TIN CỘNG ĐỒNG
Ba sai lầm lớn khi dùng thuốc chữa bệnh
1. Uống quá nhiều thuốc
Một trong những lý do uống nhiều thuốc là do kiến thức về bệnh tật quá sơ sài, tiếc của, quên uống thuốc và dùng thuốc không mất tiền, thậm chí có cả những ngộ nhận cho rằng dùng liều cao, càng nhiều thuốc càng tốt, đặc biệt là nhóm thuốc không cần kê đơn, quen gọi là thuốc OTC (Over-The-Counter), như đau bụng, nhức đầu, cảm cúm cho tới các loại thuốc bổ hay thực phẩm chức năng.
Việc lạm dụng thuốc dài kỳ rất nguy hiểm. Theo chuyên môn, khi sử dụng một số loại thuốc dưới đây cần hết sức thận trọng.
- Thuốc xịt mũi: Nhóm thuốc này có chứa hợp chất Oxymetazoline làm co rách mạch máu và khi không dùng sẽ gây ảnh hưởng. Nhất là những người tái phát, nên tư vấn bác sĩ dùng liệu pháp thay thế như dùng nước muối, vừa khỏi bệnh lại không gây hại tới các mạch máu.
- Kem Cortisol dùng chữa bệnh ngoài da, nó có tác dụng tẩy sạch vẩy da tức thì, chữa rát da nhưng khi không dùng da sẽ trở nên xấu hơn và tái phát trở lại.
- Dùng thuốc đau đầu: Đau đầu chứa đựng rất nhiều bí ẩn con người chưa hiểu hết nên việc dùng thuốc chỉ mang tính tình thế, không khỏi hẳn nhưng nếu lạm dụng thuốc như Aspirin, Tylenol, Advil, nhất là dùng liều cao, dài kỳ sẽ gây "hại nhiều hơn lợi", không khỏi bệnh mà còn làm cho cơn đau thêm trầm trọng. Khuyến cáo nên loại bỏ hoàn toàn thuốc giảm đau, tư vấn bác sĩ về nguyên nhân gây đau đầu để dùng thuốc khác hiệu quả hơn.
- Chất tẩy trắng răng: Đây là thủ thuật mang lợi thế trước mắt nhưng lâu dài sẽ gây nguy hiểm cho răng, nhất là khi dùng các loại thuốc nhái, thuốc rởm làm cho răng xỉn đen và gây tê buốt. Tốt nhất là tư vấn bác sĩ dùng những phương pháp, thuốc đã được kiểm chứng về mặt khoa học, đảm bảo an toàn cho con người.
- Thuốc nhỏ mắt: Sai lầm của nhiều người là dùng thuốc nhỏ mắt vô tội vạ, bất kể loại thuốc gì. Rất nhiều thuốc nhỏ mắt có chứa Tetrahydrozoline có thể làm cho mắt bớt đỏ vì làm giảm lượng máu đi tới mắt, nhưng nó lại làm giảm lượng dưỡng chất, ôxi cung cấp cho mắt nên gây khô rát. Vì vậy mỗi khi dùng bất kỳ loại thuốc nhỏ mắt nào cũng nên tư vấn bác sĩ.
2. Uống thuốc khi uống rượu
Rất nhiều người có thói quen uống thuốc và uống rượu song hành, điều này rất nguy hiểm cho cơ thể. Trước tiên, nó gây ảnh hưởng đến trí nhớ, nhận thức, thậm chí nếu đang dùng thuốc kháng sinh mà uống rượu có thể gây đau đầu, buồn nôn và làm tăng nhịp tim. Một số đồ uống có thể gây tương tác làm giảm tác dụng của thuốc.
Ví dụ như nước nho ép có thể tương tác với trên 50 loại thuốc khác nhau, kể cả nhóm thuốc statin. Sau 24 giờ dùng nước nho ép mới nên dùng thuốc. Nước lựu ép có chứa nhiều hợp chất, đặc biệt một loại enzyme có thể phản ứng phụ với rất nhiều loại thuốc chữa bệnh cao huyết áp hay sữa động vật, sữa đậu nành và sản phẩm đi từ sữa giàu canxi cũng dễ gây phản ứng và làm giảm tác dụng của một số loại thuốc chữa huyết áp.
Một khi đã dùng đồ uống giàu canxi thì sau 24 giờ sau mới dùng nhóm thuốc này. Ngoài ra, cà phê, chè xanh, nước tăng lực giàu cafein cũng gây phản ứng rất mạnh với nhóm thuốc ephedrine, thuốc hen và amphetamines (như Adderall).
Các loại nước uống dùng cho thể thao cũng không nên dùng chung với thuốc chữa tim mạch, cao huyết áp. Riêng thuốc tăng lực không được dùng khi uống thuốc chống trầm cảm, cao huyết áp và thuốc chữa bệnh tim mạch. Nước chè xanh hoặc thực phẩm giàu vitamin K cũng không nên dùng với thuốc Coumarin hoặc Warfarin.
3. Uống quá ít thuốc
Ngược lại với những người lạm dụng thuốc, trong thực tế lại có nhiều người tiết kiệm thuốc, uống quá ít và cho rằng càng tiết kiệm càng tốt. Việc làm này thiếu khoa học không chỉ không chữa được bệnh mà còn gây hại cho cơ thể và gây tốn tiền. Vì vậy chuyên môn khuyến cáo nến uống đủ, đúng liều và theo thời gian theo chuyên môn quy định.
Trước khi uống nên đọc kỹ nhãn mác để sử dụng cho phù hợp, không nên tự ý ngắt liều, bỏ thuốc hoặc giảm thuốc. Nhiều loại thuốc nếu bỏ, bệnh xuất hiện rất nguy hiểm nên phải giảm liều từ từ, như thuốc chữa bệnh trầm cảm chẳng hạn, hoặc những loại thuốc dùng cho những người làm nghề đặc biệt như nghề lái xe, lái máy bay. Ngoài ra trong khi dùng thuốc nên liên lạc với bác sĩ để khi cần có thể tư vấn và xử lý sự cố được ngay, kể cả thuốc bổ hoặc dược thảo.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Ba sai lầm lớn khi dùng thuốc chữa bệnh
1. Uống quá nhiều thuốc
Một trong những lý do uống nhiều thuốc là do kiến thức về bệnh tật quá sơ sài, tiếc của, quên uống thuốc và dùng thuốc không mất tiền, thậm chí có cả những ngộ nhận cho rằng dùng liều cao, càng nhiều thuốc càng tốt, đặc biệt là nhóm thuốc không cần kê đơn, quen gọi là thuốc OTC (Over-The-Counter), như đau bụng, nhức đầu, cảm cúm cho tới các loại thuốc bổ hay thực phẩm chức năng.
Việc lạm dụng thuốc dài kỳ rất nguy hiểm. Theo chuyên môn, khi sử dụng một số loại thuốc dưới đây cần hết sức thận trọng.
- Thuốc xịt mũi: Nhóm thuốc này có chứa hợp chất Oxymetazoline làm co rách mạch máu và khi không dùng sẽ gây ảnh hưởng. Nhất là những người tái phát, nên tư vấn bác sĩ dùng liệu pháp thay thế như dùng nước muối, vừa khỏi bệnh lại không gây hại tới các mạch máu.
- Kem Cortisol dùng chữa bệnh ngoài da, nó có tác dụng tẩy sạch vẩy da tức thì, chữa rát da nhưng khi không dùng da sẽ trở nên xấu hơn và tái phát trở lại.
- Dùng thuốc đau đầu: Đau đầu chứa đựng rất nhiều bí ẩn con người chưa hiểu hết nên việc dùng thuốc chỉ mang tính tình thế, không khỏi hẳn nhưng nếu lạm dụng thuốc như Aspirin, Tylenol, Advil, nhất là dùng liều cao, dài kỳ sẽ gây "hại nhiều hơn lợi", không khỏi bệnh mà còn làm cho cơn đau thêm trầm trọng. Khuyến cáo nên loại bỏ hoàn toàn thuốc giảm đau, tư vấn bác sĩ về nguyên nhân gây đau đầu để dùng thuốc khác hiệu quả hơn.
- Chất tẩy trắng răng: Đây là thủ thuật mang lợi thế trước mắt nhưng lâu dài sẽ gây nguy hiểm cho răng, nhất là khi dùng các loại thuốc nhái, thuốc rởm làm cho răng xỉn đen và gây tê buốt. Tốt nhất là tư vấn bác sĩ dùng những phương pháp, thuốc đã được kiểm chứng về mặt khoa học, đảm bảo an toàn cho con người.
- Thuốc nhỏ mắt: Sai lầm của nhiều người là dùng thuốc nhỏ mắt vô tội vạ, bất kể loại thuốc gì. Rất nhiều thuốc nhỏ mắt có chứa Tetrahydrozoline có thể làm cho mắt bớt đỏ vì làm giảm lượng máu đi tới mắt, nhưng nó lại làm giảm lượng dưỡng chất, ôxi cung cấp cho mắt nên gây khô rát. Vì vậy mỗi khi dùng bất kỳ loại thuốc nhỏ mắt nào cũng nên tư vấn bác sĩ.
2. Uống thuốc khi uống rượu
Rất nhiều người có thói quen uống thuốc và uống rượu song hành, điều này rất nguy hiểm cho cơ thể. Trước tiên, nó gây ảnh hưởng đến trí nhớ, nhận thức, thậm chí nếu đang dùng thuốc kháng sinh mà uống rượu có thể gây đau đầu, buồn nôn và làm tăng nhịp tim. Một số đồ uống có thể gây tương tác làm giảm tác dụng của thuốc.
Ví dụ như nước nho ép có thể tương tác với trên 50 loại thuốc khác nhau, kể cả nhóm thuốc statin. Sau 24 giờ dùng nước nho ép mới nên dùng thuốc. Nước lựu ép có chứa nhiều hợp chất, đặc biệt một loại enzyme có thể phản ứng phụ với rất nhiều loại thuốc chữa bệnh cao huyết áp hay sữa động vật, sữa đậu nành và sản phẩm đi từ sữa giàu canxi cũng dễ gây phản ứng và làm giảm tác dụng của một số loại thuốc chữa huyết áp.
Một khi đã dùng đồ uống giàu canxi thì sau 24 giờ sau mới dùng nhóm thuốc này. Ngoài ra, cà phê, chè xanh, nước tăng lực giàu cafein cũng gây phản ứng rất mạnh với nhóm thuốc ephedrine, thuốc hen và amphetamines (như Adderall).
Các loại nước uống dùng cho thể thao cũng không nên dùng chung với thuốc chữa tim mạch, cao huyết áp. Riêng thuốc tăng lực không được dùng khi uống thuốc chống trầm cảm, cao huyết áp và thuốc chữa bệnh tim mạch. Nước chè xanh hoặc thực phẩm giàu vitamin K cũng không nên dùng với thuốc Coumarin hoặc Warfarin.
3. Uống quá ít thuốc
Ngược lại với những người lạm dụng thuốc, trong thực tế lại có nhiều người tiết kiệm thuốc, uống quá ít và cho rằng càng tiết kiệm càng tốt. Việc làm này thiếu khoa học không chỉ không chữa được bệnh mà còn gây hại cho cơ thể và gây tốn tiền. Vì vậy chuyên môn khuyến cáo nến uống đủ, đúng liều và theo thời gian theo chuyên môn quy định.
Trước khi uống nên đọc kỹ nhãn mác để sử dụng cho phù hợp, không nên tự ý ngắt liều, bỏ thuốc hoặc giảm thuốc. Nhiều loại thuốc nếu bỏ, bệnh xuất hiện rất nguy hiểm nên phải giảm liều từ từ, như thuốc chữa bệnh trầm cảm chẳng hạn, hoặc những loại thuốc dùng cho những người làm nghề đặc biệt như nghề lái xe, lái máy bay. Ngoài ra trong khi dùng thuốc nên liên lạc với bác sĩ để khi cần có thể tư vấn và xử lý sự cố được ngay, kể cả thuốc bổ hoặc dược thảo.