Kinh Đời
Ba Tôi “Chống Cộng Tới Chiều”
Tôi giống tánh thẳng thắn của Ba tôi, nhất là tinh thần chống cộng quyết liệt và “chống cộng tới chiều” của Người. Có thể nói, tôi rất hảnh diện để được giống Ba mình.
Ba tôi thường làm gương cho con cái cách sống nghĩa hiệp, không chơi gát người khác, nhưng cũng không bao giờ để người khác vô cớ lấn lướt mình.
Ba Tôi “Chống Cộng Tới Chiều”
Huỳnh Quốc Bình
Ba tôi thường làm gương cho con cái cách sống nghĩa hiệp, không chơi gát người khác, nhưng cũng không bao giờ để người khác vô cớ lấn lướt mình.
... đã là VC thì thằng Nam kỳ hay Bắc kỳ đều lưu manh và gian ác như nhau.
Tôi giống tánh thẳng thắn của Ba tôi, nhất là tinh thần chống cộng quyết liệt và “chống cộng tới chiều” của Người. Có thể nói, tôi rất hảnh diện để được giống Ba mình.
LTG: Trong hơn hai mươi năm qua tôi từng viết một số bài về một vài cá nhân mà tôi ngưỡng mộ hay ưa thích, nhưng viết về Ông Thân của tôi thì tôi chưa có bài nào. Nhắc đến Ba tôi thì tôi có nhắc, chứ còn viết về Người thì tôi chưa lần nào làm đều đó. Hôm nay tôi phá lệ và xin được viết về Ba của tôi nhân ngày Lễ Cha để tôi bày tỏ lòng kính trọng và thương tiếc Người Cha Đáng Kính của mình. (HQB)
Trong trí óc thời niên thiếu của tôi, hình ảnh Ba tôi là một người đàn ông đối với xã hội rất bản lãnh, còn trong gia đình thì rất nghiêm khắc, hay cũng có thể nói là “độc tài”. Má tôi chỉ có bổn phận sanh con, nuôi con, làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ và tuân phục chồng, dạy con theo cách của mình và theo sự khuyến cáo của chồng, chứ không cần phải lo đối chọi với những phức tạp trong đời sống hằng ngày. Làm cái gì thì Ba tôi đều bàn với Má tôi nhưng khi quyết định thì Người thường làm theo ý Người nếu không ai có đủ lý lẽ, hay điều gì khả dỉ có thể lay chuyển được ý định của Người.
Nhắc đến Ba Tôi thì điều làm tôi nhớ nhất là cung cách của Người đối với những vị cao niên hơn Người. Đặc biệt đối với Ông Bà Ngoại tôi. Lúc tôi được sanh ra thì Ông Bà Nội của tôi đều đã qua đời. Tôi biết nhiều về bên Ngoại hơn bên Nội. Ông Ngoại tôi là người có tình thương bao la với con cháu, nhưng cũng hết sức nghiêm khắc với mọi người trong gia đình. Theo lời kể của Má tôi thì Ba tôi được trở thành một thành viên trong gia đình bên Ngoại tôi là chuyện thật gian nan hay đó là duyên tiền định. Tuy Ông Ngoại tôi khó tánh, nhưng không hiểu sao đối với Ba tôi thì cái gì “Thằng Hai” nói là ông bà Ngoại tôi tin tưởng. Cái gì “Thằng Hai” muốn là ông bà Ngoại tôi cũng chìu. Điều gì “Anh Hai” nói các Cậu Dì của tôi hay ủng hộ.
Chưa lần nào tôi thấy Ba tôi đi ngang chỗ Ông Bà Ngoại ngồi mà Người đi xổng lưng. Nói cách khác, Người thường đi theo kiểu cúi đầu một chút để tỏ sự kính trọng Ông Bà Già Vợ. Tôi thấy Ba tôi nói chuyện với ông bà Ngoại tôi rất tự nhiên, không rụt rè để ra vẻ sợ sệt hay để lấy điểm nhà vợ. Cho đến bây giờ, Cậu của tôi đã gần chín mươi tuổi mà khi nhắc đến Ba tôi, Cậu tôi vẫn còn dành cho Ba tôi những lời lẽ kính trọng. Cậu tôi nói rằng hồi Ba tôi mới cưới Má tôi thì các Cậu Dì của tôi còn nhỏ, nhưng Ba tôi không bao giờ gọi “mầy tao, mây tớ” với các em vợ của mình. Món ngon vật lạ gì Ba tôi cũng dành cho Ông Bà già vợ hay gia đình vợ. Ngoài các Cô của tôi ra thì có thể nói điều gì dính dấp đến bên vợ, Ba tôi xem trọng lắm. Thí dụ, Má tôi yêu cầu hay đề nghị điều gì liên quan đến bên Ngoại của tôi thì Ba tôi đều chìu ý Má tôi. Có người xấu miệng hay ganh tỵ họ chê Ba tôi “ngu” vì lụy nhà vợ, nhưng Má tôi và anh chị em tôi biết rõ chồng, cha của mình hơn ai hết.
Ba tôi đột ngột qua đời vì bạo bệnh ở tuổi 59, lúc Má tôi chưa đầy 50. Má tôi ở vậy với con cháu cho đến tuổi 75 thì mới lìa trần. Tôi còn nhớ trong tang lễ của Ba tôi, Bà Ngoại tôi khóc và nói với anh em tôi rằng: “Tụi con mất một người cha đáng kính, còn Ngoại mất một người con rể tốt bụng, chí tình mà có đốt đuốc cũng không tìm được…” (tôi nhớ như in trong trí từng lời từ miệng Bà Ngoại tôi nói ra)
Ba tôi là người thương yêu và bảo bọc vợ con. Nói thẳng ra là ai đụng đến Người thì Người có thể bỏ qua chứ kẻ nào vô cớ hà hiếp vợ con của Người thì Người không dễ dàng nhịn nhục. Tánh này xấu hay tốt tôi cũng không cần bàn tới, nhưng tôi có thể nói, tôi là người con giống Ba tôi về điểm đó nhất.
Ba tôi qua đời lúc tôi mới tròn 15 tuổi, nhưng đến hôm nay tôi vẫn còn nhớ những gì Người dạy các anh chị em tôi. Ba tôi luôn răn đe các anh chị em tôi, đại ý:
Anh em trong nhà phải đồng lòng. Em út phải kính trọng anh chị. Anh chị phải nhường em út. Ai lớn nhất thì chịu trách nhiệm nhiều nhất cho những đổ vỡ hay những điều không may xảy ra.
Ba tôi thường căn dặn Má tôi là nhắc anh chị em tôi luôn biết lễ độ với người trên trước. Đối với xóm giềng thì phải chí tình với họ, bởi “bà con xa không bằng láng giềng gần”. Tôi thấy đối với các ông bà cụ trong xóm mỗi lần gặp họ, Ba tôi cúi đầu chào một cách cung kính. Nhưng không phải vì đó mà Ba tôi để những người lớn tuổi hơn, dễ dàng “xoa đầu, đá đít” mình. Trong xóm làng ai cũng thương mến hay quý trọng Ba tôi.
Khoảng thời gian Ba tôi còn sinh tiền, tôi là con trai nhỏ nhất nên không trực tiếp bị Ba tôi răn đe như các anh chị tôi. Ba tôi thường căn dặn mọi người về việc tôn trọng chữ tín. Ba tôi nói là làm người phải luôn giữ lời hứa. Đã không hứa thì thôi, nhưng hứa với ai điều gì thì phải giữ lời. Thất hứa là tánh xấu và tự mình làm mất uy tín của mình. Không ai thích giao du với người nói hai lời, hoặc nuốt lời hứa với kẻ khác.
Má tôi kể cho anh chị em chúng tôi nghe nhiều câu truyện về Ba tôi. Chuyện tốt thì nhiều mà tánh “xấu” cũng không thiếu. Ba tôi là người tin có một Đấng Tối Cao trên Trời và sống theo phong tục thờ cúng Tổ Tiên, Ông Bà. Chắc chắn Ba tôi không phải là một người hoàn toàn hay là một “ông thánh”. Tư cách của Ba tôi thế nào thì những ai từng quen biết tôi, giao tiếp với tôi có thể nhìn tôi để đánh giá về con người của Ba tôi… Cho dù người đó muốn áp dụng cái câu “hỗ phụ sanh hỗ tử” hay “cha nào con nấy”.
Ba tôi có cách sống rất hào phóng. Người thường giúp đỡ hay bênh vực những ai cô thế. Về cách đối xử với bạn thì Ba tôi nhắc chúng tôi câu “Chọn bạn mà chơi”. Người thường lặp đi lặp lại lý luận “xóm nào làm ăn là làm ăn, xóm nào làm đ là làm đ…” và khuyên vợ con nên cẩn thận trong chuyện giao du với mọi người. Ba tôi khuyến cáo anh chị em chúng tôi là chơi với bạn không được lấn lướt bạn mà trái lại phải biết giúp đỡ bạn, nhường nhịn và phải biết bênh vực bạn. Không nên có lời lẽ hay hành động tấn công bạn khi bạn mình sai, nhưng không thể không bênh vực bạn mình khi họ vô cớ bị hà hiếp hay bị oan ức.
Anh chị em tôi thấm nhuần lời dạy ấy và kết quả, phần của tôi, thì: Hồi thời Trung Học, chỉ vì bênh vực bạn mà tôi phải bao lần đánh trả với đám du côn ngoài đường phố thường đón đường chọc ghẹo và giựt bút máy của học sinh. Những lần như thế bọn chúng kéo thêm người cô lập con đường duy nhất mà hằng ngày tôi đi học phải xuyên qua, khiến tôi phải bỏ học mấy lần. Những lần như thế anh tôi phải đích thân can thiệp với mấy tay đàn anh của chúng thì mới xong. Chính vì điều này mà Má tôi đã bao lần mắng yêu tôi rằng: Mầy giống Ba mầy có cái tánh “ách giữa đàng mang vào cổ”.
Ba tôi dạy rằng, nếu mình không may gặp bạn xấu, cứ nói thẳng cho riêng họ biết một lần về những gì mình không bằng lòng; nếu họ thay đổi thì bỏ qua, nếu họ vẫn không nhận khuyết điểm hoặc cứ “thói nào tật nấy” thì hãy lìa xa và tìm người khác mà chơi.
Ba tôi dạy con cái rằng: Anh em trong nhà phải tuyệt đối nhịn nhục nhau. Ai có tánh thích “ăn thua đủ” với anh em trong nhà, mà khi ra ngoài đường để cho người khác bắt nạt thì đừng vác mặt về mà méc với Người. Nếu giỏi “ăn miếng trả miếng” với người nhà mà ra đường thì lại co đầu rút cổ, lại còn mang “đầu máu” về méc, thì người đó lập tức bị Người bộp tai vì cái tội “khôn nhà dại chợ”… Tôi có thể nói, Ba tôi dạy con theo kiểu rất “giang hồ” chứ không phải loại “đạo đức” hay “thiêng liêng” nửa vời. Người thường làm gương cho con cái cách sống nghĩa hiệp, không chơi gát người khác, nhưng cũng không bao giờ để người khác vô cớ lấn lướt mình.
Gia đình tôi không giàu, nhưng có giai đoạn vì công việc làm ăn nên phải nuôi nhiều nhân công trong nhà, tức là nuôi những người thuộc thành phần “thân sơ thất sở” hay nghèo hơn gia đình tôi. Hằng ngày khi ăn uống, tôi thấy Ba tôi luôn ra lệnh cho Má tôi phải để mọi người cùng ngồi ăn chung. Nếu không đủ chỗ ngồi thì anh chị em tôi phải nhường cho những cô, chú, bác hay anh chị làm công cho gia đình tôi ưu tiên, còn người nào nhỏ nhất thì phải nhường chỗ ngồi cho người lớn hơn. Vì tôi và hai cô em tôi là “nạn nhân” của cách cư xử đó của Ba tôi, nên đã nửa thế kỷ qua mà tôi vẫn còn nhớ. Thời đó, nhiều người thích làm công cho gia đình tôi, vì họ luôn được đối đãi tử tế như người nhà. Sau này có người ăn nên làm ra, tuy giàu có hơn gia đình tôi nhưng ai cũng nhớ đến cách cư xử của Ba Má tôi đối với họ. Ngày nay tôi thấy hầu hết các anh chị em tôi đều đối xử với người khác, nhất là những ai “dưới cơ” mình hay có vị trí trong xã hội khiêm tốn hơn mình, gần giống như những gì Ba Má tôi từng thể hiện với mọi người. Tôi không ngại để “khoe” điều đó.
Ba tôi là người thù ghét chủ nghĩa cộng sản tận xương tủy. Người chống cộng quyết liệt nhưng tiếc là Người chỉ chống cộng tự phát. Người “chống cộng tới chiều” và chống cho tới chết… Nhưng cũng rất tiếc bản thân Người cũng không gia nhập các đảng phái của Quốc Gia.
Lúc tôi khoảng 6 tuổi, gia đình tôi sinh sống tại một quân lỵ của một tỉnh ở Miền Tây. Đó là cái nơi mà chính quyền Quốc Gia chưa thật sự làm chủ tình hình. Ban ngày thì lính Quốc Gia chiếm đóng. Tối đến VC mò về làm phiền dân chúng. Ngày nào lính Quốc Gia không có mặt thì có bọn du kích lập tức chường mặt ra tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản. Cái ngày “đen tối” nhất của gia đình tôi là khi VC bắt Ba tôi và bịt mắt và kéo đi về cái tội “chống bác và đảng”. Mà thật vậy, Ba tôi luôn chống lại những lệnh lạc của bọn VC qua những tờ truyền đơn hay loa phóng thanh bắt người dân phải làm theo. Nhiều lần Ba tôi làm bộ ru cô em gái tôi ngủ bằng câu vè có tính cách xem thường hay xách mé Hồ Chí Minh và bọn VC. Câu vè đó là:
Hò ơi! Quốc Gia độc lập thì no.
Cụ Hồ độc lập…. Hò ơi!
Cụ Hồ độc lập, lấy mo bó người.
Cụ Hồ độc lập…. Hò ơi!
Cụ Hồ độc lập, lấy mo bó người.
VC đã tìm đủ cách trả thù, trong đó có cách ly gián cho phía Quốc Gia “thanh toán” Ba tôi. Khoảng năm 1960 bọn VC cho một anh du kích nói lời xúc phạm Ba tôi. Vì bản tánh cương trực và táo bạo, nhưng lại không hoàn toàn am tường các thủ đoạn của VC nên Người đã trúng kế bọn chúng. Vì bị một tên VC đáng tuổi con mình nói lời hổn xược với mình trước đám đông, nên Ba tôi đã đánh tên du kích đó trọng thương. Tên “đồng chí” của hắn cầm mã tấu xông vào tiếp cứu cũng bị Người đánh gục bằng mấy cây củi đòn… Hai tên du kích, đã cõng nhau rút lui. Tối đến chúng trở lại đông hơn, vây bắt không xong, chúng nói lời “phải quấy” không được nên chúng dùng kế. Một tên cao tuổi nhất nói lời xin lỗi Ba tôi về việc các “đồng chí” của đương sự xức phạm Ba tôi và có ý mời tôi Ba tôi ra ngoài để “làm việc” chứ không phải bắt. Phải công nhận là Ba tôi tuy bản lãnh trong đới sống, nhưng không qua nổi sự gian manh của VC. Kết quả, Người buông dao và bước ra khỏi nhà. Một tên núp bên hông cửa nhà, đánh lén vào phía sau, Người gục xuống tại chỗ và chúng nó kéo lê Người đi trong bóng tối dầy đặt. Má tôi và anh chị em tôi khóc la kêu cứu, nhưng xóm làng cũng đành bó tay.
Khoảng nửa năm Ba tôi bị bắt đi biệt tích, sau đó chúng thả Người về với hai con mắt gần như bị mù bởi bọn chúng bịt mắt Người bằng hai trái mù u. Người được thả về chưa đầy một tháng thì bị mấy ông “mật vụ” của chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa bắt bỏ tù vì cái tội “làm việt cộng”. Người bị các ông mật vụ thời đó tra khảo cho lòi cái tội “việt cộng”. Má tôi phải cầu cứu các Cậu tôi can thiệp. Kết quả Người được thả về nhưng tinh thần và thể chất thật “thê thảm”.
Sau này Ba tôi thường nói với Má tôi và các anh chị tôi rằng, Người không giận mấy ông Quốc Gia nhưng Người chỉ tiếc và trách là mấy ông ấy đã trúng kế ly gián của tụi VC giống như chính Người đã trúng kế bọn chúng khi chúng “mời” Người ra ngoài cho bọn chúng “làm việc”. Những tháng Ba tôi bị VC tra tấn trả thù và cho đến lúc Ba tôi qua đời, thân xác Người vẫn còn bị chấn thương. Có thể nói là tơi tả lắm. Mà không tơi tả sao được bởi vì một người vừa mới trải qua đòn thù thì lập tức phải hứng chịu luôn đòn bạn thì còn gì phũ phàng hơn?
Ba tôi thích tìm hiểu thời cuộc, nhất là qua hai tờ báo “Thế Giới Tự Do” và “Hương Quê”. Hai tờ báo này thì tôi nhớ rành lắm, bởi Người thường bắt tôi đọc những truyện đồng quê của nhà văn Bình Nguyên Lộc để Người nghe. Có lẽ Người cũng muốn tôi có dịp học hỏi thêm qua hai tờ báo đó.
Đặc điểm của Ba tôi, tuy bản tánh táo bạo và hảo hớn như đã nói, nhưng lại rất tôn trọng giới trí thức và quý mến những người biết phải biết quấy. Về chuyện học hành thì tôi nhớ năm tôi lên tám tuổi, Ba tôi dẫn tôi lên tỉnh giao cho Ông Bà Ngoại và các Cậu Dì để tôi đi học và cũng để cho ông bà Ngoại sai vặt. Ba tôi nói với tôi: “Con cố gắng học, cả nhà trông cậy vào con nhất. Ba cho con tiền, con có thể xài hết, hoặc người ta có thể ăn cắp hay ăn cướp của con… Nhưng Ba cho con học chút ít chữ nghĩa, con có kiến thức rồi, không ai lấy nó ra khỏi người con được…”
Gia đình tôi trải qua nhiều thử thách thời chiến tranh. Năm 1965, một người anh của tôi bị VC bắt làm tù binh sau lần thất trận. Vài năm sau anh tôi trốn về với gia đình. Má tôi e ngại VC trả thù những anh khác của tôi nên đề nghị Ba tôi di chuyển cả nhà lên tỉnh. Đó là lần đầu tiên Ba tôi “nghe lời” Má tôi. Có lần Người nói đùa với anh em chúng tôi rằng: Ai cũng nói Ba hay lấn lướt Má tụi con, nhưng tụi con có thấy Ba nghe lời Má tụi con không? Người thường cười vang khi có dịp nhắc đến cái lần mà Người cho rằng mình “nghe lời vợ” đó.
Những gì tôi kể, tôi không cho đó là thành tích gì của Ba tôi hay gia đình tôi, nhưng đó là những điều mà anh chị em tôi giống Ba mình. Nếu chúng tôi nghèo hay có thua người khác về kiến thức hoặc vị trí trong xã hội đi nữa, thì chúng tôi cũng không mặc cảm. Chúng tôi sống tử tế chứ không dễ để người khác “chơi cha” hay “chơi xỏ lá” hơn một lần. Chúng tôi hiền nhưng không hèn. Chúng tôi không muốn làm anh hùng, nhưng chúng tôi chống cộng vì VC nó quá gian ác. Ngày nay có người hỏi tôi rằng: “Anh Bình là dân Nam Kỳ mà sao có vẻ anh rành về tội ác của VC không thua gì anh em Bắc di cư của chúng tôi?” Những lần như thế tôi chỉ cười và nói “đã là VC thì thằng Nam kỳ hay Bắc kỳ đều lưu manh và gian ác như nhau…”
Ba tôi qua đời không để lại cho anh chị em tôi một tài sản gì cả ngoài những đức tính mà tôi vừa kể. Gia đình tôi đều phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Các anh tôi là lính chiến cho đến ngày VC chiếm miền Nam. Sau 30-4-75 có người đi tù “cải tạo” và vượt biên mất mạng. Gia đình tôi có hơn nửa tiểu đội đã chết trên biển vì hai chữ tự do. Ngày nay, ai muốn gán ép cho tôi từ ngữ gì tôi cũng không chột dạ. Tôi biết mình đang hành động theo con tim và lý trí. Tôi giống tánh thẳng thắn của Ba tôi, nhất là tinh thần chống cộng quyết liệt và “chống cộng tới chiều” của Người. Có thể nói, tôi rất hảnh diện để được giống Ba mình.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Ba Tôi “Chống Cộng Tới Chiều”
Tôi giống tánh thẳng thắn của Ba tôi, nhất là tinh thần chống cộng quyết liệt và “chống cộng tới chiều” của Người. Có thể nói, tôi rất hảnh diện để được giống Ba mình.
Ba Tôi “Chống Cộng Tới Chiều”
Huỳnh Quốc Bình
Ba tôi thường làm gương cho con cái cách sống nghĩa hiệp, không chơi gát người khác, nhưng cũng không bao giờ để người khác vô cớ lấn lướt mình.
... đã là VC thì thằng Nam kỳ hay Bắc kỳ đều lưu manh và gian ác như nhau.
Tôi giống tánh thẳng thắn của Ba tôi, nhất là tinh thần chống cộng quyết liệt và “chống cộng tới chiều” của Người. Có thể nói, tôi rất hảnh diện để được giống Ba mình.
LTG: Trong hơn hai mươi năm qua tôi từng viết một số bài về một vài cá nhân mà tôi ngưỡng mộ hay ưa thích, nhưng viết về Ông Thân của tôi thì tôi chưa có bài nào. Nhắc đến Ba tôi thì tôi có nhắc, chứ còn viết về Người thì tôi chưa lần nào làm đều đó. Hôm nay tôi phá lệ và xin được viết về Ba của tôi nhân ngày Lễ Cha để tôi bày tỏ lòng kính trọng và thương tiếc Người Cha Đáng Kính của mình. (HQB)
Trong trí óc thời niên thiếu của tôi, hình ảnh Ba tôi là một người đàn ông đối với xã hội rất bản lãnh, còn trong gia đình thì rất nghiêm khắc, hay cũng có thể nói là “độc tài”. Má tôi chỉ có bổn phận sanh con, nuôi con, làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ và tuân phục chồng, dạy con theo cách của mình và theo sự khuyến cáo của chồng, chứ không cần phải lo đối chọi với những phức tạp trong đời sống hằng ngày. Làm cái gì thì Ba tôi đều bàn với Má tôi nhưng khi quyết định thì Người thường làm theo ý Người nếu không ai có đủ lý lẽ, hay điều gì khả dỉ có thể lay chuyển được ý định của Người.
Nhắc đến Ba Tôi thì điều làm tôi nhớ nhất là cung cách của Người đối với những vị cao niên hơn Người. Đặc biệt đối với Ông Bà Ngoại tôi. Lúc tôi được sanh ra thì Ông Bà Nội của tôi đều đã qua đời. Tôi biết nhiều về bên Ngoại hơn bên Nội. Ông Ngoại tôi là người có tình thương bao la với con cháu, nhưng cũng hết sức nghiêm khắc với mọi người trong gia đình. Theo lời kể của Má tôi thì Ba tôi được trở thành một thành viên trong gia đình bên Ngoại tôi là chuyện thật gian nan hay đó là duyên tiền định. Tuy Ông Ngoại tôi khó tánh, nhưng không hiểu sao đối với Ba tôi thì cái gì “Thằng Hai” nói là ông bà Ngoại tôi tin tưởng. Cái gì “Thằng Hai” muốn là ông bà Ngoại tôi cũng chìu. Điều gì “Anh Hai” nói các Cậu Dì của tôi hay ủng hộ.
Chưa lần nào tôi thấy Ba tôi đi ngang chỗ Ông Bà Ngoại ngồi mà Người đi xổng lưng. Nói cách khác, Người thường đi theo kiểu cúi đầu một chút để tỏ sự kính trọng Ông Bà Già Vợ. Tôi thấy Ba tôi nói chuyện với ông bà Ngoại tôi rất tự nhiên, không rụt rè để ra vẻ sợ sệt hay để lấy điểm nhà vợ. Cho đến bây giờ, Cậu của tôi đã gần chín mươi tuổi mà khi nhắc đến Ba tôi, Cậu tôi vẫn còn dành cho Ba tôi những lời lẽ kính trọng. Cậu tôi nói rằng hồi Ba tôi mới cưới Má tôi thì các Cậu Dì của tôi còn nhỏ, nhưng Ba tôi không bao giờ gọi “mầy tao, mây tớ” với các em vợ của mình. Món ngon vật lạ gì Ba tôi cũng dành cho Ông Bà già vợ hay gia đình vợ. Ngoài các Cô của tôi ra thì có thể nói điều gì dính dấp đến bên vợ, Ba tôi xem trọng lắm. Thí dụ, Má tôi yêu cầu hay đề nghị điều gì liên quan đến bên Ngoại của tôi thì Ba tôi đều chìu ý Má tôi. Có người xấu miệng hay ganh tỵ họ chê Ba tôi “ngu” vì lụy nhà vợ, nhưng Má tôi và anh chị em tôi biết rõ chồng, cha của mình hơn ai hết.
Ba tôi đột ngột qua đời vì bạo bệnh ở tuổi 59, lúc Má tôi chưa đầy 50. Má tôi ở vậy với con cháu cho đến tuổi 75 thì mới lìa trần. Tôi còn nhớ trong tang lễ của Ba tôi, Bà Ngoại tôi khóc và nói với anh em tôi rằng: “Tụi con mất một người cha đáng kính, còn Ngoại mất một người con rể tốt bụng, chí tình mà có đốt đuốc cũng không tìm được…” (tôi nhớ như in trong trí từng lời từ miệng Bà Ngoại tôi nói ra)
Ba tôi là người thương yêu và bảo bọc vợ con. Nói thẳng ra là ai đụng đến Người thì Người có thể bỏ qua chứ kẻ nào vô cớ hà hiếp vợ con của Người thì Người không dễ dàng nhịn nhục. Tánh này xấu hay tốt tôi cũng không cần bàn tới, nhưng tôi có thể nói, tôi là người con giống Ba tôi về điểm đó nhất.
Ba tôi qua đời lúc tôi mới tròn 15 tuổi, nhưng đến hôm nay tôi vẫn còn nhớ những gì Người dạy các anh chị em tôi. Ba tôi luôn răn đe các anh chị em tôi, đại ý:
Anh em trong nhà phải đồng lòng. Em út phải kính trọng anh chị. Anh chị phải nhường em út. Ai lớn nhất thì chịu trách nhiệm nhiều nhất cho những đổ vỡ hay những điều không may xảy ra.
Ba tôi thường căn dặn Má tôi là nhắc anh chị em tôi luôn biết lễ độ với người trên trước. Đối với xóm giềng thì phải chí tình với họ, bởi “bà con xa không bằng láng giềng gần”. Tôi thấy đối với các ông bà cụ trong xóm mỗi lần gặp họ, Ba tôi cúi đầu chào một cách cung kính. Nhưng không phải vì đó mà Ba tôi để những người lớn tuổi hơn, dễ dàng “xoa đầu, đá đít” mình. Trong xóm làng ai cũng thương mến hay quý trọng Ba tôi.
Khoảng thời gian Ba tôi còn sinh tiền, tôi là con trai nhỏ nhất nên không trực tiếp bị Ba tôi răn đe như các anh chị tôi. Ba tôi thường căn dặn mọi người về việc tôn trọng chữ tín. Ba tôi nói là làm người phải luôn giữ lời hứa. Đã không hứa thì thôi, nhưng hứa với ai điều gì thì phải giữ lời. Thất hứa là tánh xấu và tự mình làm mất uy tín của mình. Không ai thích giao du với người nói hai lời, hoặc nuốt lời hứa với kẻ khác.
Má tôi kể cho anh chị em chúng tôi nghe nhiều câu truyện về Ba tôi. Chuyện tốt thì nhiều mà tánh “xấu” cũng không thiếu. Ba tôi là người tin có một Đấng Tối Cao trên Trời và sống theo phong tục thờ cúng Tổ Tiên, Ông Bà. Chắc chắn Ba tôi không phải là một người hoàn toàn hay là một “ông thánh”. Tư cách của Ba tôi thế nào thì những ai từng quen biết tôi, giao tiếp với tôi có thể nhìn tôi để đánh giá về con người của Ba tôi… Cho dù người đó muốn áp dụng cái câu “hỗ phụ sanh hỗ tử” hay “cha nào con nấy”.
Ba tôi có cách sống rất hào phóng. Người thường giúp đỡ hay bênh vực những ai cô thế. Về cách đối xử với bạn thì Ba tôi nhắc chúng tôi câu “Chọn bạn mà chơi”. Người thường lặp đi lặp lại lý luận “xóm nào làm ăn là làm ăn, xóm nào làm đ là làm đ…” và khuyên vợ con nên cẩn thận trong chuyện giao du với mọi người. Ba tôi khuyến cáo anh chị em chúng tôi là chơi với bạn không được lấn lướt bạn mà trái lại phải biết giúp đỡ bạn, nhường nhịn và phải biết bênh vực bạn. Không nên có lời lẽ hay hành động tấn công bạn khi bạn mình sai, nhưng không thể không bênh vực bạn mình khi họ vô cớ bị hà hiếp hay bị oan ức.
Anh chị em tôi thấm nhuần lời dạy ấy và kết quả, phần của tôi, thì: Hồi thời Trung Học, chỉ vì bênh vực bạn mà tôi phải bao lần đánh trả với đám du côn ngoài đường phố thường đón đường chọc ghẹo và giựt bút máy của học sinh. Những lần như thế bọn chúng kéo thêm người cô lập con đường duy nhất mà hằng ngày tôi đi học phải xuyên qua, khiến tôi phải bỏ học mấy lần. Những lần như thế anh tôi phải đích thân can thiệp với mấy tay đàn anh của chúng thì mới xong. Chính vì điều này mà Má tôi đã bao lần mắng yêu tôi rằng: Mầy giống Ba mầy có cái tánh “ách giữa đàng mang vào cổ”.
Ba tôi dạy rằng, nếu mình không may gặp bạn xấu, cứ nói thẳng cho riêng họ biết một lần về những gì mình không bằng lòng; nếu họ thay đổi thì bỏ qua, nếu họ vẫn không nhận khuyết điểm hoặc cứ “thói nào tật nấy” thì hãy lìa xa và tìm người khác mà chơi.
Ba tôi dạy con cái rằng: Anh em trong nhà phải tuyệt đối nhịn nhục nhau. Ai có tánh thích “ăn thua đủ” với anh em trong nhà, mà khi ra ngoài đường để cho người khác bắt nạt thì đừng vác mặt về mà méc với Người. Nếu giỏi “ăn miếng trả miếng” với người nhà mà ra đường thì lại co đầu rút cổ, lại còn mang “đầu máu” về méc, thì người đó lập tức bị Người bộp tai vì cái tội “khôn nhà dại chợ”… Tôi có thể nói, Ba tôi dạy con theo kiểu rất “giang hồ” chứ không phải loại “đạo đức” hay “thiêng liêng” nửa vời. Người thường làm gương cho con cái cách sống nghĩa hiệp, không chơi gát người khác, nhưng cũng không bao giờ để người khác vô cớ lấn lướt mình.
Gia đình tôi không giàu, nhưng có giai đoạn vì công việc làm ăn nên phải nuôi nhiều nhân công trong nhà, tức là nuôi những người thuộc thành phần “thân sơ thất sở” hay nghèo hơn gia đình tôi. Hằng ngày khi ăn uống, tôi thấy Ba tôi luôn ra lệnh cho Má tôi phải để mọi người cùng ngồi ăn chung. Nếu không đủ chỗ ngồi thì anh chị em tôi phải nhường cho những cô, chú, bác hay anh chị làm công cho gia đình tôi ưu tiên, còn người nào nhỏ nhất thì phải nhường chỗ ngồi cho người lớn hơn. Vì tôi và hai cô em tôi là “nạn nhân” của cách cư xử đó của Ba tôi, nên đã nửa thế kỷ qua mà tôi vẫn còn nhớ. Thời đó, nhiều người thích làm công cho gia đình tôi, vì họ luôn được đối đãi tử tế như người nhà. Sau này có người ăn nên làm ra, tuy giàu có hơn gia đình tôi nhưng ai cũng nhớ đến cách cư xử của Ba Má tôi đối với họ. Ngày nay tôi thấy hầu hết các anh chị em tôi đều đối xử với người khác, nhất là những ai “dưới cơ” mình hay có vị trí trong xã hội khiêm tốn hơn mình, gần giống như những gì Ba Má tôi từng thể hiện với mọi người. Tôi không ngại để “khoe” điều đó.
Ba tôi là người thù ghét chủ nghĩa cộng sản tận xương tủy. Người chống cộng quyết liệt nhưng tiếc là Người chỉ chống cộng tự phát. Người “chống cộng tới chiều” và chống cho tới chết… Nhưng cũng rất tiếc bản thân Người cũng không gia nhập các đảng phái của Quốc Gia.
Lúc tôi khoảng 6 tuổi, gia đình tôi sinh sống tại một quân lỵ của một tỉnh ở Miền Tây. Đó là cái nơi mà chính quyền Quốc Gia chưa thật sự làm chủ tình hình. Ban ngày thì lính Quốc Gia chiếm đóng. Tối đến VC mò về làm phiền dân chúng. Ngày nào lính Quốc Gia không có mặt thì có bọn du kích lập tức chường mặt ra tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản. Cái ngày “đen tối” nhất của gia đình tôi là khi VC bắt Ba tôi và bịt mắt và kéo đi về cái tội “chống bác và đảng”. Mà thật vậy, Ba tôi luôn chống lại những lệnh lạc của bọn VC qua những tờ truyền đơn hay loa phóng thanh bắt người dân phải làm theo. Nhiều lần Ba tôi làm bộ ru cô em gái tôi ngủ bằng câu vè có tính cách xem thường hay xách mé Hồ Chí Minh và bọn VC. Câu vè đó là:
Hò ơi! Quốc Gia độc lập thì no.
Cụ Hồ độc lập…. Hò ơi!
Cụ Hồ độc lập, lấy mo bó người.
Cụ Hồ độc lập…. Hò ơi!
Cụ Hồ độc lập, lấy mo bó người.
VC đã tìm đủ cách trả thù, trong đó có cách ly gián cho phía Quốc Gia “thanh toán” Ba tôi. Khoảng năm 1960 bọn VC cho một anh du kích nói lời xúc phạm Ba tôi. Vì bản tánh cương trực và táo bạo, nhưng lại không hoàn toàn am tường các thủ đoạn của VC nên Người đã trúng kế bọn chúng. Vì bị một tên VC đáng tuổi con mình nói lời hổn xược với mình trước đám đông, nên Ba tôi đã đánh tên du kích đó trọng thương. Tên “đồng chí” của hắn cầm mã tấu xông vào tiếp cứu cũng bị Người đánh gục bằng mấy cây củi đòn… Hai tên du kích, đã cõng nhau rút lui. Tối đến chúng trở lại đông hơn, vây bắt không xong, chúng nói lời “phải quấy” không được nên chúng dùng kế. Một tên cao tuổi nhất nói lời xin lỗi Ba tôi về việc các “đồng chí” của đương sự xức phạm Ba tôi và có ý mời tôi Ba tôi ra ngoài để “làm việc” chứ không phải bắt. Phải công nhận là Ba tôi tuy bản lãnh trong đới sống, nhưng không qua nổi sự gian manh của VC. Kết quả, Người buông dao và bước ra khỏi nhà. Một tên núp bên hông cửa nhà, đánh lén vào phía sau, Người gục xuống tại chỗ và chúng nó kéo lê Người đi trong bóng tối dầy đặt. Má tôi và anh chị em tôi khóc la kêu cứu, nhưng xóm làng cũng đành bó tay.
Khoảng nửa năm Ba tôi bị bắt đi biệt tích, sau đó chúng thả Người về với hai con mắt gần như bị mù bởi bọn chúng bịt mắt Người bằng hai trái mù u. Người được thả về chưa đầy một tháng thì bị mấy ông “mật vụ” của chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa bắt bỏ tù vì cái tội “làm việt cộng”. Người bị các ông mật vụ thời đó tra khảo cho lòi cái tội “việt cộng”. Má tôi phải cầu cứu các Cậu tôi can thiệp. Kết quả Người được thả về nhưng tinh thần và thể chất thật “thê thảm”.
Sau này Ba tôi thường nói với Má tôi và các anh chị tôi rằng, Người không giận mấy ông Quốc Gia nhưng Người chỉ tiếc và trách là mấy ông ấy đã trúng kế ly gián của tụi VC giống như chính Người đã trúng kế bọn chúng khi chúng “mời” Người ra ngoài cho bọn chúng “làm việc”. Những tháng Ba tôi bị VC tra tấn trả thù và cho đến lúc Ba tôi qua đời, thân xác Người vẫn còn bị chấn thương. Có thể nói là tơi tả lắm. Mà không tơi tả sao được bởi vì một người vừa mới trải qua đòn thù thì lập tức phải hứng chịu luôn đòn bạn thì còn gì phũ phàng hơn?
Ba tôi thích tìm hiểu thời cuộc, nhất là qua hai tờ báo “Thế Giới Tự Do” và “Hương Quê”. Hai tờ báo này thì tôi nhớ rành lắm, bởi Người thường bắt tôi đọc những truyện đồng quê của nhà văn Bình Nguyên Lộc để Người nghe. Có lẽ Người cũng muốn tôi có dịp học hỏi thêm qua hai tờ báo đó.
Đặc điểm của Ba tôi, tuy bản tánh táo bạo và hảo hớn như đã nói, nhưng lại rất tôn trọng giới trí thức và quý mến những người biết phải biết quấy. Về chuyện học hành thì tôi nhớ năm tôi lên tám tuổi, Ba tôi dẫn tôi lên tỉnh giao cho Ông Bà Ngoại và các Cậu Dì để tôi đi học và cũng để cho ông bà Ngoại sai vặt. Ba tôi nói với tôi: “Con cố gắng học, cả nhà trông cậy vào con nhất. Ba cho con tiền, con có thể xài hết, hoặc người ta có thể ăn cắp hay ăn cướp của con… Nhưng Ba cho con học chút ít chữ nghĩa, con có kiến thức rồi, không ai lấy nó ra khỏi người con được…”
Gia đình tôi trải qua nhiều thử thách thời chiến tranh. Năm 1965, một người anh của tôi bị VC bắt làm tù binh sau lần thất trận. Vài năm sau anh tôi trốn về với gia đình. Má tôi e ngại VC trả thù những anh khác của tôi nên đề nghị Ba tôi di chuyển cả nhà lên tỉnh. Đó là lần đầu tiên Ba tôi “nghe lời” Má tôi. Có lần Người nói đùa với anh em chúng tôi rằng: Ai cũng nói Ba hay lấn lướt Má tụi con, nhưng tụi con có thấy Ba nghe lời Má tụi con không? Người thường cười vang khi có dịp nhắc đến cái lần mà Người cho rằng mình “nghe lời vợ” đó.
Những gì tôi kể, tôi không cho đó là thành tích gì của Ba tôi hay gia đình tôi, nhưng đó là những điều mà anh chị em tôi giống Ba mình. Nếu chúng tôi nghèo hay có thua người khác về kiến thức hoặc vị trí trong xã hội đi nữa, thì chúng tôi cũng không mặc cảm. Chúng tôi sống tử tế chứ không dễ để người khác “chơi cha” hay “chơi xỏ lá” hơn một lần. Chúng tôi hiền nhưng không hèn. Chúng tôi không muốn làm anh hùng, nhưng chúng tôi chống cộng vì VC nó quá gian ác. Ngày nay có người hỏi tôi rằng: “Anh Bình là dân Nam Kỳ mà sao có vẻ anh rành về tội ác của VC không thua gì anh em Bắc di cư của chúng tôi?” Những lần như thế tôi chỉ cười và nói “đã là VC thì thằng Nam kỳ hay Bắc kỳ đều lưu manh và gian ác như nhau…”
Ba tôi qua đời không để lại cho anh chị em tôi một tài sản gì cả ngoài những đức tính mà tôi vừa kể. Gia đình tôi đều phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Các anh tôi là lính chiến cho đến ngày VC chiếm miền Nam. Sau 30-4-75 có người đi tù “cải tạo” và vượt biên mất mạng. Gia đình tôi có hơn nửa tiểu đội đã chết trên biển vì hai chữ tự do. Ngày nay, ai muốn gán ép cho tôi từ ngữ gì tôi cũng không chột dạ. Tôi biết mình đang hành động theo con tim và lý trí. Tôi giống tánh thẳng thắn của Ba tôi, nhất là tinh thần chống cộng quyết liệt và “chống cộng tới chiều” của Người. Có thể nói, tôi rất hảnh diện để được giống Ba mình.