Quán Bên Đường
Anh Trai Biên Hòa Em Người Cà Mau
Quỳnh tên một cô em Cà Mau bé nhỏ, bé nhỏ như dáng người của cô, Quỳnh làm việc chung với bà xã tôi rất gần gũi và chúng tôi coi như người trong gia đình,
Những ngày đầu Xuân 1975, trước tình hình chiến sự miền Trung càng ngày càng xấu đi, nhưng không làm nản lòng và làm mất tinh thần những người lính sư đoàn 21 bộ binh. Áp lực địch rất nặng nề, trung đoàn 31 Sư đoàn 21 Bộ Binh đang trấn đóng ở Chương Thiện, tiểu đoàn 2/31 Sấu Thần đơn vị thân thương của tôi là tiểu đoàn trừ bị được đưa xuống Cà Mau. Sau những ngày quần thảo ác liệt với Cộng quân đối diện với thương vong, người lính chúng tôi coi rất nhẹ, bị thương là coi như được phép về thăm nhà còn ngược lại chết trận là đi phép vĩnh viển. Tiểu đoàn chúng tôi chuyển quân về gần chợ Quận.Thới Bình là một chợ quận nhỏ nhưng an ninh, đêm nay tiểu đoàn tôi tạm dừng quân, lính và quan có được những giây phút thoải mái tạm gọi là hậu phương. Đời lính chiến ai có biết được, có biết chăng là những bản nhạc đã vẽ vời cho lính. Lần đầu tiên đời lính đêm nay tôi được ngủ trong một căn nhà xưa cổ kính. Chú hai Lâm người chủ nhà phải nói là hết lòng thương lính đã dành cho tôi và Tiểu đoàn Trưởng Đại uý Phan Hùng Dũng mỗi người một bộ ván gõ qua đêm sau khi đã chiêu đãi chúng tôi một chầu rượu đế. Sáng sớm tỉnh dậy tôi cảm thấy có sự ấm áp hơn những ngày thường, thì ra trên mình tôi ngoài tắm chăn mỏng nhà binh lại được phủ thêm một cái mền bông ấm với mùi thơm thoang thoảng. Chú hai Lâm vui vẻ nói:
-Tối qua sợ Thiếu uý lạnh nên sai con Tím lấy mền cho Thiếu uý.
-Ông vẫn có người lo lắng hơn tôi. Đại úy Phan Hùng Dũng khóa 24 mỉm cười bảo với tôi.
Ngày hôm ấy tiểu đoàn nghỉ chân tại đây và tôi đã có dịp nói chuyện với người con gái đã dành cho tôi sự ấm áp đêm qua. Được biết chú hai Lâm người vợ đã mất sớm, có 4 người con Hồng, Xanh, Đỏ, Tím. Hồng người con gái lớn có chồng về Rạch Giá, Xanh trai cả hiện là lính địa phương quân đóng ở Năm Căn, Đỏ anh kế đi lính không quân đóng ở Cần Thơ, chỉ cònTím nghỉ học ở nhà phụ với chú trông coi việc kinh doanh và ruộng nương. Tím một cô gái nhà quê mặc áo bà ba bới tóc thả đuôi gà, hương sắc không mặn mà kiêu sa nhưng mộc mạc cũng có chút gì đưa đẩy. Đời lính chiến sống nay chết mai, tôi đã bỏ lại Biên Hòa hết rồi. Cô em hàng xóm thân quen với lời chưa tỏ. Cô bạn học đành dành lại cho thằng bạn thân với tình yêu cao thượng thay vì mặc cảm. Người tình École Pasteur cùng ngồi Continental hay vào Rex xem “ Mùa Hè 42” tập tành những cảm giác đầu đời của thằng con trai mới lớn…
-Quê Thiếu uý ở đâu ? Tím đã kéo tôi về với thực tại.
-Biên Hòa.
-Biên Hòa là ở đâu. Tím chưa hề nghe đến.
-Biên Hòa ở trên Sài Gòn đó.
- Biên Hòa chắc đẹp hơn Cà Mau rồi. Biên Hòa có gì đẹp Thiếu úy?
- Có Bưởi, có nhà thương điên và trại cùi Bến Sắn.
- Điên và Cùi… bộ người Biên Hòa???
-Tím định nói người Biên Hòa điên và cùi hết sao. Không đâu nhà thương và trại cùi được dành nuôi dưởng và chửa trị dân tứ xứ.
- Gặp Thiếu uý một lần chắc ai đó cũng muốn điên quá.
- Sao vậy cà. Ai vậy?
- Còn phải hỏi. Đôi má Tím chợt ửng hồng và vội bỏ ra nhà sau.
Chú Hai Lâm cũng thể hiện sự vui mừng khi thấy chúng tôi nói chuyện với nhau. Thời gian còn lại Tím bắt tôi kể cho nghe về đời lính, đương nhiên là không phải chuyện oai hùng như trong nhạc trong phim, chỉ là sự bình thường để yêu đời lính, tôi kể về Thiếu uý Dương văn Anh khoá 26 Đà Lạt quê Long An, chuẩn uý Nguyễn Phương( Đồng Đế) quê Đà Lạt.Tôi về Bạc Liêu học chính trị một tuần, Dương văn Anh đã nắm Đại đội trưởng thế tôi, khi trở lại đơn vị thì Anh và Phương đã vĩnh viển nằm lại chiến trường ChươngThiện. Anh và Phương đã chết thế cho tôi. Tím đã khóc thay tôi cho bạn bè của tôi, những giọt nước mắt sao thương quá.Tôi và Tím đã nói với nhau những điều muốn nói.
Tin tức đoàn quân tháo chạy đã được đài BBC đưa tin hằng đêm. Tiểu đoàn 2/31 chúng tôi phải đi trong đêm, đoàn xe GMC đã đưa chúng tôi về Chương Thiện. Tạm biệt Cà Mau tạm biệt Lê thị Tím.
- Cô Quỳnh nầy! cô quê ở Cà mau, có biết quận Thới Bình không?
- Không nhà em ở ngay thị xã. Sau vài năm má em cho em lên Rạch Giá ở với Dì hai, sau đó cùng dì hai vượt biên. Anh Hạnh biết Cà Mau à
-Vậy là tôi biết Cà Mau nhiều hơn cô rồi.
Nghe Quỳnh nhắc đến Rạch Giá, hình ảnh những ngày đầu tháng 4 năm 1975 đã trở về với tôi. Trong thời gian nầy, tiểu đoàn trấn đóng từ Vàm Răng đến Vàm Rầy trên con đường huyết mạch đến Kiên Lương Hà Tiên. Lỳnh Quỳnh nơi tôi đóng quân một chiều ảm đạm theo những tin tức chiến sự miền Trung, ngồi buồn nhìn từng chiếc xe đò xuôi ngược, những khuôn mặt hối hả không dấu sự sợ hãi. Những chị vợ lính đã đến tìm chồng, trong những tà áo ấy tôi chợt thấy một tà áo bà ba với mái tóc thả đuôi gà.
-Tím! Trời ơi sao em lại tìm đến được đây, ba em có khoẻ không?.
-Ba em vẫn khỏe. Em qua Rạch Giá thăm chị em chị Hồng. Lại nghỉ đến anh tình cờ gặp mấy anh lính mang phù hiệu Sấu thần đang chuẩn bị đồ tiếp tế, em mới biết anh đang ở Lỳnh Quỳnh và tìm đến anh.
-Tím! em có biết là nguy hiểm lắm không? Đêm qua đặc công Việt Cộng đã đánh đại đội 3 của Trung úy Quang tại xã Tri Tôn, nhưng xui cho chúng đụng phải sư đoàn 21 đành phơi xác, toàn là bắc kỳ không hà.
-Trung úy Quang có sao không anh? Phải Trung úy Quang anh đã kể cho em nghe có người tình Gia Long ở Sài gòn xuống thăm người yêu là lính, đôi tình nhân đã tắm và cùng vui đùa trong nước hố bom nưóc mặn phèn chua.
-Đúng rồi. Nhưng đêm nay thế nào Việt Cộng cũng không để yên cho tiểu đoàn anh, bây giờ không còn xe làm sao em về Rạch Gíá được.
-Anh…. (Tím nủng nịu nhìn tôi).
Đêm hôm đó tôi đành giữ Tím lại căn cứ, để Tím nghỉ trên chiếc chiếu của tôi trong hầm trú ẩn, tôi ra ngoài ngủ chung với người lính mang máy truyền tin. Nửa đêm căn cứ đón nhận hàng loạt đạn pháo của cộng quân, nhưng các đơn vị pháo binh bạn phản pháo kịp thời, mọi sinh hoạt đều chìm vào bóng đêm tỉnh lặng, tôi đích thân theo dõi tình hình của các đứa con tiền đồn và trong căn cứ. May mắn là vô sự.
-Em sợ quá anh à.
-“Cò ỉa miệng ve” mà Tím. Mạng người cũng khó mất lắm.
-Nhưng em vẫn lo và sợ mất anh.
Tím chợt ôm chầm lấy tôi, hơi nóng và mùi da thịt của Tím đã tỏa qua người tôi. Từ giây phút ấy chúng tôi đã là của nhau. Rải rác trong đêm tiếng pháo địch vẫn bắn vào căn cứ.
Tôi đã đưa Tím lên xe đò để trở về Rạch Giá để Tím còn về Cà Mau. Trục lộ Rạch Giá Hà Tiên sau đó dường như bỏ ngỏ. Hai tuần lễ cuối cùng của tháng 4, trung đoàn 31 của sư đoàn 21 được chuyển về Vũng Liêm, Trà Ôn Tỉnh Vĩnh Long, những trận chiến với chiến thắng lẫy lừng, Trung đoàn dự định sẽ tổ chức triển lảm những chiến lợi phẩm thu được tại Quận Bình Minh Vĩnh Long. Nhưng chỉ một lời kêu gọi buông súng của Tổng Thống Dương Văn Minh tất cả đành sụp đổ.
Cái giá của tôi phải trả là gần 6 năm trong ngục tù Cộng sản, sống sót trở về chỉ biết làm lại bài toán tình yêu với con số không to tướng, người Biên Hòa tôi không dám màng nghỉ tới, làm sao dám xuống Cà Mau tìm lại người xưa, người con gái với chiếc áo bà ba. Vĩnh biệt Tím như chôn một chuyện tình thời chinh chiến.
Một ngày bà xã tôi bảo:
- Con Quỳnh có mấy nốt ruồi sao cũng giống ông.
-Bà làm như tôi với Quỳnh cùng một cha một mẹ sinh ra vậy.
- Cách ăn uống cũng giống ông nữa. Có gì thì nói hết nha ông.
- Rõ là vớ vẫn. Bà biết tôi mà.
Quỳnh nhờ tôi mang khai sinh của cô đi công chứng và dịch sang tiếng Anh. Đọc lướt những hàng chữ trên tờ khai sinh, tôi sững sờ xúc động như tìm được một báu vật. Lê thị Lỳnh Quỳnh sinh ngày 25 tháng 12 năm 1975, cha vô danh, mẹ lại là Lê Thị Tím…
- Má em tên là Lê thị Tím? Tôi vội vả hỏi Quỳnh
-Dạ. Hình như anh Hạnh có nói là quen nhiều người ở Cà Mau.
Chắc là trùng tên… trùng tên.( tôi tự nhủ một mình)
- Còn ba em
-Em không có ba, khi lớn lên nghe má nói ba đã chết trận trong chiến tranh.
Chết trận trong chiến tranh ( tôi lẩm bẩm một mình…)
-Quỳnh! nếu không gì trở ngại có thể cho tôi số điện thoại của má Quỳnh.
-Chèn đét ơi chi vậy?
-Để hỏi thăm Cà Mau bây giờ có gì lạ không mà.
Lòng tôi bồi hồi khi chờ tiếng nói tin rằng quen thuộc từ Cà Mau.
- Alô ! Ai vậy.
-Chào chị Tím. Tôi là Hạnh, Quỳnh con gái chị đã cho tôi số phone của chị.
-Đúng rồi… anh vẫn còn sống… người trai Biên Hòa của Tím.
…………………………………………………………………………………………………….
- Ai vậy ông ? Tiếng của bà xã tôi vang ra.
-Ngưòi bạn hỏi chuyện họp Ngô Quyền đó mà. Tôi vội vả trả lời.
Tôi nghe tiếng nấc nghẹn ngào của Tím và đường dây cũng mất…
Những tuần sau đó Quỳnh đã trao cho tôi một bức thư từ Cà Mau.
Cà Mau ngày …tháng…năm…
Anh trai Biên Hòa thương nhớ!!!
Không có niềm vui nào diễn tả được, có thể nói là không thể nào vì Tím đinh ninh rằng anh đã không còn trên đời nữa, sau ngày thảm họa của đất nước 30 tháng 4 năm 1975 và hơn 30 năm không có một chút gì tin tức của anh. Còn gì vui hơn khi nghe Lỳnh Quỳnh con gái em nói lại anh đang ở Mỹ và có một gia đình hạnh phúc. Có lẽ định mạng đã an bài cho anh trai Biên Hoà và em người Cà Mau, cũng như cuộc đời đã gắn liền với tên em, tên màu Tím. Sau 30 tháng 4 năm 1975, đất nước miền Nam hiền hòa đã bị chiếm đoạt bởi những người miền Bắc, gia đình em đã mất đi anh Xanh, anh đã chiến đấu hiên ngang đến giây phút cuối cùng bên cạnh những đồng đội của anh. Nhà cửa ruộng vườn cũng như cửa tiệm ở Thới Bình của ba em cũng bị họ tich biên vì bị kết tội địa chủ và gia đình chế độ cũ. Anh Đỏ bị bắt vào Thanh niên Xung Phong và đã bỏ mạng bên Cam Bốt với tham vọng cuồng điên của Việt Cộng. Sau cùng ba em cũng mất vài năm sau đó, ông ra đi trong sự uất ức và đói nghèo. Hơn 30 năm em đã khô giòng lệ vì khóc hết cho cả gia đình và khóc cho anh. Nhớ anh nhưng không biết Biên Hòa ở đâu, cũng như anh chắc gì còn sống…
Con gái em Lỳnh Quỳnh được may mắn trong ngày xuống thăm chị Hồng ở Rạch Giá, đã theo anh chị vượt biên. Lỳnh Quỳnh dự định hoàn tất hồ sơ bão lãnh cho em, nhưng bây giờ em đã quyết định ở lại Thới Bình ở lại Cà Mau để được gần nơi hương khói cho ba má và 2 anh của em. Hơn nữa để anh còn giữ mãi hình ảnh đẹp của Tím ngày xưa, cô gái nhà quê mặc áo bà ba và bới tóc thả đuôi gà. Cũng may là biết tin anh bây giờ, nếu gặp khi những năm tháng đen tối sau thời gian nổi trôi, em với thân gái một con làm sao thoát được những đôi mắt khát tình của những kẻ từ bưng biền trở về đầy quyền lực, làm sao giữ trọn được tình anh vì em đã có một quá khứ… quá khứ rất nặng nề, gặp rồi chắc chỉ biết nghẹn ngào nói với anh : nếu anh có hỏi em có trao thân cho ngườì khác không? Tím xin thưa rằng có. Nếu anh bão rẳng Tím lăng loàn phản bội, thì Tím xin thưa Tím không phản bội lăng loàn. Chỉ sang đò một thân xác phù du… . Một điều anh không biết tên con Lỳnh Quỳnh, em đặt là để nhớ về anh với đêm cuối cùng tại Lỳnh Quỳnh. Em vẫn còn nhớ lời nói của ba em nói với đứa con gái không chồng lại có mang “ Con hãy giữ đứa con của Thiếu úy”. Lỳnh Quỳnh là con gái của chúng ta đó… Chiến Tranh và định mạng đã an bài, em nay đã là cô phụ, anh đã có một gia đình ấm êm. Khi hay tin Quỳnh có chồng người Biên Hòa em đã mỉm cười tự nhủ, chắc vong hồn anh dẫn dắt nên lá rụng về cội, của Biên Hòa đã trả lại cho người Biên Hòa. Như một sự nhiệm mầu Quỳnh hiện thời lại gần gủi bên anh. Quỳnh là đứa con gái hiếu thảo. Hai ta không trách gì nhau, trách chăng là giải phóng. Giải phóng đã cướp đi ruộng vườn, sinh mạng ba và 2 anh của em, đồng thời giải phóng đã cướp em ra khỏi đời anh. Bây giờ có những ngày sống gần gủi và làm việc chung với Lỳnh Quỳnh, (chúng ta đã có cháu ngoại rồi đấy), nhìn Quỳnh anh cứ tưởng như có em đang kề cận.
Cám ơn anh, người trai Biên Hòa đã cho em một kỷ niệm tình rất đẹp.
Em Người Cà Mau
Tím ơi! Hãy cho anh một lời tạ tội. Với em với con cũng như những người dân miền Nam. Anh và đồng đội đã nghe lời vị Tư lệnh tối cao buông súng đầu hàng để miền Nam rơi vào tay Cộng Sản. Anh đã thiếu trách nhiệm của một người lính, người làm cha, với người tình chân quê Lê thị Tím. Anh cũng xin tạ tội với những cô em gái quê của những vùng đất hiền hòa, Vĩnh Long, Đồng Tháp, SócTrăng, Bạc Liêu đang chịu kiếp làm dâu đoạ đày nghiệt ngã tha phương Nam Hàn, Đài Loan, Trung Quốc. v.v nếu anh và đồng đội giữ được miền sông Hậu các em sẽ không có thảm cảnh như ngày hôm nay. Cám ơn đấng thiêng liêng đã mang người con gái Lê thị Lỳnh Quỳnh về với anh, phải chi người Cộng Sản biết trả lại miền Nam dân chủ cho người dân miền Nam hiền hòa, để người dân cả nước cùng hát ca lại bài ca tự tình dân tộc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương ngày nào…
Em gái Bắc Ninh
Anh trai Biên Hòa
Em người Cà Mau……
Tưởng nhớ mùa Xuân Ất Mão.
Nguyễn Hữu Hạnh
Nguồn Bất Khuất
http://hung-viet.org/blog1/2014/12/29/anh-trai-bien-hoa-em-nguoi-ca-mau/
Tân Sơn Hoà chuyển
Tác giả: Nguyễn Hữu Hạnh
Quỳnh tên một cô em Cà Mau bé nhỏ, bé nhỏ như dáng người của cô, Quỳnh làm việc chung với bà xã tôi rất gần gũi và chúng tôi coi như người trong gia đình, vì Quỳnh sinh hoạt làm ăn với gia đình chúng tôi lâu nhất, lại là tình đồng hương vì Dũng chồng Quỳnh là người Biên Hòa, nhà ở gần khu chợ nhỏ trên đường đắp mới trại Bạch Đằng ngày xưa. Quỳnh nhỏ hơn tôi hơn 2 con giáp nhưng vì đã gọi bà xã tôi bằng chị nên Quỳnh xưng hô anh, em với tôi. Nhìn đôi mắt Quỳnh đôi khi tôi liên tưởng đến một người, ở miền đất tận cùng đất Việt tên gọi Cà Mau của những ngày đầu Xuân Ất Mão 1975.Những ngày đầu Xuân 1975, trước tình hình chiến sự miền Trung càng ngày càng xấu đi, nhưng không làm nản lòng và làm mất tinh thần những người lính sư đoàn 21 bộ binh. Áp lực địch rất nặng nề, trung đoàn 31 Sư đoàn 21 Bộ Binh đang trấn đóng ở Chương Thiện, tiểu đoàn 2/31 Sấu Thần đơn vị thân thương của tôi là tiểu đoàn trừ bị được đưa xuống Cà Mau. Sau những ngày quần thảo ác liệt với Cộng quân đối diện với thương vong, người lính chúng tôi coi rất nhẹ, bị thương là coi như được phép về thăm nhà còn ngược lại chết trận là đi phép vĩnh viển. Tiểu đoàn chúng tôi chuyển quân về gần chợ Quận.Thới Bình là một chợ quận nhỏ nhưng an ninh, đêm nay tiểu đoàn tôi tạm dừng quân, lính và quan có được những giây phút thoải mái tạm gọi là hậu phương. Đời lính chiến ai có biết được, có biết chăng là những bản nhạc đã vẽ vời cho lính. Lần đầu tiên đời lính đêm nay tôi được ngủ trong một căn nhà xưa cổ kính. Chú hai Lâm người chủ nhà phải nói là hết lòng thương lính đã dành cho tôi và Tiểu đoàn Trưởng Đại uý Phan Hùng Dũng mỗi người một bộ ván gõ qua đêm sau khi đã chiêu đãi chúng tôi một chầu rượu đế. Sáng sớm tỉnh dậy tôi cảm thấy có sự ấm áp hơn những ngày thường, thì ra trên mình tôi ngoài tắm chăn mỏng nhà binh lại được phủ thêm một cái mền bông ấm với mùi thơm thoang thoảng. Chú hai Lâm vui vẻ nói:
-Tối qua sợ Thiếu uý lạnh nên sai con Tím lấy mền cho Thiếu uý.
-Ông vẫn có người lo lắng hơn tôi. Đại úy Phan Hùng Dũng khóa 24 mỉm cười bảo với tôi.
Ngày hôm ấy tiểu đoàn nghỉ chân tại đây và tôi đã có dịp nói chuyện với người con gái đã dành cho tôi sự ấm áp đêm qua. Được biết chú hai Lâm người vợ đã mất sớm, có 4 người con Hồng, Xanh, Đỏ, Tím. Hồng người con gái lớn có chồng về Rạch Giá, Xanh trai cả hiện là lính địa phương quân đóng ở Năm Căn, Đỏ anh kế đi lính không quân đóng ở Cần Thơ, chỉ cònTím nghỉ học ở nhà phụ với chú trông coi việc kinh doanh và ruộng nương. Tím một cô gái nhà quê mặc áo bà ba bới tóc thả đuôi gà, hương sắc không mặn mà kiêu sa nhưng mộc mạc cũng có chút gì đưa đẩy. Đời lính chiến sống nay chết mai, tôi đã bỏ lại Biên Hòa hết rồi. Cô em hàng xóm thân quen với lời chưa tỏ. Cô bạn học đành dành lại cho thằng bạn thân với tình yêu cao thượng thay vì mặc cảm. Người tình École Pasteur cùng ngồi Continental hay vào Rex xem “ Mùa Hè 42” tập tành những cảm giác đầu đời của thằng con trai mới lớn…
-Quê Thiếu uý ở đâu ? Tím đã kéo tôi về với thực tại.
-Biên Hòa.
-Biên Hòa là ở đâu. Tím chưa hề nghe đến.
-Biên Hòa ở trên Sài Gòn đó.
- Biên Hòa chắc đẹp hơn Cà Mau rồi. Biên Hòa có gì đẹp Thiếu úy?
- Có Bưởi, có nhà thương điên và trại cùi Bến Sắn.
- Điên và Cùi… bộ người Biên Hòa???
-Tím định nói người Biên Hòa điên và cùi hết sao. Không đâu nhà thương và trại cùi được dành nuôi dưởng và chửa trị dân tứ xứ.
- Gặp Thiếu uý một lần chắc ai đó cũng muốn điên quá.
- Sao vậy cà. Ai vậy?
- Còn phải hỏi. Đôi má Tím chợt ửng hồng và vội bỏ ra nhà sau.
Chú Hai Lâm cũng thể hiện sự vui mừng khi thấy chúng tôi nói chuyện với nhau. Thời gian còn lại Tím bắt tôi kể cho nghe về đời lính, đương nhiên là không phải chuyện oai hùng như trong nhạc trong phim, chỉ là sự bình thường để yêu đời lính, tôi kể về Thiếu uý Dương văn Anh khoá 26 Đà Lạt quê Long An, chuẩn uý Nguyễn Phương( Đồng Đế) quê Đà Lạt.Tôi về Bạc Liêu học chính trị một tuần, Dương văn Anh đã nắm Đại đội trưởng thế tôi, khi trở lại đơn vị thì Anh và Phương đã vĩnh viển nằm lại chiến trường ChươngThiện. Anh và Phương đã chết thế cho tôi. Tím đã khóc thay tôi cho bạn bè của tôi, những giọt nước mắt sao thương quá.Tôi và Tím đã nói với nhau những điều muốn nói.
Tin tức đoàn quân tháo chạy đã được đài BBC đưa tin hằng đêm. Tiểu đoàn 2/31 chúng tôi phải đi trong đêm, đoàn xe GMC đã đưa chúng tôi về Chương Thiện. Tạm biệt Cà Mau tạm biệt Lê thị Tím.
- Cô Quỳnh nầy! cô quê ở Cà mau, có biết quận Thới Bình không?
- Không nhà em ở ngay thị xã. Sau vài năm má em cho em lên Rạch Giá ở với Dì hai, sau đó cùng dì hai vượt biên. Anh Hạnh biết Cà Mau à
-Vậy là tôi biết Cà Mau nhiều hơn cô rồi.
Nghe Quỳnh nhắc đến Rạch Giá, hình ảnh những ngày đầu tháng 4 năm 1975 đã trở về với tôi. Trong thời gian nầy, tiểu đoàn trấn đóng từ Vàm Răng đến Vàm Rầy trên con đường huyết mạch đến Kiên Lương Hà Tiên. Lỳnh Quỳnh nơi tôi đóng quân một chiều ảm đạm theo những tin tức chiến sự miền Trung, ngồi buồn nhìn từng chiếc xe đò xuôi ngược, những khuôn mặt hối hả không dấu sự sợ hãi. Những chị vợ lính đã đến tìm chồng, trong những tà áo ấy tôi chợt thấy một tà áo bà ba với mái tóc thả đuôi gà.
-Tím! Trời ơi sao em lại tìm đến được đây, ba em có khoẻ không?.
-Ba em vẫn khỏe. Em qua Rạch Giá thăm chị em chị Hồng. Lại nghỉ đến anh tình cờ gặp mấy anh lính mang phù hiệu Sấu thần đang chuẩn bị đồ tiếp tế, em mới biết anh đang ở Lỳnh Quỳnh và tìm đến anh.
-Tím! em có biết là nguy hiểm lắm không? Đêm qua đặc công Việt Cộng đã đánh đại đội 3 của Trung úy Quang tại xã Tri Tôn, nhưng xui cho chúng đụng phải sư đoàn 21 đành phơi xác, toàn là bắc kỳ không hà.
-Trung úy Quang có sao không anh? Phải Trung úy Quang anh đã kể cho em nghe có người tình Gia Long ở Sài gòn xuống thăm người yêu là lính, đôi tình nhân đã tắm và cùng vui đùa trong nước hố bom nưóc mặn phèn chua.
-Đúng rồi. Nhưng đêm nay thế nào Việt Cộng cũng không để yên cho tiểu đoàn anh, bây giờ không còn xe làm sao em về Rạch Gíá được.
-Anh…. (Tím nủng nịu nhìn tôi).
Đêm hôm đó tôi đành giữ Tím lại căn cứ, để Tím nghỉ trên chiếc chiếu của tôi trong hầm trú ẩn, tôi ra ngoài ngủ chung với người lính mang máy truyền tin. Nửa đêm căn cứ đón nhận hàng loạt đạn pháo của cộng quân, nhưng các đơn vị pháo binh bạn phản pháo kịp thời, mọi sinh hoạt đều chìm vào bóng đêm tỉnh lặng, tôi đích thân theo dõi tình hình của các đứa con tiền đồn và trong căn cứ. May mắn là vô sự.
-Em sợ quá anh à.
-“Cò ỉa miệng ve” mà Tím. Mạng người cũng khó mất lắm.
-Nhưng em vẫn lo và sợ mất anh.
Tím chợt ôm chầm lấy tôi, hơi nóng và mùi da thịt của Tím đã tỏa qua người tôi. Từ giây phút ấy chúng tôi đã là của nhau. Rải rác trong đêm tiếng pháo địch vẫn bắn vào căn cứ.
Tôi đã đưa Tím lên xe đò để trở về Rạch Giá để Tím còn về Cà Mau. Trục lộ Rạch Giá Hà Tiên sau đó dường như bỏ ngỏ. Hai tuần lễ cuối cùng của tháng 4, trung đoàn 31 của sư đoàn 21 được chuyển về Vũng Liêm, Trà Ôn Tỉnh Vĩnh Long, những trận chiến với chiến thắng lẫy lừng, Trung đoàn dự định sẽ tổ chức triển lảm những chiến lợi phẩm thu được tại Quận Bình Minh Vĩnh Long. Nhưng chỉ một lời kêu gọi buông súng của Tổng Thống Dương Văn Minh tất cả đành sụp đổ.
Cái giá của tôi phải trả là gần 6 năm trong ngục tù Cộng sản, sống sót trở về chỉ biết làm lại bài toán tình yêu với con số không to tướng, người Biên Hòa tôi không dám màng nghỉ tới, làm sao dám xuống Cà Mau tìm lại người xưa, người con gái với chiếc áo bà ba. Vĩnh biệt Tím như chôn một chuyện tình thời chinh chiến.
Một ngày bà xã tôi bảo:
- Con Quỳnh có mấy nốt ruồi sao cũng giống ông.
-Bà làm như tôi với Quỳnh cùng một cha một mẹ sinh ra vậy.
- Cách ăn uống cũng giống ông nữa. Có gì thì nói hết nha ông.
- Rõ là vớ vẫn. Bà biết tôi mà.
Quỳnh nhờ tôi mang khai sinh của cô đi công chứng và dịch sang tiếng Anh. Đọc lướt những hàng chữ trên tờ khai sinh, tôi sững sờ xúc động như tìm được một báu vật. Lê thị Lỳnh Quỳnh sinh ngày 25 tháng 12 năm 1975, cha vô danh, mẹ lại là Lê Thị Tím…
- Má em tên là Lê thị Tím? Tôi vội vả hỏi Quỳnh
-Dạ. Hình như anh Hạnh có nói là quen nhiều người ở Cà Mau.
Chắc là trùng tên… trùng tên.( tôi tự nhủ một mình)
- Còn ba em
-Em không có ba, khi lớn lên nghe má nói ba đã chết trận trong chiến tranh.
Chết trận trong chiến tranh ( tôi lẩm bẩm một mình…)
-Quỳnh! nếu không gì trở ngại có thể cho tôi số điện thoại của má Quỳnh.
-Chèn đét ơi chi vậy?
-Để hỏi thăm Cà Mau bây giờ có gì lạ không mà.
Lòng tôi bồi hồi khi chờ tiếng nói tin rằng quen thuộc từ Cà Mau.
- Alô ! Ai vậy.
-Chào chị Tím. Tôi là Hạnh, Quỳnh con gái chị đã cho tôi số phone của chị.
-Đúng rồi… anh vẫn còn sống… người trai Biên Hòa của Tím.
…………………………………………………………………………………………………….
- Ai vậy ông ? Tiếng của bà xã tôi vang ra.
-Ngưòi bạn hỏi chuyện họp Ngô Quyền đó mà. Tôi vội vả trả lời.
Tôi nghe tiếng nấc nghẹn ngào của Tím và đường dây cũng mất…
Những tuần sau đó Quỳnh đã trao cho tôi một bức thư từ Cà Mau.
Cà Mau ngày …tháng…năm…
Anh trai Biên Hòa thương nhớ!!!
Không có niềm vui nào diễn tả được, có thể nói là không thể nào vì Tím đinh ninh rằng anh đã không còn trên đời nữa, sau ngày thảm họa của đất nước 30 tháng 4 năm 1975 và hơn 30 năm không có một chút gì tin tức của anh. Còn gì vui hơn khi nghe Lỳnh Quỳnh con gái em nói lại anh đang ở Mỹ và có một gia đình hạnh phúc. Có lẽ định mạng đã an bài cho anh trai Biên Hoà và em người Cà Mau, cũng như cuộc đời đã gắn liền với tên em, tên màu Tím. Sau 30 tháng 4 năm 1975, đất nước miền Nam hiền hòa đã bị chiếm đoạt bởi những người miền Bắc, gia đình em đã mất đi anh Xanh, anh đã chiến đấu hiên ngang đến giây phút cuối cùng bên cạnh những đồng đội của anh. Nhà cửa ruộng vườn cũng như cửa tiệm ở Thới Bình của ba em cũng bị họ tich biên vì bị kết tội địa chủ và gia đình chế độ cũ. Anh Đỏ bị bắt vào Thanh niên Xung Phong và đã bỏ mạng bên Cam Bốt với tham vọng cuồng điên của Việt Cộng. Sau cùng ba em cũng mất vài năm sau đó, ông ra đi trong sự uất ức và đói nghèo. Hơn 30 năm em đã khô giòng lệ vì khóc hết cho cả gia đình và khóc cho anh. Nhớ anh nhưng không biết Biên Hòa ở đâu, cũng như anh chắc gì còn sống…
Con gái em Lỳnh Quỳnh được may mắn trong ngày xuống thăm chị Hồng ở Rạch Giá, đã theo anh chị vượt biên. Lỳnh Quỳnh dự định hoàn tất hồ sơ bão lãnh cho em, nhưng bây giờ em đã quyết định ở lại Thới Bình ở lại Cà Mau để được gần nơi hương khói cho ba má và 2 anh của em. Hơn nữa để anh còn giữ mãi hình ảnh đẹp của Tím ngày xưa, cô gái nhà quê mặc áo bà ba và bới tóc thả đuôi gà. Cũng may là biết tin anh bây giờ, nếu gặp khi những năm tháng đen tối sau thời gian nổi trôi, em với thân gái một con làm sao thoát được những đôi mắt khát tình của những kẻ từ bưng biền trở về đầy quyền lực, làm sao giữ trọn được tình anh vì em đã có một quá khứ… quá khứ rất nặng nề, gặp rồi chắc chỉ biết nghẹn ngào nói với anh : nếu anh có hỏi em có trao thân cho ngườì khác không? Tím xin thưa rằng có. Nếu anh bão rẳng Tím lăng loàn phản bội, thì Tím xin thưa Tím không phản bội lăng loàn. Chỉ sang đò một thân xác phù du… . Một điều anh không biết tên con Lỳnh Quỳnh, em đặt là để nhớ về anh với đêm cuối cùng tại Lỳnh Quỳnh. Em vẫn còn nhớ lời nói của ba em nói với đứa con gái không chồng lại có mang “ Con hãy giữ đứa con của Thiếu úy”. Lỳnh Quỳnh là con gái của chúng ta đó… Chiến Tranh và định mạng đã an bài, em nay đã là cô phụ, anh đã có một gia đình ấm êm. Khi hay tin Quỳnh có chồng người Biên Hòa em đã mỉm cười tự nhủ, chắc vong hồn anh dẫn dắt nên lá rụng về cội, của Biên Hòa đã trả lại cho người Biên Hòa. Như một sự nhiệm mầu Quỳnh hiện thời lại gần gủi bên anh. Quỳnh là đứa con gái hiếu thảo. Hai ta không trách gì nhau, trách chăng là giải phóng. Giải phóng đã cướp đi ruộng vườn, sinh mạng ba và 2 anh của em, đồng thời giải phóng đã cướp em ra khỏi đời anh. Bây giờ có những ngày sống gần gủi và làm việc chung với Lỳnh Quỳnh, (chúng ta đã có cháu ngoại rồi đấy), nhìn Quỳnh anh cứ tưởng như có em đang kề cận.
Cám ơn anh, người trai Biên Hòa đã cho em một kỷ niệm tình rất đẹp.
Em Người Cà Mau
Tím ơi! Hãy cho anh một lời tạ tội. Với em với con cũng như những người dân miền Nam. Anh và đồng đội đã nghe lời vị Tư lệnh tối cao buông súng đầu hàng để miền Nam rơi vào tay Cộng Sản. Anh đã thiếu trách nhiệm của một người lính, người làm cha, với người tình chân quê Lê thị Tím. Anh cũng xin tạ tội với những cô em gái quê của những vùng đất hiền hòa, Vĩnh Long, Đồng Tháp, SócTrăng, Bạc Liêu đang chịu kiếp làm dâu đoạ đày nghiệt ngã tha phương Nam Hàn, Đài Loan, Trung Quốc. v.v nếu anh và đồng đội giữ được miền sông Hậu các em sẽ không có thảm cảnh như ngày hôm nay. Cám ơn đấng thiêng liêng đã mang người con gái Lê thị Lỳnh Quỳnh về với anh, phải chi người Cộng Sản biết trả lại miền Nam dân chủ cho người dân miền Nam hiền hòa, để người dân cả nước cùng hát ca lại bài ca tự tình dân tộc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương ngày nào…
Em gái Bắc Ninh
Anh trai Biên Hòa
Em người Cà Mau……
Tưởng nhớ mùa Xuân Ất Mão.
Nguyễn Hữu Hạnh
Nguồn Bất Khuất
http://hung-viet.org/blog1/2014/12/29/anh-trai-bien-hoa-em-nguoi-ca-mau/
Tân Sơn Hoà chuyển
Anh Trai Biên Hòa Em Người Cà Mau
Quỳnh tên một cô em Cà Mau bé nhỏ, bé nhỏ như dáng người của cô, Quỳnh làm việc chung với bà xã tôi rất gần gũi và chúng tôi coi như người trong gia đình,
Tác giả: Nguyễn Hữu Hạnh
Quỳnh tên một cô em Cà Mau bé nhỏ, bé nhỏ như dáng người của cô, Quỳnh làm việc chung với bà xã tôi rất gần gũi và chúng tôi coi như người trong gia đình, vì Quỳnh sinh hoạt làm ăn với gia đình chúng tôi lâu nhất, lại là tình đồng hương vì Dũng chồng Quỳnh là người Biên Hòa, nhà ở gần khu chợ nhỏ trên đường đắp mới trại Bạch Đằng ngày xưa. Quỳnh nhỏ hơn tôi hơn 2 con giáp nhưng vì đã gọi bà xã tôi bằng chị nên Quỳnh xưng hô anh, em với tôi. Nhìn đôi mắt Quỳnh đôi khi tôi liên tưởng đến một người, ở miền đất tận cùng đất Việt tên gọi Cà Mau của những ngày đầu Xuân Ất Mão 1975.Những ngày đầu Xuân 1975, trước tình hình chiến sự miền Trung càng ngày càng xấu đi, nhưng không làm nản lòng và làm mất tinh thần những người lính sư đoàn 21 bộ binh. Áp lực địch rất nặng nề, trung đoàn 31 Sư đoàn 21 Bộ Binh đang trấn đóng ở Chương Thiện, tiểu đoàn 2/31 Sấu Thần đơn vị thân thương của tôi là tiểu đoàn trừ bị được đưa xuống Cà Mau. Sau những ngày quần thảo ác liệt với Cộng quân đối diện với thương vong, người lính chúng tôi coi rất nhẹ, bị thương là coi như được phép về thăm nhà còn ngược lại chết trận là đi phép vĩnh viển. Tiểu đoàn chúng tôi chuyển quân về gần chợ Quận.Thới Bình là một chợ quận nhỏ nhưng an ninh, đêm nay tiểu đoàn tôi tạm dừng quân, lính và quan có được những giây phút thoải mái tạm gọi là hậu phương. Đời lính chiến ai có biết được, có biết chăng là những bản nhạc đã vẽ vời cho lính. Lần đầu tiên đời lính đêm nay tôi được ngủ trong một căn nhà xưa cổ kính. Chú hai Lâm người chủ nhà phải nói là hết lòng thương lính đã dành cho tôi và Tiểu đoàn Trưởng Đại uý Phan Hùng Dũng mỗi người một bộ ván gõ qua đêm sau khi đã chiêu đãi chúng tôi một chầu rượu đế. Sáng sớm tỉnh dậy tôi cảm thấy có sự ấm áp hơn những ngày thường, thì ra trên mình tôi ngoài tắm chăn mỏng nhà binh lại được phủ thêm một cái mền bông ấm với mùi thơm thoang thoảng. Chú hai Lâm vui vẻ nói:
-Tối qua sợ Thiếu uý lạnh nên sai con Tím lấy mền cho Thiếu uý.
-Ông vẫn có người lo lắng hơn tôi. Đại úy Phan Hùng Dũng khóa 24 mỉm cười bảo với tôi.
Ngày hôm ấy tiểu đoàn nghỉ chân tại đây và tôi đã có dịp nói chuyện với người con gái đã dành cho tôi sự ấm áp đêm qua. Được biết chú hai Lâm người vợ đã mất sớm, có 4 người con Hồng, Xanh, Đỏ, Tím. Hồng người con gái lớn có chồng về Rạch Giá, Xanh trai cả hiện là lính địa phương quân đóng ở Năm Căn, Đỏ anh kế đi lính không quân đóng ở Cần Thơ, chỉ cònTím nghỉ học ở nhà phụ với chú trông coi việc kinh doanh và ruộng nương. Tím một cô gái nhà quê mặc áo bà ba bới tóc thả đuôi gà, hương sắc không mặn mà kiêu sa nhưng mộc mạc cũng có chút gì đưa đẩy. Đời lính chiến sống nay chết mai, tôi đã bỏ lại Biên Hòa hết rồi. Cô em hàng xóm thân quen với lời chưa tỏ. Cô bạn học đành dành lại cho thằng bạn thân với tình yêu cao thượng thay vì mặc cảm. Người tình École Pasteur cùng ngồi Continental hay vào Rex xem “ Mùa Hè 42” tập tành những cảm giác đầu đời của thằng con trai mới lớn…
-Quê Thiếu uý ở đâu ? Tím đã kéo tôi về với thực tại.
-Biên Hòa.
-Biên Hòa là ở đâu. Tím chưa hề nghe đến.
-Biên Hòa ở trên Sài Gòn đó.
- Biên Hòa chắc đẹp hơn Cà Mau rồi. Biên Hòa có gì đẹp Thiếu úy?
- Có Bưởi, có nhà thương điên và trại cùi Bến Sắn.
- Điên và Cùi… bộ người Biên Hòa???
-Tím định nói người Biên Hòa điên và cùi hết sao. Không đâu nhà thương và trại cùi được dành nuôi dưởng và chửa trị dân tứ xứ.
- Gặp Thiếu uý một lần chắc ai đó cũng muốn điên quá.
- Sao vậy cà. Ai vậy?
- Còn phải hỏi. Đôi má Tím chợt ửng hồng và vội bỏ ra nhà sau.
Chú Hai Lâm cũng thể hiện sự vui mừng khi thấy chúng tôi nói chuyện với nhau. Thời gian còn lại Tím bắt tôi kể cho nghe về đời lính, đương nhiên là không phải chuyện oai hùng như trong nhạc trong phim, chỉ là sự bình thường để yêu đời lính, tôi kể về Thiếu uý Dương văn Anh khoá 26 Đà Lạt quê Long An, chuẩn uý Nguyễn Phương( Đồng Đế) quê Đà Lạt.Tôi về Bạc Liêu học chính trị một tuần, Dương văn Anh đã nắm Đại đội trưởng thế tôi, khi trở lại đơn vị thì Anh và Phương đã vĩnh viển nằm lại chiến trường ChươngThiện. Anh và Phương đã chết thế cho tôi. Tím đã khóc thay tôi cho bạn bè của tôi, những giọt nước mắt sao thương quá.Tôi và Tím đã nói với nhau những điều muốn nói.
Tin tức đoàn quân tháo chạy đã được đài BBC đưa tin hằng đêm. Tiểu đoàn 2/31 chúng tôi phải đi trong đêm, đoàn xe GMC đã đưa chúng tôi về Chương Thiện. Tạm biệt Cà Mau tạm biệt Lê thị Tím.
- Cô Quỳnh nầy! cô quê ở Cà mau, có biết quận Thới Bình không?
- Không nhà em ở ngay thị xã. Sau vài năm má em cho em lên Rạch Giá ở với Dì hai, sau đó cùng dì hai vượt biên. Anh Hạnh biết Cà Mau à
-Vậy là tôi biết Cà Mau nhiều hơn cô rồi.
Nghe Quỳnh nhắc đến Rạch Giá, hình ảnh những ngày đầu tháng 4 năm 1975 đã trở về với tôi. Trong thời gian nầy, tiểu đoàn trấn đóng từ Vàm Răng đến Vàm Rầy trên con đường huyết mạch đến Kiên Lương Hà Tiên. Lỳnh Quỳnh nơi tôi đóng quân một chiều ảm đạm theo những tin tức chiến sự miền Trung, ngồi buồn nhìn từng chiếc xe đò xuôi ngược, những khuôn mặt hối hả không dấu sự sợ hãi. Những chị vợ lính đã đến tìm chồng, trong những tà áo ấy tôi chợt thấy một tà áo bà ba với mái tóc thả đuôi gà.
-Tím! Trời ơi sao em lại tìm đến được đây, ba em có khoẻ không?.
-Ba em vẫn khỏe. Em qua Rạch Giá thăm chị em chị Hồng. Lại nghỉ đến anh tình cờ gặp mấy anh lính mang phù hiệu Sấu thần đang chuẩn bị đồ tiếp tế, em mới biết anh đang ở Lỳnh Quỳnh và tìm đến anh.
-Tím! em có biết là nguy hiểm lắm không? Đêm qua đặc công Việt Cộng đã đánh đại đội 3 của Trung úy Quang tại xã Tri Tôn, nhưng xui cho chúng đụng phải sư đoàn 21 đành phơi xác, toàn là bắc kỳ không hà.
-Trung úy Quang có sao không anh? Phải Trung úy Quang anh đã kể cho em nghe có người tình Gia Long ở Sài gòn xuống thăm người yêu là lính, đôi tình nhân đã tắm và cùng vui đùa trong nước hố bom nưóc mặn phèn chua.
-Đúng rồi. Nhưng đêm nay thế nào Việt Cộng cũng không để yên cho tiểu đoàn anh, bây giờ không còn xe làm sao em về Rạch Gíá được.
-Anh…. (Tím nủng nịu nhìn tôi).
Đêm hôm đó tôi đành giữ Tím lại căn cứ, để Tím nghỉ trên chiếc chiếu của tôi trong hầm trú ẩn, tôi ra ngoài ngủ chung với người lính mang máy truyền tin. Nửa đêm căn cứ đón nhận hàng loạt đạn pháo của cộng quân, nhưng các đơn vị pháo binh bạn phản pháo kịp thời, mọi sinh hoạt đều chìm vào bóng đêm tỉnh lặng, tôi đích thân theo dõi tình hình của các đứa con tiền đồn và trong căn cứ. May mắn là vô sự.
-Em sợ quá anh à.
-“Cò ỉa miệng ve” mà Tím. Mạng người cũng khó mất lắm.
-Nhưng em vẫn lo và sợ mất anh.
Tím chợt ôm chầm lấy tôi, hơi nóng và mùi da thịt của Tím đã tỏa qua người tôi. Từ giây phút ấy chúng tôi đã là của nhau. Rải rác trong đêm tiếng pháo địch vẫn bắn vào căn cứ.
Tôi đã đưa Tím lên xe đò để trở về Rạch Giá để Tím còn về Cà Mau. Trục lộ Rạch Giá Hà Tiên sau đó dường như bỏ ngỏ. Hai tuần lễ cuối cùng của tháng 4, trung đoàn 31 của sư đoàn 21 được chuyển về Vũng Liêm, Trà Ôn Tỉnh Vĩnh Long, những trận chiến với chiến thắng lẫy lừng, Trung đoàn dự định sẽ tổ chức triển lảm những chiến lợi phẩm thu được tại Quận Bình Minh Vĩnh Long. Nhưng chỉ một lời kêu gọi buông súng của Tổng Thống Dương Văn Minh tất cả đành sụp đổ.
Cái giá của tôi phải trả là gần 6 năm trong ngục tù Cộng sản, sống sót trở về chỉ biết làm lại bài toán tình yêu với con số không to tướng, người Biên Hòa tôi không dám màng nghỉ tới, làm sao dám xuống Cà Mau tìm lại người xưa, người con gái với chiếc áo bà ba. Vĩnh biệt Tím như chôn một chuyện tình thời chinh chiến.
Một ngày bà xã tôi bảo:
- Con Quỳnh có mấy nốt ruồi sao cũng giống ông.
-Bà làm như tôi với Quỳnh cùng một cha một mẹ sinh ra vậy.
- Cách ăn uống cũng giống ông nữa. Có gì thì nói hết nha ông.
- Rõ là vớ vẫn. Bà biết tôi mà.
Quỳnh nhờ tôi mang khai sinh của cô đi công chứng và dịch sang tiếng Anh. Đọc lướt những hàng chữ trên tờ khai sinh, tôi sững sờ xúc động như tìm được một báu vật. Lê thị Lỳnh Quỳnh sinh ngày 25 tháng 12 năm 1975, cha vô danh, mẹ lại là Lê Thị Tím…
- Má em tên là Lê thị Tím? Tôi vội vả hỏi Quỳnh
-Dạ. Hình như anh Hạnh có nói là quen nhiều người ở Cà Mau.
Chắc là trùng tên… trùng tên.( tôi tự nhủ một mình)
- Còn ba em
-Em không có ba, khi lớn lên nghe má nói ba đã chết trận trong chiến tranh.
Chết trận trong chiến tranh ( tôi lẩm bẩm một mình…)
-Quỳnh! nếu không gì trở ngại có thể cho tôi số điện thoại của má Quỳnh.
-Chèn đét ơi chi vậy?
-Để hỏi thăm Cà Mau bây giờ có gì lạ không mà.
Lòng tôi bồi hồi khi chờ tiếng nói tin rằng quen thuộc từ Cà Mau.
- Alô ! Ai vậy.
-Chào chị Tím. Tôi là Hạnh, Quỳnh con gái chị đã cho tôi số phone của chị.
-Đúng rồi… anh vẫn còn sống… người trai Biên Hòa của Tím.
…………………………………………………………………………………………………….
- Ai vậy ông ? Tiếng của bà xã tôi vang ra.
-Ngưòi bạn hỏi chuyện họp Ngô Quyền đó mà. Tôi vội vả trả lời.
Tôi nghe tiếng nấc nghẹn ngào của Tím và đường dây cũng mất…
Những tuần sau đó Quỳnh đã trao cho tôi một bức thư từ Cà Mau.
Cà Mau ngày …tháng…năm…
Anh trai Biên Hòa thương nhớ!!!
Không có niềm vui nào diễn tả được, có thể nói là không thể nào vì Tím đinh ninh rằng anh đã không còn trên đời nữa, sau ngày thảm họa của đất nước 30 tháng 4 năm 1975 và hơn 30 năm không có một chút gì tin tức của anh. Còn gì vui hơn khi nghe Lỳnh Quỳnh con gái em nói lại anh đang ở Mỹ và có một gia đình hạnh phúc. Có lẽ định mạng đã an bài cho anh trai Biên Hoà và em người Cà Mau, cũng như cuộc đời đã gắn liền với tên em, tên màu Tím. Sau 30 tháng 4 năm 1975, đất nước miền Nam hiền hòa đã bị chiếm đoạt bởi những người miền Bắc, gia đình em đã mất đi anh Xanh, anh đã chiến đấu hiên ngang đến giây phút cuối cùng bên cạnh những đồng đội của anh. Nhà cửa ruộng vườn cũng như cửa tiệm ở Thới Bình của ba em cũng bị họ tich biên vì bị kết tội địa chủ và gia đình chế độ cũ. Anh Đỏ bị bắt vào Thanh niên Xung Phong và đã bỏ mạng bên Cam Bốt với tham vọng cuồng điên của Việt Cộng. Sau cùng ba em cũng mất vài năm sau đó, ông ra đi trong sự uất ức và đói nghèo. Hơn 30 năm em đã khô giòng lệ vì khóc hết cho cả gia đình và khóc cho anh. Nhớ anh nhưng không biết Biên Hòa ở đâu, cũng như anh chắc gì còn sống…
Con gái em Lỳnh Quỳnh được may mắn trong ngày xuống thăm chị Hồng ở Rạch Giá, đã theo anh chị vượt biên. Lỳnh Quỳnh dự định hoàn tất hồ sơ bão lãnh cho em, nhưng bây giờ em đã quyết định ở lại Thới Bình ở lại Cà Mau để được gần nơi hương khói cho ba má và 2 anh của em. Hơn nữa để anh còn giữ mãi hình ảnh đẹp của Tím ngày xưa, cô gái nhà quê mặc áo bà ba và bới tóc thả đuôi gà. Cũng may là biết tin anh bây giờ, nếu gặp khi những năm tháng đen tối sau thời gian nổi trôi, em với thân gái một con làm sao thoát được những đôi mắt khát tình của những kẻ từ bưng biền trở về đầy quyền lực, làm sao giữ trọn được tình anh vì em đã có một quá khứ… quá khứ rất nặng nề, gặp rồi chắc chỉ biết nghẹn ngào nói với anh : nếu anh có hỏi em có trao thân cho ngườì khác không? Tím xin thưa rằng có. Nếu anh bão rẳng Tím lăng loàn phản bội, thì Tím xin thưa Tím không phản bội lăng loàn. Chỉ sang đò một thân xác phù du… . Một điều anh không biết tên con Lỳnh Quỳnh, em đặt là để nhớ về anh với đêm cuối cùng tại Lỳnh Quỳnh. Em vẫn còn nhớ lời nói của ba em nói với đứa con gái không chồng lại có mang “ Con hãy giữ đứa con của Thiếu úy”. Lỳnh Quỳnh là con gái của chúng ta đó… Chiến Tranh và định mạng đã an bài, em nay đã là cô phụ, anh đã có một gia đình ấm êm. Khi hay tin Quỳnh có chồng người Biên Hòa em đã mỉm cười tự nhủ, chắc vong hồn anh dẫn dắt nên lá rụng về cội, của Biên Hòa đã trả lại cho người Biên Hòa. Như một sự nhiệm mầu Quỳnh hiện thời lại gần gủi bên anh. Quỳnh là đứa con gái hiếu thảo. Hai ta không trách gì nhau, trách chăng là giải phóng. Giải phóng đã cướp đi ruộng vườn, sinh mạng ba và 2 anh của em, đồng thời giải phóng đã cướp em ra khỏi đời anh. Bây giờ có những ngày sống gần gủi và làm việc chung với Lỳnh Quỳnh, (chúng ta đã có cháu ngoại rồi đấy), nhìn Quỳnh anh cứ tưởng như có em đang kề cận.
Cám ơn anh, người trai Biên Hòa đã cho em một kỷ niệm tình rất đẹp.
Em Người Cà Mau
Tím ơi! Hãy cho anh một lời tạ tội. Với em với con cũng như những người dân miền Nam. Anh và đồng đội đã nghe lời vị Tư lệnh tối cao buông súng đầu hàng để miền Nam rơi vào tay Cộng Sản. Anh đã thiếu trách nhiệm của một người lính, người làm cha, với người tình chân quê Lê thị Tím. Anh cũng xin tạ tội với những cô em gái quê của những vùng đất hiền hòa, Vĩnh Long, Đồng Tháp, SócTrăng, Bạc Liêu đang chịu kiếp làm dâu đoạ đày nghiệt ngã tha phương Nam Hàn, Đài Loan, Trung Quốc. v.v nếu anh và đồng đội giữ được miền sông Hậu các em sẽ không có thảm cảnh như ngày hôm nay. Cám ơn đấng thiêng liêng đã mang người con gái Lê thị Lỳnh Quỳnh về với anh, phải chi người Cộng Sản biết trả lại miền Nam dân chủ cho người dân miền Nam hiền hòa, để người dân cả nước cùng hát ca lại bài ca tự tình dân tộc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương ngày nào…
Em gái Bắc Ninh
Anh trai Biên Hòa
Em người Cà Mau……
Tưởng nhớ mùa Xuân Ất Mão.
Nguyễn Hữu Hạnh
Nguồn Bất Khuất
http://hung-viet.org/blog1/2014/12/29/anh-trai-bien-hoa-em-nguoi-ca-mau/
Tân Sơn Hoà chuyển