Nhân Vật
Bà Theresa May chính thức trở thành Thủ tướng Anh
Thủ lĩnh đảng Bảo thủ cầm quyền Theresa May đã chính thức được Nữ hoàng Elizabeth II chỉ định làm Thủ tướng tiếp theo của nước Anh.
Theo hãng tin Reuters, bà May đã chính thức được bổ nhiệm làm Thủ tướng Anh sau cuộc tiếp kiến Nữ hoàng Elizabeth II tại Cung điện Buckingham. Nữ hoàng đã yêu cầu bà May, lãnh đạo đảng Bảo thủ hiện chiếm đa số tại Hạ viện, thành lập chính phủ mới. Trong phát biểu đầu tiên sau khi chính thức được bổ nhiệm, tân Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà sẽ tiếp tục điều hành chính phủ theo tinh thần của người tiền nhiệm David Cameron, phục vụ lợi ích của đa số người dân Anh. Bà May cũng cam kết giữ cho nước Anh có một vai trò tích cực mới và quan trọng “bên ngoài EU”. Tân Thủ tướng Anh từng tuyên bố nước Anh sẽ không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để ở lại "mái nhà chung châu Âu" và càng không nỗ lực để tái gia nhập liên minh này.
Trong diễn văn nhậm chức, bà May đã nêu lên những quan điểm chính về điều hành chính phủ mới. Trong diễn văn nhậm chức bên ngoài Phủ Thủ tướng Anh ở ngôi nhà số 10 phố Downing, bà May cho biết đã nhận lời đề nghị thành lập chính phủ từ Nữ hoàng. Tân Thủ tướng dành nhiều lời ca ngợi người tiền nhiệm, khẳng định ông Cameron là một Thủ tướng “vĩ đại” của thời hiện đại. Theo bà May, ông Cameron đã giúp ổn định nền kinh tế Anh nhưng di sản lớn nhất mà ông để lại là công bằng xã hội và đó cũng là con đường mà bà sẽ lựa chọn để lãnh đạo chính phủ sắp tới.
Tân Thủ tướng Anh cam kết sẽ tiếp tục đấu tranh cho công bằng xã hội và chính phủ mới của bà sẽ hoạt động vì lợi ích của mọi tầng lớp dân chúng chứ không chỉ phục vụ cho một số ít những người có đặc quyền. Bà cũng khẳng định sẽ nghĩ đến lợi ích của những người dân bình thường trước tiên khi phải ra những quyết định lớn và sẽ cố gắng mang lại cho người dân quyền tự chủ nhiều hơn.
Ngay sau khi được bổ nhiệm làm Thủ tướng Anh, bà Theresa May đã công bố danh sách nội các mới. Đáng chú ý, những chức vụ chủ chốt như Ngoại trưởng và “Bộ trưởng Brexit” được bà May giao cho những nhân vật từng ủng hộ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Hãng tin Reuters đã cho đăng tải danh sách 6 thành viên chủ chốt trong nội các mới của tân Thủ tướng Theresa May, gồm các ghế Bộ trưởng Tài chính, Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ, Ngoại thương và Bộ phụ trách đàm phán rời khỏi EU.
Cụ thể, ông Philip Hammond, 60 tuổi, được chỉ định làm Bộ trưởng Tài chính. Ông Hammond từng là Ngoại trưởng từ năm 2014, còn trước đó từng đàm nhiệm chức Bộ trưởng Giao thông trong 3 năm, từ năm 2011. Nhiệm vụ của ông Hammond là điều hành nền kinh tế Anh đang đối mặt nguy cơ suy thoái và thiết lập các mục tiêu ngân sách mới.
Động thái được đánh giá gây ngạc nhiên nhất của bà May là việc bổ nhiệm cựu Thị trưởng London Boris Johnson vào chức vụ Ngoại trưởng. Chính trị gia 52 tuổi này chưa từng nắm giữ bất kỳ chức vụ nào trong chính phủ Anh và từng là người ủng hộ chiến dịch vận động Brexit.
Trong khi đó, ông Michael Fallon, 64 tuổi, tiếp tục làm Bộ trưởng Quốc phòng, chức vụ ông đã nắm giữ từ tháng 7/2014 và tạo được danh tiếng cá nhân.
Ghế Bộ trưởng Nội vụ được giao cho bà Amber Rudd. Vị cựu Bộ trưởng Năng lượng 52 tuổi này từng ủng hộ chiến dịch bỏ phiếu ở lại EU trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 23/6 và giờ đây sẽ đóng vai trò chủ chốt trong chính sách của Anh đối với người nhập cư thời kỳ hậu Brexit.
Một nhân vật khác ủng hộ Brexit là ông Liam Fox, 54 tuổi, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại thương. Vị cựu Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao này sẽ có nhiệm vụ đàm phán những thỏa thuận thương mại mới sau khi nước Anh rời khỏi EU.
Đáng chú ý, bà Theresa May đã chỉ định ông David Davis, 67 tuổi, làm Bộ trưởng phụ trách đàm phán rời khỏi EU, được báo chí Anh gọi là “Bộ trưởng Brexit”. Ông Davis cũng là một người ủng hộ Anh rời khỏi EU. Ông từng thất bại trước cựu Thủ tướng David Cameron trong cuộc đua trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ hồi năm 2005.
Bà May là nữ Thủ tướng thứ hai trong lịch sử nước Anh, sau "bà đầm thép” Margaret Thatcher, người lãnh đạo Chính phủ Anh từ năm 1979-1990. Sinh năm 1956, bà May là con gái duy nhất của một mục sư. Bà theo học cả trường công và trường tư trước khi tới Oxford (Ô-xphớt). Sau khi tốt nghiệp khoa Địa lý trường St Hugh's College Oxford, bà May làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, đầu quân cho Ngân hàng Anh. Năm 1986, bà bắt đầu hoạt động chính trị và năm 1997 được bầu làm nghị sĩ của đảng Bảo thủ tại Maidenhead. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2010 với chiến thắng của đảng Bảo thủ, bà May được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nội vụ và là bộ trưởng nội vụ lâu năm nhất trong suốt nửa thế kỷ qua của Anh. Bà nổi tiếng là người mẫn cán, nghiêm túc trong công việc và được biết đến với đường lối cứng rắn, đặc biệt là quan điểm hạn chế người nhập cư vào Anh. Thủ đô London trong những năm dưới sự lãnh đạo của bà tại Bộ Nội vụ cũng được đánh giá là an toàn hơn.
Trong bối cảnh Anh lâm vào khủng hoảng chính trị với những rạn nứt xã hội sâu sắc sau cuộc trưng cầu dân ý cho kết quả nước Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, bà May đã thực hiện một chiến lược tranh cử khôn ngoan khi nhấn mạnh mục tiêu đoàn kết nội bộ đảng, đoàn kết đất nước để đương đầu với những thách thức trước mắt. Theo giới quan sát, bà May là người duy nhất có khả năng tập hợp được phe phái xung khắc trong nội bộ đảng Bảo thủ. Mặc dù sát cánh cùng Thủ tướng Cameron vận động cho phe ở lại EU, nhưng tư tưởng hoài nghi châu Âu cùng sự điềm tĩnh và kinh nghiệm chính trường đã giúp bà May giành được cảm tình ở cả phe ủng hộ lẫn phản đối Brexit. Bà cũng được đánh giá là người có khả năng nhất lúc này để chèo lái nước Anh trong những năm tháng biến động trước mắt nhằm thực hiện tiến trình rút khỏi EU.
Tại cuộc tiếp kiến ngay trước đó, Nữ hoàng Elizabeth II đã chấp thuận đơn từ chức Thủ tướng của ông David Cameron. Phát biểu tại Số 10 phố Downing trước khi tới Cung điện Buckingham, ông Cameron thừa nhận việc rời Số 10 phố Downing sau 6 năm gắn bó không phải là “một hành trình dễ dàng”, đồng thời bày tỏ mong muốn nước Anh sẽ “tiếp tục thành công” trong tương lai sau khi rời khỏi EU.
Ông Cameron trở thành Thủ tướng Anh tháng 5/2010 và tái đắc cử sau chiến thắng của đảng Bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5/2015. Ông quyết định từ chức sau khi không thành công trong việc thuyết phục cử tri Anh bỏ phiếu ở lại EU trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 vừa qua.
( Tin Tức )
MM chuyển
Tân Thủ tướng Anh phát biểu diễn văn nhậm chức bên ngoài Phủ Thủ tướng Anh ở ngôi nhà số 10 phố Downing, London. Ảnh: EPA/TTXVN
Một trong những nhiệm vụ trước mắt của bà May là tiến hành đàm phán về việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).Theo hãng tin Reuters, bà May đã chính thức được bổ nhiệm làm Thủ tướng Anh sau cuộc tiếp kiến Nữ hoàng Elizabeth II tại Cung điện Buckingham. Nữ hoàng đã yêu cầu bà May, lãnh đạo đảng Bảo thủ hiện chiếm đa số tại Hạ viện, thành lập chính phủ mới. Trong phát biểu đầu tiên sau khi chính thức được bổ nhiệm, tân Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà sẽ tiếp tục điều hành chính phủ theo tinh thần của người tiền nhiệm David Cameron, phục vụ lợi ích của đa số người dân Anh. Bà May cũng cam kết giữ cho nước Anh có một vai trò tích cực mới và quan trọng “bên ngoài EU”. Tân Thủ tướng Anh từng tuyên bố nước Anh sẽ không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để ở lại "mái nhà chung châu Âu" và càng không nỗ lực để tái gia nhập liên minh này.
Trong diễn văn nhậm chức, bà May đã nêu lên những quan điểm chính về điều hành chính phủ mới. Trong diễn văn nhậm chức bên ngoài Phủ Thủ tướng Anh ở ngôi nhà số 10 phố Downing, bà May cho biết đã nhận lời đề nghị thành lập chính phủ từ Nữ hoàng. Tân Thủ tướng dành nhiều lời ca ngợi người tiền nhiệm, khẳng định ông Cameron là một Thủ tướng “vĩ đại” của thời hiện đại. Theo bà May, ông Cameron đã giúp ổn định nền kinh tế Anh nhưng di sản lớn nhất mà ông để lại là công bằng xã hội và đó cũng là con đường mà bà sẽ lựa chọn để lãnh đạo chính phủ sắp tới.
Tân Thủ tướng Anh cam kết sẽ tiếp tục đấu tranh cho công bằng xã hội và chính phủ mới của bà sẽ hoạt động vì lợi ích của mọi tầng lớp dân chúng chứ không chỉ phục vụ cho một số ít những người có đặc quyền. Bà cũng khẳng định sẽ nghĩ đến lợi ích của những người dân bình thường trước tiên khi phải ra những quyết định lớn và sẽ cố gắng mang lại cho người dân quyền tự chủ nhiều hơn.
Ngay sau khi được bổ nhiệm làm Thủ tướng Anh, bà Theresa May đã công bố danh sách nội các mới. Đáng chú ý, những chức vụ chủ chốt như Ngoại trưởng và “Bộ trưởng Brexit” được bà May giao cho những nhân vật từng ủng hộ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Hãng tin Reuters đã cho đăng tải danh sách 6 thành viên chủ chốt trong nội các mới của tân Thủ tướng Theresa May, gồm các ghế Bộ trưởng Tài chính, Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ, Ngoại thương và Bộ phụ trách đàm phán rời khỏi EU.
Cụ thể, ông Philip Hammond, 60 tuổi, được chỉ định làm Bộ trưởng Tài chính. Ông Hammond từng là Ngoại trưởng từ năm 2014, còn trước đó từng đàm nhiệm chức Bộ trưởng Giao thông trong 3 năm, từ năm 2011. Nhiệm vụ của ông Hammond là điều hành nền kinh tế Anh đang đối mặt nguy cơ suy thoái và thiết lập các mục tiêu ngân sách mới.
Động thái được đánh giá gây ngạc nhiên nhất của bà May là việc bổ nhiệm cựu Thị trưởng London Boris Johnson vào chức vụ Ngoại trưởng. Chính trị gia 52 tuổi này chưa từng nắm giữ bất kỳ chức vụ nào trong chính phủ Anh và từng là người ủng hộ chiến dịch vận động Brexit.
Trong khi đó, ông Michael Fallon, 64 tuổi, tiếp tục làm Bộ trưởng Quốc phòng, chức vụ ông đã nắm giữ từ tháng 7/2014 và tạo được danh tiếng cá nhân.
Ghế Bộ trưởng Nội vụ được giao cho bà Amber Rudd. Vị cựu Bộ trưởng Năng lượng 52 tuổi này từng ủng hộ chiến dịch bỏ phiếu ở lại EU trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 23/6 và giờ đây sẽ đóng vai trò chủ chốt trong chính sách của Anh đối với người nhập cư thời kỳ hậu Brexit.
Một nhân vật khác ủng hộ Brexit là ông Liam Fox, 54 tuổi, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại thương. Vị cựu Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao này sẽ có nhiệm vụ đàm phán những thỏa thuận thương mại mới sau khi nước Anh rời khỏi EU.
Đáng chú ý, bà Theresa May đã chỉ định ông David Davis, 67 tuổi, làm Bộ trưởng phụ trách đàm phán rời khỏi EU, được báo chí Anh gọi là “Bộ trưởng Brexit”. Ông Davis cũng là một người ủng hộ Anh rời khỏi EU. Ông từng thất bại trước cựu Thủ tướng David Cameron trong cuộc đua trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ hồi năm 2005.
Bà May là nữ Thủ tướng thứ hai trong lịch sử nước Anh, sau "bà đầm thép” Margaret Thatcher, người lãnh đạo Chính phủ Anh từ năm 1979-1990. Sinh năm 1956, bà May là con gái duy nhất của một mục sư. Bà theo học cả trường công và trường tư trước khi tới Oxford (Ô-xphớt). Sau khi tốt nghiệp khoa Địa lý trường St Hugh's College Oxford, bà May làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, đầu quân cho Ngân hàng Anh. Năm 1986, bà bắt đầu hoạt động chính trị và năm 1997 được bầu làm nghị sĩ của đảng Bảo thủ tại Maidenhead. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2010 với chiến thắng của đảng Bảo thủ, bà May được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nội vụ và là bộ trưởng nội vụ lâu năm nhất trong suốt nửa thế kỷ qua của Anh. Bà nổi tiếng là người mẫn cán, nghiêm túc trong công việc và được biết đến với đường lối cứng rắn, đặc biệt là quan điểm hạn chế người nhập cư vào Anh. Thủ đô London trong những năm dưới sự lãnh đạo của bà tại Bộ Nội vụ cũng được đánh giá là an toàn hơn.
Trong bối cảnh Anh lâm vào khủng hoảng chính trị với những rạn nứt xã hội sâu sắc sau cuộc trưng cầu dân ý cho kết quả nước Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, bà May đã thực hiện một chiến lược tranh cử khôn ngoan khi nhấn mạnh mục tiêu đoàn kết nội bộ đảng, đoàn kết đất nước để đương đầu với những thách thức trước mắt. Theo giới quan sát, bà May là người duy nhất có khả năng tập hợp được phe phái xung khắc trong nội bộ đảng Bảo thủ. Mặc dù sát cánh cùng Thủ tướng Cameron vận động cho phe ở lại EU, nhưng tư tưởng hoài nghi châu Âu cùng sự điềm tĩnh và kinh nghiệm chính trường đã giúp bà May giành được cảm tình ở cả phe ủng hộ lẫn phản đối Brexit. Bà cũng được đánh giá là người có khả năng nhất lúc này để chèo lái nước Anh trong những năm tháng biến động trước mắt nhằm thực hiện tiến trình rút khỏi EU.
Tại cuộc tiếp kiến ngay trước đó, Nữ hoàng Elizabeth II đã chấp thuận đơn từ chức Thủ tướng của ông David Cameron. Phát biểu tại Số 10 phố Downing trước khi tới Cung điện Buckingham, ông Cameron thừa nhận việc rời Số 10 phố Downing sau 6 năm gắn bó không phải là “một hành trình dễ dàng”, đồng thời bày tỏ mong muốn nước Anh sẽ “tiếp tục thành công” trong tương lai sau khi rời khỏi EU.
Ông Cameron trở thành Thủ tướng Anh tháng 5/2010 và tái đắc cử sau chiến thắng của đảng Bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5/2015. Ông quyết định từ chức sau khi không thành công trong việc thuyết phục cử tri Anh bỏ phiếu ở lại EU trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 vừa qua.
( Tin Tức )
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Bà Theresa May chính thức trở thành Thủ tướng Anh
Thủ lĩnh đảng Bảo thủ cầm quyền Theresa May đã chính thức được Nữ hoàng Elizabeth II chỉ định làm Thủ tướng tiếp theo của nước Anh.
Tân Thủ tướng Anh phát biểu diễn văn nhậm chức bên ngoài Phủ Thủ tướng Anh ở ngôi nhà số 10 phố Downing, London. Ảnh: EPA/TTXVN
Một trong những nhiệm vụ trước mắt của bà May là tiến hành đàm phán về việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).Theo hãng tin Reuters, bà May đã chính thức được bổ nhiệm làm Thủ tướng Anh sau cuộc tiếp kiến Nữ hoàng Elizabeth II tại Cung điện Buckingham. Nữ hoàng đã yêu cầu bà May, lãnh đạo đảng Bảo thủ hiện chiếm đa số tại Hạ viện, thành lập chính phủ mới. Trong phát biểu đầu tiên sau khi chính thức được bổ nhiệm, tân Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà sẽ tiếp tục điều hành chính phủ theo tinh thần của người tiền nhiệm David Cameron, phục vụ lợi ích của đa số người dân Anh. Bà May cũng cam kết giữ cho nước Anh có một vai trò tích cực mới và quan trọng “bên ngoài EU”. Tân Thủ tướng Anh từng tuyên bố nước Anh sẽ không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để ở lại "mái nhà chung châu Âu" và càng không nỗ lực để tái gia nhập liên minh này.
Trong diễn văn nhậm chức, bà May đã nêu lên những quan điểm chính về điều hành chính phủ mới. Trong diễn văn nhậm chức bên ngoài Phủ Thủ tướng Anh ở ngôi nhà số 10 phố Downing, bà May cho biết đã nhận lời đề nghị thành lập chính phủ từ Nữ hoàng. Tân Thủ tướng dành nhiều lời ca ngợi người tiền nhiệm, khẳng định ông Cameron là một Thủ tướng “vĩ đại” của thời hiện đại. Theo bà May, ông Cameron đã giúp ổn định nền kinh tế Anh nhưng di sản lớn nhất mà ông để lại là công bằng xã hội và đó cũng là con đường mà bà sẽ lựa chọn để lãnh đạo chính phủ sắp tới.
Tân Thủ tướng Anh cam kết sẽ tiếp tục đấu tranh cho công bằng xã hội và chính phủ mới của bà sẽ hoạt động vì lợi ích của mọi tầng lớp dân chúng chứ không chỉ phục vụ cho một số ít những người có đặc quyền. Bà cũng khẳng định sẽ nghĩ đến lợi ích của những người dân bình thường trước tiên khi phải ra những quyết định lớn và sẽ cố gắng mang lại cho người dân quyền tự chủ nhiều hơn.
Ngay sau khi được bổ nhiệm làm Thủ tướng Anh, bà Theresa May đã công bố danh sách nội các mới. Đáng chú ý, những chức vụ chủ chốt như Ngoại trưởng và “Bộ trưởng Brexit” được bà May giao cho những nhân vật từng ủng hộ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Hãng tin Reuters đã cho đăng tải danh sách 6 thành viên chủ chốt trong nội các mới của tân Thủ tướng Theresa May, gồm các ghế Bộ trưởng Tài chính, Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ, Ngoại thương và Bộ phụ trách đàm phán rời khỏi EU.
Cụ thể, ông Philip Hammond, 60 tuổi, được chỉ định làm Bộ trưởng Tài chính. Ông Hammond từng là Ngoại trưởng từ năm 2014, còn trước đó từng đàm nhiệm chức Bộ trưởng Giao thông trong 3 năm, từ năm 2011. Nhiệm vụ của ông Hammond là điều hành nền kinh tế Anh đang đối mặt nguy cơ suy thoái và thiết lập các mục tiêu ngân sách mới.
Động thái được đánh giá gây ngạc nhiên nhất của bà May là việc bổ nhiệm cựu Thị trưởng London Boris Johnson vào chức vụ Ngoại trưởng. Chính trị gia 52 tuổi này chưa từng nắm giữ bất kỳ chức vụ nào trong chính phủ Anh và từng là người ủng hộ chiến dịch vận động Brexit.
Trong khi đó, ông Michael Fallon, 64 tuổi, tiếp tục làm Bộ trưởng Quốc phòng, chức vụ ông đã nắm giữ từ tháng 7/2014 và tạo được danh tiếng cá nhân.
Ghế Bộ trưởng Nội vụ được giao cho bà Amber Rudd. Vị cựu Bộ trưởng Năng lượng 52 tuổi này từng ủng hộ chiến dịch bỏ phiếu ở lại EU trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 23/6 và giờ đây sẽ đóng vai trò chủ chốt trong chính sách của Anh đối với người nhập cư thời kỳ hậu Brexit.
Một nhân vật khác ủng hộ Brexit là ông Liam Fox, 54 tuổi, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại thương. Vị cựu Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao này sẽ có nhiệm vụ đàm phán những thỏa thuận thương mại mới sau khi nước Anh rời khỏi EU.
Đáng chú ý, bà Theresa May đã chỉ định ông David Davis, 67 tuổi, làm Bộ trưởng phụ trách đàm phán rời khỏi EU, được báo chí Anh gọi là “Bộ trưởng Brexit”. Ông Davis cũng là một người ủng hộ Anh rời khỏi EU. Ông từng thất bại trước cựu Thủ tướng David Cameron trong cuộc đua trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ hồi năm 2005.
Bà May là nữ Thủ tướng thứ hai trong lịch sử nước Anh, sau "bà đầm thép” Margaret Thatcher, người lãnh đạo Chính phủ Anh từ năm 1979-1990. Sinh năm 1956, bà May là con gái duy nhất của một mục sư. Bà theo học cả trường công và trường tư trước khi tới Oxford (Ô-xphớt). Sau khi tốt nghiệp khoa Địa lý trường St Hugh's College Oxford, bà May làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, đầu quân cho Ngân hàng Anh. Năm 1986, bà bắt đầu hoạt động chính trị và năm 1997 được bầu làm nghị sĩ của đảng Bảo thủ tại Maidenhead. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2010 với chiến thắng của đảng Bảo thủ, bà May được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nội vụ và là bộ trưởng nội vụ lâu năm nhất trong suốt nửa thế kỷ qua của Anh. Bà nổi tiếng là người mẫn cán, nghiêm túc trong công việc và được biết đến với đường lối cứng rắn, đặc biệt là quan điểm hạn chế người nhập cư vào Anh. Thủ đô London trong những năm dưới sự lãnh đạo của bà tại Bộ Nội vụ cũng được đánh giá là an toàn hơn.
Trong bối cảnh Anh lâm vào khủng hoảng chính trị với những rạn nứt xã hội sâu sắc sau cuộc trưng cầu dân ý cho kết quả nước Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, bà May đã thực hiện một chiến lược tranh cử khôn ngoan khi nhấn mạnh mục tiêu đoàn kết nội bộ đảng, đoàn kết đất nước để đương đầu với những thách thức trước mắt. Theo giới quan sát, bà May là người duy nhất có khả năng tập hợp được phe phái xung khắc trong nội bộ đảng Bảo thủ. Mặc dù sát cánh cùng Thủ tướng Cameron vận động cho phe ở lại EU, nhưng tư tưởng hoài nghi châu Âu cùng sự điềm tĩnh và kinh nghiệm chính trường đã giúp bà May giành được cảm tình ở cả phe ủng hộ lẫn phản đối Brexit. Bà cũng được đánh giá là người có khả năng nhất lúc này để chèo lái nước Anh trong những năm tháng biến động trước mắt nhằm thực hiện tiến trình rút khỏi EU.
Tại cuộc tiếp kiến ngay trước đó, Nữ hoàng Elizabeth II đã chấp thuận đơn từ chức Thủ tướng của ông David Cameron. Phát biểu tại Số 10 phố Downing trước khi tới Cung điện Buckingham, ông Cameron thừa nhận việc rời Số 10 phố Downing sau 6 năm gắn bó không phải là “một hành trình dễ dàng”, đồng thời bày tỏ mong muốn nước Anh sẽ “tiếp tục thành công” trong tương lai sau khi rời khỏi EU.
Ông Cameron trở thành Thủ tướng Anh tháng 5/2010 và tái đắc cử sau chiến thắng của đảng Bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5/2015. Ông quyết định từ chức sau khi không thành công trong việc thuyết phục cử tri Anh bỏ phiếu ở lại EU trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 vừa qua.
( Tin Tức )
MM chuyển