Hình Ảnh & Sự Kiện
Bác Hồ Rất Hảo Chuyện Này: Lễ cưới của những cô dâu 7 tuổi ở Ấn Độ
Những lễ cưới của các cô dâu nhí vốn không có gì xa lạ đối với người dân Ấn Độ, Mới đây, một phóng viên ảnh có tên Shankar Puri, sống ở ngôi làng Kishangarh, bang Rajasthan, Ấn Độ, đã ghi lại được những hình ảnh của một lễ cưới tập thể, trong đó cô dâu là những cô bé còn rất nhỏ tuổi, mới chỉ lên 7.
Lễ cưới của những cô dâu - chú rể chưa đủ tuổi vị thành niên. Có nhiều cô dâu mới chỉ lên 7, chú rể nhiều tuổi nhất cũng mới 16.
Các em buộc phải bước vào những cuộc hôn nhân đã được gia đình sắp xếp trước. Cô dâu - chú rể trong lễ cưới tập thể này đều là những thiếu niên chưa đủ tuổi vị thành niên.
Trong lễ cưới có sự tham gia của hơn 20 trẻ em, các cô dâu - chú rể có độ tuổi dao động từ 7-16. Lễ cưới của các em có sự chứng kiến của dân làng và diễn ra chính thức tại một ngôi đền.
Đoàn rước đang trên đường tới một ngôi đền.
Việc tổ chức hôn lễ khi cô dâu - chú rể chưa đủ tuổi vị thành niên từ lâu đã bị cấm ở Ấn Độ, tuy vậy, ở nhiều nơi, “phép vua thua lệ làng”, người dân vẫn tiếp tục duy trì hủ tục lâu đời này. Các bậc cha mẹ hứa gả con cái cho nhau từ khi các con còn rất nhỏ, sau đó, họ lại sớm tổ chức hôn lễ cho “đôi trẻ”.
Kết
hôn khi tuổi đời còn quá nhỏ khiến tương lai của những đứa trẻ này trở
nên bấp bênh. Việc học gần như sẽ chấm dứt đối với cô dâu ngay sau khi
kết hôn.
Những
hôn lễ như vậy được người dân chấp nhận một cách thản nhiên bởi đối với
họ, đó là một tục lệ lâu đời. Họ nô nức tới dự lễ cưới như ngày hội
làng.
Dù
kết hôn khi chưa đủ tuổi vị thành niên là bất hợp pháp nhưng ở Ấn Độ,
việc này vẫn thường xuyên diễn ra. Đây là một hủ tục lâu đời chưa có
cách gì xóa bỏ triệt để.
Thực tế để cảnh sát có thể can thiệp vào những hôn lễ như thế này rất khó khăn. Họ chỉ được báo cho biết khi hôn lễ đã diễn ra. Khi đến nơi, có thể mọi việc đã xong xuôi cả rồi. Việc can thiệp mạnh tay, nhất là trong một hôn lễ tập thể, rất có thể sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực từ phía người dân. Sự xuất hiện của cảnh sát trong nhiều trường hợp không thể giúp gì cho những đứa trẻ.
Bích Ngọc
Theo NY Daily News
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Bác Hồ Rất Hảo Chuyện Này: Lễ cưới của những cô dâu 7 tuổi ở Ấn Độ
Những lễ cưới của các cô dâu nhí vốn không có gì xa lạ đối với người dân Ấn Độ, Mới đây, một phóng viên ảnh có tên Shankar Puri, sống ở ngôi làng Kishangarh, bang Rajasthan, Ấn Độ, đã ghi lại được những hình ảnh của một lễ cưới tập thể, trong đó cô dâu là những cô bé còn rất nhỏ tuổi, mới chỉ lên 7.
Lễ cưới của những cô dâu - chú rể chưa đủ tuổi vị thành niên. Có nhiều cô dâu mới chỉ lên 7, chú rể nhiều tuổi nhất cũng mới 16.
Các em buộc phải bước vào những cuộc hôn nhân đã được gia đình sắp xếp trước. Cô dâu - chú rể trong lễ cưới tập thể này đều là những thiếu niên chưa đủ tuổi vị thành niên.
Trong lễ cưới có sự tham gia của hơn 20 trẻ em, các cô dâu - chú rể có độ tuổi dao động từ 7-16. Lễ cưới của các em có sự chứng kiến của dân làng và diễn ra chính thức tại một ngôi đền.
Đoàn rước đang trên đường tới một ngôi đền.
Việc tổ chức hôn lễ khi cô dâu - chú rể chưa đủ tuổi vị thành niên từ lâu đã bị cấm ở Ấn Độ, tuy vậy, ở nhiều nơi, “phép vua thua lệ làng”, người dân vẫn tiếp tục duy trì hủ tục lâu đời này. Các bậc cha mẹ hứa gả con cái cho nhau từ khi các con còn rất nhỏ, sau đó, họ lại sớm tổ chức hôn lễ cho “đôi trẻ”.
Kết
hôn khi tuổi đời còn quá nhỏ khiến tương lai của những đứa trẻ này trở
nên bấp bênh. Việc học gần như sẽ chấm dứt đối với cô dâu ngay sau khi
kết hôn.
Những
hôn lễ như vậy được người dân chấp nhận một cách thản nhiên bởi đối với
họ, đó là một tục lệ lâu đời. Họ nô nức tới dự lễ cưới như ngày hội
làng.
Dù
kết hôn khi chưa đủ tuổi vị thành niên là bất hợp pháp nhưng ở Ấn Độ,
việc này vẫn thường xuyên diễn ra. Đây là một hủ tục lâu đời chưa có
cách gì xóa bỏ triệt để.
Thực tế để cảnh sát có thể can thiệp vào những hôn lễ như thế này rất khó khăn. Họ chỉ được báo cho biết khi hôn lễ đã diễn ra. Khi đến nơi, có thể mọi việc đã xong xuôi cả rồi. Việc can thiệp mạnh tay, nhất là trong một hôn lễ tập thể, rất có thể sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực từ phía người dân. Sự xuất hiện của cảnh sát trong nhiều trường hợp không thể giúp gì cho những đứa trẻ.
Bích Ngọc
Theo NY Daily News