Quán Bên Đường
BÀI HÀNH TIỄN BIỆT - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Một vị độc giả, không rõ ở phương nào, bảo rằng: nhà thơ Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình 1917-1950) có vẻ xem thường vai trò Mẹ trong bài thơ nổi tiếng Tống Biệt Hành
( HNPĐ ) Một vị độc giả, không rõ ở phương nào, bảo rằng: nhà thơ Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình 1917-1950) có vẻ xem thường vai trò Mẹ trong bài thơ nổi tiếng Tống Biệt Hành viết năm 1940 là : "Sao lại coi Mẹ nhẹ như chiếc là bay vậy?"
Toàn bài thơ, Thâm Tâm diễn tả tâm trạng một người sắp đi, qua lời đối thoại, người tiễn không đưa người qua sông, mà vẫn nghe sóng chòng chành ở trong lòng, vào một buổi chiều không thắm, không vàng vọt, nhưng hoàng hôn đã đọng đầy trong mắt...
Vì thế, người tiễn chân ly khách đành như với người đi như vầy:
Người đi, ừ nhỉ, người đi thực
Mẹ thà coi như chiếc là bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say...
(Thâm Tâm)
Cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, cả về thực tế, lẫn mộng mơ, hay có thể đi vào... triết, đoạn thơ này hay đến mênh mang, khó có cách ví von nào hay đến như vậy.
Người mẹ như chiếc lá, người chị như hạt bụi, còn nhìn thấy được, chứ người em như hơi rượu say... thì chao ôi, chỉ là hư huyễn.
Và, cũng chính vì hình ảnh em như hơi rượu say, mà bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm được xếp vào 108 bài thơ Rượu giang hồ khí cốt, chứ tìm toàn bài, tôi chẳng thấy cái ly, cái cốc, cái hủ, cái vò...rượu gì cả (Bài số 71, trang 157)
Từ tên bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm, tôi nhớ nữ sĩ Vi Khuê (Trần Trinh Thuận sinh năm 1931 ở Thừa Thiên Huế) cũng sáng tác một bài thơ kiểu hành, cũng mang tên Tống Biệt Hành như thi sĩ Thâm Tâm xưa, bài thơ Vi Khuê gồm 4 đoạn...khí cốt.
Tiễn người về phương đông, rót mời một ly rượu hồng, rượu sẽ mềm môi làm người khóc, nhưng tác giả lại cười, và hỏi người uống rượu đó có hiểu gì không?
- Tiễn người về phương Tây, nữ sĩ Vi Khuê rót 1 ly rượu đầy, rượu làm cay đôi mắt ướt, người mời là chị thấy lệ rớt giữa lòng tay.
- Tiễn người về phương nam, nữ sĩ Vi Khuê rót 1 ly rượu tràn, rượu ấy làm hoen ướt thân áo bạc, người uống say khướt dưới vầng trăng.
Thật hay, 3 người về 3 phương đông, tây, nam.. .những ly rượu có thể.. .bình thường thôi, rượu từ màu hồng, qua đầy, rồi tràn, nào có gì đáng nói nhỉ?
Nhưng tới khi:
- Tiễn người về phương bắc, thì một ly rượu quý hiếm, ly rượu ngọc, song rượu sẽ thay lời tác giả Vi Khuê nói lời Vĩnh Biệt, và xin đừng bao giờ quay nhìn ngõ trúc, tức vườn nhà nữ sĩ nữa.
Toàn bài, chị dùng chữ Chén chứ không phải chữ Ly như tôi đặt bút là viết liên tục ở trên.
Ta tưởng người đi về phương bắc
Ta rót cho người, chén rượu ngọc
Rượu sẽ vì ta nói với người
Vĩnh biệt. Đừng quay nhìn ngõ trúc
(Vi Khuê)
Rồi cũng từ tiếng, từ chữ đông, tây, nam, bắc này, và từ chữ Rót, rất hào sảng kiểu cổ điển (bài thơ Tống Biệt Hành của Vi Khuê mang số 27, trang 66 trong 108 bài Rượu giang hồ khí cốt, đã khiến tôi đọc lại lần thứ bao nhiêu, bài Hồ Trường của cụ cố Nguyễn Bá Trác (1881-1945) ở Quảng Nam.
Hồ trường! Hồ Trường!
Ta biết rót về đâu?
- Rót về phương đông, biển đông chảy xiết. Sóng nổi cuồng loạn.
- Rót về phương tây, mưa Tây Sơn, từng trận chứa chan.
- Rót về phương bắc, gió bấc vi vút, lạnh cắt thịt da.
- Rót về nam phương, trời nam, mù mịt, rượu quá chén cuồng điên
Thốt ra như thế, để làm gì? Xin thưa, cụ cố thi sĩ Nguyễn Bá Trác chỉ muốn thổ lộ với người đời rằng,
Nào ai tỉnh, nào ai say
Lòng ta, ta biết, chí ta, ta hay.
(Nguyễn Bá Trác)
Có nghĩa là xã hội, bi thương thủa ấy, sau thời người Pháp xuất hiện ở Đông Dương (Việt, Miên, Lào) biết bao kẻ sĩ muốn làm nên lịch sử, nhưng kết hợp với ai, ai tin ai?
Nhà thơ Nguyễn Bá Trác đành mượn rượu bày tỏ với tri âm, tri kỷ, và cả quần chúng nữa, nếu cảm thấy ý chí giống nhau thì tìm nhau.
Nam nhi sự nghiệp như hồ thỉ
Hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
(Nguyễn Bá Trác)
Tới đây thì tôi...nghiệm ra rằng Thượng Đế Tối cao, mở rộng cách nghĩ và tầm nhìn của bất cứ ai trong thiên hạ, đông tây, kim cổ...Nào phải Thâm Tâm Viết Tống Biệt Hành thì Vi Khuê không được đặt cho thơ mình tên bài thơ nổi tiếng ấy, hay các hướng đông, tây, nam, bắc của Hồ Trường Nguyễn Bá Trác lâu nay, ai cũng thuộc, thì nữ sĩ Vi Khuê lại phải chừa ra chẳn hạn.
Ô hay, tất cả là của chung trong thiên hạ, cái vỏ chung, nhưng cái ruột phải riêng, khi đọc lên, là thấy rõ từng ngôn ngữ, từng nội dung khác biệt.
Tuy nhiên, nội dung có khi là một, nhưng cách trình bày, diễn tả lại phải khác nhau... Vì thế mới gọi là văn chương, văn học, nghệ thuật chứ.
Hawthrone 21-7-2014
Cao Mỵ Nhân.
( HNPĐ )
( HNPĐ ) Một vị độc giả, không rõ ở phương nào, bảo rằng: nhà thơ Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình 1917-1950) có vẻ xem thường vai trò Mẹ trong bài thơ nổi tiếng Tống Biệt Hành viết năm 1940 là : "Sao lại coi Mẹ nhẹ như chiếc là bay vậy?"
Toàn bài thơ, Thâm Tâm diễn tả tâm trạng một người sắp đi, qua lời đối thoại, người tiễn không đưa người qua sông, mà vẫn nghe sóng chòng chành ở trong lòng, vào một buổi chiều không thắm, không vàng vọt, nhưng hoàng hôn đã đọng đầy trong mắt...
Vì thế, người tiễn chân ly khách đành như với người đi như vầy:
Người đi, ừ nhỉ, người đi thực
Mẹ thà coi như chiếc là bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say...
(Thâm Tâm)
Cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, cả về thực tế, lẫn mộng mơ, hay có thể đi vào... triết, đoạn thơ này hay đến mênh mang, khó có cách ví von nào hay đến như vậy.
Người mẹ như chiếc lá, người chị như hạt bụi, còn nhìn thấy được, chứ người em như hơi rượu say... thì chao ôi, chỉ là hư huyễn.
Và, cũng chính vì hình ảnh em như hơi rượu say, mà bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm được xếp vào 108 bài thơ Rượu giang hồ khí cốt, chứ tìm toàn bài, tôi chẳng thấy cái ly, cái cốc, cái hủ, cái vò...rượu gì cả (Bài số 71, trang 157)
Từ tên bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm, tôi nhớ nữ sĩ Vi Khuê (Trần Trinh Thuận sinh năm 1931 ở Thừa Thiên Huế) cũng sáng tác một bài thơ kiểu hành, cũng mang tên Tống Biệt Hành như thi sĩ Thâm Tâm xưa, bài thơ Vi Khuê gồm 4 đoạn...khí cốt.
Tiễn người về phương đông, rót mời một ly rượu hồng, rượu sẽ mềm môi làm người khóc, nhưng tác giả lại cười, và hỏi người uống rượu đó có hiểu gì không?
- Tiễn người về phương Tây, nữ sĩ Vi Khuê rót 1 ly rượu đầy, rượu làm cay đôi mắt ướt, người mời là chị thấy lệ rớt giữa lòng tay.
- Tiễn người về phương nam, nữ sĩ Vi Khuê rót 1 ly rượu tràn, rượu ấy làm hoen ướt thân áo bạc, người uống say khướt dưới vầng trăng.
Thật hay, 3 người về 3 phương đông, tây, nam.. .những ly rượu có thể.. .bình thường thôi, rượu từ màu hồng, qua đầy, rồi tràn, nào có gì đáng nói nhỉ?
Nhưng tới khi:
- Tiễn người về phương bắc, thì một ly rượu quý hiếm, ly rượu ngọc, song rượu sẽ thay lời tác giả Vi Khuê nói lời Vĩnh Biệt, và xin đừng bao giờ quay nhìn ngõ trúc, tức vườn nhà nữ sĩ nữa.
Toàn bài, chị dùng chữ Chén chứ không phải chữ Ly như tôi đặt bút là viết liên tục ở trên.
Ta tưởng người đi về phương bắc
Ta rót cho người, chén rượu ngọc
Rượu sẽ vì ta nói với người
Vĩnh biệt. Đừng quay nhìn ngõ trúc
(Vi Khuê)
Rồi cũng từ tiếng, từ chữ đông, tây, nam, bắc này, và từ chữ Rót, rất hào sảng kiểu cổ điển (bài thơ Tống Biệt Hành của Vi Khuê mang số 27, trang 66 trong 108 bài Rượu giang hồ khí cốt, đã khiến tôi đọc lại lần thứ bao nhiêu, bài Hồ Trường của cụ cố Nguyễn Bá Trác (1881-1945) ở Quảng Nam.
Hồ trường! Hồ Trường!
Ta biết rót về đâu?
- Rót về phương đông, biển đông chảy xiết. Sóng nổi cuồng loạn.
- Rót về phương tây, mưa Tây Sơn, từng trận chứa chan.
- Rót về phương bắc, gió bấc vi vút, lạnh cắt thịt da.
- Rót về nam phương, trời nam, mù mịt, rượu quá chén cuồng điên
Thốt ra như thế, để làm gì? Xin thưa, cụ cố thi sĩ Nguyễn Bá Trác chỉ muốn thổ lộ với người đời rằng,
Nào ai tỉnh, nào ai say
Lòng ta, ta biết, chí ta, ta hay.
(Nguyễn Bá Trác)
Có nghĩa là xã hội, bi thương thủa ấy, sau thời người Pháp xuất hiện ở Đông Dương (Việt, Miên, Lào) biết bao kẻ sĩ muốn làm nên lịch sử, nhưng kết hợp với ai, ai tin ai?
Nhà thơ Nguyễn Bá Trác đành mượn rượu bày tỏ với tri âm, tri kỷ, và cả quần chúng nữa, nếu cảm thấy ý chí giống nhau thì tìm nhau.
Nam nhi sự nghiệp như hồ thỉ
Hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
(Nguyễn Bá Trác)
Tới đây thì tôi...nghiệm ra rằng Thượng Đế Tối cao, mở rộng cách nghĩ và tầm nhìn của bất cứ ai trong thiên hạ, đông tây, kim cổ...Nào phải Thâm Tâm Viết Tống Biệt Hành thì Vi Khuê không được đặt cho thơ mình tên bài thơ nổi tiếng ấy, hay các hướng đông, tây, nam, bắc của Hồ Trường Nguyễn Bá Trác lâu nay, ai cũng thuộc, thì nữ sĩ Vi Khuê lại phải chừa ra chẳn hạn.
Ô hay, tất cả là của chung trong thiên hạ, cái vỏ chung, nhưng cái ruột phải riêng, khi đọc lên, là thấy rõ từng ngôn ngữ, từng nội dung khác biệt.
Tuy nhiên, nội dung có khi là một, nhưng cách trình bày, diễn tả lại phải khác nhau... Vì thế mới gọi là văn chương, văn học, nghệ thuật chứ.
Hawthrone 21-7-2014
Cao Mỵ Nhân.
( HNPĐ )
BÀI HÀNH TIỄN BIỆT - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Một vị độc giả, không rõ ở phương nào, bảo rằng: nhà thơ Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình 1917-1950) có vẻ xem thường vai trò Mẹ trong bài thơ nổi tiếng Tống Biệt Hành
( HNPĐ ) Một vị độc giả, không rõ ở phương nào, bảo rằng: nhà thơ Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình 1917-1950) có vẻ xem thường vai trò Mẹ trong bài thơ nổi tiếng Tống Biệt Hành viết năm 1940 là : "Sao lại coi Mẹ nhẹ như chiếc là bay vậy?"
Toàn bài thơ, Thâm Tâm diễn tả tâm trạng một người sắp đi, qua lời đối thoại, người tiễn không đưa người qua sông, mà vẫn nghe sóng chòng chành ở trong lòng, vào một buổi chiều không thắm, không vàng vọt, nhưng hoàng hôn đã đọng đầy trong mắt...
Vì thế, người tiễn chân ly khách đành như với người đi như vầy:
Người đi, ừ nhỉ, người đi thực
Mẹ thà coi như chiếc là bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say...
(Thâm Tâm)
Cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, cả về thực tế, lẫn mộng mơ, hay có thể đi vào... triết, đoạn thơ này hay đến mênh mang, khó có cách ví von nào hay đến như vậy.
Người mẹ như chiếc lá, người chị như hạt bụi, còn nhìn thấy được, chứ người em như hơi rượu say... thì chao ôi, chỉ là hư huyễn.
Và, cũng chính vì hình ảnh em như hơi rượu say, mà bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm được xếp vào 108 bài thơ Rượu giang hồ khí cốt, chứ tìm toàn bài, tôi chẳng thấy cái ly, cái cốc, cái hủ, cái vò...rượu gì cả (Bài số 71, trang 157)
Từ tên bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm, tôi nhớ nữ sĩ Vi Khuê (Trần Trinh Thuận sinh năm 1931 ở Thừa Thiên Huế) cũng sáng tác một bài thơ kiểu hành, cũng mang tên Tống Biệt Hành như thi sĩ Thâm Tâm xưa, bài thơ Vi Khuê gồm 4 đoạn...khí cốt.
Tiễn người về phương đông, rót mời một ly rượu hồng, rượu sẽ mềm môi làm người khóc, nhưng tác giả lại cười, và hỏi người uống rượu đó có hiểu gì không?
- Tiễn người về phương Tây, nữ sĩ Vi Khuê rót 1 ly rượu đầy, rượu làm cay đôi mắt ướt, người mời là chị thấy lệ rớt giữa lòng tay.
- Tiễn người về phương nam, nữ sĩ Vi Khuê rót 1 ly rượu tràn, rượu ấy làm hoen ướt thân áo bạc, người uống say khướt dưới vầng trăng.
Thật hay, 3 người về 3 phương đông, tây, nam.. .những ly rượu có thể.. .bình thường thôi, rượu từ màu hồng, qua đầy, rồi tràn, nào có gì đáng nói nhỉ?
Nhưng tới khi:
- Tiễn người về phương bắc, thì một ly rượu quý hiếm, ly rượu ngọc, song rượu sẽ thay lời tác giả Vi Khuê nói lời Vĩnh Biệt, và xin đừng bao giờ quay nhìn ngõ trúc, tức vườn nhà nữ sĩ nữa.
Toàn bài, chị dùng chữ Chén chứ không phải chữ Ly như tôi đặt bút là viết liên tục ở trên.
Ta tưởng người đi về phương bắc
Ta rót cho người, chén rượu ngọc
Rượu sẽ vì ta nói với người
Vĩnh biệt. Đừng quay nhìn ngõ trúc
(Vi Khuê)
Rồi cũng từ tiếng, từ chữ đông, tây, nam, bắc này, và từ chữ Rót, rất hào sảng kiểu cổ điển (bài thơ Tống Biệt Hành của Vi Khuê mang số 27, trang 66 trong 108 bài Rượu giang hồ khí cốt, đã khiến tôi đọc lại lần thứ bao nhiêu, bài Hồ Trường của cụ cố Nguyễn Bá Trác (1881-1945) ở Quảng Nam.
Hồ trường! Hồ Trường!
Ta biết rót về đâu?
- Rót về phương đông, biển đông chảy xiết. Sóng nổi cuồng loạn.
- Rót về phương tây, mưa Tây Sơn, từng trận chứa chan.
- Rót về phương bắc, gió bấc vi vút, lạnh cắt thịt da.
- Rót về nam phương, trời nam, mù mịt, rượu quá chén cuồng điên
Thốt ra như thế, để làm gì? Xin thưa, cụ cố thi sĩ Nguyễn Bá Trác chỉ muốn thổ lộ với người đời rằng,
Nào ai tỉnh, nào ai say
Lòng ta, ta biết, chí ta, ta hay.
(Nguyễn Bá Trác)
Có nghĩa là xã hội, bi thương thủa ấy, sau thời người Pháp xuất hiện ở Đông Dương (Việt, Miên, Lào) biết bao kẻ sĩ muốn làm nên lịch sử, nhưng kết hợp với ai, ai tin ai?
Nhà thơ Nguyễn Bá Trác đành mượn rượu bày tỏ với tri âm, tri kỷ, và cả quần chúng nữa, nếu cảm thấy ý chí giống nhau thì tìm nhau.
Nam nhi sự nghiệp như hồ thỉ
Hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
(Nguyễn Bá Trác)
Tới đây thì tôi...nghiệm ra rằng Thượng Đế Tối cao, mở rộng cách nghĩ và tầm nhìn của bất cứ ai trong thiên hạ, đông tây, kim cổ...Nào phải Thâm Tâm Viết Tống Biệt Hành thì Vi Khuê không được đặt cho thơ mình tên bài thơ nổi tiếng ấy, hay các hướng đông, tây, nam, bắc của Hồ Trường Nguyễn Bá Trác lâu nay, ai cũng thuộc, thì nữ sĩ Vi Khuê lại phải chừa ra chẳn hạn.
Ô hay, tất cả là của chung trong thiên hạ, cái vỏ chung, nhưng cái ruột phải riêng, khi đọc lên, là thấy rõ từng ngôn ngữ, từng nội dung khác biệt.
Tuy nhiên, nội dung có khi là một, nhưng cách trình bày, diễn tả lại phải khác nhau... Vì thế mới gọi là văn chương, văn học, nghệ thuật chứ.
Hawthrone 21-7-2014
Cao Mỵ Nhân.
( HNPĐ )