Thân Hữu Tiếp Tay...
BẢN SẮC NGƯỜI LÍNH QUÂN LỰC VNCH. - Lê Bá Vận.
BẢN SẮC NGƯỜI LÍNH QUÂN LỰC VNCH.
Lê Bá Vận.
Một người lính VNCH với cậu bé, ở Sài Gòn. (Hình: Flickr manhhai)
Ngày 19/6 là ngày Quân lực Việt Nam Cọng Hòa.
Nhiều nơi trên thế giới, người Việt tổ chức Đại lễ kỷ niệm.
Tại quốc nội thì mỗi năm lại mục kiến tình cảnh đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng cọng sản VN và Tổng chủ, đối ngoại chính trị, kinh tế lệ thuộc Tàu, đối nội đàn áp tạo ổn định, nợ công ngập đầu dân, đạo đức suy đồi, tham nhũng lên ngôi, giả dối ngự trị ... (1).
Trong cảnh quan đó nhân dân miền Nam hồi tưởng những người lính VNCH thân thương đã cầm súng kháng cự để miền Nam có được tự do trong suốt 2 thập niên 1955-1975.
Họ chỉ là lính, cấp bậc thấp song chiến đấu anh dũng như đã thấy trong các trận đánh giành lại kinh thành Huế năm 1968 và thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Dù sau đó đá nát vàng phai song “chớ đem thành bại luận anh hùng”.
Ngược lại, dù chiến thắng, những đạo quân xâm lược cướp nước, xưa quân Tàu, nay bộ đội cọng sản miền Bắc trong cuộc chiến 1955- 1975 thì bản sắc chỉ có thể là “dã man, tàn bạo”.
Thật vậy, bộ đội viễn chinh cọng sản đã giết nhiều ngàn đồng bào khi chiếm đóng Huế trong 26 ngày trong biến cố dã man Tết Mậu Thân 1968 (Hue massacre) và trên Đại lộ Kinh hoàng (Highway of Horror), mùa hè đỏ lửa (Flamming Summer) Quảng Trị 1972 (2&3).
Sau chiến thắng năm 1975 thì cọng sản để lộ chân diện mục giết chóc, cướp của (miền Nam là giàu có), thiết lập các trại địa ngục cải tạo, hành hạ con người xem không tày súc vật.
Như thế bản sắc cọng sản VN là anh dũng ư?
Người lính VNCH mặc nhiên anh dũng, đó là thuộc tính của truyền thống kháng chiến tự vệ giữ nhà, giữ nước. Điều đáng bàn thêm để suy gẫm trong ngày Quân Lực là những nét độc đáo về bản sắc mà không người lính nơi nào sở hữu trọn vẹn.
Bản sắc độc đáo ấy, nét đậm phong cách của người lính VNCH rât nhân bản, được ghi sâu trong tâm khảm người dân và biểu hiện trong 3 nhóm hình ảnh, tổng hợp mọi ý nghĩa.
Nhóm Hình Ảnh Số 1. Cùng nhân dân khát vọng minh bạch sự thực.
+Hình 1: Người lính VNCH hành quân mua báo đọc. +Hình 2: Người lính VNCH đọc báo cùng dân: Báo Độc Lập với hàng tít “ĐÃ KÝ KẾT” (Hiệp Định Ngưng Bắn tại Paris 1973)
Người lính VNCH đang đi hành quân song vẫn bỏ tiền túi dừng lại mua báo cùng đọc tin tức và nghị luận. Hình trên cho thấy họ đang chăm chú đọc trang đầu quan trọng nhất của các tờ nhật báo “Độc Lập” và “Trắng Đen” là trong số những tờ báo được nhiều người mua đọc.
Nhiều lúc binh sĩ đang đọc báo thì dân chúng bước đến ghé mắt xem nhờ.
Các nhật báo lâu đời nhất là Thần Chung, Sài Gòn Mới, Tiếng Chuông… và rồi Tiếng Dội, Tin Điển, Tia Sáng, Tự Do, Ngôn Luận, Dân Chủ, Dân Quyền, Chánh Đạo, Chính Luận, Độc Lập, Trắng Đen, Thời Luận, Xây Dựng, Lẽ Sống, Sống, Sóng Thần, Lửa Việt, Ánh Sáng…
Hồi đó miền Nam có tự do báo chí. Có tờ đả kích chính phủ, có tờ thân chính quyền, đa số trung lập, hay khen dở chê. Một số báo thì chống Mỹ như Dân Chủ, Tin Sáng, Chánh Đạo v.v…
Chính phủ không ra báo. Báo chí là của tư nhân, hội đoàn, muôn màu muôn vẻ, nói minh bạch sự thực, biện luận có lý thì người ta tin, bưng bít thông tin là phường gian dối.
2) Nhóm Hình Ảnh Số 2: Tình cảm gia đình sâu đậm kỳ diệu.
+Hình 1: Chị cõng em đi thăm cha. +Hình 2: Vợ dắt 2 con nhỏ đi thăm chồng.
+1) Hình 1: Chị cõng em đi thăm cha - Ghi chú tiếng Anh trong hình: THE BALTIMORE SUN (tờ báo MẶT TRỜI BALTIMORE). Ghi chú dưới hình: (NY11-April 8 – A DRINK FOR A CHILD- -A South Vietnamese government soldier gives his child a drink from his canteen recently at the Duc Hue Base Camp some 35 miles northwest of Saigon, which has been under attack since late last month. (AP Wirephoto) (as2101str-uoc) 1974. (NY11- Tháng tư 8- CHO BÉ UỐNG NƯỚC- -Một anh lính chính phủ Nam Việt Nam cho con anh uống nước từ bi đông của mình mới đây tại căn cứ Đức Huệ khoảng 35 dặm phía tây bắc Sài Gòn mà đã bị tấn công từ cuối tháng trước. (AP Wire photo) (as2101 str-uoc) 1974.)
Nhận xét về bức hình: Huyện Đức Huệ (tỉnh Long An). Đứa chị chừng 7, 8 tuổi, đứng xây lưng ra trước, tóc xõa đầu chùm khăn trắng rộng che nắng, cõng em ra tìm thăm cha, vai đeo ba lô, đang phục kích trong bụi lau? và người cha ẵm con, nhỏ chừng 6, 7 tháng tuổi, đội mũ trắng, cho con uống nước trong bi đông. Đang ngoài mặt trận mà săn sóc cho con đến tìm thăm thì thật chỉ ở miền Nam thời đó với người lính VNCH mới có. Thật cảm động. Tờ nhật báo Baltimore Sun (Hoa Kỳ) đã đăng hình kèm ghi chú.
+ 2) Hình 2: Vợ dất 2 con nhỏ đi thăm chồng - Ghi chú tiếng Anh dưới hình: Family members visit an ARVN soldier at the trench. (Thành viên gia đình thăm viếng một binh sĩ Quân lực VNCH tại chiến hào)
(21 Mar 1973, Saigon, South Vietnam — Visit with Daddy…A South Vietnamese soldier is visited by his wife and children March 21 while he is on guard duty in trench along Highway 13, some 20 miles north of Saigon. — Image by © Bettmann/CORBIS – Chỉ có ở Việt Nam – Vợ tay bồng tay dắt con thơ thăm chồng đầu tuyến. Đại liên M 60 đạn đã lên nòng, lựu đạn M 67 để sẵn. Đây là một trong những hình ảnh bi tráng của người lính miền Nam vô danh. Cầm súng vì muốn thở tự do…)
Ngày 21/3/1973, Sài Gòn, Nam Việt Nam – Đi thăm Tía… Một anh lính Nam Việt Nam đã được vợ và các con đến thăm viếng ngày 21 tháng 3 trong lúc anh đang trực canh trong chiến hào dọc theo quốc lộ 13, khoảng 20 dặm phía bắc Sài Gòn.
Nhận xét về bức hình: Độc đáo đến khó tưởng tượng. Trên hình trong chiến hào hình chữ ‘L’ người chồng, một xạ thủ đại liên vừa canh chừng súng, vừa quay nghiêng đầu chuyện trò với vợ con. Trời nắng gắt người vợ tay trái cầm nón che nắng cho con nhỏ, khoảng năm sáu tháng tuổi, ẳm trên tay phải luồn qua nách. Đứa nhỏ đội mũ trắng nhọn chóp, úp mặt vào ngực mẹ, lưng quay về phía cây súng. Đứa chị độ năm sáu tuổi, mắt nheo vì chói nắng, đứng sát bên tay trái mẹ, vịn tay vào hào. Quanh chiến hào ngổn ngang mũ sắt, bốt, bi đông, ba lô…một quả lựu đạn nằm lăn lóc kề cây súng máy.
Hình ảnh mủi lòng, liên tưởng cảnh bi đát vợ thăm nuôi chồng trại tù cọng sản cải tạo, cũng độc đáo.
3) Nhóm Hình Ảnh Số 3. Tình người. Quan tâm sâu sắc đến nhân dân.
Dân rất thân cận người lính VNCH hành quân và chạy về phía họ lúc sự cố.
+Hình 1: Săn sóc người già cả.
Ghi chú tiếng Anh trong hình và dưới hình: HISTORIC IMAGES. YANKEE-CARIBOU Collection. South Viet Ranger helps feed an old wounded woman found in an abandoned village near Dat Do (NHỮNG HÌNH ẢNH LỊCH SỬ. Tập sưu tầm YANKEE-CARIBOU. Lính biệt kích Việt đút ăn giúp một bà lão bị thương được tìm thấy tại một làng bị bỏ hoang gần Đất Đỏ).
(Thị trấn Đất Đỏ thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Thái độ nhiệt tình quan tâm, tình thương yêu vô biên được biểu lộ rõ trên nét mặt, ánh mắt, trong cử chỉ của người lính cọng hòa trong tấm hình trên và các hình dưới.
+Hình 2: Giúp đỡ nhân dân. +Hình 3: Cho bé bú sữa. +Hình 4: Thông cảm với nhân dân.
Thương binh cọng sản trên chiến trường được người lính VNCH đưa về bệnh viện quân y chữa trị. Các bác sĩ điều trị cho biết đối với bệnh nhân không phân biệt đối xử thù hay bạn.
Ở Sài Gòn cọng sản VN tiếp quản Tổng Y Viện Cọng Hòa sáng ngày 1/5/1975 thì phóng loa ra lệnh tất cả thương bệnh binh VNCH đang điều trị phải rời bệnh viện trong ngày.
Ở trại tù cải tạo thì bác sĩ bị kết tội chữa lành lính ngụy để chúng chống phá nhân dân (!)
Sự khác biệt tư cách, nhân bản 2 bên rất lớn.
Thời đó có mặt các anh lính Quốc Gia người dân cảm thấy đang ở nơi có tình người, an toàn, được thương yêu, được quan tâm săn sóc, thoát mọi nỗi sợ hãi to lớn có thật.
Người lính Quốc Gia ý thức cao sứ mệnh thiêng liêng bảo vệ mảnh đất tự do còn lại của đất nước và đồng bào sinh sống trên mảnh đất tự do ấy.
Lúc sứ mệnh không hoàn thành, tháng tư năm 1975, biết bao quân nhân và tướng lĩnh VNCH bất khuất, cá nhân và tập thể đã tuẫn tiết, tự kết liễu đời mình, lấy cái chết đền nợ nước, tạ tội vì không bảo vệ được nhân dân lọt vào ách cọng sản, muôn kiếp trầm luân.
Ngày 19/6 truyền thống Quân lực VNCH ngắm lại các tấm hình trên chúng ta vô cùng cảm khái, tri ân và vinh danh người lính Cọng Hòa bản sắc độc đáo, đức tính nhân bản, anh dũng cầm súng kháng chiến là để bảo vệ tự do cho nhân dân, đất nước.
Vắng bóng các anh, người dân căm hờn bất lực nhìn cọng sản VN lộng hành :
“Múa gậy vườn hoang, Một mình một chợ.
Tự tung tự tác, Vô pháp vô thiên.”
Rồi đây “Thiên đường mở lối không đi. Địa ngục ngăn đường lại đến.”
Thời đại này rất khó làm mất nước song cọng sản VN làm được.
Ông Tàu 4 tốt luôn xem Việt Nam là một tỉnh của Trung Quốc, đang chờ đón.
Lê Bá Vận.(HNPD)
Chú Thích.
(1) +Tổng chủ = Chức vụ gộp, đứng đầu Đảng + Nhà nước (là Hồ Chí Minh và Nguyễn Phú Trọng).
+ Nợ công = Trong một cuộc làm việc với thành phố Hải Phòng vào tháng 6 năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hô hào "phải đồng cam cộng khổ cùng với Chính phủ trả nợ công.”
(2) LBV “Tết này, tết Quang Trung, tết Mậu Thân”.
(3) LBV “Ngày 30/4 “Đường vinh quang xây xác quân thù”.
+1)Ngày Quân lực VNCH +2)Dắt bước qua hố +4)Dìu bước xuống +4)Cõng lính CS đi cấp cứu.
NGÀY QUÂN LỰC – VINH DANH NGƯỜI LÍNH VNCH.
--------
BẢN SẮC NGƯỜI LÍNH QUÂN LỰC VNCH. - Lê Bá Vận.
BẢN SẮC NGƯỜI LÍNH QUÂN LỰC VNCH.
Lê Bá Vận.
Một người lính VNCH với cậu bé, ở Sài Gòn. (Hình: Flickr manhhai)
Ngày 19/6 là ngày Quân lực Việt Nam Cọng Hòa.
Nhiều nơi trên thế giới, người Việt tổ chức Đại lễ kỷ niệm.
Tại quốc nội thì mỗi năm lại mục kiến tình cảnh đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng cọng sản VN và Tổng chủ, đối ngoại chính trị, kinh tế lệ thuộc Tàu, đối nội đàn áp tạo ổn định, nợ công ngập đầu dân, đạo đức suy đồi, tham nhũng lên ngôi, giả dối ngự trị ... (1).
Trong cảnh quan đó nhân dân miền Nam hồi tưởng những người lính VNCH thân thương đã cầm súng kháng cự để miền Nam có được tự do trong suốt 2 thập niên 1955-1975.
Họ chỉ là lính, cấp bậc thấp song chiến đấu anh dũng như đã thấy trong các trận đánh giành lại kinh thành Huế năm 1968 và thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Dù sau đó đá nát vàng phai song “chớ đem thành bại luận anh hùng”.
Ngược lại, dù chiến thắng, những đạo quân xâm lược cướp nước, xưa quân Tàu, nay bộ đội cọng sản miền Bắc trong cuộc chiến 1955- 1975 thì bản sắc chỉ có thể là “dã man, tàn bạo”.
Thật vậy, bộ đội viễn chinh cọng sản đã giết nhiều ngàn đồng bào khi chiếm đóng Huế trong 26 ngày trong biến cố dã man Tết Mậu Thân 1968 (Hue massacre) và trên Đại lộ Kinh hoàng (Highway of Horror), mùa hè đỏ lửa (Flamming Summer) Quảng Trị 1972 (2&3).
Sau chiến thắng năm 1975 thì cọng sản để lộ chân diện mục giết chóc, cướp của (miền Nam là giàu có), thiết lập các trại địa ngục cải tạo, hành hạ con người xem không tày súc vật.
Như thế bản sắc cọng sản VN là anh dũng ư?
Người lính VNCH mặc nhiên anh dũng, đó là thuộc tính của truyền thống kháng chiến tự vệ giữ nhà, giữ nước. Điều đáng bàn thêm để suy gẫm trong ngày Quân Lực là những nét độc đáo về bản sắc mà không người lính nơi nào sở hữu trọn vẹn.
Bản sắc độc đáo ấy, nét đậm phong cách của người lính VNCH rât nhân bản, được ghi sâu trong tâm khảm người dân và biểu hiện trong 3 nhóm hình ảnh, tổng hợp mọi ý nghĩa.
Nhóm Hình Ảnh Số 1. Cùng nhân dân khát vọng minh bạch sự thực.
+Hình 1: Người lính VNCH hành quân mua báo đọc. +Hình 2: Người lính VNCH đọc báo cùng dân: Báo Độc Lập với hàng tít “ĐÃ KÝ KẾT” (Hiệp Định Ngưng Bắn tại Paris 1973)
Người lính VNCH đang đi hành quân song vẫn bỏ tiền túi dừng lại mua báo cùng đọc tin tức và nghị luận. Hình trên cho thấy họ đang chăm chú đọc trang đầu quan trọng nhất của các tờ nhật báo “Độc Lập” và “Trắng Đen” là trong số những tờ báo được nhiều người mua đọc.
Nhiều lúc binh sĩ đang đọc báo thì dân chúng bước đến ghé mắt xem nhờ.
Các nhật báo lâu đời nhất là Thần Chung, Sài Gòn Mới, Tiếng Chuông… và rồi Tiếng Dội, Tin Điển, Tia Sáng, Tự Do, Ngôn Luận, Dân Chủ, Dân Quyền, Chánh Đạo, Chính Luận, Độc Lập, Trắng Đen, Thời Luận, Xây Dựng, Lẽ Sống, Sống, Sóng Thần, Lửa Việt, Ánh Sáng…
Hồi đó miền Nam có tự do báo chí. Có tờ đả kích chính phủ, có tờ thân chính quyền, đa số trung lập, hay khen dở chê. Một số báo thì chống Mỹ như Dân Chủ, Tin Sáng, Chánh Đạo v.v…
Chính phủ không ra báo. Báo chí là của tư nhân, hội đoàn, muôn màu muôn vẻ, nói minh bạch sự thực, biện luận có lý thì người ta tin, bưng bít thông tin là phường gian dối.
2) Nhóm Hình Ảnh Số 2: Tình cảm gia đình sâu đậm kỳ diệu.
+Hình 1: Chị cõng em đi thăm cha. +Hình 2: Vợ dắt 2 con nhỏ đi thăm chồng.
+1) Hình 1: Chị cõng em đi thăm cha - Ghi chú tiếng Anh trong hình: THE BALTIMORE SUN (tờ báo MẶT TRỜI BALTIMORE). Ghi chú dưới hình: (NY11-April 8 – A DRINK FOR A CHILD- -A South Vietnamese government soldier gives his child a drink from his canteen recently at the Duc Hue Base Camp some 35 miles northwest of Saigon, which has been under attack since late last month. (AP Wirephoto) (as2101str-uoc) 1974. (NY11- Tháng tư 8- CHO BÉ UỐNG NƯỚC- -Một anh lính chính phủ Nam Việt Nam cho con anh uống nước từ bi đông của mình mới đây tại căn cứ Đức Huệ khoảng 35 dặm phía tây bắc Sài Gòn mà đã bị tấn công từ cuối tháng trước. (AP Wire photo) (as2101 str-uoc) 1974.)
Nhận xét về bức hình: Huyện Đức Huệ (tỉnh Long An). Đứa chị chừng 7, 8 tuổi, đứng xây lưng ra trước, tóc xõa đầu chùm khăn trắng rộng che nắng, cõng em ra tìm thăm cha, vai đeo ba lô, đang phục kích trong bụi lau? và người cha ẵm con, nhỏ chừng 6, 7 tháng tuổi, đội mũ trắng, cho con uống nước trong bi đông. Đang ngoài mặt trận mà săn sóc cho con đến tìm thăm thì thật chỉ ở miền Nam thời đó với người lính VNCH mới có. Thật cảm động. Tờ nhật báo Baltimore Sun (Hoa Kỳ) đã đăng hình kèm ghi chú.
+ 2) Hình 2: Vợ dất 2 con nhỏ đi thăm chồng - Ghi chú tiếng Anh dưới hình: Family members visit an ARVN soldier at the trench. (Thành viên gia đình thăm viếng một binh sĩ Quân lực VNCH tại chiến hào)
(21 Mar 1973, Saigon, South Vietnam — Visit with Daddy…A South Vietnamese soldier is visited by his wife and children March 21 while he is on guard duty in trench along Highway 13, some 20 miles north of Saigon. — Image by © Bettmann/CORBIS – Chỉ có ở Việt Nam – Vợ tay bồng tay dắt con thơ thăm chồng đầu tuyến. Đại liên M 60 đạn đã lên nòng, lựu đạn M 67 để sẵn. Đây là một trong những hình ảnh bi tráng của người lính miền Nam vô danh. Cầm súng vì muốn thở tự do…)
Ngày 21/3/1973, Sài Gòn, Nam Việt Nam – Đi thăm Tía… Một anh lính Nam Việt Nam đã được vợ và các con đến thăm viếng ngày 21 tháng 3 trong lúc anh đang trực canh trong chiến hào dọc theo quốc lộ 13, khoảng 20 dặm phía bắc Sài Gòn.
Nhận xét về bức hình: Độc đáo đến khó tưởng tượng. Trên hình trong chiến hào hình chữ ‘L’ người chồng, một xạ thủ đại liên vừa canh chừng súng, vừa quay nghiêng đầu chuyện trò với vợ con. Trời nắng gắt người vợ tay trái cầm nón che nắng cho con nhỏ, khoảng năm sáu tháng tuổi, ẳm trên tay phải luồn qua nách. Đứa nhỏ đội mũ trắng nhọn chóp, úp mặt vào ngực mẹ, lưng quay về phía cây súng. Đứa chị độ năm sáu tuổi, mắt nheo vì chói nắng, đứng sát bên tay trái mẹ, vịn tay vào hào. Quanh chiến hào ngổn ngang mũ sắt, bốt, bi đông, ba lô…một quả lựu đạn nằm lăn lóc kề cây súng máy.
Hình ảnh mủi lòng, liên tưởng cảnh bi đát vợ thăm nuôi chồng trại tù cọng sản cải tạo, cũng độc đáo.
3) Nhóm Hình Ảnh Số 3. Tình người. Quan tâm sâu sắc đến nhân dân.
Dân rất thân cận người lính VNCH hành quân và chạy về phía họ lúc sự cố.
+Hình 1: Săn sóc người già cả.
Ghi chú tiếng Anh trong hình và dưới hình: HISTORIC IMAGES. YANKEE-CARIBOU Collection. South Viet Ranger helps feed an old wounded woman found in an abandoned village near Dat Do (NHỮNG HÌNH ẢNH LỊCH SỬ. Tập sưu tầm YANKEE-CARIBOU. Lính biệt kích Việt đút ăn giúp một bà lão bị thương được tìm thấy tại một làng bị bỏ hoang gần Đất Đỏ).
(Thị trấn Đất Đỏ thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Thái độ nhiệt tình quan tâm, tình thương yêu vô biên được biểu lộ rõ trên nét mặt, ánh mắt, trong cử chỉ của người lính cọng hòa trong tấm hình trên và các hình dưới.
+Hình 2: Giúp đỡ nhân dân. +Hình 3: Cho bé bú sữa. +Hình 4: Thông cảm với nhân dân.
Thương binh cọng sản trên chiến trường được người lính VNCH đưa về bệnh viện quân y chữa trị. Các bác sĩ điều trị cho biết đối với bệnh nhân không phân biệt đối xử thù hay bạn.
Ở Sài Gòn cọng sản VN tiếp quản Tổng Y Viện Cọng Hòa sáng ngày 1/5/1975 thì phóng loa ra lệnh tất cả thương bệnh binh VNCH đang điều trị phải rời bệnh viện trong ngày.
Ở trại tù cải tạo thì bác sĩ bị kết tội chữa lành lính ngụy để chúng chống phá nhân dân (!)
Sự khác biệt tư cách, nhân bản 2 bên rất lớn.
Thời đó có mặt các anh lính Quốc Gia người dân cảm thấy đang ở nơi có tình người, an toàn, được thương yêu, được quan tâm săn sóc, thoát mọi nỗi sợ hãi to lớn có thật.
Người lính Quốc Gia ý thức cao sứ mệnh thiêng liêng bảo vệ mảnh đất tự do còn lại của đất nước và đồng bào sinh sống trên mảnh đất tự do ấy.
Lúc sứ mệnh không hoàn thành, tháng tư năm 1975, biết bao quân nhân và tướng lĩnh VNCH bất khuất, cá nhân và tập thể đã tuẫn tiết, tự kết liễu đời mình, lấy cái chết đền nợ nước, tạ tội vì không bảo vệ được nhân dân lọt vào ách cọng sản, muôn kiếp trầm luân.
Ngày 19/6 truyền thống Quân lực VNCH ngắm lại các tấm hình trên chúng ta vô cùng cảm khái, tri ân và vinh danh người lính Cọng Hòa bản sắc độc đáo, đức tính nhân bản, anh dũng cầm súng kháng chiến là để bảo vệ tự do cho nhân dân, đất nước.
Vắng bóng các anh, người dân căm hờn bất lực nhìn cọng sản VN lộng hành :
“Múa gậy vườn hoang, Một mình một chợ.
Tự tung tự tác, Vô pháp vô thiên.”
Rồi đây “Thiên đường mở lối không đi. Địa ngục ngăn đường lại đến.”
Thời đại này rất khó làm mất nước song cọng sản VN làm được.
Ông Tàu 4 tốt luôn xem Việt Nam là một tỉnh của Trung Quốc, đang chờ đón.
Lê Bá Vận.(HNPD)
Chú Thích.
(1) +Tổng chủ = Chức vụ gộp, đứng đầu Đảng + Nhà nước (là Hồ Chí Minh và Nguyễn Phú Trọng).
+ Nợ công = Trong một cuộc làm việc với thành phố Hải Phòng vào tháng 6 năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hô hào "phải đồng cam cộng khổ cùng với Chính phủ trả nợ công.”
(2) LBV “Tết này, tết Quang Trung, tết Mậu Thân”.
(3) LBV “Ngày 30/4 “Đường vinh quang xây xác quân thù”.
+1)Ngày Quân lực VNCH +2)Dắt bước qua hố +4)Dìu bước xuống +4)Cõng lính CS đi cấp cứu.
NGÀY QUÂN LỰC – VINH DANH NGƯỜI LÍNH VNCH.
--------