Quán Bên Đường
BƠI THEO HÀO QUANG - CAO MỴ NHÂN
Tới hôm nay thế vận hội "London 2012" được tổ chức tại nước Đại Anh, đang chuyển bước quyết liệt, để xem cuối cùng ai thắng, ai thua, nhất là câu nói: "Huy chương vàng sẽ rơi vào tay ai, nước nào trước nhất". Câu nói sau buổi khai mạc, chưa tính đến chuyện nước nào nhận được nhiều huy chương nhất, và nước nào lãnh nhiều huy chương vàng nhất.
Huy chương là biểu tượng của khả năng, trách nhiệm và danh dự của cá nhân nào đó, đội, đoàn nào đó, tất nhiên quốc gia nào đó. Thường sự kiện nào cũng có 2 mặt: trái, phải hay sau, trước.
- Thủa còn sống trong đại tộc Kaki, chúng tôi thường nghe những câu kháo với nhau: dự tranh huy chương, và mặt trái của tấm huy chương.
Tôi là người rất kính trọng, quý mến huynh đệ chi binh trong đại tộc Kaki, nên tôi rất ghét câu nói mặt trái của tấm huy chương, nó làm như có sự bất ổn, bất bình, bất thường trong vấn đề đó, nên người nhận hoặc không được nhận huy chương cảm thấy bất như ý, bực bội, ganh ghét, thù hằn.
Trở lại thế vận hội "London 2012", quý vị khó tin được rằng, gần như ngày nào tôi cũng mở cái đài 4.1 kia, để theo dõi màu cờ, sắc áo của các vận động viên, tham dự viên, mà không thể giấu được tính ích kỷ khi tôi chỉ muốn cho cờ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ được kéo lên, tất nhiên là có vận động viên USA đoạt được huy chương vàng trước đó, đồng thời niềm hãnh diện vô bờ, trở nên kiêu hãnh trước hàng trăm ngàn người khách dự.
Ngày xưa chưa qua Mỹ, có thể là mặc cảm tự ti dân tộc, tôi không đến nỗi nhiệt tình ủng hộ các vận động viên Hoa Kỳ như coi Tivi xem thế vận hội năm nay, tôi cứ ngó chăm chăm hình cờ với những con số cao, thấp, để tự mình hào hứng la to: "Mau lên mau lên, trời, chỉ còn một bàn, một lượt, một vòng, vân vân nữa, là Mỹ thắng rồi!"
Quả là tôi chẳng ăn cái giải gì, nếu như màu cờ, sắc áo USA thắng các nước kia. Tôi nghe ngóng trong lòng tôi, tâm tư tình cảm tôi, có vẻ thoải mái, vui tươi mỗi lần Hoa Kỳ dẫn đầu bảng kết quả. Chẳng lẽ tôi là công dân Mỹ thật sao, có phải vì vô quốc tịch Mỹ rồi, thì lây cái thành quả, danh dự của Mỹ, mê cái hào quang của nền thể dục, thể thao USA. Ôi, Mỹ thật tài hoa, hùng mạnh, giàu có, sang trọng... nhất thế giới.
Có khá nhiều vận động viên bơi lội trẻ, khỏe của USA đoạt giải Olympic 2012 này, nhưng hình ảnh Michael Phelps vô địch sóng nước thế vận hội Bắc Kinh 2008, đã in sâu vào tâm khảm hàng ngũ võ lâm tân thời, hóa cho nên tấm huy chương rất cần thiết cho một dũng sĩ phong cách hàng đầu thế giới thể dục thể thao, kiểu thiên hạ đệ nhất trong truyện chưởng của văn hào Kim Dung.
Hào quang danh vọng quyến rũ giới vận động viên Thế vận hội đến nỗi nước mắt phải trào ra, như cậu bé da đen John Orozco mang số 215, sau màn nhảy nhót, uốn lượn trên xà cao, lúc kết thúc lại bị ngã cái bịch, có lẽ vì cậu ta nặng kí lô quá chăng?
Cũng hình ảnh rơi lệ vì tức tủi này, bởi mình kỹ thuật còn thua sút, mà 2 cô bé nước Nga cứ dạt dào nước mắt, 2 cô bé thật sự bé thật, vì mới 15, 16 xuân xanh.
Trên màn ảnh TV đài 4.1, lúc nào tôi cũng thấy chữ Games, cả thế giới đã khẳng định tất cả các bộ môn chỉ là trò chơi. Và, đúng nghĩa trò chơi, vì dân tộc ta cũng thường nói từ lâu đời là chơi bóng rỗ, bóng bàn, chơi vv khác, nhưng chưa hề nói chơi bơi lội, mà bảo rằng "đi bơi".
Tại sao không chơi bơi, mà đi bơi, có phải vì bơi trong nước, nước là một thực thể khác hẳn đất, khiến mạng sống trôi nổi, không thể nào coi thường được. Trước cái hào quang danh vọng, cái địa vị vô địch, sóng nước có thể nhận chìm thân phận người muốn nhờ nó mang huy chương.
Chao ôi, các cụ cố tổ Việt Nam xưa, đã răn dạy mọi người là chớ coi thường Nước, mà thân bại, danh liệt. Nước ở đây đơn giản là thể lỏng trong ao, hồ, sông, biển, không phải Nước, Quốc Gia của mỗi dân tộc, vì thế, nơi sóng nước tuy mềm mại, luân lưu, nhưng vẫn cho ta ý niệm tâm hồn phải trong sáng, tinh thần phải thanh cao, để thả lỏng hình hài trong thể tích nguy hiểm đó:
Đưa nhau tới cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm
(Ca dao Việt Nam)
Cửa Thần Phù của Việt Nam ở cận Nam Bắc Việt, địa đầu Trung Việt, còn cửa Thần Phù Thế vận hội mỗi 4 năm một lần, ở nhiều nơi trên thế giới, để các vận động viên bơi lội đến đó thử thách tài năng vỗ nước của mình, không sợ phù phép, thiêng liêng, thề thốt.
Do đó, dự tranh huy chương vàng vô địch bơi lội các giải 2012 này, Michael Phelps giữ một phong cách khoan thai, kẻ cả và chuẩn bị tư thế được thua như có rủi may.
Mới sau 4 năm, mà dung nhan, nhân dáng Phelps như một hiệp khách chốn sông hồ.
Thân mẫu của Michael năm nay cũng từ tốn, đôn hậu hơn năm 2008, bà không hét lên "Michael" mỗi lần Phelps thắng thế.
Những tấm huy chương của các kỳ Olympic, dù vàng, bạc hay đồng cũng đều không có mặt trái, nên người chưa được mang nó trên dây đeo cổ, không mấy ganh tức, khổ sở đến có thể hờn thù, vì trên danh nghĩa cá nhân, còn cả một tập thể quốc gia từ bản chất, phương tiện và ý nghĩa của cuộc đua tài có chiến thuật, chiến lược rõ ràng.
Nhìn vào đoàn USA, quý vị cũng thấy là phẩm chất và danh dự được đánh giá cao, người nước khác dù cũng văn minh, tiên tiến, vẫn... thua xa.
Tầm thường nhất là mỗi ngày, mỗi bộ môn, mỗi trang phục thay đổi như kiểu diễn viên, nghệ sĩ ca múa, chỉ nhìn 3 chữ USA là đã thấy một đất nước đầy đủ, toàn vẹn và trí thức nên từ đó mang phẩm chất đáng nể.
Thế vận hội, nơi đánh giá tư duy và thể chất, đồng thời là nơi hội tụ những tài năng mà không thể một lúc người ta tìm thấy được từ khắp nơi trên trái đất.
Nói một cách khác, là một vũ trụ thu nhỏ lại, thể hiện quyền năng của Tạo Hóa, tấm huy chương chính là quà của Thượng Đế trao cho con người, để chính con người phải biết giữ gìn sức khỏe, yêu thương thân xác mình, có nghĩa bệnh hoạn, yếu đuối, làm sao thể hiện được sức mạnh trời cho, để đi dự Thế vận hội đó chứ.
Hawthorne 4-8-2012
BƠI THEO HÀO QUANG - CAO MỴ NHÂN
Tới hôm nay thế vận hội "London 2012" được tổ chức tại nước Đại Anh, đang chuyển bước quyết liệt, để xem cuối cùng ai thắng, ai thua, nhất là câu nói: "Huy chương vàng sẽ rơi vào tay ai, nước nào trước nhất". Câu nói sau buổi khai mạc, chưa tính đến chuyện nước nào nhận được nhiều huy chương nhất, và nước nào lãnh nhiều huy chương vàng nhất.
Huy chương là biểu tượng của khả năng, trách nhiệm và danh dự của cá nhân nào đó, đội, đoàn nào đó, tất nhiên quốc gia nào đó. Thường sự kiện nào cũng có 2 mặt: trái, phải hay sau, trước.
- Thủa còn sống trong đại tộc Kaki, chúng tôi thường nghe những câu kháo với nhau: dự tranh huy chương, và mặt trái của tấm huy chương.
Tôi là người rất kính trọng, quý mến huynh đệ chi binh trong đại tộc Kaki, nên tôi rất ghét câu nói mặt trái của tấm huy chương, nó làm như có sự bất ổn, bất bình, bất thường trong vấn đề đó, nên người nhận hoặc không được nhận huy chương cảm thấy bất như ý, bực bội, ganh ghét, thù hằn.
Trở lại thế vận hội "London 2012", quý vị khó tin được rằng, gần như ngày nào tôi cũng mở cái đài 4.1 kia, để theo dõi màu cờ, sắc áo của các vận động viên, tham dự viên, mà không thể giấu được tính ích kỷ khi tôi chỉ muốn cho cờ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ được kéo lên, tất nhiên là có vận động viên USA đoạt được huy chương vàng trước đó, đồng thời niềm hãnh diện vô bờ, trở nên kiêu hãnh trước hàng trăm ngàn người khách dự.
Ngày xưa chưa qua Mỹ, có thể là mặc cảm tự ti dân tộc, tôi không đến nỗi nhiệt tình ủng hộ các vận động viên Hoa Kỳ như coi Tivi xem thế vận hội năm nay, tôi cứ ngó chăm chăm hình cờ với những con số cao, thấp, để tự mình hào hứng la to: "Mau lên mau lên, trời, chỉ còn một bàn, một lượt, một vòng, vân vân nữa, là Mỹ thắng rồi!"
Quả là tôi chẳng ăn cái giải gì, nếu như màu cờ, sắc áo USA thắng các nước kia. Tôi nghe ngóng trong lòng tôi, tâm tư tình cảm tôi, có vẻ thoải mái, vui tươi mỗi lần Hoa Kỳ dẫn đầu bảng kết quả. Chẳng lẽ tôi là công dân Mỹ thật sao, có phải vì vô quốc tịch Mỹ rồi, thì lây cái thành quả, danh dự của Mỹ, mê cái hào quang của nền thể dục, thể thao USA. Ôi, Mỹ thật tài hoa, hùng mạnh, giàu có, sang trọng... nhất thế giới.
Có khá nhiều vận động viên bơi lội trẻ, khỏe của USA đoạt giải Olympic 2012 này, nhưng hình ảnh Michael Phelps vô địch sóng nước thế vận hội Bắc Kinh 2008, đã in sâu vào tâm khảm hàng ngũ võ lâm tân thời, hóa cho nên tấm huy chương rất cần thiết cho một dũng sĩ phong cách hàng đầu thế giới thể dục thể thao, kiểu thiên hạ đệ nhất trong truyện chưởng của văn hào Kim Dung.
Hào quang danh vọng quyến rũ giới vận động viên Thế vận hội đến nỗi nước mắt phải trào ra, như cậu bé da đen John Orozco mang số 215, sau màn nhảy nhót, uốn lượn trên xà cao, lúc kết thúc lại bị ngã cái bịch, có lẽ vì cậu ta nặng kí lô quá chăng?
Cũng hình ảnh rơi lệ vì tức tủi này, bởi mình kỹ thuật còn thua sút, mà 2 cô bé nước Nga cứ dạt dào nước mắt, 2 cô bé thật sự bé thật, vì mới 15, 16 xuân xanh.
Trên màn ảnh TV đài 4.1, lúc nào tôi cũng thấy chữ Games, cả thế giới đã khẳng định tất cả các bộ môn chỉ là trò chơi. Và, đúng nghĩa trò chơi, vì dân tộc ta cũng thường nói từ lâu đời là chơi bóng rỗ, bóng bàn, chơi vv khác, nhưng chưa hề nói chơi bơi lội, mà bảo rằng "đi bơi".
Tại sao không chơi bơi, mà đi bơi, có phải vì bơi trong nước, nước là một thực thể khác hẳn đất, khiến mạng sống trôi nổi, không thể nào coi thường được. Trước cái hào quang danh vọng, cái địa vị vô địch, sóng nước có thể nhận chìm thân phận người muốn nhờ nó mang huy chương.
Chao ôi, các cụ cố tổ Việt Nam xưa, đã răn dạy mọi người là chớ coi thường Nước, mà thân bại, danh liệt. Nước ở đây đơn giản là thể lỏng trong ao, hồ, sông, biển, không phải Nước, Quốc Gia của mỗi dân tộc, vì thế, nơi sóng nước tuy mềm mại, luân lưu, nhưng vẫn cho ta ý niệm tâm hồn phải trong sáng, tinh thần phải thanh cao, để thả lỏng hình hài trong thể tích nguy hiểm đó:
Đưa nhau tới cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm
(Ca dao Việt Nam)
Cửa Thần Phù của Việt Nam ở cận Nam Bắc Việt, địa đầu Trung Việt, còn cửa Thần Phù Thế vận hội mỗi 4 năm một lần, ở nhiều nơi trên thế giới, để các vận động viên bơi lội đến đó thử thách tài năng vỗ nước của mình, không sợ phù phép, thiêng liêng, thề thốt.
Do đó, dự tranh huy chương vàng vô địch bơi lội các giải 2012 này, Michael Phelps giữ một phong cách khoan thai, kẻ cả và chuẩn bị tư thế được thua như có rủi may.
Mới sau 4 năm, mà dung nhan, nhân dáng Phelps như một hiệp khách chốn sông hồ.
Thân mẫu của Michael năm nay cũng từ tốn, đôn hậu hơn năm 2008, bà không hét lên "Michael" mỗi lần Phelps thắng thế.
Những tấm huy chương của các kỳ Olympic, dù vàng, bạc hay đồng cũng đều không có mặt trái, nên người chưa được mang nó trên dây đeo cổ, không mấy ganh tức, khổ sở đến có thể hờn thù, vì trên danh nghĩa cá nhân, còn cả một tập thể quốc gia từ bản chất, phương tiện và ý nghĩa của cuộc đua tài có chiến thuật, chiến lược rõ ràng.
Nhìn vào đoàn USA, quý vị cũng thấy là phẩm chất và danh dự được đánh giá cao, người nước khác dù cũng văn minh, tiên tiến, vẫn... thua xa.
Tầm thường nhất là mỗi ngày, mỗi bộ môn, mỗi trang phục thay đổi như kiểu diễn viên, nghệ sĩ ca múa, chỉ nhìn 3 chữ USA là đã thấy một đất nước đầy đủ, toàn vẹn và trí thức nên từ đó mang phẩm chất đáng nể.
Thế vận hội, nơi đánh giá tư duy và thể chất, đồng thời là nơi hội tụ những tài năng mà không thể một lúc người ta tìm thấy được từ khắp nơi trên trái đất.
Nói một cách khác, là một vũ trụ thu nhỏ lại, thể hiện quyền năng của Tạo Hóa, tấm huy chương chính là quà của Thượng Đế trao cho con người, để chính con người phải biết giữ gìn sức khỏe, yêu thương thân xác mình, có nghĩa bệnh hoạn, yếu đuối, làm sao thể hiện được sức mạnh trời cho, để đi dự Thế vận hội đó chứ.
Hawthorne 4-8-2012