Nhân Vật

Aung San Suu Kyi: Tình yêu và tranh đấu

Aung San Suu Kyi (sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945) là chính trị gia người Myanmar và lãnh tụ của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).


suu-burma_2080889a

Aung San Suu Kyi (sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945) là chính trị gia người Myanmar và lãnh tụ của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).

Ngày 8 tháng 11 năm 2015, sau hơn 25 năm tranh đấu cho tự do dân chủ chống lại chính quyền quân sự độc tài của Myanmar, NLD giành thắng lợi áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử quốc gia khi giành được 126 ghế trong quốc hội Myanmar.

Chặng đường dai dẳng đi đến vinh quang của NLD là một chặng đường trải bước trên hoa hồng mà bản thân bà Aung San Suu Kyi cùng những người đồng chí của mình đã phải bước với những bàn chân thấm đau vì những mũi gai.

Trong muôn ngàn sóng gió dưới sự đàn áp kịch liệt của chính quyền quân sự Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã luôn bước hiên ngang đầu ngẩng cao. Ít người nhìn vào tư thế đó của bà mà hiểu được những hy sinh cá nhân to lớn của chính bà và gia đình.

Trước khi trở về Myanmar năm 1988 để chăm sóc người mẹ đang bệnh nặng, bà Aung đã có một cuộc sống gia đình yên ổn với chồng là nhà nghiên cứu Tây Tạng học người Anh ông Michael Aris. Họ có hai đứa con trai và một căn nhà nhỏ tại thành phố Oxford gần trường đại học danh tiếng cùng tên nơi ông Aris giảng dạy.

Chuyến trở về Myanmar năm 1988 của bà Aung đã vô tình biến thành chuyến một đi không thể trở lại suốt nhiều năm, sau khi bà Aung chứng kiến sự tàn ác của chính quyền quân sự Myanmar và quyết định tham gia phong trào dân chủ của Myanmar.

Với việc có người cha là ông Aung San – người lãnh đạo nhân dân Myanmar giành độc lập từ thực dân đế quốc, bà Aung có một sức hút và uy tín lớn với người dân Myanmar. Cương quyết phong tỏa bà Aung, chính quyền quân sự tìm mọi cách để ngăn cản tự do di chuyển và tự do giao tiếp của bà.

Giáng Sinh năm 1995, ông Aris mới được gặp lại vợ mình sau bảy năm xa cách. Ngày chia tay, họ không hề biết đó là lần cuối cùng họ còn có thể nhìn thấy mặt nhau.

Đoạn trích sau đây từ quyển sách “Tiểu Sử Aung San Suu Kyi” của nhà báo người Thụy Điển Jesper Bengtsson cho chúng ta biết thêm về những tranh đấu và hy sinh của bà Aung.

Trích đoạn “Tiểu Sử Aung San Suu Kyi”- Jesper Bengtsson

(Từ bản tiếng Anh năm 2012 của nhà xuất bản Potomac Books dịch từ bản gốc tiếng Thụy Điển):

“…Vào giữa thập niên 90, rõ ràng là đảng NLD có những vấn đề nội bộ của nó. Đầu tiên, đảng này không còn có sức mạnh mà nó đã xây dựng được trong chiến dịch bầu cử năm 1989. Phần lớn các cơ sở của đảng đã bị buộc phải đóng cửa. Việc hàng trăm nhà hoạt động hàng đầu của đảng bị cầm tù, và những hình thức áp bức hạn chế tự do đi lại của Aung San Suu Kyi đã ngăn cản việc tái xây dựng nhanh chóng của NLD.

Thứ hai, các hoạt động bắt giữ, tra tấn và quấy rối của chính quyền quân sự Myanmar đã buộc nhiều đại diện hàng đầu của NLD phải bỏ đảng và quay qua công khai chối từ Aung San Suu Kyi. Người đầu tiên bỏ NLD là Ma Thanegi, một thành viên nữ trong nhóm lãnh đạo của NLD, người từng đi bộ ngay phía sau bà Aung khi quân đội hướng mũi súng vào đoàn người của NLD tại Danubyu trong cuộc bầu cử năm 1989. Ma Thanegi đã phải ngồi tù ba năm và nay bà ta cáo buộc là bà Aung quá giáo điều, cố chấp và không sẵn sàng giải quyết các vấn đề của Myanmar.

Bà Ma viết một bài báo cho tờ Kinh Tế Viễn Đông (Far Eastern Economic Review) mà trong đó bà ta kêu gọi cộng đống thế giới đừng nhìn nhận tình hình ở Myanmar như là một cuộc xung đột giữa thiện và ác, giữa trắng và đen. Luôn luôn có những vùng xám, bà Ma viết, và câu trả lời cho các vấn đề của Myanmar không bao giờ đơn giản.

Trọng tâm của ý kiến phê bình của bà Ma là những cấm vận kinh tế lên Myanmar. Do ảnh hưởng bởi phong trào chống Apartheid tại Nam Phi, Aung San Suu Kyi đã kêu gọi thế giới áp đặt cấm vận kinh tế lên Myanmar. Các cấm vận bà kêu gọi dành cho các lĩnh vực giao thương, thương mại, và du lịch (Trong một đất nước như Myanmar, rất khó để có thể du lịch như một khách du lịch quốc tế mà không phải trả một đồng nào dù là trực tiếp hay gián tiếp cho chế độ quân sự).

Ma Thanegi không nói trắng ra các cáo buộc của bà ta nhưng đọc ẩn ý trong bài viết có thể thấy bà ta muốn dùng vốn và đầu tư kinh tế nước ngoài để giải quyết các vấn đề quốc gia của Myanmar. Bà Ma cáo buộc bà Aung San Suu Kyi đã ngăn cản việc đối thoại với chính quyền độc tài Myanmar. Thay vì chọn việc chủ động bàn thảo với đám tướng tá quân đội, bà Aung chọn việc gây sức ép lên chính quyền độc tài bằng cách yêu cầu các nước trên thế giới ngừng cung cấp cứu trợ và hỗ trợ kinh tế cho Myanmar.

Công kích của bà Ma Thanegi nhận được nhiều sự chú ý và ủng hộ của giới doanh nhân, những người đã tìm được cơ hội tại Myanmar sau khi nước này tiến hành tự do hóa kinh tế, cũng như của giới ngoại giao quốc tế ở thủ đô Rangoon, những người cho là việc áp dụng chính sách cô lập đã là một thứ của quá khứ…

… Những chỉ trích này có đúng không?

Một mặt, câu trả lời là không. Lối phê bình này, vốn đã trở thành là một phần trong các diễn ngôn chính trị từ khi nó được đưa ra, thật sự rất kỳ lạ. Người ta có thể mong đợi một phản ứng nào khác từ một người đã phải bị cầm tù tại nhà nhiều năm và đã phải chứng kiến bao bạn bè và đồng nghiệp của bà bỏ mạng trong các nhà tù quốc gia?

Hơn nữa, ngay từ khi bà Aung mới bước ra làm lãnh đạo cho phong trào dân chủ, bà đã mong muốn được đối thoại với chính quyền quân sự. Khi được thả sau lần bị bắt tại nhà đầu tiên, bà Aung đã yêu cầu đầu tiên là những cuộc đối thoại chi tiết với chính quyền, bà không hề đòi hỏi sự thoái vị ngay lập tức và vô điều kiện của các vị tướng lãnh. Chính các tướng lãnh đã từ chối đối thoại với bà Aung.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo Asia Week năm 1999, bà Aung còn gợi ý khả năng tiếp tục đối thoại với những thành viên cấp thấp hơn trong chính quyền quân sự và kể cả việc các cuộc cuộc đối thoại có thể không nhất thiết phải có sự có mặt của bà Aung. Nhiều lần trong suốt những năm 1990, bà Aung nhấn mạnh là bà không nhất thiết tìm kiếm một chức vụ chính trị chính thức cho bản thân bà. Điều đó thể hiện sự noi gương Mahatma Gandhi của bà Aung.

Một thái độ như thế không thể bị xem là giáo điều hay cứng nhắc, và chỉ trích nói trên chống lại bà Aung phải được xem là một phần đến từ những tuyên truyền của chế độ quân sự độc tài, phần khác đến từ sự phẫn chí của nhiều nhóm trong phong trào dân chủ đối với sự bế tắc trong phát triển của cả đất nước và của phong trào.

Myanmar đã chạm đáy, và trong hoàn cảnh đó nhiều người đã hy vọng vào một thứ gì đó, bất kể gì, có thể châm ngòi cho một quá trình thay đổi.

Mặt khác, có lẽ vấn đề của phong trào dân chủ Myanmar chính là sự phụ thuộc của nó vào bà Aung San Suu Kyi, và thật sự không thể vừa phê bình bà Aung mà không cùng lúc tạo ra vẻ ủng hộ chính quyền quân sự. Có thể có một phần sự thật trong cáo buộc là bà Aung có một sự ương bướng rất khó uốn nắn – một điều vừa tốt vừa xấu – và thật sự là sau lần bị bắt giữ tại nhà đầu tiên bà Aung đã có một số tuyên bố có thể bị xem là vừa giáo điều vừa nặng nề.

Ví dụ “Chọn lựa chúng tôi hay chọn lựa sự hủy diệt”, đây là lời bà Aung tại một buổi họp báo vài tuần trước khi bà được thả. Nhiều năm sau, trong một bữa ăn tối tại bang Shan, bà Aung tiết lộ với một người bạn thân rằng nếu bà Aung có bất kỳ tiếc nuối gì về những năm 90 thì đó chính là lời nói này. Thực ra chính U Tin Oo mới là người dùng lời này của bà Aung để diễn tả sự quan trọng của phong trào dân chủ với tương lai Myanmar, và bà U lập đi lập lại lời này như một cách để tôn vinh người đồng chí lão làng của bà ta.

Tuy nhiên, lời nói đó quá là mang tính hùng biện, bà Aung thú nhận, và nó đã bị lợi dụng hết lần này đến lần khác bởi chính quyền quân sự để đóng khung bà Aung thành một người sẵn sàng hy sinh sự phát triển kinh tế của Myanmar vì sự nghiệp chính trị cùa bà ta.

Hình ảnh bà Aung San Suu Kyi vì thế, nói theo cách khác, không hoàn mỹ như một người có thể thấy lần đầu tiên. Bà Aung đã thể hiện là bà ta sẵn sàng thương lượng nếu và chỉ nếu như việc thương lượng dẫn đến sự cởi mở và dân chủ, và bà luôn đòi hỏi một số thứ cơ bản từ đối phương. Chính quyền quân sự được yêu cầu phải thả tất cả các tù nhân chính trị, cho phép đảng NLD hoạt động, và cho phép bà Aung tự do di chuyển.

Khi những yêu cầu này – hoàn toàn hợp lý – không được thỏa mãn, bà Aung có thể trở nến cứng đầu đúng như cáo buộc của những nhà phê bình.

Chính quyền quân sự Myanmar phải đối mặt với sự cứng đầu đó vào mùa hè năm 1998. Hơn hai năm liên tiếp họ từ chối bất kỳ đối thoại có ý nghĩa nào với bà Aung và ngăn không cho bà rời thủ đô Rangoon. Bà Aung đã làm tất cả những gì có thể để khôi phục hoạt động của NLD tại thủ đô, nhưng bà liên tục bị quấy rối khi làm công việc này.

Ngày 27 tháng 5, các thành viên NLD tập hợp tại một buổi đại hội được tuyên bố chóng vánh. Tại đây, họ ra yêu sách yêu cầu chính quyền quân sự phải tập hợp lại quốc hội đã được bầu năm 1990, muộn nhất là vào tháng 8 năm 1998. Như thường lệ, chính quyền quân sự đáp trả bằng việc bắt giữ vài tá những người đã được bầu vào quốc hội năm 1990, nhằm răn đe làm gương.

Trong tình hình đó, bà Aung San Suu Kyi quyết định thử thách những giới hạn lên tự do di chuyển của bà. Hai lần trong mùa hè năm 1998, bà Aung tìm cách rời Rangoon bằng xe hơi. Cả hai lần bà đều bị cảnh sát chặn lại. Ngày 22 tháng 7, bà thử lần thứ ba. Bà đi xe với một trợ lý và hai tài xế. Họ lái về hướng tây đến phía thành phố Bassein thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Irrawaddy.

Sau khoảng hai mươi dặm, họ bị cảnh sát vũ trang Myanmar chặn lại. Bà Aung từ chối đi ngược trở lại thủ đô, và trong suốt sáu ngày, cả nhóm bà Aung ngủ trong xe hơi dưới sự quan sát của cảnh sát và truyền thông quốc tế. Nhóm bà Aung không có thức ăn và chỉ có một lượng nước ít ỏi. Cảnh sát bảo đảm không ai có thể mang tiếp tế đến cho nhóm bà Aung.

Sau một khoảng thời gian, các sỹ quan cảnh sát quyết định rằng đã quá đủ. Họ phá khóa mở cửa xe hơi và lôi những người tài xế ra. Bà Aung đang nằm ngủ trên một ghế phía sau đã bị đẩy ép một cách bạo lực vào ghế xe hơi. Chiếc xe được lái đưa về lại nhà bà Aung.

Bà Aung đã nổi giận đùng đùng. “Họ bắt cóc tôi. Họ cướp xe tôi,” bà nói thông qua một phát ngôn viên, và bà hứa là sẽ tìm cách rời thủ đô ngay khi bà hồi phục…

…Mùa thu năm 1998, đảng NLD tổ chức một ủy ban để đại diện cho quốc hội đã được dân bầu năm 1990. Chính quyền quân sự lại đáp trả bằng cách tăng cường đàn áp. Hơn một ngàn nhà hoạt động của NLD bị cầm tù hoặc buộc bỏ đảng NLD. Một loạt những đại biểu quốc hội danh tiếng được dân bầu bị bắt và ép vào ở trong những nơi gọi là “nhà khách”. Chính quyền quân sự giải thích là họ phải ở những nơi đó cho đến khi họ hoàn thành việc “giáo dục cải tạo”.

Nếu đã có bất kỳ sự tin tưởng nào giữa Khin Nyunt, người đứng đầu chính quyền quân sự, và bà Aung San Su Kyi từ năm 1994 thì sự tin tưởng đó đã hoàn toàn bị hủy diệt. Tháng 1 năm 1999, NLD đâm đơn kiện vị quan chức đầy quyền lực của lực lượng an ninh cảnh sát với cáo buộc cảnh sat đã phá hoại, cả công khai và ngấm ngầm, một đảng chính trị có mọi quyền hoạt động thể theo luật pháp Myanmar.

Ngay lúc đó, khi tình hình tại Myanmar đang đi đến cao trào, một sự kiện diễn ra tại thành phố Oxford làm thay đổi mọi thứ: ông Michael Aris nhận được thông báo là ông bị ung thư…

…Ông Aris nhận được kết quả xét nghiệm cho thấy ung thư đã lan đến phổi và cột sống của ông. Ông hiểu rằng ông không còn nhiều thời gian nữa và lập tức xin thị thực đến Myanmar. Ông muốn gặp vợ lần cuối. Tuy nhiên đơn xin thị thực của ông bị từ chối ngay cả trong hoàn cảnh lúc đó.

Chính quyền quân sự giải thích là hệ thống y tế Myanmar không có khả năm chăm sóc cho ông Aris và họ đề xuất là bà Aung San Suu Kyi “người đang khỏe mạnh có thể tự do bay sang Anh quốc để gặp người chồng gần đất xa trời đang rất mong được gặp bà.” Đó đã là một quyết định vô cùng khó khăn cho cả bà Aung và ông Aris, nhưng sau khi nói chuyện nhiều lần trên điện thoại họ cùng đồng ý là bà Aung phải ở lại Myanmar.

Chính quyền quân sự không muốn gì hơn ngoài việc loại trừ bà Aung. Nếu bà rời Myanmar, các tướng lãnh sẽ tìm cách ngăn cho bà không quay trở lại, và những tranh đấu suốt những năm qua sẽ phí hoài.

Suốt mùa đông và mùa xuân năm 1999, khi ông Aris nằm bệnh viện, bà Aung nói chuyện với ông qua điện thoại mỗi đêm. Chính quyền quân sự vẫn không cho bà Aung có điện thoại tại nhà, thế nên bà phải tới tư gia một nhà ngoại giao quốc tế ở Myanmar để nhận điện thoại từ chồng. Họ nói chuyện mỗi đêm được một thời gian đến khi chính quyền quân sự phát hiện việc này. Và một đêm nọ, đường dây điện thoại phụt tắt sau khi hai người vừa nói chào nhau. Nhà ngoại giao kể lại rằng đó là lần đầu tiên ông thấy bà Aung khóc

… Một phong trào vận động quốc tế được triển khai để thuyết phục các tướng lãnh thay đổi quyết định của họ. Bill Clinton, Kofi Annan và cả giáo hoàng John Paul II thỉnh cầu chính quyền quân sự cho phép ông Michael Aris được đến Myanmar. Nhưng chẳng có gì thay đổi. Ông Aris qua đời vào ngày sinh nhật của ông: 27 tháng 3 năm 1999.

Họ rất giống nhau”, bà Debbie Stothard nói. Bà đã quen biết ông Michael Aris từ khi bà còn làm việc cho bà Aung San Suu Kyi. Debbie đến Châu Âu trong một chuyến thăm năm 1998 và Michael đã mời bà ghé qua Oxford.

Thật là thú vị khi được nhìn thấy căn nhà số 15 phố Park Town,” Debbie nói. “Micheal đã trang trí nó như là một sự kính trọng dành cho Suu Kyi. Chân dung của cô ấy treo khắp nơi cùng với huy chương và hình chụp các giải thưởng mà Suu Kyi được nhận suốt nhiều năm qua.” Sau khi họ nói chuyện vài tiếng đồng hồ, Michael cương quyết muốn lái xe đưa Debbie ra nhà ga để đảm bảo là Debbie đi đến nơi về đến chốn.

Michael luôn như vậy,” Debbie vừa nói vừa cười. “Tôi đã đi khắp thế giới và có thể tự mình đến nhà ga không vấn đề gì. Nhưng anh ấy cũng có một lòng thương người như Suu Kyi. Cô ấy luôn quan tâm đến đồng nghiệp. Lo lắng cho gia đình họ, đảm bảo họ ăn uống đầy đủ và pha trà cho họ mỗi khi đến giờ giải lao. Micheal cũng làm những điều tương tự. Họ như thể một cặp sinh đôi.”

Trên đường ra nhà ga, Micheal và Debbie đi ngang qua trung tâm thành phố Oxford và Michael chỉ ra những nơi Suu Kyi thường hay đến. “Đó là chỗ Suu của tôi hay đến khi bọn trẻ còn nhỏ,” ông nói khi lái xe ngang một công viên. Hoặc “đó là nơi Suu của tôi từng làm việc”, khi họ lái qua Thư viện Bodleian.

Cứ như thể Michael đã cắt riêng ra những phần cuộc đời chỉ có riêng ông và Suu Kyi, tương phản với cuộc sống như những người của công chúng mà ông bà đã có suốt những năm qua. Một bản đồ của những kỷ niệm chung.

Có lẽ nhà báo Ann Pasternak Slater đã nhận ra được điều gì đấy trong mối quan hệ giữa Michael và Suu Kyi trong bài tiểu luận của bà về Suu Kyi. Cuối bài, Slater trích dẫn những câu thơ của nhà thơ W. B. Yeats: “Bao kẻ yêu những phút giây em đẹp nhất, / Và yêu em với tình yêu giả thật khôn lường. / Riêng chỉ một người yêu tâm hồn kẻ hành hương trong em.”…”

Nguồn: Luật Khoa Tạp chí

- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/05/01/aung-san-suu-kyi-tinh-yeu-va-tranh-dau/#sthash.0tt8JzAB.dpuf
Aung San Suu Kyi (sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945) là chính trị gia người Myanmar và lãnh tụ của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).

Ngày 8 tháng 11 năm 2015, sau hơn 25 năm tranh đấu cho tự do dân chủ chống lại chính quyền quân sự độc tài của Myanmar, NLD giành thắng lợi áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử quốc gia khi giành được 126 ghế trong quốc hội Myanmar.

Chặng đường dai dẳng đi đến vinh quang của NLD là một chặng đường trải bước trên hoa hồng mà bản thân bà Aung San Suu Kyi cùng những người đồng chí của mình đã phải bước với những bàn chân thấm đau vì những mũi gai.

Trong muôn ngàn sóng gió dưới sự đàn áp kịch liệt của chính quyền quân sự Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã luôn bước hiên ngang đầu ngẩng cao. Ít người nhìn vào tư thế đó của bà mà hiểu được những hy sinh cá nhân to lớn của chính bà và gia đình.

Trước khi trở về Myanmar năm 1988 để chăm sóc người mẹ đang bệnh nặng, bà Aung đã có một cuộc sống gia đình yên ổn với chồng là nhà nghiên cứu Tây Tạng học người Anh ông Michael Aris. Họ có hai đứa con trai và một căn nhà nhỏ tại thành phố Oxford gần trường đại học danh tiếng cùng tên nơi ông Aris giảng dạy.

Chuyến trở về Myanmar năm 1988 của bà Aung đã vô tình biến thành chuyến một đi không thể trở lại suốt nhiều năm, sau khi bà Aung chứng kiến sự tàn ác của chính quyền quân sự Myanmar và quyết định tham gia phong trào dân chủ của Myanmar.

Với việc có người cha là ông Aung San – người lãnh đạo nhân dân Myanmar giành độc lập từ thực dân đế quốc, bà Aung có một sức hút và uy tín lớn với người dân Myanmar. Cương quyết phong tỏa bà Aung, chính quyền quân sự tìm mọi cách để ngăn cản tự do di chuyển và tự do giao tiếp của bà.

Giáng Sinh năm 1995, ông Aris mới được gặp lại vợ mình sau bảy năm xa cách. Ngày chia tay, họ không hề biết đó là lần cuối cùng họ còn có thể nhìn thấy mặt nhau.

Đoạn trích sau đây từ quyển sách “Tiểu Sử Aung San Suu Kyi” của nhà báo người Thụy Điển Jesper Bengtsson cho chúng ta biết thêm về những tranh đấu và hy sinh của bà Aung.

Trích đoạn “Tiểu Sử Aung San Suu Kyi”- Jesper Bengtsson

(Từ bản tiếng Anh năm 2012 của nhà xuất bản Potomac Books dịch từ bản gốc tiếng Thụy Điển):

“…Vào giữa thập niên 90, rõ ràng là đảng NLD có những vấn đề nội bộ của nó. Đầu tiên, đảng này không còn có sức mạnh mà nó đã xây dựng được trong chiến dịch bầu cử năm 1989. Phần lớn các cơ sở của đảng đã bị buộc phải đóng cửa. Việc hàng trăm nhà hoạt động hàng đầu của đảng bị cầm tù, và những hình thức áp bức hạn chế tự do đi lại của Aung San Suu Kyi đã ngăn cản việc tái xây dựng nhanh chóng của NLD.

Thứ hai, các hoạt động bắt giữ, tra tấn và quấy rối của chính quyền quân sự Myanmar đã buộc nhiều đại diện hàng đầu của NLD phải bỏ đảng và quay qua công khai chối từ Aung San Suu Kyi. Người đầu tiên bỏ NLD là Ma Thanegi, một thành viên nữ trong nhóm lãnh đạo của NLD, người từng đi bộ ngay phía sau bà Aung khi quân đội hướng mũi súng vào đoàn người của NLD tại Danubyu trong cuộc bầu cử năm 1989. Ma Thanegi đã phải ngồi tù ba năm và nay bà ta cáo buộc là bà Aung quá giáo điều, cố chấp và không sẵn sàng giải quyết các vấn đề của Myanmar.

Bà Ma viết một bài báo cho tờ Kinh Tế Viễn Đông (Far Eastern Economic Review) mà trong đó bà ta kêu gọi cộng đống thế giới đừng nhìn nhận tình hình ở Myanmar như là một cuộc xung đột giữa thiện và ác, giữa trắng và đen. Luôn luôn có những vùng xám, bà Ma viết, và câu trả lời cho các vấn đề của Myanmar không bao giờ đơn giản.

Trọng tâm của ý kiến phê bình của bà Ma là những cấm vận kinh tế lên Myanmar. Do ảnh hưởng bởi phong trào chống Apartheid tại Nam Phi, Aung San Suu Kyi đã kêu gọi thế giới áp đặt cấm vận kinh tế lên Myanmar. Các cấm vận bà kêu gọi dành cho các lĩnh vực giao thương, thương mại, và du lịch (Trong một đất nước như Myanmar, rất khó để có thể du lịch như một khách du lịch quốc tế mà không phải trả một đồng nào dù là trực tiếp hay gián tiếp cho chế độ quân sự).

Ma Thanegi không nói trắng ra các cáo buộc của bà ta nhưng đọc ẩn ý trong bài viết có thể thấy bà ta muốn dùng vốn và đầu tư kinh tế nước ngoài để giải quyết các vấn đề quốc gia của Myanmar. Bà Ma cáo buộc bà Aung San Suu Kyi đã ngăn cản việc đối thoại với chính quyền độc tài Myanmar. Thay vì chọn việc chủ động bàn thảo với đám tướng tá quân đội, bà Aung chọn việc gây sức ép lên chính quyền độc tài bằng cách yêu cầu các nước trên thế giới ngừng cung cấp cứu trợ và hỗ trợ kinh tế cho Myanmar.

Công kích của bà Ma Thanegi nhận được nhiều sự chú ý và ủng hộ của giới doanh nhân, những người đã tìm được cơ hội tại Myanmar sau khi nước này tiến hành tự do hóa kinh tế, cũng như của giới ngoại giao quốc tế ở thủ đô Rangoon, những người cho là việc áp dụng chính sách cô lập đã là một thứ của quá khứ…

… Những chỉ trích này có đúng không?

Một mặt, câu trả lời là không. Lối phê bình này, vốn đã trở thành là một phần trong các diễn ngôn chính trị từ khi nó được đưa ra, thật sự rất kỳ lạ. Người ta có thể mong đợi một phản ứng nào khác từ một người đã phải bị cầm tù tại nhà nhiều năm và đã phải chứng kiến bao bạn bè và đồng nghiệp của bà bỏ mạng trong các nhà tù quốc gia?

Hơn nữa, ngay từ khi bà Aung mới bước ra làm lãnh đạo cho phong trào dân chủ, bà đã mong muốn được đối thoại với chính quyền quân sự. Khi được thả sau lần bị bắt tại nhà đầu tiên, bà Aung đã yêu cầu đầu tiên là những cuộc đối thoại chi tiết với chính quyền, bà không hề đòi hỏi sự thoái vị ngay lập tức và vô điều kiện của các vị tướng lãnh. Chính các tướng lãnh đã từ chối đối thoại với bà Aung.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo Asia Week năm 1999, bà Aung còn gợi ý khả năng tiếp tục đối thoại với những thành viên cấp thấp hơn trong chính quyền quân sự và kể cả việc các cuộc cuộc đối thoại có thể không nhất thiết phải có sự có mặt của bà Aung. Nhiều lần trong suốt những năm 1990, bà Aung nhấn mạnh là bà không nhất thiết tìm kiếm một chức vụ chính trị chính thức cho bản thân bà. Điều đó thể hiện sự noi gương Mahatma Gandhi của bà Aung.

Một thái độ như thế không thể bị xem là giáo điều hay cứng nhắc, và chỉ trích nói trên chống lại bà Aung phải được xem là một phần đến từ những tuyên truyền của chế độ quân sự độc tài, phần khác đến từ sự phẫn chí của nhiều nhóm trong phong trào dân chủ đối với sự bế tắc trong phát triển của cả đất nước và của phong trào.

Myanmar đã chạm đáy, và trong hoàn cảnh đó nhiều người đã hy vọng vào một thứ gì đó, bất kể gì, có thể châm ngòi cho một quá trình thay đổi.

Mặt khác, có lẽ vấn đề của phong trào dân chủ Myanmar chính là sự phụ thuộc của nó vào bà Aung San Suu Kyi, và thật sự không thể vừa phê bình bà Aung mà không cùng lúc tạo ra vẻ ủng hộ chính quyền quân sự. Có thể có một phần sự thật trong cáo buộc là bà Aung có một sự ương bướng rất khó uốn nắn – một điều vừa tốt vừa xấu – và thật sự là sau lần bị bắt giữ tại nhà đầu tiên bà Aung đã có một số tuyên bố có thể bị xem là vừa giáo điều vừa nặng nề.

Ví dụ “Chọn lựa chúng tôi hay chọn lựa sự hủy diệt”, đây là lời bà Aung tại một buổi họp báo vài tuần trước khi bà được thả. Nhiều năm sau, trong một bữa ăn tối tại bang Shan, bà Aung tiết lộ với một người bạn thân rằng nếu bà Aung có bất kỳ tiếc nuối gì về những năm 90 thì đó chính là lời nói này. Thực ra chính U Tin Oo mới là người dùng lời này của bà Aung để diễn tả sự quan trọng của phong trào dân chủ với tương lai Myanmar, và bà U lập đi lập lại lời này như một cách để tôn vinh người đồng chí lão làng của bà ta.

Tuy nhiên, lời nói đó quá là mang tính hùng biện, bà Aung thú nhận, và nó đã bị lợi dụng hết lần này đến lần khác bởi chính quyền quân sự để đóng khung bà Aung thành một người sẵn sàng hy sinh sự phát triển kinh tế của Myanmar vì sự nghiệp chính trị cùa bà ta.

Hình ảnh bà Aung San Suu Kyi vì thế, nói theo cách khác, không hoàn mỹ như một người có thể thấy lần đầu tiên. Bà Aung đã thể hiện là bà ta sẵn sàng thương lượng nếu và chỉ nếu như việc thương lượng dẫn đến sự cởi mở và dân chủ, và bà luôn đòi hỏi một số thứ cơ bản từ đối phương. Chính quyền quân sự được yêu cầu phải thả tất cả các tù nhân chính trị, cho phép đảng NLD hoạt động, và cho phép bà Aung tự do di chuyển.

Khi những yêu cầu này – hoàn toàn hợp lý – không được thỏa mãn, bà Aung có thể trở nến cứng đầu đúng như cáo buộc của những nhà phê bình.

Chính quyền quân sự Myanmar phải đối mặt với sự cứng đầu đó vào mùa hè năm 1998. Hơn hai năm liên tiếp họ từ chối bất kỳ đối thoại có ý nghĩa nào với bà Aung và ngăn không cho bà rời thủ đô Rangoon. Bà Aung đã làm tất cả những gì có thể để khôi phục hoạt động của NLD tại thủ đô, nhưng bà liên tục bị quấy rối khi làm công việc này.

Ngày 27 tháng 5, các thành viên NLD tập hợp tại một buổi đại hội được tuyên bố chóng vánh. Tại đây, họ ra yêu sách yêu cầu chính quyền quân sự phải tập hợp lại quốc hội đã được bầu năm 1990, muộn nhất là vào tháng 8 năm 1998. Như thường lệ, chính quyền quân sự đáp trả bằng việc bắt giữ vài tá những người đã được bầu vào quốc hội năm 1990, nhằm răn đe làm gương.

Trong tình hình đó, bà Aung San Suu Kyi quyết định thử thách những giới hạn lên tự do di chuyển của bà. Hai lần trong mùa hè năm 1998, bà Aung tìm cách rời Rangoon bằng xe hơi. Cả hai lần bà đều bị cảnh sát chặn lại. Ngày 22 tháng 7, bà thử lần thứ ba. Bà đi xe với một trợ lý và hai tài xế. Họ lái về hướng tây đến phía thành phố Bassein thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Irrawaddy.

Sau khoảng hai mươi dặm, họ bị cảnh sát vũ trang Myanmar chặn lại. Bà Aung từ chối đi ngược trở lại thủ đô, và trong suốt sáu ngày, cả nhóm bà Aung ngủ trong xe hơi dưới sự quan sát của cảnh sát và truyền thông quốc tế. Nhóm bà Aung không có thức ăn và chỉ có một lượng nước ít ỏi. Cảnh sát bảo đảm không ai có thể mang tiếp tế đến cho nhóm bà Aung.

Sau một khoảng thời gian, các sỹ quan cảnh sát quyết định rằng đã quá đủ. Họ phá khóa mở cửa xe hơi và lôi những người tài xế ra. Bà Aung đang nằm ngủ trên một ghế phía sau đã bị đẩy ép một cách bạo lực vào ghế xe hơi. Chiếc xe được lái đưa về lại nhà bà Aung.

Bà Aung đã nổi giận đùng đùng. “Họ bắt cóc tôi. Họ cướp xe tôi,” bà nói thông qua một phát ngôn viên, và bà hứa là sẽ tìm cách rời thủ đô ngay khi bà hồi phục…

…Mùa thu năm 1998, đảng NLD tổ chức một ủy ban để đại diện cho quốc hội đã được dân bầu năm 1990. Chính quyền quân sự lại đáp trả bằng cách tăng cường đàn áp. Hơn một ngàn nhà hoạt động của NLD bị cầm tù hoặc buộc bỏ đảng NLD. Một loạt những đại biểu quốc hội danh tiếng được dân bầu bị bắt và ép vào ở trong những nơi gọi là “nhà khách”. Chính quyền quân sự giải thích là họ phải ở những nơi đó cho đến khi họ hoàn thành việc “giáo dục cải tạo”.

Nếu đã có bất kỳ sự tin tưởng nào giữa Khin Nyunt, người đứng đầu chính quyền quân sự, và bà Aung San Su Kyi từ năm 1994 thì sự tin tưởng đó đã hoàn toàn bị hủy diệt. Tháng 1 năm 1999, NLD đâm đơn kiện vị quan chức đầy quyền lực của lực lượng an ninh cảnh sát với cáo buộc cảnh sat đã phá hoại, cả công khai và ngấm ngầm, một đảng chính trị có mọi quyền hoạt động thể theo luật pháp Myanmar.

Ngay lúc đó, khi tình hình tại Myanmar đang đi đến cao trào, một sự kiện diễn ra tại thành phố Oxford làm thay đổi mọi thứ: ông Michael Aris nhận được thông báo là ông bị ung thư…

…Ông Aris nhận được kết quả xét nghiệm cho thấy ung thư đã lan đến phổi và cột sống của ông. Ông hiểu rằng ông không còn nhiều thời gian nữa và lập tức xin thị thực đến Myanmar. Ông muốn gặp vợ lần cuối. Tuy nhiên đơn xin thị thực của ông bị từ chối ngay cả trong hoàn cảnh lúc đó.

Chính quyền quân sự giải thích là hệ thống y tế Myanmar không có khả năm chăm sóc cho ông Aris và họ đề xuất là bà Aung San Suu Kyi “người đang khỏe mạnh có thể tự do bay sang Anh quốc để gặp người chồng gần đất xa trời đang rất mong được gặp bà.” Đó đã là một quyết định vô cùng khó khăn cho cả bà Aung và ông Aris, nhưng sau khi nói chuyện nhiều lần trên điện thoại họ cùng đồng ý là bà Aung phải ở lại Myanmar.

Chính quyền quân sự không muốn gì hơn ngoài việc loại trừ bà Aung. Nếu bà rời Myanmar, các tướng lãnh sẽ tìm cách ngăn cho bà không quay trở lại, và những tranh đấu suốt những năm qua sẽ phí hoài.

Suốt mùa đông và mùa xuân năm 1999, khi ông Aris nằm bệnh viện, bà Aung nói chuyện với ông qua điện thoại mỗi đêm. Chính quyền quân sự vẫn không cho bà Aung có điện thoại tại nhà, thế nên bà phải tới tư gia một nhà ngoại giao quốc tế ở Myanmar để nhận điện thoại từ chồng. Họ nói chuyện mỗi đêm được một thời gian đến khi chính quyền quân sự phát hiện việc này. Và một đêm nọ, đường dây điện thoại phụt tắt sau khi hai người vừa nói chào nhau. Nhà ngoại giao kể lại rằng đó là lần đầu tiên ông thấy bà Aung khóc…

… Một phong trào vận động quốc tế được triển khai để thuyết phục các tướng lãnh thay đổi quyết định của họ. Bill Clinton, Kofi Annan và cả giáo hoàng John Paul II thỉnh cầu chính quyền quân sự cho phép ông Michael Aris được đến Myanmar. Nhưng chẳng có gì thay đổi. Ông Aris qua đời vào ngày sinh nhật của ông: 27 tháng 3 năm 1999.

“Họ rất giống nhau”, bà Debbie Stothard nói. Bà đã quen biết ông Michael Aris từ khi bà còn làm việc cho bà Aung San Suu Kyi. Debbie đến Châu Âu trong một chuyến thăm năm 1998 và Michael đã mời bà ghé qua Oxford.

“Thật là thú vị khi được nhìn thấy căn nhà số 15 phố Park Town,” Debbie nói. “Micheal đã trang trí nó như là một sự kính trọng dành cho Suu Kyi. Chân dung của cô ấy treo khắp nơi cùng với huy chương và hình chụp các giải thưởng mà Suu Kyi được nhận suốt nhiều năm qua.” Sau khi họ nói chuyện vài tiếng đồng hồ, Michael cương quyết muốn lái xe đưa Debbie ra nhà ga để đảm bảo là Debbie đi đến nơi về đến chốn.

“Michael luôn như vậy,” Debbie vừa nói vừa cười. “Tôi đã đi khắp thế giới và có thể tự mình đến nhà ga không vấn đề gì. Nhưng anh ấy cũng có một lòng thương người như Suu Kyi. Cô ấy luôn quan tâm đến đồng nghiệp. Lo lắng cho gia đình họ, đảm bảo họ ăn uống đầy đủ và pha trà cho họ mỗi khi đến giờ giải lao. Micheal cũng làm những điều tương tự. Họ như thể một cặp sinh đôi.”

Trên đường ra nhà ga, Micheal và Debbie đi ngang qua trung tâm thành phố Oxford và Michael chỉ ra những nơi Suu Kyi thường hay đến. “Đó là chỗ Suu của tôi hay đến khi bọn trẻ còn nhỏ,” ông nói khi lái xe ngang một công viên. Hoặc “đó là nơi Suu của tôi từng làm việc”, khi họ lái qua Thư viện Bodleian.

Cứ như thể Michael đã cắt riêng ra những phần cuộc đời chỉ có riêng ông và Suu Kyi, tương phản với cuộc sống như những người của công chúng mà ông bà đã có suốt những năm qua. Một bản đồ của những kỷ niệm chung.

Có lẽ nhà báo Ann Pasternak Slater đã nhận ra được điều gì đấy trong mối quan hệ giữa Michael và Suu Kyi trong bài tiểu luận của bà về Suu Kyi. Cuối bài, Slater trích dẫn những câu thơ của nhà thơ W. B. Yeats: “Bao kẻ yêu những phút giây em đẹp nhất, / Và yêu em với tình yêu giả thật khôn lường. / Riêng chỉ một người yêu tâm hồn kẻ hành hương trong em.”…”

Nguồn: Luật Khoa Tạp chí
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Aung San Suu Kyi: Tình yêu và tranh đấu

Aung San Suu Kyi (sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945) là chính trị gia người Myanmar và lãnh tụ của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).


suu-burma_2080889a

Aung San Suu Kyi (sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945) là chính trị gia người Myanmar và lãnh tụ của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).

Ngày 8 tháng 11 năm 2015, sau hơn 25 năm tranh đấu cho tự do dân chủ chống lại chính quyền quân sự độc tài của Myanmar, NLD giành thắng lợi áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử quốc gia khi giành được 126 ghế trong quốc hội Myanmar.

Chặng đường dai dẳng đi đến vinh quang của NLD là một chặng đường trải bước trên hoa hồng mà bản thân bà Aung San Suu Kyi cùng những người đồng chí của mình đã phải bước với những bàn chân thấm đau vì những mũi gai.

Trong muôn ngàn sóng gió dưới sự đàn áp kịch liệt của chính quyền quân sự Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã luôn bước hiên ngang đầu ngẩng cao. Ít người nhìn vào tư thế đó của bà mà hiểu được những hy sinh cá nhân to lớn của chính bà và gia đình.

Trước khi trở về Myanmar năm 1988 để chăm sóc người mẹ đang bệnh nặng, bà Aung đã có một cuộc sống gia đình yên ổn với chồng là nhà nghiên cứu Tây Tạng học người Anh ông Michael Aris. Họ có hai đứa con trai và một căn nhà nhỏ tại thành phố Oxford gần trường đại học danh tiếng cùng tên nơi ông Aris giảng dạy.

Chuyến trở về Myanmar năm 1988 của bà Aung đã vô tình biến thành chuyến một đi không thể trở lại suốt nhiều năm, sau khi bà Aung chứng kiến sự tàn ác của chính quyền quân sự Myanmar và quyết định tham gia phong trào dân chủ của Myanmar.

Với việc có người cha là ông Aung San – người lãnh đạo nhân dân Myanmar giành độc lập từ thực dân đế quốc, bà Aung có một sức hút và uy tín lớn với người dân Myanmar. Cương quyết phong tỏa bà Aung, chính quyền quân sự tìm mọi cách để ngăn cản tự do di chuyển và tự do giao tiếp của bà.

Giáng Sinh năm 1995, ông Aris mới được gặp lại vợ mình sau bảy năm xa cách. Ngày chia tay, họ không hề biết đó là lần cuối cùng họ còn có thể nhìn thấy mặt nhau.

Đoạn trích sau đây từ quyển sách “Tiểu Sử Aung San Suu Kyi” của nhà báo người Thụy Điển Jesper Bengtsson cho chúng ta biết thêm về những tranh đấu và hy sinh của bà Aung.

Trích đoạn “Tiểu Sử Aung San Suu Kyi”- Jesper Bengtsson

(Từ bản tiếng Anh năm 2012 của nhà xuất bản Potomac Books dịch từ bản gốc tiếng Thụy Điển):

“…Vào giữa thập niên 90, rõ ràng là đảng NLD có những vấn đề nội bộ của nó. Đầu tiên, đảng này không còn có sức mạnh mà nó đã xây dựng được trong chiến dịch bầu cử năm 1989. Phần lớn các cơ sở của đảng đã bị buộc phải đóng cửa. Việc hàng trăm nhà hoạt động hàng đầu của đảng bị cầm tù, và những hình thức áp bức hạn chế tự do đi lại của Aung San Suu Kyi đã ngăn cản việc tái xây dựng nhanh chóng của NLD.

Thứ hai, các hoạt động bắt giữ, tra tấn và quấy rối của chính quyền quân sự Myanmar đã buộc nhiều đại diện hàng đầu của NLD phải bỏ đảng và quay qua công khai chối từ Aung San Suu Kyi. Người đầu tiên bỏ NLD là Ma Thanegi, một thành viên nữ trong nhóm lãnh đạo của NLD, người từng đi bộ ngay phía sau bà Aung khi quân đội hướng mũi súng vào đoàn người của NLD tại Danubyu trong cuộc bầu cử năm 1989. Ma Thanegi đã phải ngồi tù ba năm và nay bà ta cáo buộc là bà Aung quá giáo điều, cố chấp và không sẵn sàng giải quyết các vấn đề của Myanmar.

Bà Ma viết một bài báo cho tờ Kinh Tế Viễn Đông (Far Eastern Economic Review) mà trong đó bà ta kêu gọi cộng đống thế giới đừng nhìn nhận tình hình ở Myanmar như là một cuộc xung đột giữa thiện và ác, giữa trắng và đen. Luôn luôn có những vùng xám, bà Ma viết, và câu trả lời cho các vấn đề của Myanmar không bao giờ đơn giản.

Trọng tâm của ý kiến phê bình của bà Ma là những cấm vận kinh tế lên Myanmar. Do ảnh hưởng bởi phong trào chống Apartheid tại Nam Phi, Aung San Suu Kyi đã kêu gọi thế giới áp đặt cấm vận kinh tế lên Myanmar. Các cấm vận bà kêu gọi dành cho các lĩnh vực giao thương, thương mại, và du lịch (Trong một đất nước như Myanmar, rất khó để có thể du lịch như một khách du lịch quốc tế mà không phải trả một đồng nào dù là trực tiếp hay gián tiếp cho chế độ quân sự).

Ma Thanegi không nói trắng ra các cáo buộc của bà ta nhưng đọc ẩn ý trong bài viết có thể thấy bà ta muốn dùng vốn và đầu tư kinh tế nước ngoài để giải quyết các vấn đề quốc gia của Myanmar. Bà Ma cáo buộc bà Aung San Suu Kyi đã ngăn cản việc đối thoại với chính quyền độc tài Myanmar. Thay vì chọn việc chủ động bàn thảo với đám tướng tá quân đội, bà Aung chọn việc gây sức ép lên chính quyền độc tài bằng cách yêu cầu các nước trên thế giới ngừng cung cấp cứu trợ và hỗ trợ kinh tế cho Myanmar.

Công kích của bà Ma Thanegi nhận được nhiều sự chú ý và ủng hộ của giới doanh nhân, những người đã tìm được cơ hội tại Myanmar sau khi nước này tiến hành tự do hóa kinh tế, cũng như của giới ngoại giao quốc tế ở thủ đô Rangoon, những người cho là việc áp dụng chính sách cô lập đã là một thứ của quá khứ…

… Những chỉ trích này có đúng không?

Một mặt, câu trả lời là không. Lối phê bình này, vốn đã trở thành là một phần trong các diễn ngôn chính trị từ khi nó được đưa ra, thật sự rất kỳ lạ. Người ta có thể mong đợi một phản ứng nào khác từ một người đã phải bị cầm tù tại nhà nhiều năm và đã phải chứng kiến bao bạn bè và đồng nghiệp của bà bỏ mạng trong các nhà tù quốc gia?

Hơn nữa, ngay từ khi bà Aung mới bước ra làm lãnh đạo cho phong trào dân chủ, bà đã mong muốn được đối thoại với chính quyền quân sự. Khi được thả sau lần bị bắt tại nhà đầu tiên, bà Aung đã yêu cầu đầu tiên là những cuộc đối thoại chi tiết với chính quyền, bà không hề đòi hỏi sự thoái vị ngay lập tức và vô điều kiện của các vị tướng lãnh. Chính các tướng lãnh đã từ chối đối thoại với bà Aung.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo Asia Week năm 1999, bà Aung còn gợi ý khả năng tiếp tục đối thoại với những thành viên cấp thấp hơn trong chính quyền quân sự và kể cả việc các cuộc cuộc đối thoại có thể không nhất thiết phải có sự có mặt của bà Aung. Nhiều lần trong suốt những năm 1990, bà Aung nhấn mạnh là bà không nhất thiết tìm kiếm một chức vụ chính trị chính thức cho bản thân bà. Điều đó thể hiện sự noi gương Mahatma Gandhi của bà Aung.

Một thái độ như thế không thể bị xem là giáo điều hay cứng nhắc, và chỉ trích nói trên chống lại bà Aung phải được xem là một phần đến từ những tuyên truyền của chế độ quân sự độc tài, phần khác đến từ sự phẫn chí của nhiều nhóm trong phong trào dân chủ đối với sự bế tắc trong phát triển của cả đất nước và của phong trào.

Myanmar đã chạm đáy, và trong hoàn cảnh đó nhiều người đã hy vọng vào một thứ gì đó, bất kể gì, có thể châm ngòi cho một quá trình thay đổi.

Mặt khác, có lẽ vấn đề của phong trào dân chủ Myanmar chính là sự phụ thuộc của nó vào bà Aung San Suu Kyi, và thật sự không thể vừa phê bình bà Aung mà không cùng lúc tạo ra vẻ ủng hộ chính quyền quân sự. Có thể có một phần sự thật trong cáo buộc là bà Aung có một sự ương bướng rất khó uốn nắn – một điều vừa tốt vừa xấu – và thật sự là sau lần bị bắt giữ tại nhà đầu tiên bà Aung đã có một số tuyên bố có thể bị xem là vừa giáo điều vừa nặng nề.

Ví dụ “Chọn lựa chúng tôi hay chọn lựa sự hủy diệt”, đây là lời bà Aung tại một buổi họp báo vài tuần trước khi bà được thả. Nhiều năm sau, trong một bữa ăn tối tại bang Shan, bà Aung tiết lộ với một người bạn thân rằng nếu bà Aung có bất kỳ tiếc nuối gì về những năm 90 thì đó chính là lời nói này. Thực ra chính U Tin Oo mới là người dùng lời này của bà Aung để diễn tả sự quan trọng của phong trào dân chủ với tương lai Myanmar, và bà U lập đi lập lại lời này như một cách để tôn vinh người đồng chí lão làng của bà ta.

Tuy nhiên, lời nói đó quá là mang tính hùng biện, bà Aung thú nhận, và nó đã bị lợi dụng hết lần này đến lần khác bởi chính quyền quân sự để đóng khung bà Aung thành một người sẵn sàng hy sinh sự phát triển kinh tế của Myanmar vì sự nghiệp chính trị cùa bà ta.

Hình ảnh bà Aung San Suu Kyi vì thế, nói theo cách khác, không hoàn mỹ như một người có thể thấy lần đầu tiên. Bà Aung đã thể hiện là bà ta sẵn sàng thương lượng nếu và chỉ nếu như việc thương lượng dẫn đến sự cởi mở và dân chủ, và bà luôn đòi hỏi một số thứ cơ bản từ đối phương. Chính quyền quân sự được yêu cầu phải thả tất cả các tù nhân chính trị, cho phép đảng NLD hoạt động, và cho phép bà Aung tự do di chuyển.

Khi những yêu cầu này – hoàn toàn hợp lý – không được thỏa mãn, bà Aung có thể trở nến cứng đầu đúng như cáo buộc của những nhà phê bình.

Chính quyền quân sự Myanmar phải đối mặt với sự cứng đầu đó vào mùa hè năm 1998. Hơn hai năm liên tiếp họ từ chối bất kỳ đối thoại có ý nghĩa nào với bà Aung và ngăn không cho bà rời thủ đô Rangoon. Bà Aung đã làm tất cả những gì có thể để khôi phục hoạt động của NLD tại thủ đô, nhưng bà liên tục bị quấy rối khi làm công việc này.

Ngày 27 tháng 5, các thành viên NLD tập hợp tại một buổi đại hội được tuyên bố chóng vánh. Tại đây, họ ra yêu sách yêu cầu chính quyền quân sự phải tập hợp lại quốc hội đã được bầu năm 1990, muộn nhất là vào tháng 8 năm 1998. Như thường lệ, chính quyền quân sự đáp trả bằng việc bắt giữ vài tá những người đã được bầu vào quốc hội năm 1990, nhằm răn đe làm gương.

Trong tình hình đó, bà Aung San Suu Kyi quyết định thử thách những giới hạn lên tự do di chuyển của bà. Hai lần trong mùa hè năm 1998, bà Aung tìm cách rời Rangoon bằng xe hơi. Cả hai lần bà đều bị cảnh sát chặn lại. Ngày 22 tháng 7, bà thử lần thứ ba. Bà đi xe với một trợ lý và hai tài xế. Họ lái về hướng tây đến phía thành phố Bassein thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Irrawaddy.

Sau khoảng hai mươi dặm, họ bị cảnh sát vũ trang Myanmar chặn lại. Bà Aung từ chối đi ngược trở lại thủ đô, và trong suốt sáu ngày, cả nhóm bà Aung ngủ trong xe hơi dưới sự quan sát của cảnh sát và truyền thông quốc tế. Nhóm bà Aung không có thức ăn và chỉ có một lượng nước ít ỏi. Cảnh sát bảo đảm không ai có thể mang tiếp tế đến cho nhóm bà Aung.

Sau một khoảng thời gian, các sỹ quan cảnh sát quyết định rằng đã quá đủ. Họ phá khóa mở cửa xe hơi và lôi những người tài xế ra. Bà Aung đang nằm ngủ trên một ghế phía sau đã bị đẩy ép một cách bạo lực vào ghế xe hơi. Chiếc xe được lái đưa về lại nhà bà Aung.

Bà Aung đã nổi giận đùng đùng. “Họ bắt cóc tôi. Họ cướp xe tôi,” bà nói thông qua một phát ngôn viên, và bà hứa là sẽ tìm cách rời thủ đô ngay khi bà hồi phục…

…Mùa thu năm 1998, đảng NLD tổ chức một ủy ban để đại diện cho quốc hội đã được dân bầu năm 1990. Chính quyền quân sự lại đáp trả bằng cách tăng cường đàn áp. Hơn một ngàn nhà hoạt động của NLD bị cầm tù hoặc buộc bỏ đảng NLD. Một loạt những đại biểu quốc hội danh tiếng được dân bầu bị bắt và ép vào ở trong những nơi gọi là “nhà khách”. Chính quyền quân sự giải thích là họ phải ở những nơi đó cho đến khi họ hoàn thành việc “giáo dục cải tạo”.

Nếu đã có bất kỳ sự tin tưởng nào giữa Khin Nyunt, người đứng đầu chính quyền quân sự, và bà Aung San Su Kyi từ năm 1994 thì sự tin tưởng đó đã hoàn toàn bị hủy diệt. Tháng 1 năm 1999, NLD đâm đơn kiện vị quan chức đầy quyền lực của lực lượng an ninh cảnh sát với cáo buộc cảnh sat đã phá hoại, cả công khai và ngấm ngầm, một đảng chính trị có mọi quyền hoạt động thể theo luật pháp Myanmar.

Ngay lúc đó, khi tình hình tại Myanmar đang đi đến cao trào, một sự kiện diễn ra tại thành phố Oxford làm thay đổi mọi thứ: ông Michael Aris nhận được thông báo là ông bị ung thư…

…Ông Aris nhận được kết quả xét nghiệm cho thấy ung thư đã lan đến phổi và cột sống của ông. Ông hiểu rằng ông không còn nhiều thời gian nữa và lập tức xin thị thực đến Myanmar. Ông muốn gặp vợ lần cuối. Tuy nhiên đơn xin thị thực của ông bị từ chối ngay cả trong hoàn cảnh lúc đó.

Chính quyền quân sự giải thích là hệ thống y tế Myanmar không có khả năm chăm sóc cho ông Aris và họ đề xuất là bà Aung San Suu Kyi “người đang khỏe mạnh có thể tự do bay sang Anh quốc để gặp người chồng gần đất xa trời đang rất mong được gặp bà.” Đó đã là một quyết định vô cùng khó khăn cho cả bà Aung và ông Aris, nhưng sau khi nói chuyện nhiều lần trên điện thoại họ cùng đồng ý là bà Aung phải ở lại Myanmar.

Chính quyền quân sự không muốn gì hơn ngoài việc loại trừ bà Aung. Nếu bà rời Myanmar, các tướng lãnh sẽ tìm cách ngăn cho bà không quay trở lại, và những tranh đấu suốt những năm qua sẽ phí hoài.

Suốt mùa đông và mùa xuân năm 1999, khi ông Aris nằm bệnh viện, bà Aung nói chuyện với ông qua điện thoại mỗi đêm. Chính quyền quân sự vẫn không cho bà Aung có điện thoại tại nhà, thế nên bà phải tới tư gia một nhà ngoại giao quốc tế ở Myanmar để nhận điện thoại từ chồng. Họ nói chuyện mỗi đêm được một thời gian đến khi chính quyền quân sự phát hiện việc này. Và một đêm nọ, đường dây điện thoại phụt tắt sau khi hai người vừa nói chào nhau. Nhà ngoại giao kể lại rằng đó là lần đầu tiên ông thấy bà Aung khóc

… Một phong trào vận động quốc tế được triển khai để thuyết phục các tướng lãnh thay đổi quyết định của họ. Bill Clinton, Kofi Annan và cả giáo hoàng John Paul II thỉnh cầu chính quyền quân sự cho phép ông Michael Aris được đến Myanmar. Nhưng chẳng có gì thay đổi. Ông Aris qua đời vào ngày sinh nhật của ông: 27 tháng 3 năm 1999.

Họ rất giống nhau”, bà Debbie Stothard nói. Bà đã quen biết ông Michael Aris từ khi bà còn làm việc cho bà Aung San Suu Kyi. Debbie đến Châu Âu trong một chuyến thăm năm 1998 và Michael đã mời bà ghé qua Oxford.

Thật là thú vị khi được nhìn thấy căn nhà số 15 phố Park Town,” Debbie nói. “Micheal đã trang trí nó như là một sự kính trọng dành cho Suu Kyi. Chân dung của cô ấy treo khắp nơi cùng với huy chương và hình chụp các giải thưởng mà Suu Kyi được nhận suốt nhiều năm qua.” Sau khi họ nói chuyện vài tiếng đồng hồ, Michael cương quyết muốn lái xe đưa Debbie ra nhà ga để đảm bảo là Debbie đi đến nơi về đến chốn.

Michael luôn như vậy,” Debbie vừa nói vừa cười. “Tôi đã đi khắp thế giới và có thể tự mình đến nhà ga không vấn đề gì. Nhưng anh ấy cũng có một lòng thương người như Suu Kyi. Cô ấy luôn quan tâm đến đồng nghiệp. Lo lắng cho gia đình họ, đảm bảo họ ăn uống đầy đủ và pha trà cho họ mỗi khi đến giờ giải lao. Micheal cũng làm những điều tương tự. Họ như thể một cặp sinh đôi.”

Trên đường ra nhà ga, Micheal và Debbie đi ngang qua trung tâm thành phố Oxford và Michael chỉ ra những nơi Suu Kyi thường hay đến. “Đó là chỗ Suu của tôi hay đến khi bọn trẻ còn nhỏ,” ông nói khi lái xe ngang một công viên. Hoặc “đó là nơi Suu của tôi từng làm việc”, khi họ lái qua Thư viện Bodleian.

Cứ như thể Michael đã cắt riêng ra những phần cuộc đời chỉ có riêng ông và Suu Kyi, tương phản với cuộc sống như những người của công chúng mà ông bà đã có suốt những năm qua. Một bản đồ của những kỷ niệm chung.

Có lẽ nhà báo Ann Pasternak Slater đã nhận ra được điều gì đấy trong mối quan hệ giữa Michael và Suu Kyi trong bài tiểu luận của bà về Suu Kyi. Cuối bài, Slater trích dẫn những câu thơ của nhà thơ W. B. Yeats: “Bao kẻ yêu những phút giây em đẹp nhất, / Và yêu em với tình yêu giả thật khôn lường. / Riêng chỉ một người yêu tâm hồn kẻ hành hương trong em.”…”

Nguồn: Luật Khoa Tạp chí

- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/05/01/aung-san-suu-kyi-tinh-yeu-va-tranh-dau/#sthash.0tt8JzAB.dpuf
Aung San Suu Kyi (sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945) là chính trị gia người Myanmar và lãnh tụ của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).

Ngày 8 tháng 11 năm 2015, sau hơn 25 năm tranh đấu cho tự do dân chủ chống lại chính quyền quân sự độc tài của Myanmar, NLD giành thắng lợi áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử quốc gia khi giành được 126 ghế trong quốc hội Myanmar.

Chặng đường dai dẳng đi đến vinh quang của NLD là một chặng đường trải bước trên hoa hồng mà bản thân bà Aung San Suu Kyi cùng những người đồng chí của mình đã phải bước với những bàn chân thấm đau vì những mũi gai.

Trong muôn ngàn sóng gió dưới sự đàn áp kịch liệt của chính quyền quân sự Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã luôn bước hiên ngang đầu ngẩng cao. Ít người nhìn vào tư thế đó của bà mà hiểu được những hy sinh cá nhân to lớn của chính bà và gia đình.

Trước khi trở về Myanmar năm 1988 để chăm sóc người mẹ đang bệnh nặng, bà Aung đã có một cuộc sống gia đình yên ổn với chồng là nhà nghiên cứu Tây Tạng học người Anh ông Michael Aris. Họ có hai đứa con trai và một căn nhà nhỏ tại thành phố Oxford gần trường đại học danh tiếng cùng tên nơi ông Aris giảng dạy.

Chuyến trở về Myanmar năm 1988 của bà Aung đã vô tình biến thành chuyến một đi không thể trở lại suốt nhiều năm, sau khi bà Aung chứng kiến sự tàn ác của chính quyền quân sự Myanmar và quyết định tham gia phong trào dân chủ của Myanmar.

Với việc có người cha là ông Aung San – người lãnh đạo nhân dân Myanmar giành độc lập từ thực dân đế quốc, bà Aung có một sức hút và uy tín lớn với người dân Myanmar. Cương quyết phong tỏa bà Aung, chính quyền quân sự tìm mọi cách để ngăn cản tự do di chuyển và tự do giao tiếp của bà.

Giáng Sinh năm 1995, ông Aris mới được gặp lại vợ mình sau bảy năm xa cách. Ngày chia tay, họ không hề biết đó là lần cuối cùng họ còn có thể nhìn thấy mặt nhau.

Đoạn trích sau đây từ quyển sách “Tiểu Sử Aung San Suu Kyi” của nhà báo người Thụy Điển Jesper Bengtsson cho chúng ta biết thêm về những tranh đấu và hy sinh của bà Aung.

Trích đoạn “Tiểu Sử Aung San Suu Kyi”- Jesper Bengtsson

(Từ bản tiếng Anh năm 2012 của nhà xuất bản Potomac Books dịch từ bản gốc tiếng Thụy Điển):

“…Vào giữa thập niên 90, rõ ràng là đảng NLD có những vấn đề nội bộ của nó. Đầu tiên, đảng này không còn có sức mạnh mà nó đã xây dựng được trong chiến dịch bầu cử năm 1989. Phần lớn các cơ sở của đảng đã bị buộc phải đóng cửa. Việc hàng trăm nhà hoạt động hàng đầu của đảng bị cầm tù, và những hình thức áp bức hạn chế tự do đi lại của Aung San Suu Kyi đã ngăn cản việc tái xây dựng nhanh chóng của NLD.

Thứ hai, các hoạt động bắt giữ, tra tấn và quấy rối của chính quyền quân sự Myanmar đã buộc nhiều đại diện hàng đầu của NLD phải bỏ đảng và quay qua công khai chối từ Aung San Suu Kyi. Người đầu tiên bỏ NLD là Ma Thanegi, một thành viên nữ trong nhóm lãnh đạo của NLD, người từng đi bộ ngay phía sau bà Aung khi quân đội hướng mũi súng vào đoàn người của NLD tại Danubyu trong cuộc bầu cử năm 1989. Ma Thanegi đã phải ngồi tù ba năm và nay bà ta cáo buộc là bà Aung quá giáo điều, cố chấp và không sẵn sàng giải quyết các vấn đề của Myanmar.

Bà Ma viết một bài báo cho tờ Kinh Tế Viễn Đông (Far Eastern Economic Review) mà trong đó bà ta kêu gọi cộng đống thế giới đừng nhìn nhận tình hình ở Myanmar như là một cuộc xung đột giữa thiện và ác, giữa trắng và đen. Luôn luôn có những vùng xám, bà Ma viết, và câu trả lời cho các vấn đề của Myanmar không bao giờ đơn giản.

Trọng tâm của ý kiến phê bình của bà Ma là những cấm vận kinh tế lên Myanmar. Do ảnh hưởng bởi phong trào chống Apartheid tại Nam Phi, Aung San Suu Kyi đã kêu gọi thế giới áp đặt cấm vận kinh tế lên Myanmar. Các cấm vận bà kêu gọi dành cho các lĩnh vực giao thương, thương mại, và du lịch (Trong một đất nước như Myanmar, rất khó để có thể du lịch như một khách du lịch quốc tế mà không phải trả một đồng nào dù là trực tiếp hay gián tiếp cho chế độ quân sự).

Ma Thanegi không nói trắng ra các cáo buộc của bà ta nhưng đọc ẩn ý trong bài viết có thể thấy bà ta muốn dùng vốn và đầu tư kinh tế nước ngoài để giải quyết các vấn đề quốc gia của Myanmar. Bà Ma cáo buộc bà Aung San Suu Kyi đã ngăn cản việc đối thoại với chính quyền độc tài Myanmar. Thay vì chọn việc chủ động bàn thảo với đám tướng tá quân đội, bà Aung chọn việc gây sức ép lên chính quyền độc tài bằng cách yêu cầu các nước trên thế giới ngừng cung cấp cứu trợ và hỗ trợ kinh tế cho Myanmar.

Công kích của bà Ma Thanegi nhận được nhiều sự chú ý và ủng hộ của giới doanh nhân, những người đã tìm được cơ hội tại Myanmar sau khi nước này tiến hành tự do hóa kinh tế, cũng như của giới ngoại giao quốc tế ở thủ đô Rangoon, những người cho là việc áp dụng chính sách cô lập đã là một thứ của quá khứ…

… Những chỉ trích này có đúng không?

Một mặt, câu trả lời là không. Lối phê bình này, vốn đã trở thành là một phần trong các diễn ngôn chính trị từ khi nó được đưa ra, thật sự rất kỳ lạ. Người ta có thể mong đợi một phản ứng nào khác từ một người đã phải bị cầm tù tại nhà nhiều năm và đã phải chứng kiến bao bạn bè và đồng nghiệp của bà bỏ mạng trong các nhà tù quốc gia?

Hơn nữa, ngay từ khi bà Aung mới bước ra làm lãnh đạo cho phong trào dân chủ, bà đã mong muốn được đối thoại với chính quyền quân sự. Khi được thả sau lần bị bắt tại nhà đầu tiên, bà Aung đã yêu cầu đầu tiên là những cuộc đối thoại chi tiết với chính quyền, bà không hề đòi hỏi sự thoái vị ngay lập tức và vô điều kiện của các vị tướng lãnh. Chính các tướng lãnh đã từ chối đối thoại với bà Aung.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo Asia Week năm 1999, bà Aung còn gợi ý khả năng tiếp tục đối thoại với những thành viên cấp thấp hơn trong chính quyền quân sự và kể cả việc các cuộc cuộc đối thoại có thể không nhất thiết phải có sự có mặt của bà Aung. Nhiều lần trong suốt những năm 1990, bà Aung nhấn mạnh là bà không nhất thiết tìm kiếm một chức vụ chính trị chính thức cho bản thân bà. Điều đó thể hiện sự noi gương Mahatma Gandhi của bà Aung.

Một thái độ như thế không thể bị xem là giáo điều hay cứng nhắc, và chỉ trích nói trên chống lại bà Aung phải được xem là một phần đến từ những tuyên truyền của chế độ quân sự độc tài, phần khác đến từ sự phẫn chí của nhiều nhóm trong phong trào dân chủ đối với sự bế tắc trong phát triển của cả đất nước và của phong trào.

Myanmar đã chạm đáy, và trong hoàn cảnh đó nhiều người đã hy vọng vào một thứ gì đó, bất kể gì, có thể châm ngòi cho một quá trình thay đổi.

Mặt khác, có lẽ vấn đề của phong trào dân chủ Myanmar chính là sự phụ thuộc của nó vào bà Aung San Suu Kyi, và thật sự không thể vừa phê bình bà Aung mà không cùng lúc tạo ra vẻ ủng hộ chính quyền quân sự. Có thể có một phần sự thật trong cáo buộc là bà Aung có một sự ương bướng rất khó uốn nắn – một điều vừa tốt vừa xấu – và thật sự là sau lần bị bắt giữ tại nhà đầu tiên bà Aung đã có một số tuyên bố có thể bị xem là vừa giáo điều vừa nặng nề.

Ví dụ “Chọn lựa chúng tôi hay chọn lựa sự hủy diệt”, đây là lời bà Aung tại một buổi họp báo vài tuần trước khi bà được thả. Nhiều năm sau, trong một bữa ăn tối tại bang Shan, bà Aung tiết lộ với một người bạn thân rằng nếu bà Aung có bất kỳ tiếc nuối gì về những năm 90 thì đó chính là lời nói này. Thực ra chính U Tin Oo mới là người dùng lời này của bà Aung để diễn tả sự quan trọng của phong trào dân chủ với tương lai Myanmar, và bà U lập đi lập lại lời này như một cách để tôn vinh người đồng chí lão làng của bà ta.

Tuy nhiên, lời nói đó quá là mang tính hùng biện, bà Aung thú nhận, và nó đã bị lợi dụng hết lần này đến lần khác bởi chính quyền quân sự để đóng khung bà Aung thành một người sẵn sàng hy sinh sự phát triển kinh tế của Myanmar vì sự nghiệp chính trị cùa bà ta.

Hình ảnh bà Aung San Suu Kyi vì thế, nói theo cách khác, không hoàn mỹ như một người có thể thấy lần đầu tiên. Bà Aung đã thể hiện là bà ta sẵn sàng thương lượng nếu và chỉ nếu như việc thương lượng dẫn đến sự cởi mở và dân chủ, và bà luôn đòi hỏi một số thứ cơ bản từ đối phương. Chính quyền quân sự được yêu cầu phải thả tất cả các tù nhân chính trị, cho phép đảng NLD hoạt động, và cho phép bà Aung tự do di chuyển.

Khi những yêu cầu này – hoàn toàn hợp lý – không được thỏa mãn, bà Aung có thể trở nến cứng đầu đúng như cáo buộc của những nhà phê bình.

Chính quyền quân sự Myanmar phải đối mặt với sự cứng đầu đó vào mùa hè năm 1998. Hơn hai năm liên tiếp họ từ chối bất kỳ đối thoại có ý nghĩa nào với bà Aung và ngăn không cho bà rời thủ đô Rangoon. Bà Aung đã làm tất cả những gì có thể để khôi phục hoạt động của NLD tại thủ đô, nhưng bà liên tục bị quấy rối khi làm công việc này.

Ngày 27 tháng 5, các thành viên NLD tập hợp tại một buổi đại hội được tuyên bố chóng vánh. Tại đây, họ ra yêu sách yêu cầu chính quyền quân sự phải tập hợp lại quốc hội đã được bầu năm 1990, muộn nhất là vào tháng 8 năm 1998. Như thường lệ, chính quyền quân sự đáp trả bằng việc bắt giữ vài tá những người đã được bầu vào quốc hội năm 1990, nhằm răn đe làm gương.

Trong tình hình đó, bà Aung San Suu Kyi quyết định thử thách những giới hạn lên tự do di chuyển của bà. Hai lần trong mùa hè năm 1998, bà Aung tìm cách rời Rangoon bằng xe hơi. Cả hai lần bà đều bị cảnh sát chặn lại. Ngày 22 tháng 7, bà thử lần thứ ba. Bà đi xe với một trợ lý và hai tài xế. Họ lái về hướng tây đến phía thành phố Bassein thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Irrawaddy.

Sau khoảng hai mươi dặm, họ bị cảnh sát vũ trang Myanmar chặn lại. Bà Aung từ chối đi ngược trở lại thủ đô, và trong suốt sáu ngày, cả nhóm bà Aung ngủ trong xe hơi dưới sự quan sát của cảnh sát và truyền thông quốc tế. Nhóm bà Aung không có thức ăn và chỉ có một lượng nước ít ỏi. Cảnh sát bảo đảm không ai có thể mang tiếp tế đến cho nhóm bà Aung.

Sau một khoảng thời gian, các sỹ quan cảnh sát quyết định rằng đã quá đủ. Họ phá khóa mở cửa xe hơi và lôi những người tài xế ra. Bà Aung đang nằm ngủ trên một ghế phía sau đã bị đẩy ép một cách bạo lực vào ghế xe hơi. Chiếc xe được lái đưa về lại nhà bà Aung.

Bà Aung đã nổi giận đùng đùng. “Họ bắt cóc tôi. Họ cướp xe tôi,” bà nói thông qua một phát ngôn viên, và bà hứa là sẽ tìm cách rời thủ đô ngay khi bà hồi phục…

…Mùa thu năm 1998, đảng NLD tổ chức một ủy ban để đại diện cho quốc hội đã được dân bầu năm 1990. Chính quyền quân sự lại đáp trả bằng cách tăng cường đàn áp. Hơn một ngàn nhà hoạt động của NLD bị cầm tù hoặc buộc bỏ đảng NLD. Một loạt những đại biểu quốc hội danh tiếng được dân bầu bị bắt và ép vào ở trong những nơi gọi là “nhà khách”. Chính quyền quân sự giải thích là họ phải ở những nơi đó cho đến khi họ hoàn thành việc “giáo dục cải tạo”.

Nếu đã có bất kỳ sự tin tưởng nào giữa Khin Nyunt, người đứng đầu chính quyền quân sự, và bà Aung San Su Kyi từ năm 1994 thì sự tin tưởng đó đã hoàn toàn bị hủy diệt. Tháng 1 năm 1999, NLD đâm đơn kiện vị quan chức đầy quyền lực của lực lượng an ninh cảnh sát với cáo buộc cảnh sat đã phá hoại, cả công khai và ngấm ngầm, một đảng chính trị có mọi quyền hoạt động thể theo luật pháp Myanmar.

Ngay lúc đó, khi tình hình tại Myanmar đang đi đến cao trào, một sự kiện diễn ra tại thành phố Oxford làm thay đổi mọi thứ: ông Michael Aris nhận được thông báo là ông bị ung thư…

…Ông Aris nhận được kết quả xét nghiệm cho thấy ung thư đã lan đến phổi và cột sống của ông. Ông hiểu rằng ông không còn nhiều thời gian nữa và lập tức xin thị thực đến Myanmar. Ông muốn gặp vợ lần cuối. Tuy nhiên đơn xin thị thực của ông bị từ chối ngay cả trong hoàn cảnh lúc đó.

Chính quyền quân sự giải thích là hệ thống y tế Myanmar không có khả năm chăm sóc cho ông Aris và họ đề xuất là bà Aung San Suu Kyi “người đang khỏe mạnh có thể tự do bay sang Anh quốc để gặp người chồng gần đất xa trời đang rất mong được gặp bà.” Đó đã là một quyết định vô cùng khó khăn cho cả bà Aung và ông Aris, nhưng sau khi nói chuyện nhiều lần trên điện thoại họ cùng đồng ý là bà Aung phải ở lại Myanmar.

Chính quyền quân sự không muốn gì hơn ngoài việc loại trừ bà Aung. Nếu bà rời Myanmar, các tướng lãnh sẽ tìm cách ngăn cho bà không quay trở lại, và những tranh đấu suốt những năm qua sẽ phí hoài.

Suốt mùa đông và mùa xuân năm 1999, khi ông Aris nằm bệnh viện, bà Aung nói chuyện với ông qua điện thoại mỗi đêm. Chính quyền quân sự vẫn không cho bà Aung có điện thoại tại nhà, thế nên bà phải tới tư gia một nhà ngoại giao quốc tế ở Myanmar để nhận điện thoại từ chồng. Họ nói chuyện mỗi đêm được một thời gian đến khi chính quyền quân sự phát hiện việc này. Và một đêm nọ, đường dây điện thoại phụt tắt sau khi hai người vừa nói chào nhau. Nhà ngoại giao kể lại rằng đó là lần đầu tiên ông thấy bà Aung khóc…

… Một phong trào vận động quốc tế được triển khai để thuyết phục các tướng lãnh thay đổi quyết định của họ. Bill Clinton, Kofi Annan và cả giáo hoàng John Paul II thỉnh cầu chính quyền quân sự cho phép ông Michael Aris được đến Myanmar. Nhưng chẳng có gì thay đổi. Ông Aris qua đời vào ngày sinh nhật của ông: 27 tháng 3 năm 1999.

“Họ rất giống nhau”, bà Debbie Stothard nói. Bà đã quen biết ông Michael Aris từ khi bà còn làm việc cho bà Aung San Suu Kyi. Debbie đến Châu Âu trong một chuyến thăm năm 1998 và Michael đã mời bà ghé qua Oxford.

“Thật là thú vị khi được nhìn thấy căn nhà số 15 phố Park Town,” Debbie nói. “Micheal đã trang trí nó như là một sự kính trọng dành cho Suu Kyi. Chân dung của cô ấy treo khắp nơi cùng với huy chương và hình chụp các giải thưởng mà Suu Kyi được nhận suốt nhiều năm qua.” Sau khi họ nói chuyện vài tiếng đồng hồ, Michael cương quyết muốn lái xe đưa Debbie ra nhà ga để đảm bảo là Debbie đi đến nơi về đến chốn.

“Michael luôn như vậy,” Debbie vừa nói vừa cười. “Tôi đã đi khắp thế giới và có thể tự mình đến nhà ga không vấn đề gì. Nhưng anh ấy cũng có một lòng thương người như Suu Kyi. Cô ấy luôn quan tâm đến đồng nghiệp. Lo lắng cho gia đình họ, đảm bảo họ ăn uống đầy đủ và pha trà cho họ mỗi khi đến giờ giải lao. Micheal cũng làm những điều tương tự. Họ như thể một cặp sinh đôi.”

Trên đường ra nhà ga, Micheal và Debbie đi ngang qua trung tâm thành phố Oxford và Michael chỉ ra những nơi Suu Kyi thường hay đến. “Đó là chỗ Suu của tôi hay đến khi bọn trẻ còn nhỏ,” ông nói khi lái xe ngang một công viên. Hoặc “đó là nơi Suu của tôi từng làm việc”, khi họ lái qua Thư viện Bodleian.

Cứ như thể Michael đã cắt riêng ra những phần cuộc đời chỉ có riêng ông và Suu Kyi, tương phản với cuộc sống như những người của công chúng mà ông bà đã có suốt những năm qua. Một bản đồ của những kỷ niệm chung.

Có lẽ nhà báo Ann Pasternak Slater đã nhận ra được điều gì đấy trong mối quan hệ giữa Michael và Suu Kyi trong bài tiểu luận của bà về Suu Kyi. Cuối bài, Slater trích dẫn những câu thơ của nhà thơ W. B. Yeats: “Bao kẻ yêu những phút giây em đẹp nhất, / Và yêu em với tình yêu giả thật khôn lường. / Riêng chỉ một người yêu tâm hồn kẻ hành hương trong em.”…”

Nguồn: Luật Khoa Tạp chí
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm