Kinh Đời
Alan Phan - Hòn Ngọc Viễn Đông
….Saigon đẹp lắm, Saigon ơi, Saigon ơi…
Lâu rồi tôi không nghe chữ Hòn Ngọc Viễn Đông đi kèm với Saigon. Cái tương quan gần như thuộc về những chuyện thần kỳ cổ tích của một thời mới lớn. Hòn ngọc làm chúng ta liên tưởng đến hình ành của một quần thể các toà lâu đài với nhiều hoa thơm cỏ dại, nhiều chim bướm bay lượn và nhiều bóng mát an bình. Nếu có nhân tạo thì ít nhất cũng như toà lâu đài của Disneyland hay khu biệt thự San Simeon của Randolph Hearst. Nếu hiện đại thì chắc phải như khu Palm Islands của Dubai.
Vừa rồi, nhiều báo lề phải đăng tin là chánh phủ Việt Nam muốn thiết lập chánh quyền đô thị cho Saigon. Theo mô tả, quyền lực sẽ chia ra thành 5 khu đô thị, với thị trưởng do dân bầu trực tiếp. Vài báo đoan chắc là hình thái chính quyền đô thị này sẽ khiến Saigon chiếm lại ngôi vị Hòn Ngọc Viễn Đông cùa Á Châu. Vì lòng tự hào dân tộc quá cao, các báo thiếu suy nghĩ và hơi bị “nổ” khi nghĩ là ngôi vị Hòn Ngọc dễ đăng cai đến vậy.
May quá, sau đó, chánh phủ lại huỷ chuyện chánh quyền đô thị vớ vẩn này lại. Đang hưởng quyền hưởng lộc, không ai lại ngu mà đi “đổi mới” hay “ chia quyền”. Còn vụ bầu bán, tôi còn nhớ một trải nghiệm khoảng 1977, khi đang làm cho Wall Street.
Tôi và ông boss được cử qua Chad để đàm phán một hợp đồng ngân hàng. Chúng tôi được mời ăn trưa với vị Tổng Thống nguyên là Đại Tướng tư lệnh quân đội, vừa đảo chánh cướp chánh quyền vài năm. Ông than phiền là Toà Đại Sứ Mỹ đang gây áp lực buộc chánh phủ quân phiệt của ông phải sớm tổ chức bầu cử. Ông nói với ngài Tổng Trưởng cận thần là “thôi cứ lo tổ chức bầu cử trước cuối năm cho yên. Mỹ nó đang doạ cúp viện trợ”. Ngài Tổng Trưởng nói,” với cách đếm phiếu của mình thì trước sau gì Tổng Thống cũng thắng lớn. Tuy nhiên, tôi lo ngại là sau khi cho dân đi bầu, chúng lại bắt đầu nghĩ là chúng đang có quyền thực, thì khá rắc rối sau này…”
Một hòn đá…đáng yêu
Cá nhân tôi thường không quan tâm đến hình thái chánh phủ vì các ngài quan chức khắp thế giới đều có khuynh hướng ăn cắp và xài tiền OPM như nhau. Dân chủ thì họ chùi mép sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, tôi chia sẻ ước ao muốn Saigon hồi sinh trở lại và dù không thể là Hòn Ngọc Viễn Đông, tôi mong Saigon sẽ được biết như là một “thành phố đáng yêu” của Á Châu.
Tôi không quan tâm đến việc phải có một “chánh quyền đô thị” hay một “chánh quyền ngoài hành tinh”. Tôi chỉ xin các ngài có quyền làm được vài chuyện đơn giản (không tốn một đồng nào từ ngân sách) như sau:
1. Hãy làm sạch vỉa hè
Đủ mọi loại dân, giàu cũng như nghèo, đang lạm chiếm vỉa hè để làm chỗ để xe, buôn bán và lấn đất (sau một thời gian, sẽ xây nhà luôn trên đất công, với sự làm ngơ của các thanh tra sau khi nhận phong bì). Tất cả khách bộ hành đều khổ sở vì ngay tại trung tâm du lịch, người đi bộ phải liều lĩnh xuống các con đường chật hẹp tranh sống với xe hơi, xe máy…Hình ảnh bác nhác, bẩn thỉu và tạp nham từ các vỉa hè là ấn tượng xấu xa nhất mà du khách hay dân cư phải hứng chịu.
Chúng ta biết là công an khu vực đang hưởng lợi từ tiền tô thu được từ các “business” sử dụng vỉa hè làm của riêng. Tuy nhiên, tôi tin các chính trị gia cấp cao dư vốn “quyền lực và lợi ích” để dẹp tệ nạn này bằng một nghị quyết đơn giản và một thực thi luật thật nghiêm túc.
2. Hãy cấm mọi xe cộ sử dụng xăng (dầu) lưu thông trong thành phố
Một chương trình 5 năm để bắt buộc mọi công dân sử dụng phương tiện giao thông phải chuyển đổi từ căn bản xăng và dầu hoả (gây ô nhiễm trầm trọng) qua hệ thống xanh (như khí đốt, điện, năng lượng mặt trời…).
Năm đầu, cấm mọi xe mới dùng xăng hay dầu lưu thông trong thành phố (không cho đăng ký). Cũng trong năm đầu, 20% số xe cũ nhất sẽ phải thay đổi hệ thống phát năng lượng qua các hệ thái khí đốt, điện hay solar. Người tiêu dùng sẽ mất khoảng 50 USD cho xe máy đến 500 USD cho xe hơi, nhưng bộ phổi của 7 triệu người dân sẽ được thanh lọc và phí y tế về khí quản sẽ giảm còn hơn số tiền đầu tư cho năng lượng xanh.
Năm thứ hai đến năm thứ năm, hoàn tất việc thay đổi qua “xanh” cho 80% xe còn lại.
3. Hãy cấm xả rác và khạc nhổ trong thành phố
Tôi vừa ghi là “đái bậy phải tru di tam tộc”, nhưng dĩ nhiên là câu đùa. Sự dị ứng của tôi với bất cứ hình thái nào liên quan đến xả rác, làm ô uế môi trường sống của tập thể là một ám ảnh. Tôi phục nhất ông Lý Quang Diệu, vì ông là lãnh tụ duy nhất bắt một dân tộc có văn hoá “sống dơ” như các Hoa kiều trở thành những công dân văn minh, tôn thủ luật pháp và tạo Singapore trở thành thành phố sạch nhất thế giới. Ông Lý chỉ cần phạt thật nặng các vi phạm về rác rưởi như khi vất bậy một tàn thuốc, tiền phạt là 500 Sing đô la v.v…
Dĩ nhiên còn rất nhiều chuyện phải làm để Saigon trở thành một thành phố đáng yêu. Chẳng hạn cấm mọi công trình xây dựng mới, mọi thay đổi tái thiết phải dành 50% cho cây xanh, phải sửa lại toàn bộ luật về “bảng hiệu” vì toàn thành phố giống một ổ chuột đủ mầu sắc, loạn thị và trâng tráo, đem tất cả văn phòng chánh phủ và trường học ra khỏi trung tâm thành phố. Các nhà hoạch định đô thị (city planner) có thể cho thêm ý kiến dựa trên kinh nghiệm của các thành phố khác. Tôi không phải là một city planner nhưng ngay cả với cặp mắt nhòm nhèm của một ông già, tôi cũng nhận ra rằng Saigon đã trở nên một trong những thành phố xấu xí nhất trần gian.
Tôi chỉ hy vọng là bất cứ chánh quyền nào, độc tài hay dân chủ, đều có một chút hãnh diện để thay đổi bộ mặt ghê tởm của Saigon. Bằng 3 quyết nghị rất đơn giản và không tốn một đồng xu nào của ngân sách, các lãnh đạo thành phố sẽ làm “lịch sử” cho môi trường sống của 7 triệu dân.
Xin nhắc lại nhận xét của Neal Shusterman về thành phố,” Thành phố không tự nhiên hiện diện. Mặc dù hỗn loạn, tất cả đều phát triển từ các nhu cầu để giải quyết những vấn đề.” Bao giờ thì chúng ta sẽ bắt đầu giải quyết vấn đề của Saigon?
Alan Phan
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Alan Phan - Hòn Ngọc Viễn Đông
….Saigon đẹp lắm, Saigon ơi, Saigon ơi…
Lâu rồi tôi không nghe chữ Hòn Ngọc Viễn Đông đi kèm với Saigon. Cái tương quan gần như thuộc về những chuyện thần kỳ cổ tích của một thời mới lớn. Hòn ngọc làm chúng ta liên tưởng đến hình ành của một quần thể các toà lâu đài với nhiều hoa thơm cỏ dại, nhiều chim bướm bay lượn và nhiều bóng mát an bình. Nếu có nhân tạo thì ít nhất cũng như toà lâu đài của Disneyland hay khu biệt thự San Simeon của Randolph Hearst. Nếu hiện đại thì chắc phải như khu Palm Islands của Dubai.
Vừa rồi, nhiều báo lề phải đăng tin là chánh phủ Việt Nam muốn thiết lập chánh quyền đô thị cho Saigon. Theo mô tả, quyền lực sẽ chia ra thành 5 khu đô thị, với thị trưởng do dân bầu trực tiếp. Vài báo đoan chắc là hình thái chính quyền đô thị này sẽ khiến Saigon chiếm lại ngôi vị Hòn Ngọc Viễn Đông cùa Á Châu. Vì lòng tự hào dân tộc quá cao, các báo thiếu suy nghĩ và hơi bị “nổ” khi nghĩ là ngôi vị Hòn Ngọc dễ đăng cai đến vậy.
May quá, sau đó, chánh phủ lại huỷ chuyện chánh quyền đô thị vớ vẩn này lại. Đang hưởng quyền hưởng lộc, không ai lại ngu mà đi “đổi mới” hay “ chia quyền”. Còn vụ bầu bán, tôi còn nhớ một trải nghiệm khoảng 1977, khi đang làm cho Wall Street.
Tôi và ông boss được cử qua Chad để đàm phán một hợp đồng ngân hàng. Chúng tôi được mời ăn trưa với vị Tổng Thống nguyên là Đại Tướng tư lệnh quân đội, vừa đảo chánh cướp chánh quyền vài năm. Ông than phiền là Toà Đại Sứ Mỹ đang gây áp lực buộc chánh phủ quân phiệt của ông phải sớm tổ chức bầu cử. Ông nói với ngài Tổng Trưởng cận thần là “thôi cứ lo tổ chức bầu cử trước cuối năm cho yên. Mỹ nó đang doạ cúp viện trợ”. Ngài Tổng Trưởng nói,” với cách đếm phiếu của mình thì trước sau gì Tổng Thống cũng thắng lớn. Tuy nhiên, tôi lo ngại là sau khi cho dân đi bầu, chúng lại bắt đầu nghĩ là chúng đang có quyền thực, thì khá rắc rối sau này…”
Một hòn đá…đáng yêu
Cá nhân tôi thường không quan tâm đến hình thái chánh phủ vì các ngài quan chức khắp thế giới đều có khuynh hướng ăn cắp và xài tiền OPM như nhau. Dân chủ thì họ chùi mép sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, tôi chia sẻ ước ao muốn Saigon hồi sinh trở lại và dù không thể là Hòn Ngọc Viễn Đông, tôi mong Saigon sẽ được biết như là một “thành phố đáng yêu” của Á Châu.
Tôi không quan tâm đến việc phải có một “chánh quyền đô thị” hay một “chánh quyền ngoài hành tinh”. Tôi chỉ xin các ngài có quyền làm được vài chuyện đơn giản (không tốn một đồng nào từ ngân sách) như sau:
1. Hãy làm sạch vỉa hè
Đủ mọi loại dân, giàu cũng như nghèo, đang lạm chiếm vỉa hè để làm chỗ để xe, buôn bán và lấn đất (sau một thời gian, sẽ xây nhà luôn trên đất công, với sự làm ngơ của các thanh tra sau khi nhận phong bì). Tất cả khách bộ hành đều khổ sở vì ngay tại trung tâm du lịch, người đi bộ phải liều lĩnh xuống các con đường chật hẹp tranh sống với xe hơi, xe máy…Hình ảnh bác nhác, bẩn thỉu và tạp nham từ các vỉa hè là ấn tượng xấu xa nhất mà du khách hay dân cư phải hứng chịu.
Chúng ta biết là công an khu vực đang hưởng lợi từ tiền tô thu được từ các “business” sử dụng vỉa hè làm của riêng. Tuy nhiên, tôi tin các chính trị gia cấp cao dư vốn “quyền lực và lợi ích” để dẹp tệ nạn này bằng một nghị quyết đơn giản và một thực thi luật thật nghiêm túc.
2. Hãy cấm mọi xe cộ sử dụng xăng (dầu) lưu thông trong thành phố
Một chương trình 5 năm để bắt buộc mọi công dân sử dụng phương tiện giao thông phải chuyển đổi từ căn bản xăng và dầu hoả (gây ô nhiễm trầm trọng) qua hệ thống xanh (như khí đốt, điện, năng lượng mặt trời…).
Năm đầu, cấm mọi xe mới dùng xăng hay dầu lưu thông trong thành phố (không cho đăng ký). Cũng trong năm đầu, 20% số xe cũ nhất sẽ phải thay đổi hệ thống phát năng lượng qua các hệ thái khí đốt, điện hay solar. Người tiêu dùng sẽ mất khoảng 50 USD cho xe máy đến 500 USD cho xe hơi, nhưng bộ phổi của 7 triệu người dân sẽ được thanh lọc và phí y tế về khí quản sẽ giảm còn hơn số tiền đầu tư cho năng lượng xanh.
Năm thứ hai đến năm thứ năm, hoàn tất việc thay đổi qua “xanh” cho 80% xe còn lại.
3. Hãy cấm xả rác và khạc nhổ trong thành phố
Tôi vừa ghi là “đái bậy phải tru di tam tộc”, nhưng dĩ nhiên là câu đùa. Sự dị ứng của tôi với bất cứ hình thái nào liên quan đến xả rác, làm ô uế môi trường sống của tập thể là một ám ảnh. Tôi phục nhất ông Lý Quang Diệu, vì ông là lãnh tụ duy nhất bắt một dân tộc có văn hoá “sống dơ” như các Hoa kiều trở thành những công dân văn minh, tôn thủ luật pháp và tạo Singapore trở thành thành phố sạch nhất thế giới. Ông Lý chỉ cần phạt thật nặng các vi phạm về rác rưởi như khi vất bậy một tàn thuốc, tiền phạt là 500 Sing đô la v.v…
Dĩ nhiên còn rất nhiều chuyện phải làm để Saigon trở thành một thành phố đáng yêu. Chẳng hạn cấm mọi công trình xây dựng mới, mọi thay đổi tái thiết phải dành 50% cho cây xanh, phải sửa lại toàn bộ luật về “bảng hiệu” vì toàn thành phố giống một ổ chuột đủ mầu sắc, loạn thị và trâng tráo, đem tất cả văn phòng chánh phủ và trường học ra khỏi trung tâm thành phố. Các nhà hoạch định đô thị (city planner) có thể cho thêm ý kiến dựa trên kinh nghiệm của các thành phố khác. Tôi không phải là một city planner nhưng ngay cả với cặp mắt nhòm nhèm của một ông già, tôi cũng nhận ra rằng Saigon đã trở nên một trong những thành phố xấu xí nhất trần gian.
Tôi chỉ hy vọng là bất cứ chánh quyền nào, độc tài hay dân chủ, đều có một chút hãnh diện để thay đổi bộ mặt ghê tởm của Saigon. Bằng 3 quyết nghị rất đơn giản và không tốn một đồng xu nào của ngân sách, các lãnh đạo thành phố sẽ làm “lịch sử” cho môi trường sống của 7 triệu dân.
Xin nhắc lại nhận xét của Neal Shusterman về thành phố,” Thành phố không tự nhiên hiện diện. Mặc dù hỗn loạn, tất cả đều phát triển từ các nhu cầu để giải quyết những vấn đề.” Bao giờ thì chúng ta sẽ bắt đầu giải quyết vấn đề của Saigon?
Alan Phan