Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Ảo ảnh, ảo giác, hình bóng, ma và người
LTS: Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston. Ðộc giả có thể xem các bài viết của Việt Nguyên trên www.ngay-nay.com
Ðầu Tháng Năm, thời tiết California vừa đủ đẹp để lái xe từ Los Angeles lên San Jose, xa lộ liên bang 5 và quốc lộ 101 nối liền Nam Bắc qua các vùng quê thanh bình của tiểu bang California vẫn quen thuộc như 35 năm trước khi tôi vừa đến Mỹ. Chuyến du hành cuối tuần gặp bạn bè bằng hữu, một Nguyễn Xuân Hoàng ở San Jose và những người bạn lâu năm ở tờ Người Việt. Những ngày cuối tuần quên hết chuyện đời để ngồi tán gẫu và nhắc đến những kỷ niệm cũ. Bạn tôi, Phan Huy Ðạt đã hỏi tôi về những kỷ niệm trong 35 năm làm việc ở phòng cấp cứu. Những kỷ niệm luôn hấp dẫn với những người ngoài ngành nhưng lại nhàm chán với những người qua bao năm nghề nay đã thành nghiệp. Ðạt hỏi tôi về những chuyện ma trong bệnh viện, về những bóng ma có thật đã làm tôi nhớ đến câu chuyện ma trong cuốn DVD Thúy Nga chủ đề Nguyễn Ngọc Ngạn với những chuyện tưởng tượng và màn vũ tương tự “The Phantom of the Opera” của Gaston Leroux. Trong câu chuyện “Con ma trong rạp hát” của Paris Opera (Palais Garmier), Erik là người thật không phải là ma, nàng ca sĩ kịch nghệ Christine Daaé mỗi đêm nghe giọng nói nhắc nhở bên tai, giọng hát của “Thiên thần âm nhạc” nhắc nàng trước khi cất tiếng hát là giọng thật của Erik thiên tài âm nhạc, tật nguyền và rối loạn tâm thần. Một đêm Erik bắt cóc Chirstine vì mê nàng say đắm nhưng sau đó Erik thả Christine sau khi học được bài học không thể ép đàn bà yêu mình. Khi Erik chết Christine lại đứng ra chôn cất Erik và trả lại chiếc nhẫn ép hôn của anh chàng thiên thần opera.
Trong 38 năm hành nghề y khoa, ngủ ở phòng trực bệnh viện hay nhiều đêm ở phòng cấp cứu mệt lả người nằm xuống ghế ngủ bên cạnh người bệnh vừa chết còn nằm trên băng ca, nhưng tôi chưa thấy bóng ma áo trắng như những màn trên sân khấu trừ một lần ở bệnh viện St Joseph, Houston với bóng ma áo đỏ. Câu chuyện có thật đến với tôi mỗi lần có người hỏi: “Ông có tin linh hồn?” Ðêm hôm ấy, hai giờ sáng, cô dược sĩ ở lầu hai đi xuống phòng cấp cứu ở tầng trệt, hỏi chúng tôi, “Có phải một bệnh nhân đàn bà mặc áo đỏ vừa chết?” Y tá nhìn nhau ngạc nhiên, quả thật có bệnh nhân vừa vào phòng cấp cứu, mặc áo đỏ, bị đau tim tắt thở vừa được làm cấp cứu CPR nhưng chúng tôi không cứu được. Cô dược sĩ cho biết: “Có bóng người đàn bà mặc áo đỏ vừa đi ngang qua cửa kính phòng thuốc nhưng khi tôi mở cửa đi ra thì hành lang vắng không có người nào nên tôi nghĩ có người vừa chết ở phòng cấp cứu!” Cô dược sĩ lúc ấy không buồn ngủ, trong khi làm việc chắc cô cũng không dùng các thuốc gây ảo giác và cô chưa biết có người chết ở phòng cấp cứu nên câu chuyện của cô tin được.
Có ma hay không có ma? Câu hỏi ấy thuộc phần tâm linh nhiều hơn và chưa ai có câu trả lời chính xác nhưng ảo giác là trạng thái tinh thần xảy ra cho nhiều người. Ngày nay khoảng 20-30% giới trẻ Mỹ dùng Marijuana và con số ấy tăng lên sau khi Marijuana được hợp pháp hóa để chữa các biến chứng gây ra do hóa trị ung thư ở các tiểu bang như California. Người dùng Marijuana có cảm giác lâng lâng, ở trạng thái bay bổng, có cảm giác nhìn thấy tương lai, tự do đi thăm các thế giới khác giống như tình trạng tinh thần được mô tả bởi một số người ngồi Thiền.
Không phải ở thời đại hôm nay con người mới dùng thuốc để giải tỏa sự tù túng của tâm hồn. Ðạo Mormon không uống trà vì trà có chất kích thích caffeine nhưng gần đây trà Mormon dành riêng cho tín đồ Mormon khi làm lễ lại có chất Ephedra chứa Ephedrine có tác dụng như chất Amphetamine kích thích tim và óc. Người Trung Ðông từ mấy ngàn năm vẫn hút Hashish tác dụng tương tự như Marijuana, có trong những bình thuốc lào với ống hút dài thòng của người Thổ nhĩ Kỳ trong các quán, chất Hashish phổ thông nên người Trung Ðông không xem là thuốc phiện như người Á Ðông ngả bàn đèn hút heroine.
Năm 1845, các văn sĩ như nhà văn Pháp Theophile Gautier đã dùng Hashish đến từ Algeria, văn chương nhờ chất Hashish trở nên lai láng. (người Âu nghe chữ Hashish phát âm thành Assasin, kẻ ám sát.) Nhà văn Gautier đã tả:
“Sau khi hút Hashish lúc đầu mọi thứ chung quanh bỗng nhiên lớn hơn, huy hoàng hơn, sau đó thay đổi đặc biệt người đối diện bỗng nhiên có mũi lớn như mũi con két, mắt có ba quầng nâu và trong quán đầy người quái dị vừa người lùn, người cao có người dáng thú vật.” Câu chuyện Ðường Minh Hoàng du nguyệt điện với đạo sĩ đến từ phương Tây tặng nhà vua que gậy chính là cần hút Hashish. Phật Thích Ca cấm đệ tử uống rượu, dùng chất kích thích vì ở Ấn Ðộ các buổi lễ lạt của người Hindu đều có dùng chất Soma giống như thổ dân Mỹ Châu dùng lá cây có chất Mescal khi làm lễ, nhảy nhót lên đồng, nhờ chất Mescal gây ảo giác. Những năm 1960, sinh viên phản chiến thường dùng LSD chất gây ảo giác, người hút nhìn hình người đối diện méo mó không giống người thường.
Các thuốc chữa bệnh cũng gây ảo giác, thông dụng nhất là các thuốc ngủ như Ambien làm con người ngầy ngật, đôi khi không rõ ngày đêm gây ra chứng mộng du. Thuốc Artane là thuốc trị bệnh Parkinson giúp người bệnh bớt run nhưng lại gây ra mê sảng (delirium) và khiến người bệnh nghe tiếng nói. Nhà thần kinh học nổi tiếng Oliver Saks đã dùng thử chất Choral Hydrate để ngủ, chất thuốc đã gây ra ảo giác, ông nhìn các người trước mặt giống như người ở hành tinh với những cái đầu hình quả trứng trong khi người ông mê sảng run rẩy như những người uống rượu kinh niên bị mê sảng (Delirium tremens).
Phật dạy đời là ảo ảnh nhưng ảo giác (hallucination) bao gồm ảo ảnh (hình), ảo giác về nghe, ngửi, nếm và sờ hay cảm thấy có người không có mặt vào lúc đó. Ảo giác này thuộc về cơ quan kiến trúc (Organic) do rượu, thuốc, bị động kinh, bị nhiễm trùng nặng hay bị chất độc tụ trong cơ thể như những người bị bệnh gan, bệnh thận. Những ảo giác này khác với những ảo giác của những người bị bệnh thân tâm liệt (Schizophrenia). Những người bị bệnh tâm thần này năng động, nói chuyện trực tiếp với hình bóng đối diện và đôi khi đàm thoại với bóng trước mặt còn những người bị ảo giác khác không nói chuyện với người đối diện và nhận biết nhanh chóng trong vài giây là con người trước mặt không thật.
Hội y khoa bác sĩ tâm thần định nghĩa ảo giác qua sách DSMIV là “tiếp nhận cảm giác xảy ra không do kích thích đến từ giác quan.” Ở thế kỷ thứ 20, nguyên do chính là do LSD và nấm độc. Những người bệnh ở nhà dưỡng lão thường hay bị ảo giác như trường hợp bệnh Parkinson được chữa bằng thuốc Artane. Trong khi nhà tâm học Carl Jung thường thấy ông nội đã mất đi xuống cầu thang khi ông 12 tuổi thì Oliver Saks dùng lượng Artane đã thấy cha mẹ ông đã chết đi từ trực thăng đi xuống vườn rồi tự nhiên biết mất. Ða số ảo ảnh đến với những người bị khiếm thị như những người bị mắt cườm, thính giác nhạy bén hơn để đền bù cho khiếm thị và người bệnh đôi khi bị ảo giác vì có một thị giác thứ hai.
Kinh nghiệm cá nhân của tôi giống vậy khi bị mắt cườm nặng trước khi mổ, tai nghe xa hơn, đôi khi nghe tiếng từ xa trước khi thấy hình và bị ảo ảnh trong khi lái xe như năm trước lái xe về từ San Jose đến Los Angeles, đang lái tôi bỗng thấy chiếc xe vận tải băng ngang đường đến gần mới nhận ra là bảng chỉ đường lớn bên tay trái. Tháng Hai năm 1758, ông Charles Lullin 90 tuổi người Thụy Sĩ, sau khi mổ mắt cườm 5 năm (thời ấy mổ xong không gắn kính) bắt đầu thấy những người xuất hiện, im lặng viếng ông trong chung cư, những người trẻ tuổi mang áo choàng, những bà mang mũ cao trên đầu, các cô mặc áo lụa mang nơ múa hát, chỉ một mình ông thấy, sau được cháu nội ông là Charles Bonnet ghi lại trở thành hội chứng y học Charles Bonnett, hội chứng ảo giác của người già.
Các nghiên cứu mới đây trong 600 người già ở Hòa Lan có 15% người bị ảo giác phức tạp (nhìn thấy người, thú, phong cảnh) 80% bị ảo giác đơn giản (hình, màu sắc nhưng không trở thành hình hay phong cảnh). Khi làm CT scan bộ óc thì người ta thấy rõ ảo giác xuất phát từ vỏ óc thị giác (visual cortex) ở vùng phía sau óc.
Ảo giác báo hiệu điều gì, chưa ai biết, ngoại trừ trong tôn giáo và tâm linh giải thích là “thần nhân báo mộng.” Những người bị bệnh nhức đầu kinh niên (Migraine) bệnh run rẩy Parkinson hay bệnh động kinh (seizure) như các ông Moses, Mohammed và Socrate, có những dấu hiệu báo trước (Aura, Prodome) Những dấu hiệu ấy đều có màu sắc rực rỡ có lẽ từ ánh sáng phản chiếu vì bị mắt cườm hay thoái biến võng mạc hay bị mắt già?
Tại sao chỉ nhìn thấy những người lùn như trong hội chứng Charles Bonnet? Charles Dogson khi viết truyện nàng “Alice trong thế giới thần tiên” đã dựa trên mô tả của các thầy cúng sau khi ăn nấm. Chuyện thần tiên của dân Ireland nhắc về những người lùn Leprechauns còn dân Norway đưa vào văn học thế giới những anh chàng quái dị Trolls.
Tiếng nói thần nhân thường xảy ra trong khi tỉnh táo, những tiếng thần nhân báo mộng xảy ra cho Mohammed và Moses khi các ông ngồi thiền hay những lời tiên tri ở Delphi, Hy Lạp. Dante trong truyện Odysseus dùng những kinh nghiệm này để viết về những nàng nữ nhân ngư cất tiếng hát mê hoặc các chàng thủy thủ.
Nghe tiếng nói trong khi buồn ngủ là bình thường. 50% các sinh viên buổi tối học bài nghe tiếng nói bên tai. Ban đêm nằm đọc sách khi tôi nghe nhiều thứ tiếng, có khi giọng nói của chính mình khiến cho tôi không tập trung vào chuyện đọc là lúc tôi biết phải cất sách đi ngủ. Nghe tiếng người đã mất được khoa học giải thích là giọng nói đã ghi vào vùng óc bên mang tai lâu ngày như tiếng nói ông Trọng Kim đánh thức tôi mỗi ba giờ sáng trong hai năm, giờ mà ông Trọng Kim mất, cho đến khi nhà báo Nguyễn Quốc Cường mua lại tờ Ngày Nay thì 9 giờ sáng trong phòng ngủ của bệnh viện tôi nghe tiếng Trọng Kim đánh thức “Ta mang báo đến cho cậu,” từ đó tôi không còn nghe tiếng của anh.
Những ảo ảnh vì chứng bệnh nhức đầu thường là những hình ảnh hình học kỷ hà, những tinh thể tuyết, những hình ảnh sóng dội trên biển. Các hình ảnh này đã góp vào trong văn hóa Hồi Giáo, văn hóa Trung Cổ và các tranh ảnh của thổ dân Úc Ðại Lợi
Ða số những ảo ảnh phức tạp đến từ vùng óc bên mang tai (Temporo-parietal). Có khi những hình ảnh ấy giữ lại lâu dài trong bộ não như trường hợp của ông Lullin năm 1758, ông nhìn thấy những tháp sắt khổng lồ đứng ngoài công viên khi trở về nhà ông lại nhìn thấy những tháp ấy với kích thước nhỏ nhắn ở trong phòng khách và chỉ có một mình ông thấy trong cả tuần lễ.
Những bệnh nhân ở viện dưỡng lão thường hay nói sảng phần vì phản ứng thuốc phần vì đa số những bệnh nhân này có nhiều bệnh như thương tổn óc, tai biến mạch máu não hay bị bệnh mắt nên họ nhìn thấy những hình ảnh lạ, các y tá săn sóc lại không hiểu rõ nên càng làm cho bệnh nhân trở nên bực bội, khó chịu, bạo động. Các bệnh nhân này thấy người đối diện mặt mũi khác lạ làm họ sợ hãi, những cảnh tượng và những người qua ảo ảnh khi họ tả ra như ma quỷ đã khiến nhân viên điều dưỡng chế riễu họ như bệnh nhân được Bác Sĩ Oliver Saks săn sóc đã tả cho ông cảnh tượng họ thấy nhiều người đi xuyên qua tường trong phòng bệnh, đàn ông mặc quần áo lôi thôi rách rưới còn đàn bà lại mặc áo quần tha thướt nhung lụa, đội mũ như mũ hoàng hậu, hình ảnh biến mất rồi lại hiện ra trong nhiều tuần lễ, có bệnh nhân còn nhìn thấy lại nguyên một bức tranh trên phòng bệnh, bức tranh mà họ đã nhìn thấy một lần duy nhất hàng chục năm trước trong phòng triển lãm.
Những người bị mù sau tai biến mạch máu não ngoài ảo ảnh còn ngửi thấy mùi vị quái lạ và nghe tiếng nói bù đắp lại khuyết thị, có khi họ lại thấy họ ở hai nơi cùng một lúc. Nhà văn Elissa Schappel còn tả lại là bà có cảm giác bay bổng. Những người điếc ngược lại hay bị ảo giác thính thị, họ nghe nhạc vang lừng trong phòng bệnh trong khi trong phòng không mở nhạc!
Những người có thị giác bình thường vẫn bị ảo giác. Những người ở lâu một chỗ như người tù bị nhốt trong phòng (được nhiều tù cải tạo kể lại như trường hợp nhà văn Phan Nhật Nam), thủy thủ đi lâu ngày trên biển cả mênh mông, người lái xe vận tải xuyên bang hay phi công bay trên cao một mình một trời, sau một thời gian sẽ thấy ảo ảnh. Các vùng não khi ấy sẽ bị sự trống không kích thích gây ra ảo giác.
Ông Michael Shermer ghi nhận những người ngồi xe do chó kéo trên tuyết mênh mông trắng xóa thấy những ảo ảnh như đoàn xe ngựa chạy trước mặt, vật lạ UFO bay trên trời, xe lửa chạy trên tuyết, dàn nhạc Opera đánh nhạc vang lừng cùng những thú vật lạ và tiếng nói mà không thấy người. Các bóng ma, bóng của những người bạn của ông hiện ra đi theo bên cạnh. Các ảo ảnh này khác hẳn những ảo ảnh sa mạc.
Những bệnh nhân Parkinson và Alzheimer hay bị ảo giác khi bị mất trí nhớ ngược lại những người bị bệnh về trí nhớ, bệnh hiếm như hai bệnh nhân nổi tiếng Solomon Sherashevsky và nhà văn Jorge Luis Borges không thể quên tất cả những điều gì họ đã nhớ từ hồi nhỏ. Ông Borges muốn quên phải viết xuống giấy tất cả những gì ông nhớ để cố quên, cuối cùng là ông bị chứng mất ngủ vì thức cả đêm để cố quên đi những chuyện cũ! Còn ông Sherashevsky nhìn mặt người thay đổi bộ mặt buổi sáng khác bộ mặt 3 giờ chiều và 9 giờ tối, bộ mặt của bạn ông cứ thay đổi không rõ ràng.
Ảo giác là hội chứng rất thường thấy nhưng đa số bệnh nhân giữ im lặng không khai với bác sĩ và y tá vì ảo giác được xem là triệu chứng bệnh tâm thần, bệnh nhân sợ bác sĩ cho là họ điên và bắt họ uống thuốc chữa bệnh điên.
Ðây là vấn đề y khoa cần phải thay đổi để đối xử hợp lý với các bệnh nhân già.
Tôi đã có những kinh nghiệm cá nhân không giải thích được. Hồi 13 tuổi, lần đầu tiên tôi đã nghe tiếng nói của cụ già hàng xóm qua đời buổi chiều, 12 giờ đêm gọi tên tôi ra mở cửa đằng sau nhà, mở cửa ra tôi không thấy người nào ngoài cửa, tỉnh ngủ tôi mới nhận được giọng nói của ông hàng xóm, hồi chiều tôi đến nhà nhìn cụ qua đời. Gần đây tôi nói đúng ngày đúng giờ mẹ của Bác Sĩ Corey Anderson sẽ qua đời và một người bệnh ung thư trẻ, tôi không thấy mặt khi bị bệnh, sẽ mất sáu tuần sau. Có lẽ vì tôi có bệnh nhức đầu (migraine) hay bị mắt cườm? Năm 19 tuổi đến nhà cô bạn Hải Hậu học Nha tôi đã chia buồn vì đọc tin trong Chính Luận anh của cô ấy mất, bạn tôi đã ngạc nhiên vì anh cô đi trận nhưng an toàn, vài tuần sau quả thật anh của Hậu mất! Tôi vẫn thắc mắc về chuyện này trong gần 45 năm, kể chuyện cho ông Ngô Nhân Dụng đêm gặp nhau hồi giữa tháng, ông nhà báo dặn tôi cho ông biết nếu tôi thấy tin gì đặc biệt về ông. Ðến ngày hôm nay tôi mừng cho ông anh tôi vì tôi chưa đọc thấy những dòng chữ nào về ông Ðỗ Quý Toàn trên báo Người Việt!
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=167750&zoneid=97#.UbnD7pxF8ct
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Ảo ảnh, ảo giác, hình bóng, ma và người
LTS: Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston. Ðộc giả có thể xem các bài viết của Việt Nguyên trên www.ngay-nay.com
Ðầu Tháng Năm, thời tiết California vừa đủ đẹp để lái xe từ Los Angeles lên San Jose, xa lộ liên bang 5 và quốc lộ 101 nối liền Nam Bắc qua các vùng quê thanh bình của tiểu bang California vẫn quen thuộc như 35 năm trước khi tôi vừa đến Mỹ. Chuyến du hành cuối tuần gặp bạn bè bằng hữu, một Nguyễn Xuân Hoàng ở San Jose và những người bạn lâu năm ở tờ Người Việt. Những ngày cuối tuần quên hết chuyện đời để ngồi tán gẫu và nhắc đến những kỷ niệm cũ. Bạn tôi, Phan Huy Ðạt đã hỏi tôi về những kỷ niệm trong 35 năm làm việc ở phòng cấp cứu. Những kỷ niệm luôn hấp dẫn với những người ngoài ngành nhưng lại nhàm chán với những người qua bao năm nghề nay đã thành nghiệp. Ðạt hỏi tôi về những chuyện ma trong bệnh viện, về những bóng ma có thật đã làm tôi nhớ đến câu chuyện ma trong cuốn DVD Thúy Nga chủ đề Nguyễn Ngọc Ngạn với những chuyện tưởng tượng và màn vũ tương tự “The Phantom of the Opera” của Gaston Leroux. Trong câu chuyện “Con ma trong rạp hát” của Paris Opera (Palais Garmier), Erik là người thật không phải là ma, nàng ca sĩ kịch nghệ Christine Daaé mỗi đêm nghe giọng nói nhắc nhở bên tai, giọng hát của “Thiên thần âm nhạc” nhắc nàng trước khi cất tiếng hát là giọng thật của Erik thiên tài âm nhạc, tật nguyền và rối loạn tâm thần. Một đêm Erik bắt cóc Chirstine vì mê nàng say đắm nhưng sau đó Erik thả Christine sau khi học được bài học không thể ép đàn bà yêu mình. Khi Erik chết Christine lại đứng ra chôn cất Erik và trả lại chiếc nhẫn ép hôn của anh chàng thiên thần opera.
Trong 38 năm hành nghề y khoa, ngủ ở phòng trực bệnh viện hay nhiều đêm ở phòng cấp cứu mệt lả người nằm xuống ghế ngủ bên cạnh người bệnh vừa chết còn nằm trên băng ca, nhưng tôi chưa thấy bóng ma áo trắng như những màn trên sân khấu trừ một lần ở bệnh viện St Joseph, Houston với bóng ma áo đỏ. Câu chuyện có thật đến với tôi mỗi lần có người hỏi: “Ông có tin linh hồn?” Ðêm hôm ấy, hai giờ sáng, cô dược sĩ ở lầu hai đi xuống phòng cấp cứu ở tầng trệt, hỏi chúng tôi, “Có phải một bệnh nhân đàn bà mặc áo đỏ vừa chết?” Y tá nhìn nhau ngạc nhiên, quả thật có bệnh nhân vừa vào phòng cấp cứu, mặc áo đỏ, bị đau tim tắt thở vừa được làm cấp cứu CPR nhưng chúng tôi không cứu được. Cô dược sĩ cho biết: “Có bóng người đàn bà mặc áo đỏ vừa đi ngang qua cửa kính phòng thuốc nhưng khi tôi mở cửa đi ra thì hành lang vắng không có người nào nên tôi nghĩ có người vừa chết ở phòng cấp cứu!” Cô dược sĩ lúc ấy không buồn ngủ, trong khi làm việc chắc cô cũng không dùng các thuốc gây ảo giác và cô chưa biết có người chết ở phòng cấp cứu nên câu chuyện của cô tin được.
Có ma hay không có ma? Câu hỏi ấy thuộc phần tâm linh nhiều hơn và chưa ai có câu trả lời chính xác nhưng ảo giác là trạng thái tinh thần xảy ra cho nhiều người. Ngày nay khoảng 20-30% giới trẻ Mỹ dùng Marijuana và con số ấy tăng lên sau khi Marijuana được hợp pháp hóa để chữa các biến chứng gây ra do hóa trị ung thư ở các tiểu bang như California. Người dùng Marijuana có cảm giác lâng lâng, ở trạng thái bay bổng, có cảm giác nhìn thấy tương lai, tự do đi thăm các thế giới khác giống như tình trạng tinh thần được mô tả bởi một số người ngồi Thiền.
Không phải ở thời đại hôm nay con người mới dùng thuốc để giải tỏa sự tù túng của tâm hồn. Ðạo Mormon không uống trà vì trà có chất kích thích caffeine nhưng gần đây trà Mormon dành riêng cho tín đồ Mormon khi làm lễ lại có chất Ephedra chứa Ephedrine có tác dụng như chất Amphetamine kích thích tim và óc. Người Trung Ðông từ mấy ngàn năm vẫn hút Hashish tác dụng tương tự như Marijuana, có trong những bình thuốc lào với ống hút dài thòng của người Thổ nhĩ Kỳ trong các quán, chất Hashish phổ thông nên người Trung Ðông không xem là thuốc phiện như người Á Ðông ngả bàn đèn hút heroine.
Năm 1845, các văn sĩ như nhà văn Pháp Theophile Gautier đã dùng Hashish đến từ Algeria, văn chương nhờ chất Hashish trở nên lai láng. (người Âu nghe chữ Hashish phát âm thành Assasin, kẻ ám sát.) Nhà văn Gautier đã tả:
“Sau khi hút Hashish lúc đầu mọi thứ chung quanh bỗng nhiên lớn hơn, huy hoàng hơn, sau đó thay đổi đặc biệt người đối diện bỗng nhiên có mũi lớn như mũi con két, mắt có ba quầng nâu và trong quán đầy người quái dị vừa người lùn, người cao có người dáng thú vật.” Câu chuyện Ðường Minh Hoàng du nguyệt điện với đạo sĩ đến từ phương Tây tặng nhà vua que gậy chính là cần hút Hashish. Phật Thích Ca cấm đệ tử uống rượu, dùng chất kích thích vì ở Ấn Ðộ các buổi lễ lạt của người Hindu đều có dùng chất Soma giống như thổ dân Mỹ Châu dùng lá cây có chất Mescal khi làm lễ, nhảy nhót lên đồng, nhờ chất Mescal gây ảo giác. Những năm 1960, sinh viên phản chiến thường dùng LSD chất gây ảo giác, người hút nhìn hình người đối diện méo mó không giống người thường.
Các thuốc chữa bệnh cũng gây ảo giác, thông dụng nhất là các thuốc ngủ như Ambien làm con người ngầy ngật, đôi khi không rõ ngày đêm gây ra chứng mộng du. Thuốc Artane là thuốc trị bệnh Parkinson giúp người bệnh bớt run nhưng lại gây ra mê sảng (delirium) và khiến người bệnh nghe tiếng nói. Nhà thần kinh học nổi tiếng Oliver Saks đã dùng thử chất Choral Hydrate để ngủ, chất thuốc đã gây ra ảo giác, ông nhìn các người trước mặt giống như người ở hành tinh với những cái đầu hình quả trứng trong khi người ông mê sảng run rẩy như những người uống rượu kinh niên bị mê sảng (Delirium tremens).
Phật dạy đời là ảo ảnh nhưng ảo giác (hallucination) bao gồm ảo ảnh (hình), ảo giác về nghe, ngửi, nếm và sờ hay cảm thấy có người không có mặt vào lúc đó. Ảo giác này thuộc về cơ quan kiến trúc (Organic) do rượu, thuốc, bị động kinh, bị nhiễm trùng nặng hay bị chất độc tụ trong cơ thể như những người bị bệnh gan, bệnh thận. Những ảo giác này khác với những ảo giác của những người bị bệnh thân tâm liệt (Schizophrenia). Những người bị bệnh tâm thần này năng động, nói chuyện trực tiếp với hình bóng đối diện và đôi khi đàm thoại với bóng trước mặt còn những người bị ảo giác khác không nói chuyện với người đối diện và nhận biết nhanh chóng trong vài giây là con người trước mặt không thật.
Hội y khoa bác sĩ tâm thần định nghĩa ảo giác qua sách DSMIV là “tiếp nhận cảm giác xảy ra không do kích thích đến từ giác quan.” Ở thế kỷ thứ 20, nguyên do chính là do LSD và nấm độc. Những người bệnh ở nhà dưỡng lão thường hay bị ảo giác như trường hợp bệnh Parkinson được chữa bằng thuốc Artane. Trong khi nhà tâm học Carl Jung thường thấy ông nội đã mất đi xuống cầu thang khi ông 12 tuổi thì Oliver Saks dùng lượng Artane đã thấy cha mẹ ông đã chết đi từ trực thăng đi xuống vườn rồi tự nhiên biết mất. Ða số ảo ảnh đến với những người bị khiếm thị như những người bị mắt cườm, thính giác nhạy bén hơn để đền bù cho khiếm thị và người bệnh đôi khi bị ảo giác vì có một thị giác thứ hai.
Kinh nghiệm cá nhân của tôi giống vậy khi bị mắt cườm nặng trước khi mổ, tai nghe xa hơn, đôi khi nghe tiếng từ xa trước khi thấy hình và bị ảo ảnh trong khi lái xe như năm trước lái xe về từ San Jose đến Los Angeles, đang lái tôi bỗng thấy chiếc xe vận tải băng ngang đường đến gần mới nhận ra là bảng chỉ đường lớn bên tay trái. Tháng Hai năm 1758, ông Charles Lullin 90 tuổi người Thụy Sĩ, sau khi mổ mắt cườm 5 năm (thời ấy mổ xong không gắn kính) bắt đầu thấy những người xuất hiện, im lặng viếng ông trong chung cư, những người trẻ tuổi mang áo choàng, những bà mang mũ cao trên đầu, các cô mặc áo lụa mang nơ múa hát, chỉ một mình ông thấy, sau được cháu nội ông là Charles Bonnet ghi lại trở thành hội chứng y học Charles Bonnett, hội chứng ảo giác của người già.
Các nghiên cứu mới đây trong 600 người già ở Hòa Lan có 15% người bị ảo giác phức tạp (nhìn thấy người, thú, phong cảnh) 80% bị ảo giác đơn giản (hình, màu sắc nhưng không trở thành hình hay phong cảnh). Khi làm CT scan bộ óc thì người ta thấy rõ ảo giác xuất phát từ vỏ óc thị giác (visual cortex) ở vùng phía sau óc.
Ảo giác báo hiệu điều gì, chưa ai biết, ngoại trừ trong tôn giáo và tâm linh giải thích là “thần nhân báo mộng.” Những người bị bệnh nhức đầu kinh niên (Migraine) bệnh run rẩy Parkinson hay bệnh động kinh (seizure) như các ông Moses, Mohammed và Socrate, có những dấu hiệu báo trước (Aura, Prodome) Những dấu hiệu ấy đều có màu sắc rực rỡ có lẽ từ ánh sáng phản chiếu vì bị mắt cườm hay thoái biến võng mạc hay bị mắt già?
Tại sao chỉ nhìn thấy những người lùn như trong hội chứng Charles Bonnet? Charles Dogson khi viết truyện nàng “Alice trong thế giới thần tiên” đã dựa trên mô tả của các thầy cúng sau khi ăn nấm. Chuyện thần tiên của dân Ireland nhắc về những người lùn Leprechauns còn dân Norway đưa vào văn học thế giới những anh chàng quái dị Trolls.
Tiếng nói thần nhân thường xảy ra trong khi tỉnh táo, những tiếng thần nhân báo mộng xảy ra cho Mohammed và Moses khi các ông ngồi thiền hay những lời tiên tri ở Delphi, Hy Lạp. Dante trong truyện Odysseus dùng những kinh nghiệm này để viết về những nàng nữ nhân ngư cất tiếng hát mê hoặc các chàng thủy thủ.
Nghe tiếng nói trong khi buồn ngủ là bình thường. 50% các sinh viên buổi tối học bài nghe tiếng nói bên tai. Ban đêm nằm đọc sách khi tôi nghe nhiều thứ tiếng, có khi giọng nói của chính mình khiến cho tôi không tập trung vào chuyện đọc là lúc tôi biết phải cất sách đi ngủ. Nghe tiếng người đã mất được khoa học giải thích là giọng nói đã ghi vào vùng óc bên mang tai lâu ngày như tiếng nói ông Trọng Kim đánh thức tôi mỗi ba giờ sáng trong hai năm, giờ mà ông Trọng Kim mất, cho đến khi nhà báo Nguyễn Quốc Cường mua lại tờ Ngày Nay thì 9 giờ sáng trong phòng ngủ của bệnh viện tôi nghe tiếng Trọng Kim đánh thức “Ta mang báo đến cho cậu,” từ đó tôi không còn nghe tiếng của anh.
Những ảo ảnh vì chứng bệnh nhức đầu thường là những hình ảnh hình học kỷ hà, những tinh thể tuyết, những hình ảnh sóng dội trên biển. Các hình ảnh này đã góp vào trong văn hóa Hồi Giáo, văn hóa Trung Cổ và các tranh ảnh của thổ dân Úc Ðại Lợi
Ða số những ảo ảnh phức tạp đến từ vùng óc bên mang tai (Temporo-parietal). Có khi những hình ảnh ấy giữ lại lâu dài trong bộ não như trường hợp của ông Lullin năm 1758, ông nhìn thấy những tháp sắt khổng lồ đứng ngoài công viên khi trở về nhà ông lại nhìn thấy những tháp ấy với kích thước nhỏ nhắn ở trong phòng khách và chỉ có một mình ông thấy trong cả tuần lễ.
Những bệnh nhân ở viện dưỡng lão thường hay nói sảng phần vì phản ứng thuốc phần vì đa số những bệnh nhân này có nhiều bệnh như thương tổn óc, tai biến mạch máu não hay bị bệnh mắt nên họ nhìn thấy những hình ảnh lạ, các y tá săn sóc lại không hiểu rõ nên càng làm cho bệnh nhân trở nên bực bội, khó chịu, bạo động. Các bệnh nhân này thấy người đối diện mặt mũi khác lạ làm họ sợ hãi, những cảnh tượng và những người qua ảo ảnh khi họ tả ra như ma quỷ đã khiến nhân viên điều dưỡng chế riễu họ như bệnh nhân được Bác Sĩ Oliver Saks săn sóc đã tả cho ông cảnh tượng họ thấy nhiều người đi xuyên qua tường trong phòng bệnh, đàn ông mặc quần áo lôi thôi rách rưới còn đàn bà lại mặc áo quần tha thướt nhung lụa, đội mũ như mũ hoàng hậu, hình ảnh biến mất rồi lại hiện ra trong nhiều tuần lễ, có bệnh nhân còn nhìn thấy lại nguyên một bức tranh trên phòng bệnh, bức tranh mà họ đã nhìn thấy một lần duy nhất hàng chục năm trước trong phòng triển lãm.
Những người bị mù sau tai biến mạch máu não ngoài ảo ảnh còn ngửi thấy mùi vị quái lạ và nghe tiếng nói bù đắp lại khuyết thị, có khi họ lại thấy họ ở hai nơi cùng một lúc. Nhà văn Elissa Schappel còn tả lại là bà có cảm giác bay bổng. Những người điếc ngược lại hay bị ảo giác thính thị, họ nghe nhạc vang lừng trong phòng bệnh trong khi trong phòng không mở nhạc!
Những người có thị giác bình thường vẫn bị ảo giác. Những người ở lâu một chỗ như người tù bị nhốt trong phòng (được nhiều tù cải tạo kể lại như trường hợp nhà văn Phan Nhật Nam), thủy thủ đi lâu ngày trên biển cả mênh mông, người lái xe vận tải xuyên bang hay phi công bay trên cao một mình một trời, sau một thời gian sẽ thấy ảo ảnh. Các vùng não khi ấy sẽ bị sự trống không kích thích gây ra ảo giác.
Ông Michael Shermer ghi nhận những người ngồi xe do chó kéo trên tuyết mênh mông trắng xóa thấy những ảo ảnh như đoàn xe ngựa chạy trước mặt, vật lạ UFO bay trên trời, xe lửa chạy trên tuyết, dàn nhạc Opera đánh nhạc vang lừng cùng những thú vật lạ và tiếng nói mà không thấy người. Các bóng ma, bóng của những người bạn của ông hiện ra đi theo bên cạnh. Các ảo ảnh này khác hẳn những ảo ảnh sa mạc.
Những bệnh nhân Parkinson và Alzheimer hay bị ảo giác khi bị mất trí nhớ ngược lại những người bị bệnh về trí nhớ, bệnh hiếm như hai bệnh nhân nổi tiếng Solomon Sherashevsky và nhà văn Jorge Luis Borges không thể quên tất cả những điều gì họ đã nhớ từ hồi nhỏ. Ông Borges muốn quên phải viết xuống giấy tất cả những gì ông nhớ để cố quên, cuối cùng là ông bị chứng mất ngủ vì thức cả đêm để cố quên đi những chuyện cũ! Còn ông Sherashevsky nhìn mặt người thay đổi bộ mặt buổi sáng khác bộ mặt 3 giờ chiều và 9 giờ tối, bộ mặt của bạn ông cứ thay đổi không rõ ràng.
Ảo giác là hội chứng rất thường thấy nhưng đa số bệnh nhân giữ im lặng không khai với bác sĩ và y tá vì ảo giác được xem là triệu chứng bệnh tâm thần, bệnh nhân sợ bác sĩ cho là họ điên và bắt họ uống thuốc chữa bệnh điên.
Ðây là vấn đề y khoa cần phải thay đổi để đối xử hợp lý với các bệnh nhân già.
Tôi đã có những kinh nghiệm cá nhân không giải thích được. Hồi 13 tuổi, lần đầu tiên tôi đã nghe tiếng nói của cụ già hàng xóm qua đời buổi chiều, 12 giờ đêm gọi tên tôi ra mở cửa đằng sau nhà, mở cửa ra tôi không thấy người nào ngoài cửa, tỉnh ngủ tôi mới nhận được giọng nói của ông hàng xóm, hồi chiều tôi đến nhà nhìn cụ qua đời. Gần đây tôi nói đúng ngày đúng giờ mẹ của Bác Sĩ Corey Anderson sẽ qua đời và một người bệnh ung thư trẻ, tôi không thấy mặt khi bị bệnh, sẽ mất sáu tuần sau. Có lẽ vì tôi có bệnh nhức đầu (migraine) hay bị mắt cườm? Năm 19 tuổi đến nhà cô bạn Hải Hậu học Nha tôi đã chia buồn vì đọc tin trong Chính Luận anh của cô ấy mất, bạn tôi đã ngạc nhiên vì anh cô đi trận nhưng an toàn, vài tuần sau quả thật anh của Hậu mất! Tôi vẫn thắc mắc về chuyện này trong gần 45 năm, kể chuyện cho ông Ngô Nhân Dụng đêm gặp nhau hồi giữa tháng, ông nhà báo dặn tôi cho ông biết nếu tôi thấy tin gì đặc biệt về ông. Ðến ngày hôm nay tôi mừng cho ông anh tôi vì tôi chưa đọc thấy những dòng chữ nào về ông Ðỗ Quý Toàn trên báo Người Việt!
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=167750&zoneid=97#.UbnD7pxF8ct