Thân Hữu Tiếp Tay...
BẮT TRƯƠNG DUY NHẤT, PHẠM VIẾT ĐÀO, NHÀ NƯỚC ĐƯỢC LỢI GÌ?
Dư âm vụ bắt chủ trang blog Trương Duy Nhất-Một góc nhìn khác còn chưa kịp lắng xuống, công an lại tiếp tục khám xét bắt khẩn cấp đối với blogger, nhà văn Phạm Viết Đào.
Quả thật, hai vụ bắt người liên tiếp là những blogger nổi tiếng đã gây ra cơn bão dư luận trên khắp các trang mạng và là câu chuyện thời sự chủ yếu trong quán cà phê ở các thành phố lớn.
Không chỉ dư luận trong nước mà dư luận quốc tế cũng rất quan tâm theo dõi, phân tích tình hình chính trị ở Viêt nam. Giáo sư Carl Thayer-một chuyên gia có uy tín nói về làn sóng bắt bớ này rằng: “Chỉ trong năm qua đã có 46 người bị bắt, bất chấp kêu gọi từ Hoa Kỳ và EU là Hà Nội cần cải thiện tình hình“.
Bắt các Blogger này để làm gì, Bắt họ giải quyết được cái gì và chiều hướng nhà nước xử trí với hàng nghìn blog đang hoạt động trên các trang mạng ra sao, sẽ gây ra hiệu ứng tốt, xấu như thế nào cho chính trường Việt nam trong con mắt dân chúng và thế giới?
Nhớ lại, khi biết tin Blogger Trương Duy Nhất bị công an bắt theo điều 258, cảm giác đầu tiên của nhiều bạn đọc là ngỡ ngàng.
Được biết ông Nhất là người có quan hệ thân thiết với một số nhân vật quan trọng trong bộ máy nhà nước,từng làm việc cho báo công an Quảng nam. Ông từng tháp tùng nguyên thủ quốc gia,ông Nguyễn Minh Triêt-hồi đó là chủ tịch nước, đi thăm chính thức Hoa Kỳ-một quốc gia cựu thù của chính phủ Việt nam.
Người như thế, ai cũng nghĩ phải an toàn. Rất an toàn là khác.
Và có lẽ một phần như vậy mà các bài viêt trên blog của Trương Duy Nhất dám đụng chạm tới những vấn đề gai góc, nhạy cảm, không né tránh tên tuổi một số vị lãnh đạo đảng nhà nước.
Bạn đọc có chung nhận định rằng Trương Duy Nhất có cách nhìn độc lập, vô tư, can đảm trước bất cứ vấn đề nào. Dĩ nhiên không phải bất cứ điều gì bạn đọc cũng đồng nhất quan điểm với ông. Nhưng người ta phải thừa nhận, đó là người viết thật theo cách nghĩ của mình không uốn éo,bẻ cong sự việc. Đó là điều đáng trân trọng của một người viêt blog hay là viết báo nói chung.
Lục lại các bài viết của ông, những thông tin đưa ra có vẻ cũng không phải hoàn toàn là những khám phá mới, hoặc phanh phui một vụ án tày đình nào đó. Các bài viết cũng không có dấu hiệu của sự cay cú, thù hằn thường là động cơ dẫn đến bôi xấu cá nhân, xuyên tạc chủ trương nào đấy của chế độ.
Tất cả sự kiện có đầy trên mạng, trên báo giấy. Trương Duy Nhất chỉ xâu chuỗi các sự việc liên quan, sắp xếp chúng lại để bạn đọc dễ nhìn, dễ cảm nhận, cô đặc thông tin và dán lên đó những cái tít thoạt nghe cũng giật mình. Bạn đọc thấy ở Trương Duy Nhất một blogger sắc sảo, tài năng và can đảm.
Cũng vậy, theo truyền thông nhà nước đưa tin, blogger, nhà văn Phạm Viết Đào cũng là đối tượng bị bắt bởi vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình sự. Nhưng trong khi ông Nhất bị dư luận cho rằng ít nhiều liên quan trực tiếp với ai đó, khi viết về ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ thất cử trong kỳ bầu vào Bộ Chính Trị và cho thăm dò dư luân trên mạng về mức độ tín nhiệm của các thành viên chính phủ thì ông Phạm Viết Đào được coi là không hề dính líu trực tiếp về nhân vật cấp cao nào.
Cũng như Trương Duy Nhất, trang blog của ông Phạm Viết Đào thu hút đông đảo độc giả vì các bài viết phê phán gay gắt các chính sách của nhà nước, nạn tham nhũng của các quan chức. Nhưng khác với blog của ông Nhất, blog Phạm Viết Đào đề cập khá nhiều đến cuộc chiến Việt-Trung thời kỳ 1979-1988 và vấn tranh chấp Biển Đông với thái độ lên án Bắc kinh gay gắt.
Ở các nước tự do dân chủ, những bài viết của blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào là những hoạt động được coi là rất bình thường và dĩ nhiên được luật pháp luật bảo hộ quyền tự do bày tỏ ý kiến trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, ở Việt nam, khi các quyền tự do dân chủ trong đó quyền tự do ngôn luận trong Hiến định lại được áp dụng theo các điều luật được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ mơ hồ, thiếu cụ thể nên các cơ quan luật pháp dễ dàng suy diễn theo bất kỳ cách thức nào họ muốn.
Điều 258 bộ luật Hình sự là một ví dụ. Từ “Lợi dụng” quyền tự do dân chủ rất khó định nghĩa chuẩn xác là gì. Cũng vậy cụm từ “xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” cũng rất mông lung trong việc giải thích thế nào là “lợi ích” hợp pháp của tổ chức, công dân.
Khi điều luật át Hiến định như trên, bất kỳ công dân Việt nam nào cũng có thể bị tống giam bởi điều 258. Chính vì vậy nếu các blogger nói trên có bị đưa vào nhà tù bởi những bài viết có nội dung phê phán, động chạm như vậy cũng thật là dễ hiểu, đó là chưa muốn nói rằng các bài viết đó cũng có thể chỉ là cái cớ để che dấu một “tội danh” khác mà những người cầm quyền không muốn đưa ra.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cung cách thực hiện việc bắt giữ các công dân có uy tín như vậy có đem lại cho những người chủ trương vô hiệu hóa các trang blog nói trên những điều tốt đẹp hay không là một chuyện đáng bàn.
– Có thể ra lệnh bắt giữ khá tùy tiện như vậy, nhà nước muốn đưa ra một thông điệp mạnh mẽ với tất cả các blogger rằng: Quyền lực hiện hữu là vô giới hạn?
- Tuân thủ hiến định là việc của nhân dân chứ không phải là nghĩa vụ của thiểu số cầm quyền?
Nếu giả thiết trên là có lý thì các quyết định như vậy sẽ đem lại cho thể chế sự bất lợi vô cũng lớn. Mất lòng tin và mất đi sự tôn trọng tối thiểu đối với các thiết chế đang vận hành đất nước sẽ là những mất mát không thể bù đắp nổi.
Để có thể dễ hiểu hơn khi đặt vấn đề như vậy, có thể lấy một ví dụ nhỏ về cung cách hành xử của một tổng thống Mỹ-chức vị được cho là có quyền lực rất lớn như sau:
Ồng Andrew Jackson Tổng thống Mỹ (1829-1837) từng có mâu thuẫn cá nhân với một công dân của mình vì người nọ đã công kích vợ của Tổng thống. Thời đó việc đấu súng để giải quyết danh dự vì mâu thuẫn cá nhân là một việc bình thường. Cuộc đấu súng đã diễn ra giữa một Tổng thống và một công dân. Người đàn ông bắn một phát trúng phía trên trái tim của Tổng thống Jackson. Tuy nhiên, Tổng thống vẫn giữ bình tĩnh, ngắm mục tiêu và bắn chết đối thủ. Do việc gắp viên đạn ra quá nguy hiểm cho tính mạng nên Tổng thống Jackson đành phải sống chung với nó cho đến cuối đời.
Như vậy luật pháp được triệt để tôn trọng. Mọi công dân hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật mà không cần sử dụng-lạm dụng quyền lực.
Khi bắt giữ những người bất đồng chính kiến có uy tín, công khai danh tính như đã nói chỉ đẩy nhà nước càng xa hơn nền văn minh tự do dân chủ, một xu thế tất yếu của thời đại và làm cho Việt nam ngày càng cô đơn hơn trong thế giới văn minh và nhem nhuốc hơn trong con mắt của nhân dân.
Nếu nước Việt nam là một nước dân chủ “vạn lần hơn” các nước tư bản thì các nhà lãnh đạo trước hết hãy tỏ ra là mình tôn trọng luật pháp, tôn trọng quyền tự do dân chủ của công dân để xứng đáng là những nhà lãnh đạo đất nước trong con mắt của nhân dân hơn là những chức vị do “cơ cấu” hoặc chia nhau quyền lực trong phe cánh mà có.
Nguồn: Mai Xuân Dũng
BẮT TRƯƠNG DUY NHẤT, PHẠM VIẾT ĐÀO, NHÀ NƯỚC ĐƯỢC LỢI GÌ?
Dư âm vụ bắt chủ trang blog Trương Duy Nhất-Một góc nhìn khác còn chưa kịp lắng xuống, công an lại tiếp tục khám xét bắt khẩn cấp đối với blogger, nhà văn Phạm Viết Đào.
Quả thật, hai vụ bắt người liên tiếp là những blogger nổi tiếng đã gây ra cơn bão dư luận trên khắp các trang mạng và là câu chuyện thời sự chủ yếu trong quán cà phê ở các thành phố lớn.
Không chỉ dư luận trong nước mà dư luận quốc tế cũng rất quan tâm theo dõi, phân tích tình hình chính trị ở Viêt nam. Giáo sư Carl Thayer-một chuyên gia có uy tín nói về làn sóng bắt bớ này rằng: “Chỉ trong năm qua đã có 46 người bị bắt, bất chấp kêu gọi từ Hoa Kỳ và EU là Hà Nội cần cải thiện tình hình“.
Bắt các Blogger này để làm gì, Bắt họ giải quyết được cái gì và chiều hướng nhà nước xử trí với hàng nghìn blog đang hoạt động trên các trang mạng ra sao, sẽ gây ra hiệu ứng tốt, xấu như thế nào cho chính trường Việt nam trong con mắt dân chúng và thế giới?
Nhớ lại, khi biết tin Blogger Trương Duy Nhất bị công an bắt theo điều 258, cảm giác đầu tiên của nhiều bạn đọc là ngỡ ngàng.
Được biết ông Nhất là người có quan hệ thân thiết với một số nhân vật quan trọng trong bộ máy nhà nước,từng làm việc cho báo công an Quảng nam. Ông từng tháp tùng nguyên thủ quốc gia,ông Nguyễn Minh Triêt-hồi đó là chủ tịch nước, đi thăm chính thức Hoa Kỳ-một quốc gia cựu thù của chính phủ Việt nam.
Người như thế, ai cũng nghĩ phải an toàn. Rất an toàn là khác.
Và có lẽ một phần như vậy mà các bài viêt trên blog của Trương Duy Nhất dám đụng chạm tới những vấn đề gai góc, nhạy cảm, không né tránh tên tuổi một số vị lãnh đạo đảng nhà nước.
Bạn đọc có chung nhận định rằng Trương Duy Nhất có cách nhìn độc lập, vô tư, can đảm trước bất cứ vấn đề nào. Dĩ nhiên không phải bất cứ điều gì bạn đọc cũng đồng nhất quan điểm với ông. Nhưng người ta phải thừa nhận, đó là người viết thật theo cách nghĩ của mình không uốn éo,bẻ cong sự việc. Đó là điều đáng trân trọng của một người viêt blog hay là viết báo nói chung.
Lục lại các bài viết của ông, những thông tin đưa ra có vẻ cũng không phải hoàn toàn là những khám phá mới, hoặc phanh phui một vụ án tày đình nào đó. Các bài viết cũng không có dấu hiệu của sự cay cú, thù hằn thường là động cơ dẫn đến bôi xấu cá nhân, xuyên tạc chủ trương nào đấy của chế độ.
Tất cả sự kiện có đầy trên mạng, trên báo giấy. Trương Duy Nhất chỉ xâu chuỗi các sự việc liên quan, sắp xếp chúng lại để bạn đọc dễ nhìn, dễ cảm nhận, cô đặc thông tin và dán lên đó những cái tít thoạt nghe cũng giật mình. Bạn đọc thấy ở Trương Duy Nhất một blogger sắc sảo, tài năng và can đảm.
Cũng vậy, theo truyền thông nhà nước đưa tin, blogger, nhà văn Phạm Viết Đào cũng là đối tượng bị bắt bởi vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình sự. Nhưng trong khi ông Nhất bị dư luận cho rằng ít nhiều liên quan trực tiếp với ai đó, khi viết về ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ thất cử trong kỳ bầu vào Bộ Chính Trị và cho thăm dò dư luân trên mạng về mức độ tín nhiệm của các thành viên chính phủ thì ông Phạm Viết Đào được coi là không hề dính líu trực tiếp về nhân vật cấp cao nào.
Cũng như Trương Duy Nhất, trang blog của ông Phạm Viết Đào thu hút đông đảo độc giả vì các bài viết phê phán gay gắt các chính sách của nhà nước, nạn tham nhũng của các quan chức. Nhưng khác với blog của ông Nhất, blog Phạm Viết Đào đề cập khá nhiều đến cuộc chiến Việt-Trung thời kỳ 1979-1988 và vấn tranh chấp Biển Đông với thái độ lên án Bắc kinh gay gắt.
Ở các nước tự do dân chủ, những bài viết của blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào là những hoạt động được coi là rất bình thường và dĩ nhiên được luật pháp luật bảo hộ quyền tự do bày tỏ ý kiến trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, ở Việt nam, khi các quyền tự do dân chủ trong đó quyền tự do ngôn luận trong Hiến định lại được áp dụng theo các điều luật được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ mơ hồ, thiếu cụ thể nên các cơ quan luật pháp dễ dàng suy diễn theo bất kỳ cách thức nào họ muốn.
Điều 258 bộ luật Hình sự là một ví dụ. Từ “Lợi dụng” quyền tự do dân chủ rất khó định nghĩa chuẩn xác là gì. Cũng vậy cụm từ “xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” cũng rất mông lung trong việc giải thích thế nào là “lợi ích” hợp pháp của tổ chức, công dân.
Khi điều luật át Hiến định như trên, bất kỳ công dân Việt nam nào cũng có thể bị tống giam bởi điều 258. Chính vì vậy nếu các blogger nói trên có bị đưa vào nhà tù bởi những bài viết có nội dung phê phán, động chạm như vậy cũng thật là dễ hiểu, đó là chưa muốn nói rằng các bài viết đó cũng có thể chỉ là cái cớ để che dấu một “tội danh” khác mà những người cầm quyền không muốn đưa ra.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cung cách thực hiện việc bắt giữ các công dân có uy tín như vậy có đem lại cho những người chủ trương vô hiệu hóa các trang blog nói trên những điều tốt đẹp hay không là một chuyện đáng bàn.
– Có thể ra lệnh bắt giữ khá tùy tiện như vậy, nhà nước muốn đưa ra một thông điệp mạnh mẽ với tất cả các blogger rằng: Quyền lực hiện hữu là vô giới hạn?
- Tuân thủ hiến định là việc của nhân dân chứ không phải là nghĩa vụ của thiểu số cầm quyền?
Nếu giả thiết trên là có lý thì các quyết định như vậy sẽ đem lại cho thể chế sự bất lợi vô cũng lớn. Mất lòng tin và mất đi sự tôn trọng tối thiểu đối với các thiết chế đang vận hành đất nước sẽ là những mất mát không thể bù đắp nổi.
Để có thể dễ hiểu hơn khi đặt vấn đề như vậy, có thể lấy một ví dụ nhỏ về cung cách hành xử của một tổng thống Mỹ-chức vị được cho là có quyền lực rất lớn như sau:
Ồng Andrew Jackson Tổng thống Mỹ (1829-1837) từng có mâu thuẫn cá nhân với một công dân của mình vì người nọ đã công kích vợ của Tổng thống. Thời đó việc đấu súng để giải quyết danh dự vì mâu thuẫn cá nhân là một việc bình thường. Cuộc đấu súng đã diễn ra giữa một Tổng thống và một công dân. Người đàn ông bắn một phát trúng phía trên trái tim của Tổng thống Jackson. Tuy nhiên, Tổng thống vẫn giữ bình tĩnh, ngắm mục tiêu và bắn chết đối thủ. Do việc gắp viên đạn ra quá nguy hiểm cho tính mạng nên Tổng thống Jackson đành phải sống chung với nó cho đến cuối đời.
Như vậy luật pháp được triệt để tôn trọng. Mọi công dân hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật mà không cần sử dụng-lạm dụng quyền lực.
Khi bắt giữ những người bất đồng chính kiến có uy tín, công khai danh tính như đã nói chỉ đẩy nhà nước càng xa hơn nền văn minh tự do dân chủ, một xu thế tất yếu của thời đại và làm cho Việt nam ngày càng cô đơn hơn trong thế giới văn minh và nhem nhuốc hơn trong con mắt của nhân dân.
Nếu nước Việt nam là một nước dân chủ “vạn lần hơn” các nước tư bản thì các nhà lãnh đạo trước hết hãy tỏ ra là mình tôn trọng luật pháp, tôn trọng quyền tự do dân chủ của công dân để xứng đáng là những nhà lãnh đạo đất nước trong con mắt của nhân dân hơn là những chức vị do “cơ cấu” hoặc chia nhau quyền lực trong phe cánh mà có.
Nguồn: Mai Xuân Dũng