Văn Học & Nghệ Thuật
Avignon, nơi thử vận may của những nghệ sĩ vô danh
Đến Avignon trong mùa Liên hoan sân khấu quốc tế, điều đập vào mắt chúng ta đó là những tấm áp phích được dán, được treo khắp nơi trong thành phố, không chỉ trên tường, mà cả trên lề đường, trên cột điện, trước các cửa hiệu, nhà hàng…
Đó là những áp phích quảng cáo cho các vở diễn thuộc chương trình OFF, tạm gọi là chương trình không chính thức của festival, để phân biệt với chương trình IN, tức chương trình chính thức.
Chương trình OFF quy tụ đa số là những đoàn kịch chưa nổi tiếng, những đoàn kịch nhỏ và rất nhỏ, thậm chí chỉ có một người độc diễn. Avignon là nơi lý tưởng để họ được công chúng biết đến và qua đó hy vọng "lọt vào mắt xanh" của các giám đốc nhà hát. Tổng cộng có đến 1.480 vở diễn trong chương trình OFF ở 128 địa điểm khác nhau của Avignon.
Nhưng để thu hút công chúng, ngoài việc giành nhau “từng tấc đất” để treo, để dán áp phích, tự thân các diễn viên phải “xuống đường” phân phát các tờ rơi quảng cáo, như ba bạn trẻ, hai nam một nữ, mà chúng tôi gặp được khi vừa đặt chân đến Avignon. Họ rất hào hứng phân phát các tờ rơi cho vở diễn của họ mang tên “ Những diễn viên”. Vở này kể câu chuyện một đoàn kịch gồm 5 diễn viên, sẳn sàng làm mọi cách để đến được liên hoan Avignon, với nội dung vừa vui nhộn, vừa gây xúc động. Olivier Troyon, một trong các diễn viên trẻ của vở này cho biết:
“ Đây là lần thứ hai chúng tôi đem vở “Những diễn viên” đến Avignon, sau lần đầu tiên vào năm ngoái. Chúng tôi rất hài lòng vì ba đêm diễn vừa qua đã đầy khán giả và hy vọng là tình hình tiếp tục thuận lợi như thế. Chúng tôi là đoàn kịch nhỏ, chỉ gồm có 5 người, rất gắn bó với nhau. Chúng tôi cứ đi ra đường phân phát tờ quảng cáo như tất cả các đoàn kịch khác trong chương trình OFF ở Avignon.
Đây là nơi mà các nghệ sĩ như chúng tôi có thể “bán” các vở diễn, gặp được giới kinh doanh nghệ thuật. Dù rất mệt vì phải tranh đua với nhiều đoàn khác, nhưng chúng tôi phải đến Avignon để vở diễn của chúng tôi có thể sống được suốt năm.”
Trên đường có rất nhiều diễn viên trẻ khác cố chào mời khách qua đường cho những vở diễn lần đầu tiên được đưa đến Avignon, như vở hài kịch “ Amis… Amis?”. Laetitia Moiroux rất tự hào giới thiệu vở này, với sự tham gia của 3 diễn viên trẻ khác:
“ Thử tưởng tượng một buổi ăn tân gia mà tất cả các khách mời đều ghét nhau. Đó là câu chuyện về một cặp trẻ, mới dọn nhà đến và tổ chức ăn tân gia. Chàng trai thì mời người bạn thân nhất của anh, cô gái cũng mời bạn thân nhất của cô. Nhưng không may là hai người bạn đó lại ghét nhau như chó với mèo. Và thế là bữa ăn tân gia biến thành một cuộc “thanh toán” giữa các nhân vật. Chúng tôi đã dựng vở kịch này từ cách đây 5 năm, đã diễn ở Paris trong hai năm, rồi diễn ở Lyon năm ngoái và năm nay đoàn kịch chúng tôi đến festival Avignon.”
Nhưng đến Liên hoan Avignon cũng là một quyết định liều lĩnh về tài chính, vì không khéo là sẽ bị “lỗ vốn” như chơi, như lời Chloé Susini, cũng là diễn viên trong vở “ Amis… Amis?”:
“ Về mặt tài chính, chúng tôi phải tốn một khoản tiền khá lớn để đưa các diễn viên đến đây, lo chỗ ăn, chỗ ở cho họ, rồi tiền mướn rạp. Nếu không có đủ khán giả, chúng tôi sẽ bị lỗ vốn. Thật ra, mục đích của chúng tôi khi đến Avignon là để được công chúng biết đến, và là dịp gặp giới chuyên môn, như các giám đốc nhà hát, để làm sao trong hai năm tới có thể đưa vở diễn này đi khắp nước Pháp và nhờ đó mà bù lại các khoản lỗ ở Liên hoan Avignon và nếu có thể thì kiếm thêm được ít tiền
Nhưng có mặt ở đây thì thật là lý thú, vì chúng tôi có dịp gặp rất nhiều người, nhiều đồng nghiệp diễn viên, trò chuyện với họ. Chí có cái là trời nóng quá! Chúng tôi phải cố bảo toàn sinh lực trước cái nóng. Đời nghệ sĩ chúng tôi là thế. Chúng tôi rất muốn chia sẻ niềm đam mê nghệ thuật, mang lại cho mọi người chút niềm vui. Đứng phân phát tờ rơi như vậy thì hơi mệt, nhưng chúng tôi vẫn rất năng động, mọi chuyện diễn ra tốt đẹp.”
Đối với một nữ diễn viên tuổi trung niên đứng phát tờ rơi cho vở diễn “ Pijama pour six” trên đường République, Avignon là một nơi lý tưởng để gặp gỡ, giao lưu với khán giả, cũng như lọt vào mắt xanh của các bầu sô:
“Đây quả là một lễ hội tuyệt vời, vì là dịp gặp lại nhiều diễn viên, làm quen với những đoàn chưa hề gặp. Nhưng điều thú vị nhất là sau khi diễn xong đêm trước, ngày hôm sau, chúng tôi gặp lại các khán giả trên đường phố, và nhờ vậy chúng tôi có những phản hồi trực tiếp và có dịp trao đổi thêm với họ. Đi phát tờ rơi như vậy thì có những người rất quan tâm, hỏi thêm một số thông tin về vở diễn, những người khác thì rất vội, vì họ phải chạy từ rạp này sang rạp khác để xem các buổi diễn!
Đúng là ở đây có quá nhiều vở diễn, khán giả không dễ gì mà lần ra được. Mỗi đoàn kịch đều cố gắng, bằng cách riêng của mình, thu hút khán giả, nhưng bao giờ cũng với nụ cười, với tinh thần chia sẻ. Nhờ festival mà chúng tôi được công chúng biết đến nhiều hơn. Cũng có những khán giả đã xem chúng tôi diễn năm ngoái, nay họ trở lại vì chúng tôi có vở mới. Festival Avignon tạo cơ hội cho chúng tôi sau đó đi lưu diễn khắp nước Pháp và thỉnh thoảng diễn ở nước ngoài, vì có những bầu sô tiếp xúc với chúng tôi tại đây để mua vở diễn. Chúng tôi may mắn là buổi diễn nào cũng có giới chuyên môn đến xem.”
Còn đối với cô diễn viên đóng vai hoàng hậu trong vở diễn “ Ruy Blas” thì cũng rất lạc quan về sự có mặt ở Avignon:
“ Đây đúng là thị trường sân khấu lớn nhất ở Pháp, và là nơi lý tưởng cho các đoàn kịch mới bán các vở diễn của họ. Các bầu sô đến đây mua các vở diễn cho chương trình suốt năm nay và những năm tới của nhà hát của họ.
Chúng tôi có quyền dán affiche từ ngày 6/7, lúc 11 giờ sáng. Cả đoàn chúng tôi tỏa ra để dán bích chương, chọn những nơi được xem là tốt nhất, affiche nào thiếu thì chúng tôi dán lại ngay. Tự tay chúng tôi làm hết, chứ chẳng nhờ đến ai, đời nghệ sĩ là thế.”
Dĩ nhiên là rất khó mà thu hút công chúng vì có quá nhiều đoàn kịch phân phát tờ rơi trên đường. Riêng tôi thì tôi phát tờ rơi quảng cáo cho vở kịch “Ruy Blas” mà trong đó tôi đóng vai hoàng hậu, cho nên lại càng dễ tiếp cận với công chúng. Ngày càng có nhiều khán giả đến với chúng tôi. Đoàn chúng tôi đã tổng dợt trước rồi, nên ban ngày chúng tôi phát tờ rơi, tối đến thì lên sân khấu diễn ngay cho công chúng.
Như đã nói ở trên, đến Avignon có những đoàn kịch chỉ duy nhất một diễn viên, “tự biên tự diễn”, như ông Fred Saurel, và dĩ nhiên ông phải tự đi phân phát tờ rơi cho vở “Le Soliloque de Grimm”, với nhân vật chính là một người vô gia cư, sống ở lề đường từ 3 năm nay. Giữa gần 1500 vở diễn khác nhau, ông Saurel càng phải nỗ lực hơn nữa để thuyết phục, lôi kéo từng người một đến xem vở diễn của ông. Tuy vậy, ông không chấp nhận việc dán áp phích tùm lum trên đường phố Avignon:
“ Về “chiến tranh áp phích” thì tôi có một đề xuất, hy vọng có thể tới tai ban tổ chức Festival OFF, đó là thay vì để mọi người dán bích chương đầy đường, nên dựng các gian cho toàn bộ các đoàn kịch. Mỗi gian chiếm khoảng 3 hoặc 4 mét, để các đoàn kịch có thể giới thiệu các vở diễn của mình. Khán giả sẽ đi từng gian để khám phá trước những vở diễn. Để cho công bằng thì chúng ta phải bốc thăm chọn chổ, không có đoàn kịch nào được ưu tiên chọn chổ tốt, nơi có nhiều người qua lại. Tổ chức như thế thì về mặt thẩm mỹ dễ nhìn hơn là dán bích chương tùm lum như vậy.
Có những người bảo vệ việc dán bích chương đầy đường vì cho rằng đó chính là nét độc đáo của Festival. Nhưng xã hội đang thay đổi, ngày càng có nhiều người chủ trương nên bảo vệ môi trường tự nhiên. Tôi tin là các gian dành cho những đoàn kịch, giống như những bích chương hỗn loạn như hiện nay, dần dần sẽ trở thành truyền thống cho những liên hoan những năm tới.
Cho dù đề xuất của ông Saurel có trở thành hiện thực trong những năm tới, Avignon vẫn là nơi mà các đoàn kịch nhỏ phải cố chen chân để tìm đất sống. Tuy khó khăn, mệt nhọc, những diễn viên mà chúng tôi đã gặp sẽ vẫn không nãn chí, vì niềm đam mê sân khấu của họ quá lớn. Như câu mà họ vẫn thường nói: “Đời nghệ sĩ là thế”.
Bàn ra tán vào (0)
Avignon, nơi thử vận may của những nghệ sĩ vô danh
Đến Avignon trong mùa Liên hoan sân khấu quốc tế, điều đập vào mắt chúng ta đó là những tấm áp phích được dán, được treo khắp nơi trong thành phố, không chỉ trên tường, mà cả trên lề đường, trên cột điện, trước các cửa hiệu, nhà hàng…
Đó là những áp phích quảng cáo cho các vở diễn thuộc chương trình OFF, tạm gọi là chương trình không chính thức của festival, để phân biệt với chương trình IN, tức chương trình chính thức.
Chương trình OFF quy tụ đa số là những đoàn kịch chưa nổi tiếng, những đoàn kịch nhỏ và rất nhỏ, thậm chí chỉ có một người độc diễn. Avignon là nơi lý tưởng để họ được công chúng biết đến và qua đó hy vọng "lọt vào mắt xanh" của các giám đốc nhà hát. Tổng cộng có đến 1.480 vở diễn trong chương trình OFF ở 128 địa điểm khác nhau của Avignon.
Nhưng để thu hút công chúng, ngoài việc giành nhau “từng tấc đất” để treo, để dán áp phích, tự thân các diễn viên phải “xuống đường” phân phát các tờ rơi quảng cáo, như ba bạn trẻ, hai nam một nữ, mà chúng tôi gặp được khi vừa đặt chân đến Avignon. Họ rất hào hứng phân phát các tờ rơi cho vở diễn của họ mang tên “ Những diễn viên”. Vở này kể câu chuyện một đoàn kịch gồm 5 diễn viên, sẳn sàng làm mọi cách để đến được liên hoan Avignon, với nội dung vừa vui nhộn, vừa gây xúc động. Olivier Troyon, một trong các diễn viên trẻ của vở này cho biết:
“ Đây là lần thứ hai chúng tôi đem vở “Những diễn viên” đến Avignon, sau lần đầu tiên vào năm ngoái. Chúng tôi rất hài lòng vì ba đêm diễn vừa qua đã đầy khán giả và hy vọng là tình hình tiếp tục thuận lợi như thế. Chúng tôi là đoàn kịch nhỏ, chỉ gồm có 5 người, rất gắn bó với nhau. Chúng tôi cứ đi ra đường phân phát tờ quảng cáo như tất cả các đoàn kịch khác trong chương trình OFF ở Avignon.
Đây là nơi mà các nghệ sĩ như chúng tôi có thể “bán” các vở diễn, gặp được giới kinh doanh nghệ thuật. Dù rất mệt vì phải tranh đua với nhiều đoàn khác, nhưng chúng tôi phải đến Avignon để vở diễn của chúng tôi có thể sống được suốt năm.”
Trên đường có rất nhiều diễn viên trẻ khác cố chào mời khách qua đường cho những vở diễn lần đầu tiên được đưa đến Avignon, như vở hài kịch “ Amis… Amis?”. Laetitia Moiroux rất tự hào giới thiệu vở này, với sự tham gia của 3 diễn viên trẻ khác:
“ Thử tưởng tượng một buổi ăn tân gia mà tất cả các khách mời đều ghét nhau. Đó là câu chuyện về một cặp trẻ, mới dọn nhà đến và tổ chức ăn tân gia. Chàng trai thì mời người bạn thân nhất của anh, cô gái cũng mời bạn thân nhất của cô. Nhưng không may là hai người bạn đó lại ghét nhau như chó với mèo. Và thế là bữa ăn tân gia biến thành một cuộc “thanh toán” giữa các nhân vật. Chúng tôi đã dựng vở kịch này từ cách đây 5 năm, đã diễn ở Paris trong hai năm, rồi diễn ở Lyon năm ngoái và năm nay đoàn kịch chúng tôi đến festival Avignon.”
Nhưng đến Liên hoan Avignon cũng là một quyết định liều lĩnh về tài chính, vì không khéo là sẽ bị “lỗ vốn” như chơi, như lời Chloé Susini, cũng là diễn viên trong vở “ Amis… Amis?”:
“ Về mặt tài chính, chúng tôi phải tốn một khoản tiền khá lớn để đưa các diễn viên đến đây, lo chỗ ăn, chỗ ở cho họ, rồi tiền mướn rạp. Nếu không có đủ khán giả, chúng tôi sẽ bị lỗ vốn. Thật ra, mục đích của chúng tôi khi đến Avignon là để được công chúng biết đến, và là dịp gặp giới chuyên môn, như các giám đốc nhà hát, để làm sao trong hai năm tới có thể đưa vở diễn này đi khắp nước Pháp và nhờ đó mà bù lại các khoản lỗ ở Liên hoan Avignon và nếu có thể thì kiếm thêm được ít tiền
Nhưng có mặt ở đây thì thật là lý thú, vì chúng tôi có dịp gặp rất nhiều người, nhiều đồng nghiệp diễn viên, trò chuyện với họ. Chí có cái là trời nóng quá! Chúng tôi phải cố bảo toàn sinh lực trước cái nóng. Đời nghệ sĩ chúng tôi là thế. Chúng tôi rất muốn chia sẻ niềm đam mê nghệ thuật, mang lại cho mọi người chút niềm vui. Đứng phân phát tờ rơi như vậy thì hơi mệt, nhưng chúng tôi vẫn rất năng động, mọi chuyện diễn ra tốt đẹp.”
Đối với một nữ diễn viên tuổi trung niên đứng phát tờ rơi cho vở diễn “ Pijama pour six” trên đường République, Avignon là một nơi lý tưởng để gặp gỡ, giao lưu với khán giả, cũng như lọt vào mắt xanh của các bầu sô:
“Đây quả là một lễ hội tuyệt vời, vì là dịp gặp lại nhiều diễn viên, làm quen với những đoàn chưa hề gặp. Nhưng điều thú vị nhất là sau khi diễn xong đêm trước, ngày hôm sau, chúng tôi gặp lại các khán giả trên đường phố, và nhờ vậy chúng tôi có những phản hồi trực tiếp và có dịp trao đổi thêm với họ. Đi phát tờ rơi như vậy thì có những người rất quan tâm, hỏi thêm một số thông tin về vở diễn, những người khác thì rất vội, vì họ phải chạy từ rạp này sang rạp khác để xem các buổi diễn!
Đúng là ở đây có quá nhiều vở diễn, khán giả không dễ gì mà lần ra được. Mỗi đoàn kịch đều cố gắng, bằng cách riêng của mình, thu hút khán giả, nhưng bao giờ cũng với nụ cười, với tinh thần chia sẻ. Nhờ festival mà chúng tôi được công chúng biết đến nhiều hơn. Cũng có những khán giả đã xem chúng tôi diễn năm ngoái, nay họ trở lại vì chúng tôi có vở mới. Festival Avignon tạo cơ hội cho chúng tôi sau đó đi lưu diễn khắp nước Pháp và thỉnh thoảng diễn ở nước ngoài, vì có những bầu sô tiếp xúc với chúng tôi tại đây để mua vở diễn. Chúng tôi may mắn là buổi diễn nào cũng có giới chuyên môn đến xem.”
Còn đối với cô diễn viên đóng vai hoàng hậu trong vở diễn “ Ruy Blas” thì cũng rất lạc quan về sự có mặt ở Avignon:
“ Đây đúng là thị trường sân khấu lớn nhất ở Pháp, và là nơi lý tưởng cho các đoàn kịch mới bán các vở diễn của họ. Các bầu sô đến đây mua các vở diễn cho chương trình suốt năm nay và những năm tới của nhà hát của họ.
Chúng tôi có quyền dán affiche từ ngày 6/7, lúc 11 giờ sáng. Cả đoàn chúng tôi tỏa ra để dán bích chương, chọn những nơi được xem là tốt nhất, affiche nào thiếu thì chúng tôi dán lại ngay. Tự tay chúng tôi làm hết, chứ chẳng nhờ đến ai, đời nghệ sĩ là thế.”
Dĩ nhiên là rất khó mà thu hút công chúng vì có quá nhiều đoàn kịch phân phát tờ rơi trên đường. Riêng tôi thì tôi phát tờ rơi quảng cáo cho vở kịch “Ruy Blas” mà trong đó tôi đóng vai hoàng hậu, cho nên lại càng dễ tiếp cận với công chúng. Ngày càng có nhiều khán giả đến với chúng tôi. Đoàn chúng tôi đã tổng dợt trước rồi, nên ban ngày chúng tôi phát tờ rơi, tối đến thì lên sân khấu diễn ngay cho công chúng.
Như đã nói ở trên, đến Avignon có những đoàn kịch chỉ duy nhất một diễn viên, “tự biên tự diễn”, như ông Fred Saurel, và dĩ nhiên ông phải tự đi phân phát tờ rơi cho vở “Le Soliloque de Grimm”, với nhân vật chính là một người vô gia cư, sống ở lề đường từ 3 năm nay. Giữa gần 1500 vở diễn khác nhau, ông Saurel càng phải nỗ lực hơn nữa để thuyết phục, lôi kéo từng người một đến xem vở diễn của ông. Tuy vậy, ông không chấp nhận việc dán áp phích tùm lum trên đường phố Avignon:
“ Về “chiến tranh áp phích” thì tôi có một đề xuất, hy vọng có thể tới tai ban tổ chức Festival OFF, đó là thay vì để mọi người dán bích chương đầy đường, nên dựng các gian cho toàn bộ các đoàn kịch. Mỗi gian chiếm khoảng 3 hoặc 4 mét, để các đoàn kịch có thể giới thiệu các vở diễn của mình. Khán giả sẽ đi từng gian để khám phá trước những vở diễn. Để cho công bằng thì chúng ta phải bốc thăm chọn chổ, không có đoàn kịch nào được ưu tiên chọn chổ tốt, nơi có nhiều người qua lại. Tổ chức như thế thì về mặt thẩm mỹ dễ nhìn hơn là dán bích chương tùm lum như vậy.
Có những người bảo vệ việc dán bích chương đầy đường vì cho rằng đó chính là nét độc đáo của Festival. Nhưng xã hội đang thay đổi, ngày càng có nhiều người chủ trương nên bảo vệ môi trường tự nhiên. Tôi tin là các gian dành cho những đoàn kịch, giống như những bích chương hỗn loạn như hiện nay, dần dần sẽ trở thành truyền thống cho những liên hoan những năm tới.
Cho dù đề xuất của ông Saurel có trở thành hiện thực trong những năm tới, Avignon vẫn là nơi mà các đoàn kịch nhỏ phải cố chen chân để tìm đất sống. Tuy khó khăn, mệt nhọc, những diễn viên mà chúng tôi đã gặp sẽ vẫn không nãn chí, vì niềm đam mê sân khấu của họ quá lớn. Như câu mà họ vẫn thường nói: “Đời nghệ sĩ là thế”.