Văn Học & Nghệ Thuật
BẢN DANH SÁCH HO "CHEN" - CAO MỴ NHÂN
BẢN DANH SÁCH HO
"CHEN" - CAO MỴ NHÂN
Theo như dự trù của tác giả Bùi Đức Điềm, đại
tá Quân Lực VNCH, thì cuối tháng 3/2016 này, cuốn sách về mặt trận An
Lộc, mà ông cũng có tham chiến, sẽ được gởi tặng quý chiến hữu hiện
diện ở sa trường ấy, hiện gia đình ông đang cư trú nơi
thành phố Aloha, tiểu bang Oregon 97007.
Tôi được quen biết quan 6 Điềm khi ông vừa từ trại
tù cải tạo về.
Tôi cũng hơn một lần "kể lể" về
nhị vị đại tá xưa, trước 30 -4 -1975, đều làm quan đầu tỉnh miền
nam.
Đại tá Bùi Đức Điềm, tỉnh trưởng Long
Khánh và Đại tá Lý Trọng Mỹ, tỉnh trưởng Xuyên Mộc.
Lẽ ra cuốn sách về chiến trường An Lộc được
phát hành từ năm ngoái 2015 nhưng chỉ còn vài trang kết, đại
tá Bùi Đức Điềm phải nằm nhà thương, nay sách đang ở nhà in.
Tôi hỏi quan 6 Điềm là, từ cái thủa
cách đây 20 năm hơn, ông đi Mỹ theo diện HO
"chen", do chính đại tá Điềm nói, tức HO 29, sau tôi
cả 21 số Hờ ấy, là tại sao?
Vì những ngày chưa biết tương lai đi về
đâu, chúng tôi gồm 5 người còn phải chung làm một "Vườn Nho" ở
Long Thành, để gọi là có lao động, cho yên tấm thân ...già.
Thì đại tá Bùi Đức Điềm cười một cách khổ hạnh: đại
uý Tiến cố lo đi Úc trước cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh vì sợ ...lỡ bị kẹt. Thiếu
tá Trần Văn Kia đã đến Colorado, cô, là tôi, đi trước ông Kia, còn
lại Trung tá Ngô Ngọc Thành và tôi (Đ/tá. Điềm), ôm cái vườn
nho buồn phát ...cười luôn.
Cô tính đi, ông Thành thì kẹt giấy tờ sao đó, chẳng
làm sao tiến thêm được một bước, giờ ngắm tờ giấy ra tù mà
chẳng rời khỏi cái mớ bòng bong được.
Trước lúc cô đi, tôi có đưa cô tới
quán cháo lòng Hoài Bắc của vợ cha Trung tá Việt Cộng hồi chánh Huỳnh Cự chứ
gì. Huỳnh Cự cũng có tên trong danh sách HO Chen, tức HO
29, là một bản được ai đó ( ? ) từ bên Mỹ gởi
về, độ 100 người, cả quân đội lẫn dân sự.
Bản danh sách đó đánh máy không có dấu, nên Huỳnh
Cự yên trí hắn là thành phần hồi chánh quan trọng, sau hồi chánh
viên tên tuổi: thượng tá Tám Hà, chắc được "Nhà trắng" can
thiệp, hắn cứ rung đùi bên tô cháo lòng của tiệm Hoài Bắc ở Ngã ba
Hàng Xanh Saigon, tự gọi tên theo kiểu Mỹ là Huynh Cu mới chán
chứ.
Cô có nhớ ngay hôm mình ngồi ở quán cháo lòng
Hoài Bắc đó, có thằng bé độ 15 tuổi đến tìm bác Huỳnh Cự, nói
là có tin từ Mỹ gởi về, bố cháu bảo mời bác (Huỳnh Cự) qua
gặp bố cháu.
Huỳnh Cự tất tả chở Honda thằng bé đi,
còn dặn cô với tôi là cứ ăn xong, chờ ông ấy về cho tin mới nhé
Chặp sau, Huỳnh Cự đi bộ le te về
quán, cả cô lẫn tôi đều hỏi cha: xe đâu, sao đi bộ về?
Huỳnh Cự chửi "tiên sư bố" thằng
nhỏ, rồi kể: xe chở tới cao ốc kia, gần quán thôi, thằng nhỏ nói
với Huỳnh Cự là, bố cháu đợi bác ở lầu 3, bác cứ đi thẳng
lên, cháu giữ xe cho bác được mà, bác cầm chìa khoá đi, lỡ
đứa nào nó đòi lấy xe thì khổ bác ạ.
Thì rõ ràng thế, lên lầu 3 chẳng gặp "đứa
nào" đợi mình cả, tôi hỏi thăm, có mấy tên như xì ke ma
tuý, chúng cười ngất: ông bị gạt rồi ông ơi, coi chừng ông xuống,
không còn xe mà đi.
Huỳnh Cự quày quả xuống lề đường,
thì "mả cha nó" (tiếng của Trung tá VC hồi chánh) chẳng thấy
thằng nhãi đó nữa, tất nhiên là xe cũng trốn theo nó luôn chớ.
Hôm đó, tôi chưa nhớ ra là tôi có an ủi được
Trung tá VC hồi chánh câu gì không, nhưng Đại tá Điềm thì hình
như cười khinh mạn : "thôi ông ơi, của đi thay
người, qua được Mỹ, ông đi xe hơi chứ Honda ăn nhằm gì".
Do đó, những người có tên trong danh
sách "HO. Chen" tức HO 29, có ý chờ, chứ không "chạy
chọt" gì cả, thành đi ...muộn.
Nhưng chỉ một tuần sau, đại tá Điềm sẵn
dịp hỏi thăm tôi vài chuyện, ông lại có vẻ buồn, nói như thở
dài: biết không, Huỳnh Cự chết rồi.Tôi ngẫm nghĩ, đại tá Điềm nói tiếp: hẳn bị
xe tông, thật tội, hắn chỉ mong được đi Mỹ thôi.
Qua sự kiện đó, có phải tử vi có cái
cung "Thiên di" không? Tôi, là đại tá Điềm, thấy cái cảnh
Trung tá Ngô Ngọc Thành nhà mình, và ông hồi chánh Huỳnh Cự, mới hay
là nhiều khi mình không tính được.
Thế nên, tôi, đại tá Bùi Đức Điềm, nghĩ là
còn rảnh rang được lúc nào, thì cũng nên làm một việc gì, có chút ích lợi
cho bạn bè, thân quyến, thì cứ làm, tôi sẽ chỉ biếu, tặng cho anh em
tham chiến ở An Lộc hồi đó đọc, nếu thích thì giữ làm kỷ niệm cuốn
sách tôi viết, chứ không ra mắt gì đâu.
Vậy quý vị chiến sĩ An Lộc 1972
xưa, liên lạc cựu Đại tá Bùi Đức Điềm nhận sách về đọc, để
cùng "vẫn nghe âm hưởng đâu đây, tiếng súng của một thời trận mạc", Cũng
là một thời để nhớ, để thương đấy ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
BẢN DANH SÁCH HO "CHEN" - CAO MỴ NHÂN
BẢN DANH SÁCH HO
"CHEN" - CAO MỴ NHÂN
Theo như dự trù của tác giả Bùi Đức Điềm, đại
tá Quân Lực VNCH, thì cuối tháng 3/2016 này, cuốn sách về mặt trận An
Lộc, mà ông cũng có tham chiến, sẽ được gởi tặng quý chiến hữu hiện
diện ở sa trường ấy, hiện gia đình ông đang cư trú nơi
thành phố Aloha, tiểu bang Oregon 97007.
Tôi được quen biết quan 6 Điềm khi ông vừa từ trại
tù cải tạo về.
Tôi cũng hơn một lần "kể lể" về
nhị vị đại tá xưa, trước 30 -4 -1975, đều làm quan đầu tỉnh miền
nam.
Đại tá Bùi Đức Điềm, tỉnh trưởng Long
Khánh và Đại tá Lý Trọng Mỹ, tỉnh trưởng Xuyên Mộc.
Lẽ ra cuốn sách về chiến trường An Lộc được
phát hành từ năm ngoái 2015 nhưng chỉ còn vài trang kết, đại
tá Bùi Đức Điềm phải nằm nhà thương, nay sách đang ở nhà in.
Tôi hỏi quan 6 Điềm là, từ cái thủa
cách đây 20 năm hơn, ông đi Mỹ theo diện HO
"chen", do chính đại tá Điềm nói, tức HO 29, sau tôi
cả 21 số Hờ ấy, là tại sao?
Vì những ngày chưa biết tương lai đi về
đâu, chúng tôi gồm 5 người còn phải chung làm một "Vườn Nho" ở
Long Thành, để gọi là có lao động, cho yên tấm thân ...già.
Thì đại tá Bùi Đức Điềm cười một cách khổ hạnh: đại
uý Tiến cố lo đi Úc trước cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh vì sợ ...lỡ bị kẹt. Thiếu
tá Trần Văn Kia đã đến Colorado, cô, là tôi, đi trước ông Kia, còn
lại Trung tá Ngô Ngọc Thành và tôi (Đ/tá. Điềm), ôm cái vườn
nho buồn phát ...cười luôn.
Cô tính đi, ông Thành thì kẹt giấy tờ sao đó, chẳng
làm sao tiến thêm được một bước, giờ ngắm tờ giấy ra tù mà
chẳng rời khỏi cái mớ bòng bong được.
Trước lúc cô đi, tôi có đưa cô tới
quán cháo lòng Hoài Bắc của vợ cha Trung tá Việt Cộng hồi chánh Huỳnh Cự chứ
gì. Huỳnh Cự cũng có tên trong danh sách HO Chen, tức HO
29, là một bản được ai đó ( ? ) từ bên Mỹ gởi
về, độ 100 người, cả quân đội lẫn dân sự.
Bản danh sách đó đánh máy không có dấu, nên Huỳnh
Cự yên trí hắn là thành phần hồi chánh quan trọng, sau hồi chánh
viên tên tuổi: thượng tá Tám Hà, chắc được "Nhà trắng" can
thiệp, hắn cứ rung đùi bên tô cháo lòng của tiệm Hoài Bắc ở Ngã ba
Hàng Xanh Saigon, tự gọi tên theo kiểu Mỹ là Huynh Cu mới chán
chứ.
Cô có nhớ ngay hôm mình ngồi ở quán cháo lòng
Hoài Bắc đó, có thằng bé độ 15 tuổi đến tìm bác Huỳnh Cự, nói
là có tin từ Mỹ gởi về, bố cháu bảo mời bác (Huỳnh Cự) qua
gặp bố cháu.
Huỳnh Cự tất tả chở Honda thằng bé đi,
còn dặn cô với tôi là cứ ăn xong, chờ ông ấy về cho tin mới nhé
Chặp sau, Huỳnh Cự đi bộ le te về
quán, cả cô lẫn tôi đều hỏi cha: xe đâu, sao đi bộ về?
Huỳnh Cự chửi "tiên sư bố" thằng
nhỏ, rồi kể: xe chở tới cao ốc kia, gần quán thôi, thằng nhỏ nói
với Huỳnh Cự là, bố cháu đợi bác ở lầu 3, bác cứ đi thẳng
lên, cháu giữ xe cho bác được mà, bác cầm chìa khoá đi, lỡ
đứa nào nó đòi lấy xe thì khổ bác ạ.
Thì rõ ràng thế, lên lầu 3 chẳng gặp "đứa
nào" đợi mình cả, tôi hỏi thăm, có mấy tên như xì ke ma
tuý, chúng cười ngất: ông bị gạt rồi ông ơi, coi chừng ông xuống,
không còn xe mà đi.
Huỳnh Cự quày quả xuống lề đường,
thì "mả cha nó" (tiếng của Trung tá VC hồi chánh) chẳng thấy
thằng nhãi đó nữa, tất nhiên là xe cũng trốn theo nó luôn chớ.
Hôm đó, tôi chưa nhớ ra là tôi có an ủi được
Trung tá VC hồi chánh câu gì không, nhưng Đại tá Điềm thì hình
như cười khinh mạn : "thôi ông ơi, của đi thay
người, qua được Mỹ, ông đi xe hơi chứ Honda ăn nhằm gì".
Do đó, những người có tên trong danh
sách "HO. Chen" tức HO 29, có ý chờ, chứ không "chạy
chọt" gì cả, thành đi ...muộn.
Nhưng chỉ một tuần sau, đại tá Điềm sẵn
dịp hỏi thăm tôi vài chuyện, ông lại có vẻ buồn, nói như thở
dài: biết không, Huỳnh Cự chết rồi.Tôi ngẫm nghĩ, đại tá Điềm nói tiếp: hẳn bị
xe tông, thật tội, hắn chỉ mong được đi Mỹ thôi.
Qua sự kiện đó, có phải tử vi có cái
cung "Thiên di" không? Tôi, là đại tá Điềm, thấy cái cảnh
Trung tá Ngô Ngọc Thành nhà mình, và ông hồi chánh Huỳnh Cự, mới hay
là nhiều khi mình không tính được.
Thế nên, tôi, đại tá Bùi Đức Điềm, nghĩ là
còn rảnh rang được lúc nào, thì cũng nên làm một việc gì, có chút ích lợi
cho bạn bè, thân quyến, thì cứ làm, tôi sẽ chỉ biếu, tặng cho anh em
tham chiến ở An Lộc hồi đó đọc, nếu thích thì giữ làm kỷ niệm cuốn
sách tôi viết, chứ không ra mắt gì đâu.
Vậy quý vị chiến sĩ An Lộc 1972
xưa, liên lạc cựu Đại tá Bùi Đức Điềm nhận sách về đọc, để
cùng "vẫn nghe âm hưởng đâu đây, tiếng súng của một thời trận mạc", Cũng
là một thời để nhớ, để thương đấy ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)