại là một vị tướng trong quân đội cộng sản, đại biểu quốc hội Việt Nam các khóa 1,2,3; mẹ là một bác sĩ, phó giám đốc một bệnh viện của cộng sản. Đúng là một gia đình đỏ rực màu cộng sản. Với lý lịch đó, Mai Tú Ân đích thực không chỉ là một “Hạt giống đỏ” mà là “Hạt giống đỏ rực” của chế độ cộng sản. Ấy thế mà tôi thấy hiện nay, nhà văn Mai Tú Ân nổi lên như một chiến binh dũng cảm, chống cộng sản cầm quyền quyết liệt. Nhà văn đi biểu tình, bị công an bắt, quẳng lên xe như quẳng một con lợn, nhà văn cũng không ngán. Lần sau, lại thấy nhà văn có mặt trong đoàn biểu tình.
Còn về viết lách, “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ” của nhà văn thì thôi rồi. Mai Tú Ân viết như người bổ củi, vừa mạnh vừa sắc lại rất tình ngươi. Không có tuần nào nhà văn này không khai vài ba “đao” với cộng sản. Và hơn hết, Mai Tú Ân còn luôn như một bà đỡ, hễ nơi nào có “biến lọan” chống cộng sản là nhà văn có bài cổ vũ khích lệ bà con và lên án nhà cầm quyền. Người trong phong trào đấu tranh, bất kể là ai, hễ bị “đánh” là nhà văn lên tiếng bênh vực. Nhà văn nói, tôi luôn trân trọng từng ánh mắt, từng giọt mồ hôi của những người đấu tranh khi hướng về phía tà quyền cộng sản. Cá tính, lối sống là việc riêng của họ. Họ có đấu tranh, dù ít dù nhiều, đều phải trân trọng, đều phải đưa bàn tay ra đón họ, biểu dương khích lệ họ. Nhưng, nhà văn Mai Tú Ân cũng rất kiên quyết khi có kẻ phá thối, quấy nhiễu, cản trở phong trào. Trong nhiều tác phẩm văn chương, nhà văn đã thể hiện, nhà văn ghét nhất những kẻ phản bội. “Tính tôi ghét nhất là sự phản bội”. Chắc nhiều người cũng còn nhớ vừa mới đây, nhà văn Mai Tú Ân như bắn cả loạt trung liên vào những người không ủng hộ “Lời kêu gọi toàn quốc xuống đường biểu tình” của linh mục Nguyễn Văn Lý, những kẻ chê bai, nghi ngờ Vũ Quang Thuận ( Võ Phù Đổng), những kẻ ném đá vào Le Dung Vova, vân vân.
Một con nhà nòi cộng sản, lại là một nhà văn mà dấn thân cho đấu tranh như Mai Tú Ân, thật là một hiện tượng hiếm hoi.
Sống dưới chế độ cộng sản, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Vấn đề là ở tâm, trí, dũng của mỗi người, chứ nào phải là vùng miền hay cờ quạt nọ kia mới có tinh thần triệt để chống cộng sản cầm quyền.
Nhà văn Mai Tú Ân, sản phẩm hội tụ của hết thảy mảng màu sáng tối của đất nước nhưng nhờ có tâm, trí, dũng mà ông đã chọn và quyết liệt dấn thân trên con đường ông đã chọn, không lăn tăn, vùng miền, đỏ hay vàng.
Tôi trân trọng ông.
Nhà văn Phạm Thành.