Văn Học & Nghệ Thuật

Audrey Hepburn trái tim nhân ái

Hồi còn học trung học, tôi đã từng say mê tác phẩm Chiến Tranh và Hòa Bình của văn hào Nga Léon Tolstoi. Hình ảnh Natasha trong phác vẽ của Tolstoi là giấc mơ trong trí tưởng tượng của tôi hồi đó.

 Mấy năm sau, khi bộ phim Chiến Tranh và Hòa Bình (War anh Peace, Par, 1956) của đạo diễn Mỹ King Vidor được chiếu, tôi đã phải ngợp đi, choáng váng khi Natasha xuất hiện trên màn ảnh. Dáng vẻ mong manh, thanh khiết, nhất là nụ cười và đôi mắt to tròn ấy đã làm trái tim thơ dại của tôi rung lên. Và cho đến nay, tôi vẫn chưa thấy ai giống Natasha của Léon Tolstoi như Audrey Hepburn, dù đó là Ludmila Savelyeva, diễn viên đóng vai Natasha trong bộ phim cùng tên của đạo diễn Nga Sergei Bondartchouk. Có lẽ tôi chủ quan, nhưng tôi thành thật nghĩ như vậy.

 

Audrey Hepburn tên thật là Audrey Hepburn-Ruston sinh ngày 4.5.1929 tại Brusselles, Belgium. Cha của Audrey là một chủ ngân hàng Anh gốc Ireland, J.A Hepburn Ruston, còn mẹ nàng là nam tước Van Heemstra, người Hà Lan. Sau khi hai người ly dị, Audrey được gửi vào một trường nội trú nữ gần London cho đến năm 1939.

Những ngày tháng đó, những bất ổn báo hiệu một trận bão lớn chuẩn bị đổ ập xuống số phận của nhân loại: Chiến tranh thế giới thứ hai, do vậy mẹ nàng quyết định đưa con gái tới một nước trung lập để tránh bom đạn. Audrey về sống ở quê ngoại - Hà Lan. Nhưng chiến tranh mà họ tưởng có thể né tránh được vẫn không buông tha họ: Tháng 5.1940 quân Đức chiếm đóng Hà Lan. Chiến tranh đã phủ chụp xuống số phận của Audrey. Một trong những người anh trai của nàng bị đưa vào trại tập trung; chú nàng, một luật sư nổi tiếng bị xử bắn: bọn Đức Quốc xã đã trả thù vì một chuyến xe lửa bị giật mìn. Một người anh họ của nàng cũng bị giết trong một tình cảnh tương tự.

Trong những năm tháng gian khổ ấy, Audrey vẫn cố kiên nhẫn để theo học lớp ca múa, và tổ chức những buổi ca nhạc đằng sau cánh cửa khép kín, các khách mời im lặng như những bóng ma, không vỗ tay. Và số tiền thu được trong những buổi trình diễn ấy được chuyển đến cho quân kháng chiến.

Giai đoạn cuối của cuộc chiếm đóng cũng vẫn còn bi thảm: máy bay Đồng Minh ngày nào cũng dội bom xuống Amhem nơi nàng cư trú, rồi người ta thấy quân nhảy dù đáp xuống và những trận đánh khốc liệt diễn ra. Ở cái tuổi mà những cô gái mới lớn lên mơ một “hoàng tử” thì Audrey cũng giống trẻ em Việt Nam trước đây phải trú ẩn trong những căn hầm ẩm thấp và run rẩy dưới những trận bom. Sau mùa đông cuối cùng của cuộc chiên tranh, Audrey đã được một tổ chức từ thiện cứu khỏi cảnh đói rét.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, Audrey trở về London tham gia một đoàn vũ ballet. Audrey được các tay ảnh thời trang thủ đô Anh phát hiện như một người mẫu. Cô đã tham gia trong các bộ phim như One Wild Out Young Wives Tale (AA, 1951), Laughter in Paradise (Straford, 1951), The Lanvender Hill Mob (Unv, 1952)... Nhưng đó chỉ là những bộ phim trung bình, và những vai diễn của Audrey không tạo được một ấn tượng nào. Sự tình cờ may mắn đẩy đưa Audrey - tại vùng Côte d’Azur gặp một bà già tật nguyền ngồi trên xe lăn. Khi nhìn thấy Audrey bà đã thốt lên: “Đấy, tôi đã nói với chính tôi, đó chính là Gigi!”.

Gigi là nhân vật trong một vở kịch chuyển thể từ tiểu thuyết của nữ văn sĩ Colette chuẩn bị dàn dựng trên sân khấu Broadway. Và bà già tật nguyền ngồi trên chiếc xe lăn không ai khác hơn là tác giả.

Audrey đã phân trần mình là một diễn viên ballet chứ không phải một diễn viên sân khấu. Nhưng bà Colette không muốn nghe và cũng không cho nàng giải thích thêm.

Tháng 11.1951 tại rạp hát Dulton của Manhattan, cô diễn viên ballet không một chút kinh nghiệm gì với diễn xuất sân khấu, với vai Gigi đã thực sự chinh phục người xem.

Sau đó, Audrey lại tham gia vào một số phim khác như Monte Carlo baby (Mon, 1952), The Secret People (Lip, 1952). Trong khi đó đạo diễn William Wyler dự định sản xuất bộ phim Kỳ Nghỉ Hè Ở Roma (Roman Holiday, Par 1953) nhưng chưa tìm ra được một khuôn mặt mới phù hợp với một công chúa của một vương quốc giả tưởng. Một người thân cận nhắc cho ông về Audrey, cô gái trong vở diễn Gigi của Colette. William Wyler chợt nhớ ra, ông cho mời cô đến quay thử. Thái độ lúng túng và cử chỉ vụng về một cách tự nhiên của cô rất phù hợp với vai nàng công chúa bỡ ngỡ trước cuộc sống bên ngoài cung điện. Công chúa Anne, nhân vật của Kỳ Nghỉ Hè Ở Roma, trốn tránh những hào nhoáng và lễ nghi phiền toái của chốn cung đình, hòa mình trong phố phường Roma để đi tìm cái đích thực của một tình yêu vừa chớm nở.

Roman Holiday đã gặt hái thành công rực rỡ. Khán giả vô cùng xúc động trước mối tình của Anne, nàng công chúa giả tưởng với anh chàng nhà báo Gregory Peck.

Với vai diễn trong Roman Holiday, Audrey Hepburn đã vượt qua những tên tuổi khác như Lesile Caron trong Liti, Ava Gardner trong Mogambo, Deborak Kerr trong From Here to Enternity và Maggie Mevamava trong The Moon is Blue để đoạt lấy pho tượng vàng Oscar dành cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại buổi lễ phát giải ngày 25.3.1953 trực tiếp truyền hình đã làm 90 triệu khán giả không khỏi ngạc nhiên trước một ngôi sao hoàn toàn xa lạ.

Audrey lại nhận một vai mới trong bộ phim Sabrina (Par, 1954) của đạo diễn Billy Wilder, vai con gái một tài xế lưu manh, đi Paris sống hai năm, trở về thành một phụ nữ giàu có và được Humphrey Bogart và William Holden theo đuổi. Với nhân vật Sabrina, Audrey lại được đề cử Oscar dành cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, chạy đua cùng với Dorothy Dandridge trong Carmen jones, Judy Garland trong A Star is Born, Jane Wyman trong Magnificent Obsession và Grace Kelly trong The Country Girl. Nhưng giải Oscar lần đó đã được trao cho Grace Kelly.

Tiếp đến, Audrey lại tham gia trong bộ phim Chiến Tranh và Hòa Bình, tên tuổi của Audrey ngày một vang dội, nàng đã đạt tới đỉnh cao của danh vọng và tiền bạc.

Và nàng lại tiếp tục cuộc hành trình nghệ thuật của mình trong các phim như Funny Face (Par, 1957), Love in the Afternoon (AA, 1957), Câu Chuyện Của Nữ Tu (The Nun’s Story - WB, 1959), Green Mansions (MGM, 1959), The Unforgiven (UA, 1962), Buổi Ăn Sáng tại Nhà Tiffaby’s (Breakfast at Tiffany Par, 1961), The Children’s Hour (UA, 1962), Charad (Univ, 1963), Paris Lúc Eo Xèo - Paris When It Sizzles (Par, 1964), My Fair Lady (WB, 1964), How to Steal a Million (20th, 1966) và Two For The Road (20th, 1967), và đặc biệt Chờ Đến Đêm Tối (Wait Until Dark, DB, 1967), với nhân vật trong bộ phim này, lại một lần nữa, Audrey Hepburn lại được đề cử giải Oscar dành cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.

Theo một số nhà phê bình thì vai diễn của Audrey trong Two For The Road xứng đáng nhận giải Oscar nữ diễn viên chính xuất sắc hơn, và theo quan điểm của những nhà phê bình như Danny Peary, thì đây cũng là vai diễn xuất sắc nhất của Audrey, hơn cả vai công chúa Anne trong Roman Holiday mà nàng nhận giải Oscar năm 1953.

Mặc dù Audrey đã luôn cố gắng khép kín đời tư của mình, nhưng nàng vẫn không thể bịt miệng thiên hạ. Người ta xì xầm với nhau rằng nàng có tình ý với Gregory Peck, diễn viên đóng vai nhà báo trong Roman Holiday với nàng, nhà soạn nhạc Cole Porter, với Humphrey Bogart, đóng chung với nàng trong Sabrina với Fred Astaire hay Gary Cooper... Nhưng trái với tất cả những tin tức nói đến đời sống tình cảm của nàng, điều mà người ta không bao giờ chờ đợi đã xảy ra: Audrey yêu Mel Ferrer, người mà sau này đóng với Audrey trong Chiến Tranh và Hòa Bình. Điều này trở thành một scandale như muốn làm nổ tung cả Âu châu. Mel Ferrer, đã 37 tuổi, hơn Audrey tới 12 tuổi và đặc biệt đã có ba đời vợ và bốn con. Mel không đẹp trai và hói trán. Nhưng Mel là một nhà trí thức: Văn sĩ, nhà sản xuất, đạo diễn sân khấu và điện ảnh, biên đạo múa, người diễn viên tài năng trong Liti đã bị kết tội dụ dỗ “nàng công chúa bé nhỏ”. Bà nam tước Van Heemstra phủ quyết cuộc hôn tình của cô con gái.

 

Nhưng tháng 9 năm 1954, lộng lẫy trong chiếc áo satanh Organdi của nhà may nổi tiếng Pierre Balmain, với cái vương miện kết toàn hồng bạch, Audrey đã sánh vai với Mel Ferrer trong một giáo đường ở Burgenstock. Từ đó, họ chạy như ma đuổi qua những thủ đô của châu Âu để trốn tránh các nhà báo. Sau đó họ về ở hẳn trong một ngôi biệt thự đồ sộ ở Alvano, gần Rome, Những cánh cửa nặng nề và vững chắc khép lại để bảo vệ cuộc sống riêng tư của họ, Audrey cũng như nàng công chúa trong truyện thần thoại - nàng đã lựa chọn tình yêu.

Hai mươi năm trở lại đây, Audrey còn đóng một vài phim, như tham gia một vai trong Mãi Mãi (Forever, 1989) của đạo diễn Steven Spielberg, nhưng chủ yếu là dành hẳn thời gian cho việc giúp trẻ em, Audrey đã từng bay đến châu Phi, ôm hôn, cười đùa, chăm sóc những đứa trẻ bất hạnh da đen ở Somalie, hay quây quần giữa đám trẻ ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam như một đại sứ thiện chí của Liên Hợp Quốc.

Tháng giêng năm 1993, do cơn bệnh trầm trọng, Audrey đã không thể đến Los Angeles để nhận giải thưởng danh dự của Hiệp hội Diễn viên Điện ảnh, nhưng đã gửi thư cảm ơn tất cả các đạo diễn, và những diễn viên đã từng đóng chung với bà, với những lời lẽ trang trọng: “Phần thưởng đó phải thuộc về quý vị, những người đã giúp đỡ, mài dũa, dạy dỗ, khuyến khích, thúc ép, may mặc, chụp ảnh... với tất cả sự kiên nhẫn không cạn kiệt và thật yêu thương... hướng dẫn và nuôi dưỡng một người thiếu tự tin, vô danh, không có kinh nghiệm, gầy nhom như tôi trở thành một món hàng để tiếp thị được”.

Ngày 21.01.1993, Audrey Hepburn đã từ giã cõi đời vì chứng ung thư ruột tại Thụy Sĩ, hưởng thọ 65 tuổi. Cái chết của Audrey là một mất mát lớn không bù đắp được cho gia đình Audrey, cho những người ngưỡng mộ Audrey trên khắp thế giới, điện ảnh mất đi một ngôi sao có một vị trí không lẫn lộn, và trẻ em khắp nơi mất đi một người bạn tận tụy và nhân ái./.

Sâm Thương

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Audrey Hepburn trái tim nhân ái

Hồi còn học trung học, tôi đã từng say mê tác phẩm Chiến Tranh và Hòa Bình của văn hào Nga Léon Tolstoi. Hình ảnh Natasha trong phác vẽ của Tolstoi là giấc mơ trong trí tưởng tượng của tôi hồi đó.

 Mấy năm sau, khi bộ phim Chiến Tranh và Hòa Bình (War anh Peace, Par, 1956) của đạo diễn Mỹ King Vidor được chiếu, tôi đã phải ngợp đi, choáng váng khi Natasha xuất hiện trên màn ảnh. Dáng vẻ mong manh, thanh khiết, nhất là nụ cười và đôi mắt to tròn ấy đã làm trái tim thơ dại của tôi rung lên. Và cho đến nay, tôi vẫn chưa thấy ai giống Natasha của Léon Tolstoi như Audrey Hepburn, dù đó là Ludmila Savelyeva, diễn viên đóng vai Natasha trong bộ phim cùng tên của đạo diễn Nga Sergei Bondartchouk. Có lẽ tôi chủ quan, nhưng tôi thành thật nghĩ như vậy.

 

Audrey Hepburn tên thật là Audrey Hepburn-Ruston sinh ngày 4.5.1929 tại Brusselles, Belgium. Cha của Audrey là một chủ ngân hàng Anh gốc Ireland, J.A Hepburn Ruston, còn mẹ nàng là nam tước Van Heemstra, người Hà Lan. Sau khi hai người ly dị, Audrey được gửi vào một trường nội trú nữ gần London cho đến năm 1939.

Những ngày tháng đó, những bất ổn báo hiệu một trận bão lớn chuẩn bị đổ ập xuống số phận của nhân loại: Chiến tranh thế giới thứ hai, do vậy mẹ nàng quyết định đưa con gái tới một nước trung lập để tránh bom đạn. Audrey về sống ở quê ngoại - Hà Lan. Nhưng chiến tranh mà họ tưởng có thể né tránh được vẫn không buông tha họ: Tháng 5.1940 quân Đức chiếm đóng Hà Lan. Chiến tranh đã phủ chụp xuống số phận của Audrey. Một trong những người anh trai của nàng bị đưa vào trại tập trung; chú nàng, một luật sư nổi tiếng bị xử bắn: bọn Đức Quốc xã đã trả thù vì một chuyến xe lửa bị giật mìn. Một người anh họ của nàng cũng bị giết trong một tình cảnh tương tự.

Trong những năm tháng gian khổ ấy, Audrey vẫn cố kiên nhẫn để theo học lớp ca múa, và tổ chức những buổi ca nhạc đằng sau cánh cửa khép kín, các khách mời im lặng như những bóng ma, không vỗ tay. Và số tiền thu được trong những buổi trình diễn ấy được chuyển đến cho quân kháng chiến.

Giai đoạn cuối của cuộc chiếm đóng cũng vẫn còn bi thảm: máy bay Đồng Minh ngày nào cũng dội bom xuống Amhem nơi nàng cư trú, rồi người ta thấy quân nhảy dù đáp xuống và những trận đánh khốc liệt diễn ra. Ở cái tuổi mà những cô gái mới lớn lên mơ một “hoàng tử” thì Audrey cũng giống trẻ em Việt Nam trước đây phải trú ẩn trong những căn hầm ẩm thấp và run rẩy dưới những trận bom. Sau mùa đông cuối cùng của cuộc chiên tranh, Audrey đã được một tổ chức từ thiện cứu khỏi cảnh đói rét.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, Audrey trở về London tham gia một đoàn vũ ballet. Audrey được các tay ảnh thời trang thủ đô Anh phát hiện như một người mẫu. Cô đã tham gia trong các bộ phim như One Wild Out Young Wives Tale (AA, 1951), Laughter in Paradise (Straford, 1951), The Lanvender Hill Mob (Unv, 1952)... Nhưng đó chỉ là những bộ phim trung bình, và những vai diễn của Audrey không tạo được một ấn tượng nào. Sự tình cờ may mắn đẩy đưa Audrey - tại vùng Côte d’Azur gặp một bà già tật nguyền ngồi trên xe lăn. Khi nhìn thấy Audrey bà đã thốt lên: “Đấy, tôi đã nói với chính tôi, đó chính là Gigi!”.

Gigi là nhân vật trong một vở kịch chuyển thể từ tiểu thuyết của nữ văn sĩ Colette chuẩn bị dàn dựng trên sân khấu Broadway. Và bà già tật nguyền ngồi trên chiếc xe lăn không ai khác hơn là tác giả.

Audrey đã phân trần mình là một diễn viên ballet chứ không phải một diễn viên sân khấu. Nhưng bà Colette không muốn nghe và cũng không cho nàng giải thích thêm.

Tháng 11.1951 tại rạp hát Dulton của Manhattan, cô diễn viên ballet không một chút kinh nghiệm gì với diễn xuất sân khấu, với vai Gigi đã thực sự chinh phục người xem.

Sau đó, Audrey lại tham gia vào một số phim khác như Monte Carlo baby (Mon, 1952), The Secret People (Lip, 1952). Trong khi đó đạo diễn William Wyler dự định sản xuất bộ phim Kỳ Nghỉ Hè Ở Roma (Roman Holiday, Par 1953) nhưng chưa tìm ra được một khuôn mặt mới phù hợp với một công chúa của một vương quốc giả tưởng. Một người thân cận nhắc cho ông về Audrey, cô gái trong vở diễn Gigi của Colette. William Wyler chợt nhớ ra, ông cho mời cô đến quay thử. Thái độ lúng túng và cử chỉ vụng về một cách tự nhiên của cô rất phù hợp với vai nàng công chúa bỡ ngỡ trước cuộc sống bên ngoài cung điện. Công chúa Anne, nhân vật của Kỳ Nghỉ Hè Ở Roma, trốn tránh những hào nhoáng và lễ nghi phiền toái của chốn cung đình, hòa mình trong phố phường Roma để đi tìm cái đích thực của một tình yêu vừa chớm nở.

Roman Holiday đã gặt hái thành công rực rỡ. Khán giả vô cùng xúc động trước mối tình của Anne, nàng công chúa giả tưởng với anh chàng nhà báo Gregory Peck.

Với vai diễn trong Roman Holiday, Audrey Hepburn đã vượt qua những tên tuổi khác như Lesile Caron trong Liti, Ava Gardner trong Mogambo, Deborak Kerr trong From Here to Enternity và Maggie Mevamava trong The Moon is Blue để đoạt lấy pho tượng vàng Oscar dành cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại buổi lễ phát giải ngày 25.3.1953 trực tiếp truyền hình đã làm 90 triệu khán giả không khỏi ngạc nhiên trước một ngôi sao hoàn toàn xa lạ.

Audrey lại nhận một vai mới trong bộ phim Sabrina (Par, 1954) của đạo diễn Billy Wilder, vai con gái một tài xế lưu manh, đi Paris sống hai năm, trở về thành một phụ nữ giàu có và được Humphrey Bogart và William Holden theo đuổi. Với nhân vật Sabrina, Audrey lại được đề cử Oscar dành cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, chạy đua cùng với Dorothy Dandridge trong Carmen jones, Judy Garland trong A Star is Born, Jane Wyman trong Magnificent Obsession và Grace Kelly trong The Country Girl. Nhưng giải Oscar lần đó đã được trao cho Grace Kelly.

Tiếp đến, Audrey lại tham gia trong bộ phim Chiến Tranh và Hòa Bình, tên tuổi của Audrey ngày một vang dội, nàng đã đạt tới đỉnh cao của danh vọng và tiền bạc.

Và nàng lại tiếp tục cuộc hành trình nghệ thuật của mình trong các phim như Funny Face (Par, 1957), Love in the Afternoon (AA, 1957), Câu Chuyện Của Nữ Tu (The Nun’s Story - WB, 1959), Green Mansions (MGM, 1959), The Unforgiven (UA, 1962), Buổi Ăn Sáng tại Nhà Tiffaby’s (Breakfast at Tiffany Par, 1961), The Children’s Hour (UA, 1962), Charad (Univ, 1963), Paris Lúc Eo Xèo - Paris When It Sizzles (Par, 1964), My Fair Lady (WB, 1964), How to Steal a Million (20th, 1966) và Two For The Road (20th, 1967), và đặc biệt Chờ Đến Đêm Tối (Wait Until Dark, DB, 1967), với nhân vật trong bộ phim này, lại một lần nữa, Audrey Hepburn lại được đề cử giải Oscar dành cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.

Theo một số nhà phê bình thì vai diễn của Audrey trong Two For The Road xứng đáng nhận giải Oscar nữ diễn viên chính xuất sắc hơn, và theo quan điểm của những nhà phê bình như Danny Peary, thì đây cũng là vai diễn xuất sắc nhất của Audrey, hơn cả vai công chúa Anne trong Roman Holiday mà nàng nhận giải Oscar năm 1953.

Mặc dù Audrey đã luôn cố gắng khép kín đời tư của mình, nhưng nàng vẫn không thể bịt miệng thiên hạ. Người ta xì xầm với nhau rằng nàng có tình ý với Gregory Peck, diễn viên đóng vai nhà báo trong Roman Holiday với nàng, nhà soạn nhạc Cole Porter, với Humphrey Bogart, đóng chung với nàng trong Sabrina với Fred Astaire hay Gary Cooper... Nhưng trái với tất cả những tin tức nói đến đời sống tình cảm của nàng, điều mà người ta không bao giờ chờ đợi đã xảy ra: Audrey yêu Mel Ferrer, người mà sau này đóng với Audrey trong Chiến Tranh và Hòa Bình. Điều này trở thành một scandale như muốn làm nổ tung cả Âu châu. Mel Ferrer, đã 37 tuổi, hơn Audrey tới 12 tuổi và đặc biệt đã có ba đời vợ và bốn con. Mel không đẹp trai và hói trán. Nhưng Mel là một nhà trí thức: Văn sĩ, nhà sản xuất, đạo diễn sân khấu và điện ảnh, biên đạo múa, người diễn viên tài năng trong Liti đã bị kết tội dụ dỗ “nàng công chúa bé nhỏ”. Bà nam tước Van Heemstra phủ quyết cuộc hôn tình của cô con gái.

 

Nhưng tháng 9 năm 1954, lộng lẫy trong chiếc áo satanh Organdi của nhà may nổi tiếng Pierre Balmain, với cái vương miện kết toàn hồng bạch, Audrey đã sánh vai với Mel Ferrer trong một giáo đường ở Burgenstock. Từ đó, họ chạy như ma đuổi qua những thủ đô của châu Âu để trốn tránh các nhà báo. Sau đó họ về ở hẳn trong một ngôi biệt thự đồ sộ ở Alvano, gần Rome, Những cánh cửa nặng nề và vững chắc khép lại để bảo vệ cuộc sống riêng tư của họ, Audrey cũng như nàng công chúa trong truyện thần thoại - nàng đã lựa chọn tình yêu.

Hai mươi năm trở lại đây, Audrey còn đóng một vài phim, như tham gia một vai trong Mãi Mãi (Forever, 1989) của đạo diễn Steven Spielberg, nhưng chủ yếu là dành hẳn thời gian cho việc giúp trẻ em, Audrey đã từng bay đến châu Phi, ôm hôn, cười đùa, chăm sóc những đứa trẻ bất hạnh da đen ở Somalie, hay quây quần giữa đám trẻ ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam như một đại sứ thiện chí của Liên Hợp Quốc.

Tháng giêng năm 1993, do cơn bệnh trầm trọng, Audrey đã không thể đến Los Angeles để nhận giải thưởng danh dự của Hiệp hội Diễn viên Điện ảnh, nhưng đã gửi thư cảm ơn tất cả các đạo diễn, và những diễn viên đã từng đóng chung với bà, với những lời lẽ trang trọng: “Phần thưởng đó phải thuộc về quý vị, những người đã giúp đỡ, mài dũa, dạy dỗ, khuyến khích, thúc ép, may mặc, chụp ảnh... với tất cả sự kiên nhẫn không cạn kiệt và thật yêu thương... hướng dẫn và nuôi dưỡng một người thiếu tự tin, vô danh, không có kinh nghiệm, gầy nhom như tôi trở thành một món hàng để tiếp thị được”.

Ngày 21.01.1993, Audrey Hepburn đã từ giã cõi đời vì chứng ung thư ruột tại Thụy Sĩ, hưởng thọ 65 tuổi. Cái chết của Audrey là một mất mát lớn không bù đắp được cho gia đình Audrey, cho những người ngưỡng mộ Audrey trên khắp thế giới, điện ảnh mất đi một ngôi sao có một vị trí không lẫn lộn, và trẻ em khắp nơi mất đi một người bạn tận tụy và nhân ái./.

Sâm Thương

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm