Văn Học & Nghệ Thuật
Áo Lụa Hà Đông
ÁO LỤA Hà Đông là một bài hát nổi tiếng của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, được phổ Nhạc từ bài Thơ cũng rất nổi tiếng của Thi sĩ Nguyên Sa (Trần Bích Lan).
ÁO LỤA Hà Đông là một bài hát nổi tiếng của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, được phổ Nhạc từ bài Thơ cũng rất nổi tiếng của
Thi sĩ Nguyên Sa (Trần Bích Lan). Ai trong chúng ta cũng từng một lần hát bài hát trên, nhưng ít người biết xuất xứ bài Thơ từ một cuộc thi Hoa hậu đầu tiên ở Viet Nam. Vào năm 1930, xứ Bắc kỳ tổ chức cuộc thi Hoa hậu ở Hanoi, cho bất cứ ai, làm nghề gì, không kể tuổi tác.. miễn là khi đi thi phải mặc Áo Lụa Hà Đông. Cuối cùng, người được đăng quang trong cuộc thi là người đẹp Lý Lệ Hằng. Cô xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Thái Bình, vì mưu sinh phải trôi nổi lên Hanoi kiếm sống và làm nghề hát Cô đầu cho các quán rượu.
Sau khi thay đổi cuộc đời, Cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước mơ của bao Công tử nhà giàu trong cả nước. Tuy nhiên chẳng ai có thể với tới được người đẹp “chân lấm,
tay bùn” này và chỉ một thời gian sau Lý lệ Hằng trở thành người tình của Quốc Vương Bảo Đại.
Có lẽ cũng như bao chàng trai si mê sắc đẹp khác, dù đã trải qua hơn 20 năm sau, nhà thơ Nguyên Sa vẫn mơ tưởng đến nụ cười, ánh mắt khuynh đảo của Hoa hậu đầu tiên và buộc Ông phải viết bài thơ ca ngợi người đẹp mặc áo lụa ấy.
Mãi đến năm 1969, khi nghe câu chuyện về Hoa hậu “thuần nông” phút chốc trở thành người yêu của ông Vua cuối cùng Việt Nam, chàng trai Ngô Thụy Miên đã viết nên ca khúc nổi tiếng “Áo Lụa Hà Đông” khi mới 21 tuổi, được phổ lời từ bài Thơ của Nguyên Sa như để ngưỡng mộ những cô gái tựa như đóa sen vươn lên từ đầm lầy.
Và đây là nguyên văn bài Thơ: Áo Lụa Hà Đông:
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát / bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông / anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng / thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng / anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn / mà mua thu dài lắm ở chung quanh / linh hồn anh vội vã vẽ chân dung / bay vội vã vào trong hồn mở cửa / gặp một bữa, anh đã mừng một bữa gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn thơ học trò anh chất lại thành non và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu / em không nói đã nghe từng gia điệu / em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh / anh trông lên bằng đôi mắt chung tình / với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết / trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu / nhưng sao đi mà không bảo gì nhau / để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại / để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại / giận thơ anh đã nói chẳng nên lời em đi rồi, sám hối chạy trên môi / những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng / em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn / giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông/ anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng / giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng.
Xin mời thưởng thức một bài hát hay “Áo lụa hà Đông” thơ Nguyên Sa, nhạc Ngô Thụy Miên qua tiếng hát của Duy Trác. Thực hiện video: Vân Nguyễn :
Xin bấm vào mấy chữ sau đây : Áo Lụa Hà Đông
Vậy Lụa Hà Đông xuất xứ ra sao mà đã đi vào Thơ Nhạc lãng mạng như thế ?
Cách Hanoi 10km có một làng chuyên nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước, là Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông. Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình…
Làng Vạn Phúc vốn có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1200 năm, có bà A Lã Thị Nương là vợ của Thái Thú Giao Chỉ là Cao Biền, từng sống ở trang Vạn Bảo, đã từng dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Bà Lã Thị Nga, vốn người Hàng Châu (nơi có thương hiệu lụa Hàng Châu nổi tiếng), theo chồng chinh chiến khắp nơi rồi ở lại nơi này.
Thấy dải đất trù phú ven sông Nhuệ xanh trong, bà dạy người dân trồng dâu, nuôi tằm rồi cho những người thợ lành nghề nhất đến dạy ươm tơ, dệt vải. Từ một ấp nhỏ, Vạn Phúc đã phát triển thành làng nghề sôi động, nức tiếng gần xa. Sau khi mất, bà được phong làm Thành hoàng Làng.
Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Trong tổng số 18 thợ thủ công lành nghề Việt Nam được vinh danh trong 2 cuộc triễn lãm trên, thì có 3 người là con của đất tơ tằm Vạn Phúc (trong đó có cụ Nguyễn Chấp Chung, cụ nội nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh hôm nay, người đang làm lụa khá nổi tiếng tại Vạn Phúc). Từ 1958 sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên Thế giới. Đến ngày nay, làng Vạn Phúc có khoảng hơn 1000 khung dệt, trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được ại.
Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam và từng được chọn may trang phục cho Triều đình.
Đặc biệt, theo Ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc có lẽ là lụa Vân – loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt.
The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn.
Lụa Vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý…
Tóm lại, với đặc tính mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, nhẹ nhàng, mềm mại làm nên giá trị vật chất của Lụa thì cái hồn cốt, cái in dấu trong lòng người từ bao năm qua lại nằm ở cái tình mà người Làng lụa gửi gắm đến chúng ta hôm nay : “Tiếng thơ buồn vọng lại…” (theo Nguyễn Tất Tiến)
ÁO LỤA HÀ ĐÔNG
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa
Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
Em không nói đã nghe lừng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
Để anh giận mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng.
CHỈ CÓ NGÔ THỤY MIÊN PHỔ NHẠC HAY
Tiếp tục loạt bài viết về “TÁC PHẨM – TÁC GIẢ”, trang “Văn nghệ người Sài Gòn” đã nói đến thơ của T.T.Kh., Hữu Loan, Nguyễn Tất Nhiên, Hàn Mặc Tử. Về thơ Nguyên Sa là bài thứ năm nằm trong chủ đề này. Và khi viết về thơ có kèm với nhạc đi cùng, những nhạc sĩ từng đưa những bài thơ trở thành bất hủ, như khi nói thơ Hàn Mặc Tử chỉ có Trần Thiện Thanh phổ nhạc là được khán thính giả yêu thích nhất, hay “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan chỉ có nhạc phẩm “Những đồi hoa sim” của Dzũng Chinh mới xâm nhập hồn người v.v…
Nên khi nói về thơ Nguyên Sa chỉ có nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc là đạt đến đỉnh điểm tâm hồn mọi người.
Ngô Thụy Miên người nhạc sĩ tài hoa
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh 26/9/1948 tại Hải Phòng, là con thứ nhì trong một gia đình có bảy người con. Ông lớn lên với sách vở, thơ văn, vì gia đình có mở một nhà sách tên Thanh Bình ở thành phố Cảng, và sau này trên đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu), Sài Gòn, trước trường tiểu học Pháp Aurore.
Sau khi gia đình vào Sài Gòn ở, Ngô Thụy Miên theo học và tốt nghiệp về hai bộ môn vĩ cầm và nhạc pháp do các nhạc sĩ Hùng Lân và Đỗ Thế Phiệt giảng dạy tại trường Quốc Gia Âm Nhạc vào năm 1965, tuy nhiên ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1963.
Tình khúc đầu tiên mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sáng tác là bài “Chiều nay không có em” (1965), được giới sinh viên học sinh thời gian đó hưởng ứng rất nồng nhiệt. Vài năm sau, ông cho xuất bản một tập nhạc đầu tay lấy tựa “Tình Khúc Đông Quân” in ronéo phát hành tại Sài Gòn (1969). Đông Quân chính là bút hiệu đầu đời của ông trước khi đổi qua bút hiệu Ngô Thụy Miên bây giờ.
Trong tuyển tập “Tình Khúc Đông Quân”, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã ghi lời tâm bút thay cho lời ngỏ trên trang đầu, là những tình khúc viết cho bạn bè và tình yêu, trong đó gồm 12 bản tình ca gồm Giáng ngọc, Mùa thu này cho em (sau đổi là Mùa thu cho em), Gọi nắng (sau đổi là Giọt nắng hồng), Dấu vết tình yêu (sau đổi là Dấu tình sầu), Cho những mùa thu (sau đổi là Thu trong mắt em), Tình khúc tháng 6, Nhạt Tình (sau đổi là Dấu vết tình yêu), Mây hồng (sau đổi là Tuổi mây hồng), Gọi tên em, Ái xuân, Mùa thu về trong mắt em (sau đổi là Mắt thu) và Ngày mai em đi. Ca khúc mới nhất của Ngô Thụy Miên có tên “Một lần là mãi mãi”
Sau những sáng tác từ năm 1963, đến với công chúng vào năm 1965, sau đó nhạc sĩ Ngô Thụy Miên có những nhạc phẩm phổ từ thơ của thi sĩ Nguyên Sa như, Áo lụa Hà Đông, Paris có gì lạ không em, Tuổi 13…
Còn trong thời gian theo học đại học, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã nhiều lần trình diễn và phổ biến những sáng tác của mình tại các hội quán văn nghệ, các trung tâm văn hóa và giảng đường đại học. Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay “Tình Ca Ngô Thụy Miên” gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 – 1972. Với sự góp mặt của các ca sĩ và nhạc sĩ như Khánh Ly, Duy Trác, Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Lan, Duy Quang…
Sau ngày 30/4/75 đến tháng 10/78, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên mới vượt biên đến tị nạn tại đảo Pulau Bidong của Mã Lai, và chính thức ra mắt một sáng tác viết từ năm 1975 là bài “Em còn nhớ mùa xuân” gởi tặng riêng cho người yêu là Đoàn Thanh Vân, là con gái của nam tài tử Đoàn Châu Mậu (trong một gia đình gồm những người hoạt động về âm nhạc như Đoàn Châu Nhi, Đoàn Châu Bào, Đoàn Thanh Sâm, Đoàn Thanh Tuyền một thời cùng với nhạc sĩ Đức Huy, kết hợp thành cặp song ca Đức Huy – Đoàn Thanh Tuyền nổi tiếng trong những sinh hoạt nhạc trẻ vào đầu thập niên 70.
Tình yêu giữa Ngô Thụy Miên và Đoàn Thanh Vân bắt đầu khi cả hai gặp gỡ nhau tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, bị ngắt quãng một thời gian để sau đó lại tái hợp vào năm 1973 rồi đi đến quyết định thành hôn. Nhưng ngày 30/4/75 đến như một sự chia cách, khiến dự định thành hôn của hai người đã không thành, vì Đoàn Thanh Vân theo gia đình di tản trong những ngày đầu tiên, trong khi Ngô Thụy Miên ở lại Sài Gòn. Chính niềm thương nhớ đó đã tạo thành cảm xúc cho ông sáng tác ra ca khúc “Em còn nhớ mùa xuân”.
Sau sáu tháng ở trại tị nạn, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên được nước thứ ba bảo lãnh cho sang Montréal, Canada, vào tháng Tư năm 1979. Đoàn Thanh Vân từ San Diego, được tin người yêu đã đến được Canada, đã bay sang nối kết lại cuộc tình, đưa đến cuộc hôn nhân bị dở dang vì thời cuộc. Cùng năm 1979, cả hai qua sống tại San Diego rồi dời lên Orange County. Qua năm 1980, Ngô Thụy Miên bắt đầu đi làm về ngành điện toán cho trường UCLA, tại thành phố Olympia thuộc tiểu bang Washington”.
Trong thập niên 1990, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tiếp tục sáng tác với những ca khúc mới như Cần thiết, Em về mùa thu, Trong nỗi nhớ muộn màng… và nhất là Riêng một góc trời (1997). Năm 2000, nhạc phẩm “Mưa trên cuộc tình tôi” của ông được khán thính giả đón nhận một cách đặc biệt. Tổng cộng đến nay, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã sáng tác được trên 70 ca khúc, với khoảng 20 bài từ trong nước.
Có những nhận xét từ mọi người khi nói rằng nhạc Ngô Thụy Miên chứa đựng đầy chất lãng mạn, chịu nhiều ảnh hưởng từ thơ Nguyên Sa. Có người biện giải, những suy nghĩ đó chỉ đúng phần nào đó khi ông phổ thơ Nguyên Sa. Còn những nhạc phẩm khác, nhạc của Ngô Thụy Miên vẫn mang đậm chất tình ca riêng biệt như những nhạc phẩm đầu tay trong tập nhạc “Tình Khúc Đông Quân”. Vì nhạc của Ngô Thụy Miên nếu đứng riêng biệt cũng không kém chất lãng mạn, trữ tình, vẫn có sắc thái độc đáo, như nhạc phẩm “Mùa thu cho em” sau này đã lên hàng top hit.
Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận, khi Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa thì sự giao duyên này là một cuộc giao hưởng trường cửu, như “Paris có gì lạ không em”, “Tuổi 13”, “Áo lụa Hà Đông”, “Nắng Paris nắng Sài Gòn”, “Tình khúc tháng 6”, “Tháng 6 trời mưa”… Sự giao hưởng này làm thăng hoa sự tuyệt tác từ thơ qua nhạc và ngược lại. Để mọi người lúc đó mới chợt nhận ra, hiện hữu có một nhà thơ tên Nguyên Sa hay một nhạc sĩ tên Ngô Thụy Miên đang thăng hoa trong đời sống văn hóa nghệ thuật.
Như Ngô Thụy Miên từng nói “…Trong thời gian đi học, mình đọc thơ của Nguyên Sa nhiều nhất, ngâm nhiều nhất thành ra nó đã thấm vào hồn mình… Trong bốn thập niên viết nhạc của tôi thì thơ của ông ấy lúc nào cũng bàng bạc ở trong dòng nhạc của tôi. Ngay cả như bên này như tôi viết “Nắng Paris, Nắng Sài Gòn” cũng mang một âm hưởng của Áo Lụa Hà Đông hay Paris Có Gì Lạ Không Em?” nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tâm sự như vậy khi nói về mối giây ràng buộc giữa nhạc của ông với thơ Nguyên Sa.
Và chúng ta hãy nghe những lời tự bạch của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên khi tình tự gửi cho người yêu Đoàn Thanh Vân lúc chưa cưới, đó là ký ức một thời Sài Gòn của ông :
“Rồi đến là những mùa Xuân của tuổi trẻ, của những háo hức, đợi chờ, của những môi hôn vội vã, vòng tay quấn quít trao nhau trên đường phố thân thương, quán hàng quen thuộc. Em nhớ không, La Pagode, Givral của những sáng hẹn hò, Hoàng Gia, Pôle Nord của những chiều đưa đón, dạo phố tết Nguyễn Huệ, Lê Lợi tấp nập người qua, và những tối ghé quán Bà Cả Đọi, rồi Đêm Mầu Hồng. Cái không khí ấm áp tràn đầy tình thương của quê hương đó, làm sao có thể ngờ được chỉ trong vài tháng đã chỉ còn để lại một mùa Xuân, một mùa Xuân cuối cùng của những đổi thay…”
Hay đoạn đầu nói về gia đình Ngô Thụy Miên khi chia tay thành phố Cảng : “Tôi sinh ra tại Hải Phòng, một thành phố ở miền Bắc, cũng là nơi sinh trưởng của 2 người nhạc sĩ tôi yêu quí nhất, Văn Cao và Đoàn Chuẩn. Nếu Văn Cao là người nhạc sĩ tôi quí trọng nhất, không phải chỉ về những đóng góp của ông vào vườn hoa âm nhạc, mà còn về tác phong, đời sống cá nhân ông, còn với Đoàn Chuẩn là người tôi yêu thích nhất với những tình khúc bất hủ, và những đóng góp lớn lao của ông vào việc tạo dựng một dòng nhạc tình tự, lãng mạn nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Qua Đoàn Chuẩn, tôi đã yêu mùa Thu, đã sáng tác nhiều nhạc phẩm về mùa Thu, và vẫn mơ một ngày nào đó sẽ có dịp trở về thăm mùa Thu của ông…
“Rời Hải Phòng vào miền Nam, bố mẹ tôi đã chọn thành phố Sài Gòn, đường Phan Đình Phùng để xây dựng lại tiệm sách Thanh Bình làm nơi sinh sống. Tại đây tôi lại có dịp nhìn thấy những chiếc tầu sắt khổng lồ với những ống khói cao ngất, phun ra những tàn khí bụi than mù mịt bầu trời (đoạn đường sắt này chạy trên đường Phạm Viết Chánh về đến Mỹ Tho thời Pháp, qua đến thời TT Ngô Đình Diệm vẫn còn hoạt động). Nhà tôi ở gần góc đường Cao Thắng, trước cửa trường mẫu giáo Aurore. Tôi còn nhớ trên đường Cao Thắng, thật là một sự tình cờ trùng hợp, cũng có một lò bánh mì, là nơi cuối tuần tôi hay ra mua bánh về cho cả nhà ăn sáng với thịt nguội. Ngoài ra còn có 2 rạp chớp bóng Việt Long (sau là Văn Hoa Sài Gòn) và Đại Đồng. Ngôi chợ rất gần nhà là chợ Vườn Chuối mà thỉnh thoảng mẹ tôi cho đi theo để xách giỏ thức ăn về hộ mẹ…”
Cuối cùng nhạc sĩ Ngô Thụy Miên nói tiếp “Tôi không viết nhạc để sống, nhưng sống để viết nhạc”, cho thấy ông là người sống vì nghệ thuật hơn là nô lệ cho đồng tiền bằng những sáng tác tác phẩm của mình, do ông còn có một nghề khác là chuyên viên của ngành điện toán. Vì thế cho đến nay Ngô Thụy Miên chỉ đến với âm nhạc bằng những cảm xúc riêng tư, không hề có mục đích thương mại, như ông đã tuyên bố, do đó những tình khúc của ông đã thoát ra sự gò bó khi dùng âm nhạc và lời ca làm sinh kế như nhiều nhạc sĩ cùng thời. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên muốn viết cho chính ông, bằng những cảm xúc thật của mình, “tôi không viết cho mọi người”.
Tuy chủ trương không viết cho mọi người, nhưng dòng nhạc của ông đã nói lên được tâm sự của những ai từng có những rung động trong tình yêu Trả lời câu hỏi tại sao nhạc sĩ Ngô Thụy Miên không viết về những đề tài khác ngoài tình ca, ông thú nhận là có nhiều khi cũng muốn viết đề tài khác, nhưng không viết được. “Hơn nữa tôi không cảm thấy mình muốn viết về những đề tài đó, cho nên tôi chỉ viết về tình ca không mà thôi “. Nhưng có lẽ lý do đúng hơn hết là do bản tính lãng mạn của một nghệ sĩ vì “nếu bây giờ tôi khô khan, mực thước, đâu vào đó cả thì tôi đâu có làm văn nghệ được.”
Ngô Thụy Miên cũng cho biết, sáng tác của ông không hề nhắm vào một giọng ca nào theo kiểu “đo ni đóng giày” như một số nhạc sĩ đã thể hiện, như một Mạnh Phát viết cho Thanh Tuyền, Phương Dung, một Phạm Đình Chương viết cho Thái Thanh, một Tâm Anh viết cho Phương Hồng Quế v.v…vì vậy Ngô Thụy Miên từng cũng từng nói : “Như bài “Riêng một góc trời”, tôi đâu có nghĩ là Tuấn Ngọc hát như vậy đâu, thế mà ông ấy hát ra nó lại thành công như vậy thôi ! Tuấn Ngọc hát bài đó tới lắm.”
Hơn 40 năm viết tình khúc, khi ở Mỹ nhạc sĩ Ngô Thụy Miên có thêm một vài nhạc phẩm phổ từ thơ Nguyên Sa, dù đã có nhiều thay đổi trong dòng nhạc và lời ca, nhưng những ai đã từng yêu mến những nhạc phẩm của ông vẫn dễ dàng nhận ra những nét quen thuộc mà chỉ riêng nhạc sĩ Ngô Thụy Miên mới có được. Nhiều người phong tặng Ngô Thụy Miên là một nhạc sĩ tài hoa đích thực.
Những nhạc phẩm phổ thơ Nguyên Sa
- Những tình khúc bất hủ của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên
- Đêm Nhạc Tình Khúc Ngô Thụy Miên
Nguyễn Việt
Bàn ra tán vào (0)
Áo Lụa Hà Đông
ÁO LỤA Hà Đông là một bài hát nổi tiếng của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, được phổ Nhạc từ bài Thơ cũng rất nổi tiếng của Thi sĩ Nguyên Sa (Trần Bích Lan).
ÁO LỤA Hà Đông là một bài hát nổi tiếng của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, được phổ Nhạc từ bài Thơ cũng rất nổi tiếng của
Thi sĩ Nguyên Sa (Trần Bích Lan). Ai trong chúng ta cũng từng một lần hát bài hát trên, nhưng ít người biết xuất xứ bài Thơ từ một cuộc thi Hoa hậu đầu tiên ở Viet Nam. Vào năm 1930, xứ Bắc kỳ tổ chức cuộc thi Hoa hậu ở Hanoi, cho bất cứ ai, làm nghề gì, không kể tuổi tác.. miễn là khi đi thi phải mặc Áo Lụa Hà Đông. Cuối cùng, người được đăng quang trong cuộc thi là người đẹp Lý Lệ Hằng. Cô xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Thái Bình, vì mưu sinh phải trôi nổi lên Hanoi kiếm sống và làm nghề hát Cô đầu cho các quán rượu.
Sau khi thay đổi cuộc đời, Cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước mơ của bao Công tử nhà giàu trong cả nước. Tuy nhiên chẳng ai có thể với tới được người đẹp “chân lấm,
tay bùn” này và chỉ một thời gian sau Lý lệ Hằng trở thành người tình của Quốc Vương Bảo Đại.
Có lẽ cũng như bao chàng trai si mê sắc đẹp khác, dù đã trải qua hơn 20 năm sau, nhà thơ Nguyên Sa vẫn mơ tưởng đến nụ cười, ánh mắt khuynh đảo của Hoa hậu đầu tiên và buộc Ông phải viết bài thơ ca ngợi người đẹp mặc áo lụa ấy.
Mãi đến năm 1969, khi nghe câu chuyện về Hoa hậu “thuần nông” phút chốc trở thành người yêu của ông Vua cuối cùng Việt Nam, chàng trai Ngô Thụy Miên đã viết nên ca khúc nổi tiếng “Áo Lụa Hà Đông” khi mới 21 tuổi, được phổ lời từ bài Thơ của Nguyên Sa như để ngưỡng mộ những cô gái tựa như đóa sen vươn lên từ đầm lầy.
Và đây là nguyên văn bài Thơ: Áo Lụa Hà Đông:
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát / bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông / anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng / thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng / anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn / mà mua thu dài lắm ở chung quanh / linh hồn anh vội vã vẽ chân dung / bay vội vã vào trong hồn mở cửa / gặp một bữa, anh đã mừng một bữa gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn thơ học trò anh chất lại thành non và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu / em không nói đã nghe từng gia điệu / em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh / anh trông lên bằng đôi mắt chung tình / với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết / trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu / nhưng sao đi mà không bảo gì nhau / để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại / để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại / giận thơ anh đã nói chẳng nên lời em đi rồi, sám hối chạy trên môi / những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng / em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn / giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông/ anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng / giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng.
Xin mời thưởng thức một bài hát hay “Áo lụa hà Đông” thơ Nguyên Sa, nhạc Ngô Thụy Miên qua tiếng hát của Duy Trác. Thực hiện video: Vân Nguyễn :
Xin bấm vào mấy chữ sau đây : Áo Lụa Hà Đông
Vậy Lụa Hà Đông xuất xứ ra sao mà đã đi vào Thơ Nhạc lãng mạng như thế ?
Cách Hanoi 10km có một làng chuyên nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước, là Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông. Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình…
Làng Vạn Phúc vốn có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1200 năm, có bà A Lã Thị Nương là vợ của Thái Thú Giao Chỉ là Cao Biền, từng sống ở trang Vạn Bảo, đã từng dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Bà Lã Thị Nga, vốn người Hàng Châu (nơi có thương hiệu lụa Hàng Châu nổi tiếng), theo chồng chinh chiến khắp nơi rồi ở lại nơi này.
Thấy dải đất trù phú ven sông Nhuệ xanh trong, bà dạy người dân trồng dâu, nuôi tằm rồi cho những người thợ lành nghề nhất đến dạy ươm tơ, dệt vải. Từ một ấp nhỏ, Vạn Phúc đã phát triển thành làng nghề sôi động, nức tiếng gần xa. Sau khi mất, bà được phong làm Thành hoàng Làng.
Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Trong tổng số 18 thợ thủ công lành nghề Việt Nam được vinh danh trong 2 cuộc triễn lãm trên, thì có 3 người là con của đất tơ tằm Vạn Phúc (trong đó có cụ Nguyễn Chấp Chung, cụ nội nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh hôm nay, người đang làm lụa khá nổi tiếng tại Vạn Phúc). Từ 1958 sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên Thế giới. Đến ngày nay, làng Vạn Phúc có khoảng hơn 1000 khung dệt, trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được ại.
Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam và từng được chọn may trang phục cho Triều đình.
Đặc biệt, theo Ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc có lẽ là lụa Vân – loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt.
The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn.
Lụa Vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý…
Tóm lại, với đặc tính mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, nhẹ nhàng, mềm mại làm nên giá trị vật chất của Lụa thì cái hồn cốt, cái in dấu trong lòng người từ bao năm qua lại nằm ở cái tình mà người Làng lụa gửi gắm đến chúng ta hôm nay : “Tiếng thơ buồn vọng lại…” (theo Nguyễn Tất Tiến)
ÁO LỤA HÀ ĐÔNG
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa
Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
Em không nói đã nghe lừng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
Để anh giận mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng.
CHỈ CÓ NGÔ THỤY MIÊN PHỔ NHẠC HAY
Tiếp tục loạt bài viết về “TÁC PHẨM – TÁC GIẢ”, trang “Văn nghệ người Sài Gòn” đã nói đến thơ của T.T.Kh., Hữu Loan, Nguyễn Tất Nhiên, Hàn Mặc Tử. Về thơ Nguyên Sa là bài thứ năm nằm trong chủ đề này. Và khi viết về thơ có kèm với nhạc đi cùng, những nhạc sĩ từng đưa những bài thơ trở thành bất hủ, như khi nói thơ Hàn Mặc Tử chỉ có Trần Thiện Thanh phổ nhạc là được khán thính giả yêu thích nhất, hay “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan chỉ có nhạc phẩm “Những đồi hoa sim” của Dzũng Chinh mới xâm nhập hồn người v.v…
Nên khi nói về thơ Nguyên Sa chỉ có nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc là đạt đến đỉnh điểm tâm hồn mọi người.
Ngô Thụy Miên người nhạc sĩ tài hoa
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh 26/9/1948 tại Hải Phòng, là con thứ nhì trong một gia đình có bảy người con. Ông lớn lên với sách vở, thơ văn, vì gia đình có mở một nhà sách tên Thanh Bình ở thành phố Cảng, và sau này trên đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu), Sài Gòn, trước trường tiểu học Pháp Aurore.
Sau khi gia đình vào Sài Gòn ở, Ngô Thụy Miên theo học và tốt nghiệp về hai bộ môn vĩ cầm và nhạc pháp do các nhạc sĩ Hùng Lân và Đỗ Thế Phiệt giảng dạy tại trường Quốc Gia Âm Nhạc vào năm 1965, tuy nhiên ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1963.
Tình khúc đầu tiên mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sáng tác là bài “Chiều nay không có em” (1965), được giới sinh viên học sinh thời gian đó hưởng ứng rất nồng nhiệt. Vài năm sau, ông cho xuất bản một tập nhạc đầu tay lấy tựa “Tình Khúc Đông Quân” in ronéo phát hành tại Sài Gòn (1969). Đông Quân chính là bút hiệu đầu đời của ông trước khi đổi qua bút hiệu Ngô Thụy Miên bây giờ.
Trong tuyển tập “Tình Khúc Đông Quân”, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã ghi lời tâm bút thay cho lời ngỏ trên trang đầu, là những tình khúc viết cho bạn bè và tình yêu, trong đó gồm 12 bản tình ca gồm Giáng ngọc, Mùa thu này cho em (sau đổi là Mùa thu cho em), Gọi nắng (sau đổi là Giọt nắng hồng), Dấu vết tình yêu (sau đổi là Dấu tình sầu), Cho những mùa thu (sau đổi là Thu trong mắt em), Tình khúc tháng 6, Nhạt Tình (sau đổi là Dấu vết tình yêu), Mây hồng (sau đổi là Tuổi mây hồng), Gọi tên em, Ái xuân, Mùa thu về trong mắt em (sau đổi là Mắt thu) và Ngày mai em đi. Ca khúc mới nhất của Ngô Thụy Miên có tên “Một lần là mãi mãi”
Sau những sáng tác từ năm 1963, đến với công chúng vào năm 1965, sau đó nhạc sĩ Ngô Thụy Miên có những nhạc phẩm phổ từ thơ của thi sĩ Nguyên Sa như, Áo lụa Hà Đông, Paris có gì lạ không em, Tuổi 13…
Còn trong thời gian theo học đại học, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã nhiều lần trình diễn và phổ biến những sáng tác của mình tại các hội quán văn nghệ, các trung tâm văn hóa và giảng đường đại học. Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay “Tình Ca Ngô Thụy Miên” gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 – 1972. Với sự góp mặt của các ca sĩ và nhạc sĩ như Khánh Ly, Duy Trác, Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Lan, Duy Quang…
Sau ngày 30/4/75 đến tháng 10/78, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên mới vượt biên đến tị nạn tại đảo Pulau Bidong của Mã Lai, và chính thức ra mắt một sáng tác viết từ năm 1975 là bài “Em còn nhớ mùa xuân” gởi tặng riêng cho người yêu là Đoàn Thanh Vân, là con gái của nam tài tử Đoàn Châu Mậu (trong một gia đình gồm những người hoạt động về âm nhạc như Đoàn Châu Nhi, Đoàn Châu Bào, Đoàn Thanh Sâm, Đoàn Thanh Tuyền một thời cùng với nhạc sĩ Đức Huy, kết hợp thành cặp song ca Đức Huy – Đoàn Thanh Tuyền nổi tiếng trong những sinh hoạt nhạc trẻ vào đầu thập niên 70.
Tình yêu giữa Ngô Thụy Miên và Đoàn Thanh Vân bắt đầu khi cả hai gặp gỡ nhau tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, bị ngắt quãng một thời gian để sau đó lại tái hợp vào năm 1973 rồi đi đến quyết định thành hôn. Nhưng ngày 30/4/75 đến như một sự chia cách, khiến dự định thành hôn của hai người đã không thành, vì Đoàn Thanh Vân theo gia đình di tản trong những ngày đầu tiên, trong khi Ngô Thụy Miên ở lại Sài Gòn. Chính niềm thương nhớ đó đã tạo thành cảm xúc cho ông sáng tác ra ca khúc “Em còn nhớ mùa xuân”.
Sau sáu tháng ở trại tị nạn, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên được nước thứ ba bảo lãnh cho sang Montréal, Canada, vào tháng Tư năm 1979. Đoàn Thanh Vân từ San Diego, được tin người yêu đã đến được Canada, đã bay sang nối kết lại cuộc tình, đưa đến cuộc hôn nhân bị dở dang vì thời cuộc. Cùng năm 1979, cả hai qua sống tại San Diego rồi dời lên Orange County. Qua năm 1980, Ngô Thụy Miên bắt đầu đi làm về ngành điện toán cho trường UCLA, tại thành phố Olympia thuộc tiểu bang Washington”.
Trong thập niên 1990, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tiếp tục sáng tác với những ca khúc mới như Cần thiết, Em về mùa thu, Trong nỗi nhớ muộn màng… và nhất là Riêng một góc trời (1997). Năm 2000, nhạc phẩm “Mưa trên cuộc tình tôi” của ông được khán thính giả đón nhận một cách đặc biệt. Tổng cộng đến nay, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã sáng tác được trên 70 ca khúc, với khoảng 20 bài từ trong nước.
Có những nhận xét từ mọi người khi nói rằng nhạc Ngô Thụy Miên chứa đựng đầy chất lãng mạn, chịu nhiều ảnh hưởng từ thơ Nguyên Sa. Có người biện giải, những suy nghĩ đó chỉ đúng phần nào đó khi ông phổ thơ Nguyên Sa. Còn những nhạc phẩm khác, nhạc của Ngô Thụy Miên vẫn mang đậm chất tình ca riêng biệt như những nhạc phẩm đầu tay trong tập nhạc “Tình Khúc Đông Quân”. Vì nhạc của Ngô Thụy Miên nếu đứng riêng biệt cũng không kém chất lãng mạn, trữ tình, vẫn có sắc thái độc đáo, như nhạc phẩm “Mùa thu cho em” sau này đã lên hàng top hit.
Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận, khi Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa thì sự giao duyên này là một cuộc giao hưởng trường cửu, như “Paris có gì lạ không em”, “Tuổi 13”, “Áo lụa Hà Đông”, “Nắng Paris nắng Sài Gòn”, “Tình khúc tháng 6”, “Tháng 6 trời mưa”… Sự giao hưởng này làm thăng hoa sự tuyệt tác từ thơ qua nhạc và ngược lại. Để mọi người lúc đó mới chợt nhận ra, hiện hữu có một nhà thơ tên Nguyên Sa hay một nhạc sĩ tên Ngô Thụy Miên đang thăng hoa trong đời sống văn hóa nghệ thuật.
Như Ngô Thụy Miên từng nói “…Trong thời gian đi học, mình đọc thơ của Nguyên Sa nhiều nhất, ngâm nhiều nhất thành ra nó đã thấm vào hồn mình… Trong bốn thập niên viết nhạc của tôi thì thơ của ông ấy lúc nào cũng bàng bạc ở trong dòng nhạc của tôi. Ngay cả như bên này như tôi viết “Nắng Paris, Nắng Sài Gòn” cũng mang một âm hưởng của Áo Lụa Hà Đông hay Paris Có Gì Lạ Không Em?” nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tâm sự như vậy khi nói về mối giây ràng buộc giữa nhạc của ông với thơ Nguyên Sa.
Và chúng ta hãy nghe những lời tự bạch của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên khi tình tự gửi cho người yêu Đoàn Thanh Vân lúc chưa cưới, đó là ký ức một thời Sài Gòn của ông :
“Rồi đến là những mùa Xuân của tuổi trẻ, của những háo hức, đợi chờ, của những môi hôn vội vã, vòng tay quấn quít trao nhau trên đường phố thân thương, quán hàng quen thuộc. Em nhớ không, La Pagode, Givral của những sáng hẹn hò, Hoàng Gia, Pôle Nord của những chiều đưa đón, dạo phố tết Nguyễn Huệ, Lê Lợi tấp nập người qua, và những tối ghé quán Bà Cả Đọi, rồi Đêm Mầu Hồng. Cái không khí ấm áp tràn đầy tình thương của quê hương đó, làm sao có thể ngờ được chỉ trong vài tháng đã chỉ còn để lại một mùa Xuân, một mùa Xuân cuối cùng của những đổi thay…”
Hay đoạn đầu nói về gia đình Ngô Thụy Miên khi chia tay thành phố Cảng : “Tôi sinh ra tại Hải Phòng, một thành phố ở miền Bắc, cũng là nơi sinh trưởng của 2 người nhạc sĩ tôi yêu quí nhất, Văn Cao và Đoàn Chuẩn. Nếu Văn Cao là người nhạc sĩ tôi quí trọng nhất, không phải chỉ về những đóng góp của ông vào vườn hoa âm nhạc, mà còn về tác phong, đời sống cá nhân ông, còn với Đoàn Chuẩn là người tôi yêu thích nhất với những tình khúc bất hủ, và những đóng góp lớn lao của ông vào việc tạo dựng một dòng nhạc tình tự, lãng mạn nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Qua Đoàn Chuẩn, tôi đã yêu mùa Thu, đã sáng tác nhiều nhạc phẩm về mùa Thu, và vẫn mơ một ngày nào đó sẽ có dịp trở về thăm mùa Thu của ông…
“Rời Hải Phòng vào miền Nam, bố mẹ tôi đã chọn thành phố Sài Gòn, đường Phan Đình Phùng để xây dựng lại tiệm sách Thanh Bình làm nơi sinh sống. Tại đây tôi lại có dịp nhìn thấy những chiếc tầu sắt khổng lồ với những ống khói cao ngất, phun ra những tàn khí bụi than mù mịt bầu trời (đoạn đường sắt này chạy trên đường Phạm Viết Chánh về đến Mỹ Tho thời Pháp, qua đến thời TT Ngô Đình Diệm vẫn còn hoạt động). Nhà tôi ở gần góc đường Cao Thắng, trước cửa trường mẫu giáo Aurore. Tôi còn nhớ trên đường Cao Thắng, thật là một sự tình cờ trùng hợp, cũng có một lò bánh mì, là nơi cuối tuần tôi hay ra mua bánh về cho cả nhà ăn sáng với thịt nguội. Ngoài ra còn có 2 rạp chớp bóng Việt Long (sau là Văn Hoa Sài Gòn) và Đại Đồng. Ngôi chợ rất gần nhà là chợ Vườn Chuối mà thỉnh thoảng mẹ tôi cho đi theo để xách giỏ thức ăn về hộ mẹ…”
Cuối cùng nhạc sĩ Ngô Thụy Miên nói tiếp “Tôi không viết nhạc để sống, nhưng sống để viết nhạc”, cho thấy ông là người sống vì nghệ thuật hơn là nô lệ cho đồng tiền bằng những sáng tác tác phẩm của mình, do ông còn có một nghề khác là chuyên viên của ngành điện toán. Vì thế cho đến nay Ngô Thụy Miên chỉ đến với âm nhạc bằng những cảm xúc riêng tư, không hề có mục đích thương mại, như ông đã tuyên bố, do đó những tình khúc của ông đã thoát ra sự gò bó khi dùng âm nhạc và lời ca làm sinh kế như nhiều nhạc sĩ cùng thời. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên muốn viết cho chính ông, bằng những cảm xúc thật của mình, “tôi không viết cho mọi người”.
Tuy chủ trương không viết cho mọi người, nhưng dòng nhạc của ông đã nói lên được tâm sự của những ai từng có những rung động trong tình yêu Trả lời câu hỏi tại sao nhạc sĩ Ngô Thụy Miên không viết về những đề tài khác ngoài tình ca, ông thú nhận là có nhiều khi cũng muốn viết đề tài khác, nhưng không viết được. “Hơn nữa tôi không cảm thấy mình muốn viết về những đề tài đó, cho nên tôi chỉ viết về tình ca không mà thôi “. Nhưng có lẽ lý do đúng hơn hết là do bản tính lãng mạn của một nghệ sĩ vì “nếu bây giờ tôi khô khan, mực thước, đâu vào đó cả thì tôi đâu có làm văn nghệ được.”
Ngô Thụy Miên cũng cho biết, sáng tác của ông không hề nhắm vào một giọng ca nào theo kiểu “đo ni đóng giày” như một số nhạc sĩ đã thể hiện, như một Mạnh Phát viết cho Thanh Tuyền, Phương Dung, một Phạm Đình Chương viết cho Thái Thanh, một Tâm Anh viết cho Phương Hồng Quế v.v…vì vậy Ngô Thụy Miên từng cũng từng nói : “Như bài “Riêng một góc trời”, tôi đâu có nghĩ là Tuấn Ngọc hát như vậy đâu, thế mà ông ấy hát ra nó lại thành công như vậy thôi ! Tuấn Ngọc hát bài đó tới lắm.”
Hơn 40 năm viết tình khúc, khi ở Mỹ nhạc sĩ Ngô Thụy Miên có thêm một vài nhạc phẩm phổ từ thơ Nguyên Sa, dù đã có nhiều thay đổi trong dòng nhạc và lời ca, nhưng những ai đã từng yêu mến những nhạc phẩm của ông vẫn dễ dàng nhận ra những nét quen thuộc mà chỉ riêng nhạc sĩ Ngô Thụy Miên mới có được. Nhiều người phong tặng Ngô Thụy Miên là một nhạc sĩ tài hoa đích thực.
Những nhạc phẩm phổ thơ Nguyên Sa
- Những tình khúc bất hủ của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên
- Đêm Nhạc Tình Khúc Ngô Thụy Miên
Nguyễn Việt