Kinh Đời
Ai sẽ thắng cử Tổng thống Pháp 2017?
Hơn chục ứng cử viên đang cạnh tranh nhằm tìm kiếm sự chú ý của cử tri Pháp trước kỳ bầu cử Tổng thống diễn ra vào ngày 23/04/2017.
Ai sẽ thắng cử Tổng thống Pháp 2017?
Hơn chục ứng cử viên đang cạnh tranh nhằm tìm kiếm sự chú ý của cử tri Pháp trước kỳ bầu cử Tổng thống diễn ra vào ngày 23/04/2017.
Nếu không ứng cử viên nào chiếm đa số phiếu, một cuộc bỏ phiếu giữa hai ứng viên có số phiếu cao nhất sẽ được tổ chức muộn hơn vào ngày 07/05.
Đảng Cộng Hòa theo xu hướng trung hữu đã chọn Francois Fillon làm ứng viên Tổng thống và qua khảo sát cho thấy ông này đang vượt lên khá xa so với Marine Le Pen của đảng Mặt trận Quốc gia theo xu hướng cực hữu.
Manuel Valls đại diện cho đảng Xã Hội và những ứng viên cánh tả khác sẽ tranh đua cho vị trí đề cử của phe trung tả trong cuộc bầu cử sơ bộ vào tháng Một này.
Một số ứng viên nặng ký khác, theo như khảo sát, bao gồm hai ứng viên phe ôn hòa là Emmanuel Macron và Francois Bayrou (dù ứng viên Bayrou vẫn chưa công bố), và Jean-Luc Melenchon của phe cực tả.
Tổng thống Francois Hollande, người của đảng Xã Hội, cho biết sẽ không tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai, trong khi khảo sát cho thấy tỉ lệ ủng hộ ông xuống rất thấp.
Tất cả những ứng viên phải được Hội đồng Lập pháp chấp thuận, nhưng có thể nhận diện một số nhân vật sáng giá như sau.
Francois Fillon, đảng Cộng Hòa
Ông Fillon, 62 tuổi, là cựu thủ tướng nhiệm kỳ 2007-2012 và rất mờ nhạt so với cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy.
Ông Fillon giành được đề cử của phe trung hữu- trong khi ông Sarkozy bất ngờ thua cuộc- đã tỏ ra chiếm ưu thế trong ba cuộc tranh luận trên truyền hình, với phong thái đĩnh đạc như nguyên thủ một quốc gia, theo như nhận định của các nhà phân tích. Ông Fillon cũng có một lợi thế là ít dính dáng đến các vụ việc gây tranh cãi như đối thủ là ông Sarkozy và Alain Juppe.
Ông Fillon không có sức lôi cuốn nhưng lại có nhiều ủng hộ trong thời điểm hiện tại vì "Phe bảo thủ của Pháp đang chuyển sang cánh hữu và muốn một người có tư tưởng theo chủ nghĩa tự do và cứng rắn hơn đối với nhóm cầm quyền", Giáo sư Philippe Marliere, người đang giảng dạy môn Chính trị Pháp tại Đại học Luân Đôn, đưa ra lời nhận định với BBC.
Những kế hoạch cải tổ kinh tế với chủ trương thắt lưng-buộc bụng, bao gồm cắt giảm nửa triệu việc làm đối với khối hành chính công, xóa bỏ chế độ làm việc 35 tiếng một tuần và chế độ thuế đối với người giàu (ISF) của ông Fillon đang được đem ra so sánh với cố Thủ tướng Anh Margaret Thatcher.
Ông Fillon cũng đề nghị tước bỏ quốc tịch Pháp đối với những chiến binh cực đoan quay lại Pháp sau khi tham chiến tại Iraq hoặc Syria và yêu cầu những bậc cha mẹ đang nhận phúc lợi xã hội phải ký kết một bản "thỏa thuận về trách nhiệm của phụ huynh" nhằm đối phó với tình trạng trẻ em có thái độ "không tôn trọng với những giá trị của nền cộng hòa (Pháp quốc)".
Trong chính sách đối ngoại, ông Fillon muốn có sự tương tác với Nga, thông qua việc EU sẽ dỡ bỏ cấm vận và giúp Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống IS.
Ông Fillon học về luật và có vợ, bà Penelope Clarke là người xứ Wales. Hai ông bà cưới nhau từ năm 1980 tại Llanover, gần Abergavenny, có với nhau năm người con và hiện đang sống tại ngôi nhà được xây từ thế kỷ 12 ở gần Le Mans, phía tây nước Pháp.
Manuel Valls, đảng Xã Hội
Manuel Valls, người có tư tưởng cấp tiến và lối nói chuyện không khoan nhượng, đang mong muốn giành được đề cử của phái trung tả để đối đầu với ông Fillon và bà Le Pen, thông qua việc chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra vào tháng sau.
Các cuộc khảo sát cho thấy cánh tả của Pháp đang bị xáo trộn và ông Valls không được ủng hộ nhiều hơn bao nhiêu so với Tổng thống Hollande. Sẽ rất khó khăn cho những chính trị gia của đảng Xã Hội trụ lại Điện Elysee.
Ông Valls, người đã từ chức Thủ tướng khi tuyên bố sẽ ra tranh cử, cũng là người chĩa mũi dùi vào kế hoạch cải tổ kinh tế vốn gây bất hòa. Nỗ lực giảm bớt những qui định về luật lao động là nguyên nhân của nhiều cuộc biểu tình, dẫn đến bạo động, trong nhiều tháng trời. Bên cạnh đó, ông Manuel Valls cũng thất bại trong việc tước bỏ quốc tịch Pháp đối với những phần tử khủng bố có hai quốc tịch, khiến nhiều người ngay trong chính đảng Xã Hội không hài lòng.
Sau vụ tấn công của những phần tử Hồi giáo cực đoan vào tháng Một, 2015, ông Valls là người có thể kêu gọi được sự đoàn kết của công chúng, nhưng lại bị chỉ trích do thất bại trong việc ngăn chặn những vụ tấn công tiếp theo, bị người dân la ó khi đến Nice, sau vụ tấn công hồi tháng Bảy.
Ông trở thành thị trưởng của Evry, một vùng ngoại ô của Paris, vào năm 2001 và trở thành Thủ tướng vào tháng Ba, 2014.
Ông có bốn con với cuộc hôn nhân trước và lập gia đình với nghệ sĩ đàn vĩ cầm vào năm 2010.
Marine Le Pen, Mặt trận Quốc gia (FN)
Bà Marine Le Pen đã dần lấy lại được hình ảnh của đảng Mặt trận Quốc gia (FN), kể từ khi lên nắm quyền từ cha mình vào tháng Một, 2011. Trong lần bầu cử địa phương vào cuối năm 2015, cũng là phép thử gần nhất về sự ủng hộ- Mặt trận Quốc gia dẫn đầu trong vòng đầu tiên, nhưng lại thua chung cuộc khi không giành được thắng lợi nào trong vòng bỏ phiếu thứ hai, sau khi hai chính đảng khác bắt tay nhau và sử dụng phiếu của cử tri một cách có tính toán để loại bỏ đảng của bà Le Pen.
Mặc dù thất bại, Mặt trận Quốc gia vẫn giành được hàng trăm ghế nghị viên địa phương trên khắp nước Pháp, và bà Le Pen đã dùng kết quả này như một bàn đạp cho chiến dịch tranh cử Tổng thống. Khảo sát đánh giá bà Le Pen thường xuyên ở vị trí thứ hai.
Mặt trận Quốc gia vẫn chưa công bố bản tuyên ngôn tranh cử, nhưng trong đề nghị đưa ra vào năm 2012, có đề cập đến việc giảm số người nhập cư hợp pháp từ 200.000 xuống 10.000 người mỗi năm, trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, ưu tiên công dân Pháp về nhà cửa và việc làm, ra khỏi EU và không dùng đồng euro, tăng số lượng cảnh sát và cho thêm quyền hạn, cũng như tạo thêm 40.000 chỗ trong nhà tù.
Người trẻ nhất trong số ba cô con gái của Jean-Marie Le Pen cũng theo nghiệp chính trị từ khi còn trẻ. Cô ta là luật sư và hiện đang phụ trách bộ phận pháp lý của đảng Mặt trận Quốc gia.
Sau nhiều năm tranh cử nhưng đều thua cuộc tại quốc hội Pháp, bà Le Pen được bầu vào Quốc hội châu Âu vào năm 2004, đồng thời là dân biểu, đại điện cho vùng Tây-Bắc nước Pháp.
Sau khi lên lãnh đạo Mặt trận Quốc gia vào năm 2011, bà Le Pen đã công khai giữ khoảng cách chính trị và chỉ trích cha mình khi ông này cho rằng phòng hơi ngạt của phát xít Đức là "một chi tiết của lịch sử". Trong khảo sát về cuộc tranh cử Tổng thống hồi 2012, bà Le Pen đứng vị trí thứ ba.
Marine Le Pen đã ly dị hai lần, có ba con và hiện đang sống ở vùng ngoại ô phía tây của Paris.
Học hành xuất sắc và trở thành nhân viên một ngân hàng đầu tư, Emmanuel Macron là cố vấn kinh tế cho Tổng thống Francois Hollande, trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế vào năm 2014. Emmanuel Macron cũng chưa bao giờ được bầu làm dân biểu- cũng như chưa bao giờ ra tranh cử.
Chỉ mới 38 tuổi, ông là một trong những ứng cử viên trẻ nhất.
Ông cũng nổi tiếng với "Điều luật Macron", là một điều luật gây tranh cãi khi cho phép các cửa hàng mở cửa thường xuyên hơn vào ngày Chủ nhật, đồng thời hủy bỏ luật lệ trong một số ngành công nghiệp.
Điều luật này cũng được chính phủ Thủ tướng Manuel Valls thông qua dù có phản đối gay gắt từ đối lập cánh tả.
Nhưng đối với cộng đồng doanh nghiệp Pháp, ông Macron như một luồng gió mới, có nhiều chính sách có lợi cho kinh doanh, với mục đích tăng trưởng kinh tế. Ông cổ động cho khởi nghiệp ngành công nghệ số và thúc đẩy cho thị trường xe khách đường dài.
Sau nhiều năm được Tổng thống Hollande bao bọc, vị trí của ông Macron trong chính phủ bỗng trở nên rắc rối vào tháng Tư, 2016 khi ông thành lập đảng En Marche, "không phải cánh tả hay cánh hữu" và có số lượng 97.000 người quan tâm theo dõi. Macron từ chức vào tháng Tám, 2016 để ra tranh cử Tổng thống.
Khi tuyên bố ra tranh cử, ông Macron mô tả nước Pháp "như một khối của những nghiệp đoàn" (tập hợp của nhiều nhóm lợi ích lớn). "Tôi muốn chia sẻ sức mạnh của những người có khả năng để bảo vệ những người yếu nhất," ông Macron nói. Ông là một nhà kinh tế theo xu hướng tự do và thích kinh doanh, cũng là người ủng hộ việc xóa bỏ qui định làm việc 35 tiếng một tuần, nhưng lại theo phe cánh cánh tả đối với những vấn đề xã hội. Ông ủng hộ nới lỏng qui định đối với một số ngành công nghiệp của Pháp và chủ trương tăng cường kiểm tra quyền hạn của chính trị gia.
Ông Macron lập gia đình với cô giáo tiếng Pháp của chính mình là Brigitte Trogneux, lớn hơn ông 20 tuổi và có 7 người cháu ngoại riêng của vợ.
Do đảng trung tả đang bị giảm sự ủng hộ từ công chúng, Jean-Luc Melenchon đã nhận ra cuộc đua đang có nhiều cơ hội mở. Trong tháng trước, Melenchon nhận được sự ủng hộ của đảng Cộng Sản Pháp và vì thế có thêm hậu thuẫn chính trị.
Ông Melenchon nói sản lượng, thương mại và tiêu dùng là những thứ cần phải thay đổi, đồng thời quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu.
Ông nói: "Đây là cơ hội lớn để tháo dợi dây thừng đang làm tê liệt chúng ta vào lúc này."
Từng ủng hộ liên minh châu Âu, giờ đây ông Melenchon kêu gọi Pháp ra khỏi EU, đồng thời nói nền kinh tế tự do của châu Âu đã cạn kiệt sinh lực trong việc đem lại sự thay đổi về dân chủ.
Ông từ bỏ đảng Xã Hội vào tháng 11/2008 để sáng lập Đảng Cánh tả cùng với người phó của mình là Marc Dolez. Ông cũng tham gia tranh cử trong Mặt trận Cánh tả và được bầu vào Quốc hội châu Âu vào năm 2009 và giữ vị trí này cho đến nay.
Ông Melenchon cũng tham gia tranh cử Tổng thống vào năm 2012 nhưng thất bại, chỉ nhận được 11% số phiếu và đứng vị trí thứ tư.
Những ứng viên khác
Cựu Bộ trưởng Kinh tế Arnaud Montebourg của đảng Xã Hội và cựu Bộ trưởng Giáo dục Benoit Hamon sẽ tìm kiếm sự may mắn trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ của phe trung tả.
Ứng viên đảng Xanh Yannick Jadot, ứng viên Nicolas Dupont-Aignan của đảng DLF (Debout La France), Nathalie Arthaud của đảng Công nhân Tranh đấu (Lutte Ouvriere) và lãnh đạo nghiệp đoàn Philippe Poutou đều là những ứng viên mong muốn trở thành Tổng thống Pháp.
( BBC )
Ai sẽ thắng cử Tổng thống Pháp 2017?
Hơn chục ứng cử viên đang cạnh tranh nhằm tìm kiếm sự chú ý của cử tri Pháp trước kỳ bầu cử Tổng thống diễn ra vào ngày 23/04/2017.
Nếu không ứng cử viên nào chiếm đa số phiếu, một cuộc bỏ phiếu giữa hai ứng viên có số phiếu cao nhất sẽ được tổ chức muộn hơn vào ngày 07/05.
Đảng Cộng Hòa theo xu hướng trung hữu đã chọn Francois Fillon làm ứng viên Tổng thống và qua khảo sát cho thấy ông này đang vượt lên khá xa so với Marine Le Pen của đảng Mặt trận Quốc gia theo xu hướng cực hữu.
Manuel Valls đại diện cho đảng Xã Hội và những ứng viên cánh tả khác sẽ tranh đua cho vị trí đề cử của phe trung tả trong cuộc bầu cử sơ bộ vào tháng Một này.
Một số ứng viên nặng ký khác, theo như khảo sát, bao gồm hai ứng viên phe ôn hòa là Emmanuel Macron và Francois Bayrou (dù ứng viên Bayrou vẫn chưa công bố), và Jean-Luc Melenchon của phe cực tả.
Tổng thống Francois Hollande, người của đảng Xã Hội, cho biết sẽ không tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai, trong khi khảo sát cho thấy tỉ lệ ủng hộ ông xuống rất thấp.
Tất cả những ứng viên phải được Hội đồng Lập pháp chấp thuận, nhưng có thể nhận diện một số nhân vật sáng giá như sau.
Francois Fillon, đảng Cộng Hòa
Ông Fillon, 62 tuổi, là cựu thủ tướng nhiệm kỳ 2007-2012 và rất mờ nhạt so với cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy.
Ông Fillon giành được đề cử của phe trung hữu- trong khi ông Sarkozy bất ngờ thua cuộc- đã tỏ ra chiếm ưu thế trong ba cuộc tranh luận trên truyền hình, với phong thái đĩnh đạc như nguyên thủ một quốc gia, theo như nhận định của các nhà phân tích. Ông Fillon cũng có một lợi thế là ít dính dáng đến các vụ việc gây tranh cãi như đối thủ là ông Sarkozy và Alain Juppe.
Ông Fillon không có sức lôi cuốn nhưng lại có nhiều ủng hộ trong thời điểm hiện tại vì "Phe bảo thủ của Pháp đang chuyển sang cánh hữu và muốn một người có tư tưởng theo chủ nghĩa tự do và cứng rắn hơn đối với nhóm cầm quyền", Giáo sư Philippe Marliere, người đang giảng dạy môn Chính trị Pháp tại Đại học Luân Đôn, đưa ra lời nhận định với BBC.
Những kế hoạch cải tổ kinh tế với chủ trương thắt lưng-buộc bụng, bao gồm cắt giảm nửa triệu việc làm đối với khối hành chính công, xóa bỏ chế độ làm việc 35 tiếng một tuần và chế độ thuế đối với người giàu (ISF) của ông Fillon đang được đem ra so sánh với cố Thủ tướng Anh Margaret Thatcher.
Ông Fillon cũng đề nghị tước bỏ quốc tịch Pháp đối với những chiến binh cực đoan quay lại Pháp sau khi tham chiến tại Iraq hoặc Syria và yêu cầu những bậc cha mẹ đang nhận phúc lợi xã hội phải ký kết một bản "thỏa thuận về trách nhiệm của phụ huynh" nhằm đối phó với tình trạng trẻ em có thái độ "không tôn trọng với những giá trị của nền cộng hòa (Pháp quốc)".
Trong chính sách đối ngoại, ông Fillon muốn có sự tương tác với Nga, thông qua việc EU sẽ dỡ bỏ cấm vận và giúp Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống IS.
Ông Fillon học về luật và có vợ, bà Penelope Clarke là người xứ Wales. Hai ông bà cưới nhau từ năm 1980 tại Llanover, gần Abergavenny, có với nhau năm người con và hiện đang sống tại ngôi nhà được xây từ thế kỷ 12 ở gần Le Mans, phía tây nước Pháp.
Manuel Valls, đảng Xã Hội
Manuel Valls, người có tư tưởng cấp tiến và lối nói chuyện không khoan nhượng, đang mong muốn giành được đề cử của phái trung tả để đối đầu với ông Fillon và bà Le Pen, thông qua việc chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra vào tháng sau.
Các cuộc khảo sát cho thấy cánh tả của Pháp đang bị xáo trộn và ông Valls không được ủng hộ nhiều hơn bao nhiêu so với Tổng thống Hollande. Sẽ rất khó khăn cho những chính trị gia của đảng Xã Hội trụ lại Điện Elysee.
Ông Valls, người đã từ chức Thủ tướng khi tuyên bố sẽ ra tranh cử, cũng là người chĩa mũi dùi vào kế hoạch cải tổ kinh tế vốn gây bất hòa. Nỗ lực giảm bớt những qui định về luật lao động là nguyên nhân của nhiều cuộc biểu tình, dẫn đến bạo động, trong nhiều tháng trời. Bên cạnh đó, ông Manuel Valls cũng thất bại trong việc tước bỏ quốc tịch Pháp đối với những phần tử khủng bố có hai quốc tịch, khiến nhiều người ngay trong chính đảng Xã Hội không hài lòng.
Sau vụ tấn công của những phần tử Hồi giáo cực đoan vào tháng Một, 2015, ông Valls là người có thể kêu gọi được sự đoàn kết của công chúng, nhưng lại bị chỉ trích do thất bại trong việc ngăn chặn những vụ tấn công tiếp theo, bị người dân la ó khi đến Nice, sau vụ tấn công hồi tháng Bảy.
Ông trở thành thị trưởng của Evry, một vùng ngoại ô của Paris, vào năm 2001 và trở thành Thủ tướng vào tháng Ba, 2014.
Ông có bốn con với cuộc hôn nhân trước và lập gia đình với nghệ sĩ đàn vĩ cầm vào năm 2010.
Marine Le Pen, Mặt trận Quốc gia (FN)
Bà Marine Le Pen đã dần lấy lại được hình ảnh của đảng Mặt trận Quốc gia (FN), kể từ khi lên nắm quyền từ cha mình vào tháng Một, 2011. Trong lần bầu cử địa phương vào cuối năm 2015, cũng là phép thử gần nhất về sự ủng hộ- Mặt trận Quốc gia dẫn đầu trong vòng đầu tiên, nhưng lại thua chung cuộc khi không giành được thắng lợi nào trong vòng bỏ phiếu thứ hai, sau khi hai chính đảng khác bắt tay nhau và sử dụng phiếu của cử tri một cách có tính toán để loại bỏ đảng của bà Le Pen.
Mặc dù thất bại, Mặt trận Quốc gia vẫn giành được hàng trăm ghế nghị viên địa phương trên khắp nước Pháp, và bà Le Pen đã dùng kết quả này như một bàn đạp cho chiến dịch tranh cử Tổng thống. Khảo sát đánh giá bà Le Pen thường xuyên ở vị trí thứ hai.
Mặt trận Quốc gia vẫn chưa công bố bản tuyên ngôn tranh cử, nhưng trong đề nghị đưa ra vào năm 2012, có đề cập đến việc giảm số người nhập cư hợp pháp từ 200.000 xuống 10.000 người mỗi năm, trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, ưu tiên công dân Pháp về nhà cửa và việc làm, ra khỏi EU và không dùng đồng euro, tăng số lượng cảnh sát và cho thêm quyền hạn, cũng như tạo thêm 40.000 chỗ trong nhà tù.
Người trẻ nhất trong số ba cô con gái của Jean-Marie Le Pen cũng theo nghiệp chính trị từ khi còn trẻ. Cô ta là luật sư và hiện đang phụ trách bộ phận pháp lý của đảng Mặt trận Quốc gia.
Sau nhiều năm tranh cử nhưng đều thua cuộc tại quốc hội Pháp, bà Le Pen được bầu vào Quốc hội châu Âu vào năm 2004, đồng thời là dân biểu, đại điện cho vùng Tây-Bắc nước Pháp.
Sau khi lên lãnh đạo Mặt trận Quốc gia vào năm 2011, bà Le Pen đã công khai giữ khoảng cách chính trị và chỉ trích cha mình khi ông này cho rằng phòng hơi ngạt của phát xít Đức là "một chi tiết của lịch sử". Trong khảo sát về cuộc tranh cử Tổng thống hồi 2012, bà Le Pen đứng vị trí thứ ba.
Marine Le Pen đã ly dị hai lần, có ba con và hiện đang sống ở vùng ngoại ô phía tây của Paris.
Học hành xuất sắc và trở thành nhân viên một ngân hàng đầu tư, Emmanuel Macron là cố vấn kinh tế cho Tổng thống Francois Hollande, trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế vào năm 2014. Emmanuel Macron cũng chưa bao giờ được bầu làm dân biểu- cũng như chưa bao giờ ra tranh cử.
Chỉ mới 38 tuổi, ông là một trong những ứng cử viên trẻ nhất.
Ông cũng nổi tiếng với "Điều luật Macron", là một điều luật gây tranh cãi khi cho phép các cửa hàng mở cửa thường xuyên hơn vào ngày Chủ nhật, đồng thời hủy bỏ luật lệ trong một số ngành công nghiệp.
Điều luật này cũng được chính phủ Thủ tướng Manuel Valls thông qua dù có phản đối gay gắt từ đối lập cánh tả.
Nhưng đối với cộng đồng doanh nghiệp Pháp, ông Macron như một luồng gió mới, có nhiều chính sách có lợi cho kinh doanh, với mục đích tăng trưởng kinh tế. Ông cổ động cho khởi nghiệp ngành công nghệ số và thúc đẩy cho thị trường xe khách đường dài.
Sau nhiều năm được Tổng thống Hollande bao bọc, vị trí của ông Macron trong chính phủ bỗng trở nên rắc rối vào tháng Tư, 2016 khi ông thành lập đảng En Marche, "không phải cánh tả hay cánh hữu" và có số lượng 97.000 người quan tâm theo dõi. Macron từ chức vào tháng Tám, 2016 để ra tranh cử Tổng thống.
Khi tuyên bố ra tranh cử, ông Macron mô tả nước Pháp "như một khối của những nghiệp đoàn" (tập hợp của nhiều nhóm lợi ích lớn). "Tôi muốn chia sẻ sức mạnh của những người có khả năng để bảo vệ những người yếu nhất," ông Macron nói. Ông là một nhà kinh tế theo xu hướng tự do và thích kinh doanh, cũng là người ủng hộ việc xóa bỏ qui định làm việc 35 tiếng một tuần, nhưng lại theo phe cánh cánh tả đối với những vấn đề xã hội. Ông ủng hộ nới lỏng qui định đối với một số ngành công nghiệp của Pháp và chủ trương tăng cường kiểm tra quyền hạn của chính trị gia.
Ông Macron lập gia đình với cô giáo tiếng Pháp của chính mình là Brigitte Trogneux, lớn hơn ông 20 tuổi và có 7 người cháu ngoại riêng của vợ.
Do đảng trung tả đang bị giảm sự ủng hộ từ công chúng, Jean-Luc Melenchon đã nhận ra cuộc đua đang có nhiều cơ hội mở. Trong tháng trước, Melenchon nhận được sự ủng hộ của đảng Cộng Sản Pháp và vì thế có thêm hậu thuẫn chính trị.
Ông Melenchon nói sản lượng, thương mại và tiêu dùng là những thứ cần phải thay đổi, đồng thời quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu.
Ông nói: "Đây là cơ hội lớn để tháo dợi dây thừng đang làm tê liệt chúng ta vào lúc này."
Từng ủng hộ liên minh châu Âu, giờ đây ông Melenchon kêu gọi Pháp ra khỏi EU, đồng thời nói nền kinh tế tự do của châu Âu đã cạn kiệt sinh lực trong việc đem lại sự thay đổi về dân chủ.
Ông từ bỏ đảng Xã Hội vào tháng 11/2008 để sáng lập Đảng Cánh tả cùng với người phó của mình là Marc Dolez. Ông cũng tham gia tranh cử trong Mặt trận Cánh tả và được bầu vào Quốc hội châu Âu vào năm 2009 và giữ vị trí này cho đến nay.
Ông Melenchon cũng tham gia tranh cử Tổng thống vào năm 2012 nhưng thất bại, chỉ nhận được 11% số phiếu và đứng vị trí thứ tư.
Những ứng viên khác
Cựu Bộ trưởng Kinh tế Arnaud Montebourg của đảng Xã Hội và cựu Bộ trưởng Giáo dục Benoit Hamon sẽ tìm kiếm sự may mắn trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ của phe trung tả.
Ứng viên đảng Xanh Yannick Jadot, ứng viên Nicolas Dupont-Aignan của đảng DLF (Debout La France), Nathalie Arthaud của đảng Công nhân Tranh đấu (Lutte Ouvriere) và lãnh đạo nghiệp đoàn Philippe Poutou đều là những ứng viên mong muốn trở thành Tổng thống Pháp.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Ai sẽ thắng cử Tổng thống Pháp 2017?
Hơn chục ứng cử viên đang cạnh tranh nhằm tìm kiếm sự chú ý của cử tri Pháp trước kỳ bầu cử Tổng thống diễn ra vào ngày 23/04/2017.
Ai sẽ thắng cử Tổng thống Pháp 2017?
Hơn chục ứng cử viên đang cạnh tranh nhằm tìm kiếm sự chú ý của cử tri Pháp trước kỳ bầu cử Tổng thống diễn ra vào ngày 23/04/2017.
Nếu không ứng cử viên nào chiếm đa số phiếu, một cuộc bỏ phiếu giữa hai ứng viên có số phiếu cao nhất sẽ được tổ chức muộn hơn vào ngày 07/05.
Đảng Cộng Hòa theo xu hướng trung hữu đã chọn Francois Fillon làm ứng viên Tổng thống và qua khảo sát cho thấy ông này đang vượt lên khá xa so với Marine Le Pen của đảng Mặt trận Quốc gia theo xu hướng cực hữu.
Manuel Valls đại diện cho đảng Xã Hội và những ứng viên cánh tả khác sẽ tranh đua cho vị trí đề cử của phe trung tả trong cuộc bầu cử sơ bộ vào tháng Một này.
Một số ứng viên nặng ký khác, theo như khảo sát, bao gồm hai ứng viên phe ôn hòa là Emmanuel Macron và Francois Bayrou (dù ứng viên Bayrou vẫn chưa công bố), và Jean-Luc Melenchon của phe cực tả.
Tổng thống Francois Hollande, người của đảng Xã Hội, cho biết sẽ không tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai, trong khi khảo sát cho thấy tỉ lệ ủng hộ ông xuống rất thấp.
Tất cả những ứng viên phải được Hội đồng Lập pháp chấp thuận, nhưng có thể nhận diện một số nhân vật sáng giá như sau.
Francois Fillon, đảng Cộng Hòa
Ông Fillon, 62 tuổi, là cựu thủ tướng nhiệm kỳ 2007-2012 và rất mờ nhạt so với cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy.
Ông Fillon giành được đề cử của phe trung hữu- trong khi ông Sarkozy bất ngờ thua cuộc- đã tỏ ra chiếm ưu thế trong ba cuộc tranh luận trên truyền hình, với phong thái đĩnh đạc như nguyên thủ một quốc gia, theo như nhận định của các nhà phân tích. Ông Fillon cũng có một lợi thế là ít dính dáng đến các vụ việc gây tranh cãi như đối thủ là ông Sarkozy và Alain Juppe.
Ông Fillon không có sức lôi cuốn nhưng lại có nhiều ủng hộ trong thời điểm hiện tại vì "Phe bảo thủ của Pháp đang chuyển sang cánh hữu và muốn một người có tư tưởng theo chủ nghĩa tự do và cứng rắn hơn đối với nhóm cầm quyền", Giáo sư Philippe Marliere, người đang giảng dạy môn Chính trị Pháp tại Đại học Luân Đôn, đưa ra lời nhận định với BBC.
Những kế hoạch cải tổ kinh tế với chủ trương thắt lưng-buộc bụng, bao gồm cắt giảm nửa triệu việc làm đối với khối hành chính công, xóa bỏ chế độ làm việc 35 tiếng một tuần và chế độ thuế đối với người giàu (ISF) của ông Fillon đang được đem ra so sánh với cố Thủ tướng Anh Margaret Thatcher.
Ông Fillon cũng đề nghị tước bỏ quốc tịch Pháp đối với những chiến binh cực đoan quay lại Pháp sau khi tham chiến tại Iraq hoặc Syria và yêu cầu những bậc cha mẹ đang nhận phúc lợi xã hội phải ký kết một bản "thỏa thuận về trách nhiệm của phụ huynh" nhằm đối phó với tình trạng trẻ em có thái độ "không tôn trọng với những giá trị của nền cộng hòa (Pháp quốc)".
Trong chính sách đối ngoại, ông Fillon muốn có sự tương tác với Nga, thông qua việc EU sẽ dỡ bỏ cấm vận và giúp Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống IS.
Ông Fillon học về luật và có vợ, bà Penelope Clarke là người xứ Wales. Hai ông bà cưới nhau từ năm 1980 tại Llanover, gần Abergavenny, có với nhau năm người con và hiện đang sống tại ngôi nhà được xây từ thế kỷ 12 ở gần Le Mans, phía tây nước Pháp.
Manuel Valls, đảng Xã Hội
Manuel Valls, người có tư tưởng cấp tiến và lối nói chuyện không khoan nhượng, đang mong muốn giành được đề cử của phái trung tả để đối đầu với ông Fillon và bà Le Pen, thông qua việc chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra vào tháng sau.
Các cuộc khảo sát cho thấy cánh tả của Pháp đang bị xáo trộn và ông Valls không được ủng hộ nhiều hơn bao nhiêu so với Tổng thống Hollande. Sẽ rất khó khăn cho những chính trị gia của đảng Xã Hội trụ lại Điện Elysee.
Ông Valls, người đã từ chức Thủ tướng khi tuyên bố sẽ ra tranh cử, cũng là người chĩa mũi dùi vào kế hoạch cải tổ kinh tế vốn gây bất hòa. Nỗ lực giảm bớt những qui định về luật lao động là nguyên nhân của nhiều cuộc biểu tình, dẫn đến bạo động, trong nhiều tháng trời. Bên cạnh đó, ông Manuel Valls cũng thất bại trong việc tước bỏ quốc tịch Pháp đối với những phần tử khủng bố có hai quốc tịch, khiến nhiều người ngay trong chính đảng Xã Hội không hài lòng.
Sau vụ tấn công của những phần tử Hồi giáo cực đoan vào tháng Một, 2015, ông Valls là người có thể kêu gọi được sự đoàn kết của công chúng, nhưng lại bị chỉ trích do thất bại trong việc ngăn chặn những vụ tấn công tiếp theo, bị người dân la ó khi đến Nice, sau vụ tấn công hồi tháng Bảy.
Ông trở thành thị trưởng của Evry, một vùng ngoại ô của Paris, vào năm 2001 và trở thành Thủ tướng vào tháng Ba, 2014.
Ông có bốn con với cuộc hôn nhân trước và lập gia đình với nghệ sĩ đàn vĩ cầm vào năm 2010.
Marine Le Pen, Mặt trận Quốc gia (FN)
Bà Marine Le Pen đã dần lấy lại được hình ảnh của đảng Mặt trận Quốc gia (FN), kể từ khi lên nắm quyền từ cha mình vào tháng Một, 2011. Trong lần bầu cử địa phương vào cuối năm 2015, cũng là phép thử gần nhất về sự ủng hộ- Mặt trận Quốc gia dẫn đầu trong vòng đầu tiên, nhưng lại thua chung cuộc khi không giành được thắng lợi nào trong vòng bỏ phiếu thứ hai, sau khi hai chính đảng khác bắt tay nhau và sử dụng phiếu của cử tri một cách có tính toán để loại bỏ đảng của bà Le Pen.
Mặc dù thất bại, Mặt trận Quốc gia vẫn giành được hàng trăm ghế nghị viên địa phương trên khắp nước Pháp, và bà Le Pen đã dùng kết quả này như một bàn đạp cho chiến dịch tranh cử Tổng thống. Khảo sát đánh giá bà Le Pen thường xuyên ở vị trí thứ hai.
Mặt trận Quốc gia vẫn chưa công bố bản tuyên ngôn tranh cử, nhưng trong đề nghị đưa ra vào năm 2012, có đề cập đến việc giảm số người nhập cư hợp pháp từ 200.000 xuống 10.000 người mỗi năm, trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, ưu tiên công dân Pháp về nhà cửa và việc làm, ra khỏi EU và không dùng đồng euro, tăng số lượng cảnh sát và cho thêm quyền hạn, cũng như tạo thêm 40.000 chỗ trong nhà tù.
Người trẻ nhất trong số ba cô con gái của Jean-Marie Le Pen cũng theo nghiệp chính trị từ khi còn trẻ. Cô ta là luật sư và hiện đang phụ trách bộ phận pháp lý của đảng Mặt trận Quốc gia.
Sau nhiều năm tranh cử nhưng đều thua cuộc tại quốc hội Pháp, bà Le Pen được bầu vào Quốc hội châu Âu vào năm 2004, đồng thời là dân biểu, đại điện cho vùng Tây-Bắc nước Pháp.
Sau khi lên lãnh đạo Mặt trận Quốc gia vào năm 2011, bà Le Pen đã công khai giữ khoảng cách chính trị và chỉ trích cha mình khi ông này cho rằng phòng hơi ngạt của phát xít Đức là "một chi tiết của lịch sử". Trong khảo sát về cuộc tranh cử Tổng thống hồi 2012, bà Le Pen đứng vị trí thứ ba.
Marine Le Pen đã ly dị hai lần, có ba con và hiện đang sống ở vùng ngoại ô phía tây của Paris.
Học hành xuất sắc và trở thành nhân viên một ngân hàng đầu tư, Emmanuel Macron là cố vấn kinh tế cho Tổng thống Francois Hollande, trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế vào năm 2014. Emmanuel Macron cũng chưa bao giờ được bầu làm dân biểu- cũng như chưa bao giờ ra tranh cử.
Chỉ mới 38 tuổi, ông là một trong những ứng cử viên trẻ nhất.
Ông cũng nổi tiếng với "Điều luật Macron", là một điều luật gây tranh cãi khi cho phép các cửa hàng mở cửa thường xuyên hơn vào ngày Chủ nhật, đồng thời hủy bỏ luật lệ trong một số ngành công nghiệp.
Điều luật này cũng được chính phủ Thủ tướng Manuel Valls thông qua dù có phản đối gay gắt từ đối lập cánh tả.
Nhưng đối với cộng đồng doanh nghiệp Pháp, ông Macron như một luồng gió mới, có nhiều chính sách có lợi cho kinh doanh, với mục đích tăng trưởng kinh tế. Ông cổ động cho khởi nghiệp ngành công nghệ số và thúc đẩy cho thị trường xe khách đường dài.
Sau nhiều năm được Tổng thống Hollande bao bọc, vị trí của ông Macron trong chính phủ bỗng trở nên rắc rối vào tháng Tư, 2016 khi ông thành lập đảng En Marche, "không phải cánh tả hay cánh hữu" và có số lượng 97.000 người quan tâm theo dõi. Macron từ chức vào tháng Tám, 2016 để ra tranh cử Tổng thống.
Khi tuyên bố ra tranh cử, ông Macron mô tả nước Pháp "như một khối của những nghiệp đoàn" (tập hợp của nhiều nhóm lợi ích lớn). "Tôi muốn chia sẻ sức mạnh của những người có khả năng để bảo vệ những người yếu nhất," ông Macron nói. Ông là một nhà kinh tế theo xu hướng tự do và thích kinh doanh, cũng là người ủng hộ việc xóa bỏ qui định làm việc 35 tiếng một tuần, nhưng lại theo phe cánh cánh tả đối với những vấn đề xã hội. Ông ủng hộ nới lỏng qui định đối với một số ngành công nghiệp của Pháp và chủ trương tăng cường kiểm tra quyền hạn của chính trị gia.
Ông Macron lập gia đình với cô giáo tiếng Pháp của chính mình là Brigitte Trogneux, lớn hơn ông 20 tuổi và có 7 người cháu ngoại riêng của vợ.
Do đảng trung tả đang bị giảm sự ủng hộ từ công chúng, Jean-Luc Melenchon đã nhận ra cuộc đua đang có nhiều cơ hội mở. Trong tháng trước, Melenchon nhận được sự ủng hộ của đảng Cộng Sản Pháp và vì thế có thêm hậu thuẫn chính trị.
Ông Melenchon nói sản lượng, thương mại và tiêu dùng là những thứ cần phải thay đổi, đồng thời quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu.
Ông nói: "Đây là cơ hội lớn để tháo dợi dây thừng đang làm tê liệt chúng ta vào lúc này."
Từng ủng hộ liên minh châu Âu, giờ đây ông Melenchon kêu gọi Pháp ra khỏi EU, đồng thời nói nền kinh tế tự do của châu Âu đã cạn kiệt sinh lực trong việc đem lại sự thay đổi về dân chủ.
Ông từ bỏ đảng Xã Hội vào tháng 11/2008 để sáng lập Đảng Cánh tả cùng với người phó của mình là Marc Dolez. Ông cũng tham gia tranh cử trong Mặt trận Cánh tả và được bầu vào Quốc hội châu Âu vào năm 2009 và giữ vị trí này cho đến nay.
Ông Melenchon cũng tham gia tranh cử Tổng thống vào năm 2012 nhưng thất bại, chỉ nhận được 11% số phiếu và đứng vị trí thứ tư.
Những ứng viên khác
Cựu Bộ trưởng Kinh tế Arnaud Montebourg của đảng Xã Hội và cựu Bộ trưởng Giáo dục Benoit Hamon sẽ tìm kiếm sự may mắn trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ của phe trung tả.
Ứng viên đảng Xanh Yannick Jadot, ứng viên Nicolas Dupont-Aignan của đảng DLF (Debout La France), Nathalie Arthaud của đảng Công nhân Tranh đấu (Lutte Ouvriere) và lãnh đạo nghiệp đoàn Philippe Poutou đều là những ứng viên mong muốn trở thành Tổng thống Pháp.
( BBC )