Thân Hữu Tiếp Tay...

Anh Ba Sàm “tự diễn biến”

Thấy bài này bên Quechoa, Tổng Cua “nhặt” về để bà con đọc, dù nó đã đăng ở khắp nơi rồi. Tháng 7-2010, tôi gặp ABS bí hiểm và nhỏ thó, hiện là chủ một tờ báo gọi là

Anh Ba Sàm “tự diễn biến”

Blog ABS.

HM Blog. Thấy bài này bên Quechoa, Tổng Cua “nhặt” về để bà con đọc, dù nó đã đăng ở khắp nơi rồi. Tháng 7-2010, tôi gặp ABS bí hiểm và nhỏ thó, hiện là chủ một tờ báo gọi là TTXVH đối lập với TTXVN.  

Đọc những lời bộc bạch của anh, tôi nhớ về một thời, dù tôi ở một thế giới hoàn toàn khác anh về số phận, nhưng cảm nhận về khoảnh khắc lịch sử đó lại giống nhau. 

Nhân ngày lễ  kỷ niệm 5 năm của AnhBasam, xin chúc mừng blog nổi tiếng này. Đây là một trong vài trang web mà tôi bookmark và đọc hàng ngày. Nhờ có ABS mà tôi thấy gần gũi với đất nước dù ở cách xa các anh chị trong BBT nửa vòng trái đất.  

“Tự diễn biến”  

Tác giả: AnhBasam

 

Bao nhiêu năm sống giữa chốn “cung đình”, “nằm trong chăn”, hưởng sung sướng nhất những khi người dân khốn khổ nhất, ngộ ra bao điều phi lý, bao nghịch cảnh.

Gần 30 năm, từ thơ ấu cho tới khi bước vào đời, thành “người của đảng”, BS được sống cùng gia đình trong một ngôi biệt thự của nhà nước giữa phố Phan Đình Phùng, Hà Nội, nơi mấy năm nay ông thủ tướng đương nhiệm đang ở.

Khi người dân miền Bắc hầu như không biết đến hương vị bơ, sữa, thì mỗi sáng hắn tản bộ vài bước qua số 2 Hoàng Diệu, kế bên dinh thự của TBT Lê Duẩn, để mua những chai sữa tươi còn nóng hổi, những thỏi bơ, pa-tê, ổ bánh mì thơm phức.

Hàng tuần, cứ tối thứ Tư và thứ Bảy, hắn cùng đám trẻ con ông cháu cha lại được tụ tập xem phim ở số 4 Nguyễn Cảnh Chân cùng người lớn, là các ông trong BCT, BCHTW như Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Nguyễn Duy Trinh, Phạm Hùng.

Kỷ niệm duy nhất với bác Hồ là một tối Trung thu khi hắn lên 5. Trẻ con mấy cơ quan đảng tập trung trong hội trường số 10 Nguyễn Cảnh Chân. Cả lũ được chụp ảnh chung với bác, hắn được đứng bên. Sắp chụp thì bị mẹ định lôi xuống, xin phép chải lại mớ tóc bù xù. Bác gạt đi, bảo: “Không cần đâu! Cứ để thế cho nó tự nhiên”. Vậy là ấn tượng chút ít về bác Hồ qua cái vụ đó. Bác mất, bố hắn tập trung cả nhà lại thông báo. Có mỗi ông anh thứ hai khóc.

Những chuyện chính trị của người lớn, sách, tài liệu của giới lãnh đạo ít ai được tiếp xúc, tuy còn nhỏ, nhưng tò mò, hắn cũng được nghe lóm, đọc lén không ít. Ví như món “Tài liệu tham khảo đặc biệt” của TTXVN, mà lâu nay đăng lại trên blog này, đã có từ khi hắn biết chữ. Vẫn thứ giấy đen thui, vẫn màu mực, lối trình bày đó. Nội dung vẫn là đăng lại, dịch chọn lọc từ đài, báo nước ngoài. Những năm 1960’, loại này có chữ “Mật-Không phổ biến”, chỉ cấp bộ thứ trưởng trở lên được cung cấp, sau này thêm cấp vụ, cục. Rồi khoảng cuối 1990’ thì bán tự do. Dù thế nào thì những tài liệu này cũng đã giúp hắn “tự diễn biến” kha khá trong bao nhiêu năm “theo đảng”.

Những thông tin ít nhiều về chế độ cộng sản kỳ quái của Mao cũng đến dần. Các đàn anh đàn chị học trường thiếu sinh quân sơ tán ở Quế Lâm, Trung Quốc về kể cho nghe những cảnh chém giết lẫn nhau giữa các phe phái. Ghê rợn!

Còn bên kia đường, nơi nay là trụ sở Viện Quản lý kinh tế TW và các dinh thự công vụ lần lượt cho các vị TBT, BCT ở, là toàn bộ các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc. Tối tối lại vọng ra những bài sặc mùi sùng bái cá nhân Mao, như Đông phương hồng, Ra khơi nhờ tay lái vững.

Hình như tất cả những thứ đó cứ tích tụ dần một thái độ căm ghét chế độ Mao ngu muội, tàn ác, lờ mờ cảm giác về chính xã hội mà hắn đang sống. Một hôm, thó trong tủ sách của bố cuốn Bàn về mâu thuẫn của Mao, dở ra, hắn nhổ vào mặt Mao một bãi nước bọt, cho bõ ghét.

Các chú, các cậu … thì kể về nội tình chóp bu, Mao, Lâm, Lưu mưu hãm hại nhau. Có lần họ còn cho xem một bức tranh to tổ bố “Mao Chủ tịch đến Diên An”, được Trung Quốc gửi sang cho không hàng đống cùng “trước tác” của Mao, còn huy hiệu Mao thì phát cả rổ. Thế nhưng người ta không ngờ đó là bức tranh mang đầy ẩn ý, những hình đầu lâu xương chéo, người treo cổ rải rác khắp nơi, nghe nói do cháu Lưu Thiếu Kỳ vẽ. Dưới nắm tay của Mao siết chặt như chực đấm là một đám mây, soi kỹ thì đúng là hình hai ông Marx, Lenin. Bọn sứ quán Trung Quốc đã phải vội vã tìm mọi cách thu hồi.

Hình như cũng nhiễm căn bệnh đa nghi và luôn lo sợ bị bôi xấu, nên hồi đó, người lớn cũng thì thầm loan tin bức hình con chim Đrao trên vỏ thuốc lá cùng tên cũng mang ẩn ý xấu. Cái mỏ nó hót, mà gương mặt (?) có vẻ ai oán, như vậy là nó than vãn về chế độ miền Bắc ta rồi … Không rõ do cơ quan quản lý tưởng tượng ra, hay là chính “bọn bất mãn” tự loan truyền nhận xét vậy để nói xấu chế độ, chỉ thấy sau này không còn loại thuốc lá đó nữa.

“Chiến tranh phá hoại”-tức những năm Mỹ ném bom miền Bắc đã đem BS rời chốn “lầu son gác tía” để tới với cuộc sống bần hàn của người nông dân; điều tưởng như sự thiệt thòi, mà sau này càng ngày hắn càng thấy may mắn, tự hào, khi không được như các anh chị và bọn trẻ trong khu, người học trường thiếu sinh quân, đứa thì “trốn” sơ tán bằng cách tạm lánh ra học các trường ở ngoại thành Hà Nội.

Chăn trâu cắt cỏ, giã gạo, xay lúa, nuôi gà vịt … cũng biết mùi cả.

Có những điều kỳ lạ mà có lẽ không sách báo nào viết ra, nhưng để lại cho hắn những ấn tượng và dấu hỏi khó giải.
Khi đó, để có một chiếc radio nghe tin tức là cực hiếm, còn nghe “đài địch” thì đi tù như chơi. Vậy mà cha con bác chủ nhà vẫn nghe được đài địch hàng đêm. Họ ráp vài linh kiện điện tử, căng một đoạn dây đồng ngang qua mái nhà, xin hắn mấy viên pin cũ bỏ đi, ngâm vào nước muối để “tái sinh” … Mớ hỗn độn đó được gọi là “Đài ga-len”. Đêm đêm, đôi khi thức giấc, rất lạ khi nghe “Đây là Đài tiếng nói Gươm thiêng ái quốc”, có khi là “Đài Sài Gòn”, mục “Nhịp cầu quê hương”, lời nhắn gửi cha, mẹ ở miền Bắc của các “cán binh cộng sản” đã tìm đến với “chánh nghĩa quốc gia”. Rõ là một thế giới khác!

1975. Về quê ngoại, Huế. Quá nhiều điều làm BS kinh ngạc, từ đời sống “phồn vinh giả tạo” được cán bộ, bộ đội, trong đó có cả hắn, cuống cuồng rinh ra Bắc, cho tới thái độ chính trị của người dân. Câu cửa miệng chua xót: “Miền Bắc nhận hàng, miền Nam nhận họ”. Hắn còn thay mặt gia đình nhận một khoản tiền các cậu, dì bán mảnh ruộng cuối cùng của ông ngoại chia cho.

Lạ là khác với những gì hắn vẫn được tuyên truyền, sao trong đó người ta toàn gọi Ngô Đình Diệm là “ông” với thái độ kính nể? Rồi cao điểm là trong một cuộc cãi vã với thằng hàng xóm để bênh vực chế độ XHCN tươi đẹp, hắn đã bị bẽ mặt. Không thể tin được câu chuyện lần đầu tiên nghe, như tiếng sét ngang tai, về vụ thảm sát Mậu Thân 1968. Hỏi bà dì, hóa ra có thật. Sau này, tất cả những gì tương tự nghe được lúc đó càng rõ hơn.

Anh Basam và bạn bè. Ảnh: Quechoa.

1977. Những gì nghe tuyên truyền và được học trên giảng đường về tôn giáo dường như ngược với thứ hắn đọc được khi thâm nhập thực tế. Bất ngờ tới độ hắn đã phải ghi vào nhật ký mà phân vân không thể tự giải thích nổi: “Đọc hồ sơ học sinh chủng viện Vĩnh Bảo. Tài liệu sao dịch của giám mục Tạo nói về tôn giáo, tuyên truyền phát triển Gia tô giáo. Mình thấy yêu cầu phải giải thích – nói đúng hơn là tranh luận với những ý kiến trong đó của hắn. Đại ý: khoa học không tách rời tôn giáo, khoa học phát triển được là nhờ tôn giáo, ngược lại, tôn giáo cũng được giải thích bằng cơ sở khoa học … Bài viết bác bỏ các ý kiến cho rằng tín ngưỡng là kẻ thù của khoa học bằng cách dẫn chứng với 300 nhà khoa học danh tiếng trên thế giới thì chỉ có 5 nhà khoa học là vô thần …” Sau này ngày càng ngộ ra tại sao những người được gọi là cộng sản có nhu cầu cao độ phải hạn chế thông tin với dân chúng và với chính mình. Họ sợ … mất người.

Khi ra làm việc, trong nhiều năm liền hắn được tiếp xúc hàng ngày với các cựu sĩ quan, quan chức trong chế độ Sài Gòn bị giam giữ để gọi là “học tập cải tạo” trong khắp các trại từ Nam chí Bắc, ăn dầm nằm dề những Vĩnh Quang, Ba Sao, Trại 5 Thanh Hóa, Trại 2 Nghệ An, Bình Điền, Z30D … đủ cả. Nhiều điều mà trong chiến tranh hắn nghe được qua đài báo, sách vở về họ hoàn toàn trái ngược với những con người thật hắn thấy. Không thể kể hết, mà chỉ tóm lược bằng hình ảnh trớ trêu: những cán bộ chiến sĩ cảnh sát nghèo khó, ít học, quá thiếu hiểu biết lại đang “giáo dục, cải tạo” cho nhiều kẻ thù cũ không những được học hành cẩn thận, mà còn có nền tảng văn hóa, nhân cách đáng nể. Bao nhiêu con người với những bộ óc tài ba đã bị phung phí. Thế nhưng tất cả họ phải chịu cùng cảnh “ông tù, cháu tội”. Tiếc là các “ông” không dám, không biết học hỏi từ các “cháu”. Riêng “ông” BS thì không sợ, tranh thủ mọi nơi mọi lúc, tâm niệm học lóm được càng nhiều càng tốt.

Suốt 10 năm liền, trước và tiếp sau thời phát động “Đổi mới”, do điều kiện công việc, hắn được tiếp xúc hàng ngày với nhiều thương gia, trí thức người Việt ở nước ngoài trở về. Với một xã hội vẫn còn khép kín thì đó quả là cả một “thế giới” khác, họ đã đem theo những thông tin, lối sống, cách tư duy khác hẳn với một chế độ “bao cấp” cả về kinh tế lẫn tư tưởng mà hắn đang sống.

Lẵng hoa gửi tặng ABS.

Có lẽ ít ai để ý và còn nhớ, những năm 80’ của thế kỷ trước, việc dùng đầu máy video còn bị cấm. Một anh bạn khá giả của hắn cũng sắm được một cái, hàng “nghĩa địa”, chỉ có vài cuốn phim ngoại quốc không dịch lời, xem đi xem lại với nhau thấy sướng lắm rồi. Vậy mà bị tóm, tịch thu, phải “chạy” bằng một chiếc xe máy thì mới qua được. Nhưng cơ quan BS không những được Việt kiều cho đầu máy video, nhiều băng phim, mà còn “dám” tổ chức chiếu. Cuối tuần, phát “vé nội bộ”, gia đình, bạn bè cán bộ lặng lẽ tới coi, mắt trước mắt sau như đám cờ gian bạc bịp. Phim đôi khi nhờ người dịch lời, còn thường thì … đùa với nhau là “xem phim câm điếc”, vài người nghe được lõm bõm, vừa xem vừa tranh nhau đoán, càng rôm rả.

Sách báo, tài liệu Việt kiều đem về cho, từ thứ “phản động” liên quan đời sống người Việt bên ngoài, đại đa số là “chống cộng”, cho tới những nghiên cứu về Việt Nam, các nước … thì vô thiên ủng. Tất cả đều là những của hiếm thời đó.

Hắn được “mở mắt” thêm nhiều nữa, đương nhiên, nói như các bác tuyên giáo “kiên định lập trường”, hắn “tự diễn biến”. Rồi thêm một thứ “diễn biến” khác là hắn đã liều bỏ không biết bao thời gian và tiền túi để lọ mọ học tiếng Anh và vi tính từ lúc mọi người còn coi là thứ xa lạ.

Có lẽ vì vậy mà chỉ vài năm sau khi thành “người của đảng”, hắn đã muốn đảng phải đổi … màu.

Bài gốc trên trang ABS

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Anh Ba Sàm “tự diễn biến”

Thấy bài này bên Quechoa, Tổng Cua “nhặt” về để bà con đọc, dù nó đã đăng ở khắp nơi rồi. Tháng 7-2010, tôi gặp ABS bí hiểm và nhỏ thó, hiện là chủ một tờ báo gọi là

Anh Ba Sàm “tự diễn biến”

Blog ABS.

HM Blog. Thấy bài này bên Quechoa, Tổng Cua “nhặt” về để bà con đọc, dù nó đã đăng ở khắp nơi rồi. Tháng 7-2010, tôi gặp ABS bí hiểm và nhỏ thó, hiện là chủ một tờ báo gọi là TTXVH đối lập với TTXVN.  

Đọc những lời bộc bạch của anh, tôi nhớ về một thời, dù tôi ở một thế giới hoàn toàn khác anh về số phận, nhưng cảm nhận về khoảnh khắc lịch sử đó lại giống nhau. 

Nhân ngày lễ  kỷ niệm 5 năm của AnhBasam, xin chúc mừng blog nổi tiếng này. Đây là một trong vài trang web mà tôi bookmark và đọc hàng ngày. Nhờ có ABS mà tôi thấy gần gũi với đất nước dù ở cách xa các anh chị trong BBT nửa vòng trái đất.  

“Tự diễn biến”  

Tác giả: AnhBasam

 

Bao nhiêu năm sống giữa chốn “cung đình”, “nằm trong chăn”, hưởng sung sướng nhất những khi người dân khốn khổ nhất, ngộ ra bao điều phi lý, bao nghịch cảnh.

Gần 30 năm, từ thơ ấu cho tới khi bước vào đời, thành “người của đảng”, BS được sống cùng gia đình trong một ngôi biệt thự của nhà nước giữa phố Phan Đình Phùng, Hà Nội, nơi mấy năm nay ông thủ tướng đương nhiệm đang ở.

Khi người dân miền Bắc hầu như không biết đến hương vị bơ, sữa, thì mỗi sáng hắn tản bộ vài bước qua số 2 Hoàng Diệu, kế bên dinh thự của TBT Lê Duẩn, để mua những chai sữa tươi còn nóng hổi, những thỏi bơ, pa-tê, ổ bánh mì thơm phức.

Hàng tuần, cứ tối thứ Tư và thứ Bảy, hắn cùng đám trẻ con ông cháu cha lại được tụ tập xem phim ở số 4 Nguyễn Cảnh Chân cùng người lớn, là các ông trong BCT, BCHTW như Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Nguyễn Duy Trinh, Phạm Hùng.

Kỷ niệm duy nhất với bác Hồ là một tối Trung thu khi hắn lên 5. Trẻ con mấy cơ quan đảng tập trung trong hội trường số 10 Nguyễn Cảnh Chân. Cả lũ được chụp ảnh chung với bác, hắn được đứng bên. Sắp chụp thì bị mẹ định lôi xuống, xin phép chải lại mớ tóc bù xù. Bác gạt đi, bảo: “Không cần đâu! Cứ để thế cho nó tự nhiên”. Vậy là ấn tượng chút ít về bác Hồ qua cái vụ đó. Bác mất, bố hắn tập trung cả nhà lại thông báo. Có mỗi ông anh thứ hai khóc.

Những chuyện chính trị của người lớn, sách, tài liệu của giới lãnh đạo ít ai được tiếp xúc, tuy còn nhỏ, nhưng tò mò, hắn cũng được nghe lóm, đọc lén không ít. Ví như món “Tài liệu tham khảo đặc biệt” của TTXVN, mà lâu nay đăng lại trên blog này, đã có từ khi hắn biết chữ. Vẫn thứ giấy đen thui, vẫn màu mực, lối trình bày đó. Nội dung vẫn là đăng lại, dịch chọn lọc từ đài, báo nước ngoài. Những năm 1960’, loại này có chữ “Mật-Không phổ biến”, chỉ cấp bộ thứ trưởng trở lên được cung cấp, sau này thêm cấp vụ, cục. Rồi khoảng cuối 1990’ thì bán tự do. Dù thế nào thì những tài liệu này cũng đã giúp hắn “tự diễn biến” kha khá trong bao nhiêu năm “theo đảng”.

Những thông tin ít nhiều về chế độ cộng sản kỳ quái của Mao cũng đến dần. Các đàn anh đàn chị học trường thiếu sinh quân sơ tán ở Quế Lâm, Trung Quốc về kể cho nghe những cảnh chém giết lẫn nhau giữa các phe phái. Ghê rợn!

Còn bên kia đường, nơi nay là trụ sở Viện Quản lý kinh tế TW và các dinh thự công vụ lần lượt cho các vị TBT, BCT ở, là toàn bộ các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc. Tối tối lại vọng ra những bài sặc mùi sùng bái cá nhân Mao, như Đông phương hồng, Ra khơi nhờ tay lái vững.

Hình như tất cả những thứ đó cứ tích tụ dần một thái độ căm ghét chế độ Mao ngu muội, tàn ác, lờ mờ cảm giác về chính xã hội mà hắn đang sống. Một hôm, thó trong tủ sách của bố cuốn Bàn về mâu thuẫn của Mao, dở ra, hắn nhổ vào mặt Mao một bãi nước bọt, cho bõ ghét.

Các chú, các cậu … thì kể về nội tình chóp bu, Mao, Lâm, Lưu mưu hãm hại nhau. Có lần họ còn cho xem một bức tranh to tổ bố “Mao Chủ tịch đến Diên An”, được Trung Quốc gửi sang cho không hàng đống cùng “trước tác” của Mao, còn huy hiệu Mao thì phát cả rổ. Thế nhưng người ta không ngờ đó là bức tranh mang đầy ẩn ý, những hình đầu lâu xương chéo, người treo cổ rải rác khắp nơi, nghe nói do cháu Lưu Thiếu Kỳ vẽ. Dưới nắm tay của Mao siết chặt như chực đấm là một đám mây, soi kỹ thì đúng là hình hai ông Marx, Lenin. Bọn sứ quán Trung Quốc đã phải vội vã tìm mọi cách thu hồi.

Hình như cũng nhiễm căn bệnh đa nghi và luôn lo sợ bị bôi xấu, nên hồi đó, người lớn cũng thì thầm loan tin bức hình con chim Đrao trên vỏ thuốc lá cùng tên cũng mang ẩn ý xấu. Cái mỏ nó hót, mà gương mặt (?) có vẻ ai oán, như vậy là nó than vãn về chế độ miền Bắc ta rồi … Không rõ do cơ quan quản lý tưởng tượng ra, hay là chính “bọn bất mãn” tự loan truyền nhận xét vậy để nói xấu chế độ, chỉ thấy sau này không còn loại thuốc lá đó nữa.

“Chiến tranh phá hoại”-tức những năm Mỹ ném bom miền Bắc đã đem BS rời chốn “lầu son gác tía” để tới với cuộc sống bần hàn của người nông dân; điều tưởng như sự thiệt thòi, mà sau này càng ngày hắn càng thấy may mắn, tự hào, khi không được như các anh chị và bọn trẻ trong khu, người học trường thiếu sinh quân, đứa thì “trốn” sơ tán bằng cách tạm lánh ra học các trường ở ngoại thành Hà Nội.

Chăn trâu cắt cỏ, giã gạo, xay lúa, nuôi gà vịt … cũng biết mùi cả.

Có những điều kỳ lạ mà có lẽ không sách báo nào viết ra, nhưng để lại cho hắn những ấn tượng và dấu hỏi khó giải.
Khi đó, để có một chiếc radio nghe tin tức là cực hiếm, còn nghe “đài địch” thì đi tù như chơi. Vậy mà cha con bác chủ nhà vẫn nghe được đài địch hàng đêm. Họ ráp vài linh kiện điện tử, căng một đoạn dây đồng ngang qua mái nhà, xin hắn mấy viên pin cũ bỏ đi, ngâm vào nước muối để “tái sinh” … Mớ hỗn độn đó được gọi là “Đài ga-len”. Đêm đêm, đôi khi thức giấc, rất lạ khi nghe “Đây là Đài tiếng nói Gươm thiêng ái quốc”, có khi là “Đài Sài Gòn”, mục “Nhịp cầu quê hương”, lời nhắn gửi cha, mẹ ở miền Bắc của các “cán binh cộng sản” đã tìm đến với “chánh nghĩa quốc gia”. Rõ là một thế giới khác!

1975. Về quê ngoại, Huế. Quá nhiều điều làm BS kinh ngạc, từ đời sống “phồn vinh giả tạo” được cán bộ, bộ đội, trong đó có cả hắn, cuống cuồng rinh ra Bắc, cho tới thái độ chính trị của người dân. Câu cửa miệng chua xót: “Miền Bắc nhận hàng, miền Nam nhận họ”. Hắn còn thay mặt gia đình nhận một khoản tiền các cậu, dì bán mảnh ruộng cuối cùng của ông ngoại chia cho.

Lạ là khác với những gì hắn vẫn được tuyên truyền, sao trong đó người ta toàn gọi Ngô Đình Diệm là “ông” với thái độ kính nể? Rồi cao điểm là trong một cuộc cãi vã với thằng hàng xóm để bênh vực chế độ XHCN tươi đẹp, hắn đã bị bẽ mặt. Không thể tin được câu chuyện lần đầu tiên nghe, như tiếng sét ngang tai, về vụ thảm sát Mậu Thân 1968. Hỏi bà dì, hóa ra có thật. Sau này, tất cả những gì tương tự nghe được lúc đó càng rõ hơn.

Anh Basam và bạn bè. Ảnh: Quechoa.

1977. Những gì nghe tuyên truyền và được học trên giảng đường về tôn giáo dường như ngược với thứ hắn đọc được khi thâm nhập thực tế. Bất ngờ tới độ hắn đã phải ghi vào nhật ký mà phân vân không thể tự giải thích nổi: “Đọc hồ sơ học sinh chủng viện Vĩnh Bảo. Tài liệu sao dịch của giám mục Tạo nói về tôn giáo, tuyên truyền phát triển Gia tô giáo. Mình thấy yêu cầu phải giải thích – nói đúng hơn là tranh luận với những ý kiến trong đó của hắn. Đại ý: khoa học không tách rời tôn giáo, khoa học phát triển được là nhờ tôn giáo, ngược lại, tôn giáo cũng được giải thích bằng cơ sở khoa học … Bài viết bác bỏ các ý kiến cho rằng tín ngưỡng là kẻ thù của khoa học bằng cách dẫn chứng với 300 nhà khoa học danh tiếng trên thế giới thì chỉ có 5 nhà khoa học là vô thần …” Sau này ngày càng ngộ ra tại sao những người được gọi là cộng sản có nhu cầu cao độ phải hạn chế thông tin với dân chúng và với chính mình. Họ sợ … mất người.

Khi ra làm việc, trong nhiều năm liền hắn được tiếp xúc hàng ngày với các cựu sĩ quan, quan chức trong chế độ Sài Gòn bị giam giữ để gọi là “học tập cải tạo” trong khắp các trại từ Nam chí Bắc, ăn dầm nằm dề những Vĩnh Quang, Ba Sao, Trại 5 Thanh Hóa, Trại 2 Nghệ An, Bình Điền, Z30D … đủ cả. Nhiều điều mà trong chiến tranh hắn nghe được qua đài báo, sách vở về họ hoàn toàn trái ngược với những con người thật hắn thấy. Không thể kể hết, mà chỉ tóm lược bằng hình ảnh trớ trêu: những cán bộ chiến sĩ cảnh sát nghèo khó, ít học, quá thiếu hiểu biết lại đang “giáo dục, cải tạo” cho nhiều kẻ thù cũ không những được học hành cẩn thận, mà còn có nền tảng văn hóa, nhân cách đáng nể. Bao nhiêu con người với những bộ óc tài ba đã bị phung phí. Thế nhưng tất cả họ phải chịu cùng cảnh “ông tù, cháu tội”. Tiếc là các “ông” không dám, không biết học hỏi từ các “cháu”. Riêng “ông” BS thì không sợ, tranh thủ mọi nơi mọi lúc, tâm niệm học lóm được càng nhiều càng tốt.

Suốt 10 năm liền, trước và tiếp sau thời phát động “Đổi mới”, do điều kiện công việc, hắn được tiếp xúc hàng ngày với nhiều thương gia, trí thức người Việt ở nước ngoài trở về. Với một xã hội vẫn còn khép kín thì đó quả là cả một “thế giới” khác, họ đã đem theo những thông tin, lối sống, cách tư duy khác hẳn với một chế độ “bao cấp” cả về kinh tế lẫn tư tưởng mà hắn đang sống.

Lẵng hoa gửi tặng ABS.

Có lẽ ít ai để ý và còn nhớ, những năm 80’ của thế kỷ trước, việc dùng đầu máy video còn bị cấm. Một anh bạn khá giả của hắn cũng sắm được một cái, hàng “nghĩa địa”, chỉ có vài cuốn phim ngoại quốc không dịch lời, xem đi xem lại với nhau thấy sướng lắm rồi. Vậy mà bị tóm, tịch thu, phải “chạy” bằng một chiếc xe máy thì mới qua được. Nhưng cơ quan BS không những được Việt kiều cho đầu máy video, nhiều băng phim, mà còn “dám” tổ chức chiếu. Cuối tuần, phát “vé nội bộ”, gia đình, bạn bè cán bộ lặng lẽ tới coi, mắt trước mắt sau như đám cờ gian bạc bịp. Phim đôi khi nhờ người dịch lời, còn thường thì … đùa với nhau là “xem phim câm điếc”, vài người nghe được lõm bõm, vừa xem vừa tranh nhau đoán, càng rôm rả.

Sách báo, tài liệu Việt kiều đem về cho, từ thứ “phản động” liên quan đời sống người Việt bên ngoài, đại đa số là “chống cộng”, cho tới những nghiên cứu về Việt Nam, các nước … thì vô thiên ủng. Tất cả đều là những của hiếm thời đó.

Hắn được “mở mắt” thêm nhiều nữa, đương nhiên, nói như các bác tuyên giáo “kiên định lập trường”, hắn “tự diễn biến”. Rồi thêm một thứ “diễn biến” khác là hắn đã liều bỏ không biết bao thời gian và tiền túi để lọ mọ học tiếng Anh và vi tính từ lúc mọi người còn coi là thứ xa lạ.

Có lẽ vì vậy mà chỉ vài năm sau khi thành “người của đảng”, hắn đã muốn đảng phải đổi … màu.

Bài gốc trên trang ABS

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm