Nhân Vật

Bài Nịnh Rất...Thối : 'Tôi có một giấc mơ'

Trong khi Mục Sư King: “I have a dream” thì ông Tuệ cũng “I have a dream.” Ông King ước mơ một thế giới đại đồng thì ông Tuệ khiêm nhường hơn chỉ mơ ước làm ông tòa Hoa Kỳ

Giao Chỉ, San Jose
(Viết tặng trung úy quân pháp Việt Nam Cộng Hòa Phan Quang Tuệ)


Năm xưa, khi còn ở Việt Nam anh chàng trung úy quân pháp Việt Nam Cộng Hòa không thể tiên đoán được số mệnh của mình ra sao. Anh cũng không đoán được tương lai của đất nước. Năm 1975 chạy được qua Mỹ, đi rửa chén, chạy bàn, bỏ báo... Rồi đi học lại, dù vất vả trăm chiều nhưng cũng chỉ gọi là lao động như mọi người để xây dựng lại cuộc sống. Chuyện định cư khó khăn cách mấy cũng chẳng có gì đáng kể so với thiên hạ hay các chiến hữu còn kẹt lại. Dù là đã tốt nghiệp tại Việt Nam, anh chàng tỵ nạn đất Quảng cũng còn vất vả với chữ nghĩa Hoa Kỳ. Nhưng Phan Quang Tuệ không phải là mẫu người yên phận thủ thường. Ông luôn luôn tự nhủ thầm. “Tôi có một giấc mơ.”



Ứng cử viên Phan Quang Tuệ và phu nhân. (Hình: Giao Chỉ cung cấp)

Mới sang đến Mỹ, vợ ông Tuệ qua đời. Ðã mất nước, mất bằng bây giờ lại mất vợ. Giấc mơ đầu tiên của ông là phải tốt nghiệp luật sư Mỹ và phải lập gia đình. Chấp nhận định mệnh, nỗ lực đi lại từ đầu. Ông Tuệ tục huyền trước hay tốt nghiệp trước. Cũng chẳng cần phải biết rõ. Ra luật sư rồi mới lấy được vợ hay nhờ lấy vợ mà được thúc đẩy việc học hành. Chuyện nọ yểm trợ chuyện kia. Sau khi yên bề gia thất và an cư lạc nghiệp ở miền Trung Mỹ. Luật Sư Phan Quang Tuệ vẫn còn nuôi mộng lớn: “Tôi có một giấc mơ.”

Trong khi Mục Sư King: “I have a dream” thì ông Tuệ cũng “I have a dream.” Ông King ước mơ một thế giới đại đồng thì ông Tuệ khiêm nhường hơn chỉ mơ ước làm ông tòa Hoa Kỳ. Có thể vì giấc mơ của vai trò chánh án Việt Nam lỡ dở, bây giờ nằm ngủ ở Mỹ ông bèn mơ tiếp.

Mới quen biết tại Hoa Kỳ tôi hỏi ông Tuệ là móc nối thế nào, vận động ra sao mà bỗng nhiên ông được chính phủ ký giấy bổ nhiệm làm thẩm phán tòa di trú liên bang. Ông tòa nói rằng: Tôi có vây cánh con ông cháu cha gì đâu. Bà Tổng Trưởng Tư Pháp Janet Reno chẳng phải người đồng hương gốc Quảng Trị. Hệ thống tư pháp Hoa Kỳ tưởng chừng rắc rối nhưng xem ra quá đơn giản. Có loại tòa phải bầu theo dân cử.

Có loại tòa trên, tòa dưới do thống đốc hay tổng trưởng bổ nhiệm. Lại hỏi: Chạy cửa nào để được bổ nhiệm. Ðáp rằng: Thẩm phán di trú là ghế liên bang. Mình chờ thông cáo, xem qua thấy đủ điều kiện. Ðã đủ diều kiện rồi làm sao. Rồi làm đơn xin. Xin rằng: thưa bà tổng trưởng, xem ra chỗ này hợp với tôi. Tôi thích làm ông tòa. Xin bà đề cử tôi. Bà Reno đâu có biết trung úy Phan Quang Tuệ là ai. Do ủy ban cứu xét thấy được đề nghị lên. Bà thấy anh luật sư tỵ nạn Việt Nam mà làm tòa di trú ở San Francisco chắc là đúng người, đúng việc. Bèn ký giấy bổ nhiệm.

Ðó là nguyên do anh chàng di cư tỵ nạn 1975 trở thành thẩm phán tòa di trú San Francisco vào năm 1995.
Mười tám năm sau, ông Tuệ chuẩn bị về hưu, anh em hỏi bây giờ làm gì. Ông có chương trình rủ bạn bè làm một chuyến đi vòng quanh thế giới. Anh em cười nói là mơ mộng hão huyền. Người ta người nào việc đó. Làm sao mà bỏ nhà ra đi khắp thế giới cả năm trời. Thực ra, đây chỉ là giấc mộng ảo. Mộng thực của ông muốn làm dân biểu liên bang.

Con đường gai góc bắt đầu

Trong thế giới của người Việt Nam di tản, giấc mộng lớn của giới cao niên là giải phóng quê hương. Ông biệt kích bộ binh Võ Ðại Tôn từ Úc qua Mỹ rồi qua Thái tìm đường vượt sông Mê Kông vào đất Lào. Kết quả đau thương bị bắt và trình diễn màn họp báo chống cộng hết sức vĩ đại tại Hà Nội. Ông tướng hải quân Hoàng Cơ Minh cũng lập căn cứ tại Thái Lan và Ðông tiến qua Lào. Kết quả là cái chết anh hùng tự sát để khỏi rơi vào tay địch. Từ Pháp, lãnh tụ sinh viên Trần văn Bá đi cùng không quân VNCH Mai Văn Hạnh xâm nhập qua ngả Cà Mau. Cả hai cùng các kháng chiến quân bị bắt, mang án tử hình. Như thế là có đủ hải lục không quân sinh quán từ ba miền đất nước cùng đứng lên làm lịch sử.

Toàn là các chiến sĩ tìm đường gai góc mà đi.

Bốn mươi năm sau 1975, đến lượt ông cựu trung úy VNCH 70 tuổi tìm đường giải phóng quê hương tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Sau chiến tranh Việt Nam ai cũng nói chúng ta thua ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Vì vậy ông trung úy tư pháp tìm cách đánh từ DC Hoa Kỳ đánh về Việt Nam. Xem ra rất có lý. Gần 30 năm trong ngành tư pháp Mỹ, ông bước qua lập pháp quả là đúng đường. Bài vở biết hết rồi, đâu phải học hỏi nhiều cho vất vả. Chỉ cần phiếu là đủ. Tiếc thay muốn có phiếu ông phải có tiếng, có tiền, có tài và có thế. Tài giỏi hay không, tùy người đối diện. Tuy nhiên với con người thắng được hoàn cảnh đi từ rửa chén di cư mà lên đến ghế thẩm phán liên bang, chắc phải là có khả năng và nghị lực. Còn lại ông thiếu nhiều thứ. Thiếu tiền, thiếu tiếng và thiếu cả thế lực chính trị. Ðiều ông sẵn có lại không phải là ưu điểm. Ông là người có tuổi. 70 tuổi là quá tuổi về hưu chính thức. Ông tòa khi ra tranh cử có tâm sự với tôi: Ông đại tá thấy tôi có “khùng” không. Không dám nói khùng đâu, chỉ hơi điên. Tôi thành thực trả lời. Nhưng phải theo dõi công việc của ông một thời gian mới biết được.

Ngay khi ông công bố ý định đầu năm 2014, tháng đầu tiên có những bài báo đánh phá ông nặng nề. Có người đem cả thân phụ ông là Bác Sĩ Phan Quang Ðán ra chửi. Anh em nghĩ rằng, ông này điên thật, khi không nhảy ra làm chính trị để cho thiên hạ chửi. Ông Tuệ ngao ngán tâm sự rằng ở nhà có ba cái chum.

Một cái đựng tiền ủng hộ. Một cái đựng tiếng khen. Một cái đựng tiếng chê. Tính đến nay, tiếng chê gần đầy. Tiếng khen được một nửa, chum tiền còn trống. Nhu cầu tranh cử cần bạc triệu, gây quỹ chưa đi đến đâu, nghĩ có nên đi tới không.

Chẳng biết thiên hạ góp ý ra sao, phần tôi bàn như sau: Ðảng Cộng Hòa địa phương khu 11 thua phe Dân Chủ liên tiếp 19 kỳ. Chức vụ dân biểu bầu hai năm một lần. Ông già phe Dân Chủ ngồi suốt 38 năm, nổi danh Tây phương bất bại. Dù nhiều năm gần đây ông ù lì chẳng làm gì cả. Nhưng phe Cộng Hòa không hề có ai đại diện cho ngon lành. Kỳ trước có bà ứng cử viên Mỹ gốc Châu Phi Virginia Fuller cũng khá cương quyết và sắc xảo. Ra tranh cử hai năm trước đã có thành tích và nhiều phiếu nhưng vẫn thua. Bây giờ Ðảng Bộ Cộng Hòa địa phương tổ chức cho hai vị nam nữ ứng cử viên Châu Phi và Châu Á tranh luận.

Nếu ai thắng sẽ chính thức đại diện đảng. Tôi đề nghị nếu ông tòa thua thì nên bỏ cuộc, không nên cố tranh cử tự do. Nếu thắng tranh luận thì “đành” đi tới cho dứt đường trần.

Chẳng ai ngờ, ông tòa phe ta thắng vẻ vang trong kỳ tranh luận Tháng Ba vừa qua tại Walnut Creek. Ðảng Cộng Hòa nhận ông thẩm phán là đại diện chính thức. Ðó là tin mừng số 1. Tin mừng số 2 là ông dân biểu thâm niên, già cúp thùng thiếc của phe Dân Chủ quá mệt mỏi với chức vụ gần nửa thế kỷ. Ngài vừa xin từ chức. Phe Dân Chủ cử người khác.

Tháng Sáu này bầu sơ bộ đơn vị cử tri khu 11 dân biểu liên bang Hoa Kỳ sẽ có đến 6 người ra tranh cử.

Một tay tự do, thường chỉ ra cho vui, không quyết tâm. Bốn vị thuộc đảng Dân Chủ, trong số này có hai người ở ngoài đơn vị, cũng chẳng hết lòng và ông tòa của chúng ta, đại diện duy nhất của phe Cộng Hòa.

Phân tích theo lý luận thông thường, Dân Chủ sẽ bị chia phiếu. Hy vọng sau cùng sẽ có một Dân chủ và một Cộng Hòa cao phiếu nhất vào chung kết. Ðây chính là bác Cộng Hòa trung úy quân pháp Phan Quang Tuệ.

Nếu kết quả như thế, báo chí Hoa Kỳ sẽ xúm lại lấy tin. Gần 40 năm qua tại đất Dân Chủ khu 11 mới có một ông Cộng Hòa bước vào vòng chung kết. Ðảng Bộ Cộng Hòa Contra Costa sau hơn 30 năm chỉ đi câu cá chờ thời, ngày nay mới có được ông đại diện Việt Nam Cộng Hòa vào sân đấu. Sẽ phải xin Cộng Hòa trung ương rót tiền vào để đánh trận để đời. Không chừng sẽ kéo cả ông tổng thống già Bush cha xuống yểm trợ cho ông trung úy già xứ Quảng.

Kết quả cuối cùng ra sao, chưa cần biết. Chỉ vào chung kết cũng như võ sĩ lên võ đài Las Vegas là đã lừng danh thiên hạ.

Nửa sự thật không phải là sự thật, nhưng nửa khúc bánh mì vẫn là nửa khúc bánh mì. Và nửa giấc mộng vàng vẫn là nửa giấc mơ đẹp.

Vẫn còn vất vả

Tuy nhiên, đi đến kết quả trận sơ bộ hạ được đối phương để vào chung kết, con đường từ nay cho đến ngày 3 Tháng Sáu tuy gần mà rất xa. Thời gian gần kề nhưng tiền bạc vẫn còn xa cách. Cử tri chưa biết nhiều về ông tòa Tuệ. Cần tiền quảng cáo, trả tiền mua nước cho các em tình nguyện. Cần tiền cho truyền thông. Báo chí, TV, radio Hoa Kỳ rất đắt đỏ.

Thêm vào đó, khu vực ông tòa cư ngụ không phải là nơi có cộng đồng Việt Nam. Ðồng hương bỏ cho đồng hương chẳng được bao nhiêu.Tuy nhiên, nếu có lòng muốn bỏ phiếu cho vị dân biểu gốc Việt đầu tiên tại California vào Quốc Hội Hoa Kỳ, cử tri không cần phải dọn nhà. Cũng không cần là cư dân ở Mỹ.

Có thể ở khắp nơi trên thế giới. Các bạn có thể bỏ phiếu bằng tiền. 10 đồng, 100 đồng hay 1,000 đồng gửi cho ban vận động. Ðó chính là các lá phiếu trực tiếp mạnh mẽ nhất. Quả thực chúng ta rất cần một dân biểu Việt Nam trong tòa nhà Quốc Hội Mỹ. Tính theo tỷ lệ dân số toàn quốc hợp lý và công bình là trong số 435 ghế hạ viện, phải có ít ra hai dân biểu gốc Việt. Muốn trúng số thì phải mua số. Muốn trúng cử thì phải ra tranh cử. Xem ra kỳ này tại Mỹ khi ông thẩm phán về hưu ra quân thử sức, dường như lại chỉ có một mình. Không những cô đơn mà thiên hạ ác độc lại còn đem thân phụ của ông ra “tưởng niệm.” Rồi các nhân sĩ mẫn cán của cộng đồng trong thế giới ảo lại phổ biến rộng rãi để gọi là rộng đường dư luận.

Lại có bình luận rằng ông này chỉ nhằm phục vụ cho công quyền Mỹ trên đường hội nhập. Anh em chỉ gieo tiếng ác. Sự thực không phải vậy. Vị dân biểu gốc Việt không phải chỉ có nghĩa vụ riêng với cử tri địa phương và đất nước Hoa Kỳ. Khi đã mang hồn Việt với căn cước tỵ nạn là phải do Việt Nam, vì Việt Nam và cho Việt Nam Cộng Hòa.

Có người bàn rằng làm sao mà biết được ông tòa Tuệ hiện đang là người phe ta. Rồi cứ cho là phe ta, khi thành dân biểu ông có thể bị Cộng Sản mua chuộc trở thành...vân vân. Nếu bạn đã suy diễn xa xôi như thế thì mình chả bận tâm bàn thêm làm gì. Nhưng nếu ông bạn tâm tình nói rằng tôi cũng muốn xin địa chỉ để gửi tiền ủng hộ nhưng không biết tay này ra sao. Chúng tôi xin giãi bày. Anh Tuệ là sĩ quan Thủ Ðức, con Bác Sĩ Phan Quang Ðán. Anh có văn bằng luật nên ra trường được đưa về ngành quân pháp. Trận Quảng trị 1971 ở Ðông Hà có một máy bay của ta bị hạ, phi công mất xác. Người phi công đó là Phan Quang Tuấn, em trai của Phan Quang Tuệ. Bác Sĩ Phan Quang Ðán lúc đó đang là quốc vụ khanh Ðệ Nhị Cộng Hòa, có thể xin cho con hoãn dịch hay đi binh chủng khác, nhưng cậu con trai đã có hẹn ước với số trời.

Ði không ai tìm xác rơi. Khi nói chuyện cũ, trước máy thu hình ông Tuệ khóc cho người em, khóc cho số phận quê hương. Chúng tôi ngồi nghe hết sức xúc động. Bụng bảo dạ rằng, tay này ra ứng cử không phải vì sinh kế, không hoàn toàn vì danh vọng, đây là người yêu nước, thực sự muốn làm gì cho quê hương.

Khi nghe tin con thứ chết, ông quốc vụ khanh Phan Quang Ðán gọi cho người con trưởng Phan Quang Tuệ, lúc đó là trung úy biệt phái công cán ủy viên cho tối cao pháp viện. Cha con ra Quảng Trị làm lễ tang cho phi công Phan Quang Tuấn nhưng không có di hài. Bên này phòng tuyến, cha con ngó qua Ðông Hà nơi phi cơ bị hạ. Quân ta có đi tìm mà không thấy xác rơi. Thân nhân họ Phan đất Quảng nhìn lên cao chỉ thấy mây trời Cam Lộ một màu xanh ngắt.

Dòng dõi họ Phan, người đất Quảng, trực tính, nghĩ sao nói đó, nhưng biết phục thiện, biết sửa chữa, biết xin lỗi. Tôi bỏ phiếu cho ông Tuệ. Bạn lại hỏi rằng đang ở San Jose, thuộc Santa Clara County, làm sao bỏ phiếu ở Contra Costa County.

Thì bạn đem gửi cho ban bầu cử hình ảnh của các tổng thống Hoa Kỳ. Hình ông Hamilton trên giấy 10 đồng. Hình ông Jackson trên giấy 20 đồng. Ðừng gửi hình ông Washington 1 đồng. Tôi gửi hình ông Franklin trên giấy 100 đồng. Hy vọng sau này có dịp lên DC, được ông dân biểu đồng hương chở đi xem hoa anh đào.

Bạn lại hỏi thêm. Này, nếu “lui” vào được Quốc Hội liệu có giữ ghế lâu dài được hay được một kỳ rồi lại văng ra như tay dân biểu họ Cao ở bên New Orleans. Không, anh không biết người đất Quảng, đất cầy lên sỏi đá mà còn không bỏ đi, nếu được ghế dân biểu là sẽ ngồi luôn cho đến chết.

Bạn yên trí, chỉ có mấy chục bạc, gửi người chính thức vào Quốc Hội Hoa Kỳ hô đả đảo Cộng Sản cho đồng viện vỗ tay. Còn muốn hơn gì nữa.

Xin chiến hữu gửi ngay cho trung úy Tuệ hình ảnh của các vị tổng thống Hoa Kỳ. Có thể gửi bằng chi phiếu thay thế. PO. Box 1687, Danville, CA 94526 hoặc email: vannaphan@pacbell.net.

Ðoạn cuối cho bằng hữu. Tôi gửi bản thảo bài báo cho bạn cao niên rất quan tâm thế sự. Bạn hỏi rằng mục đích viết để làm gì. Thì còn làm gì nếu không phải là xin tiền tranh cử cho chiến hữu Việt Nam Cộng Hòa. Lại hỏi thêm, email này là của ai? Ðây là địa chỉ của phu nhân Phan Quang Tuệ. Cô hết lòng giúp chồng tranh cử. Kỳ này, mọi thành công là nhờ vợ. Thất bại là do chồng. Tiếp tân tranh cử cô vợ luôn luôn nhắc. Khách đến rồi, cười lên anh Tuệ. Anh qua chào bàn bên kia, sao cứ ngồi lì một chỗ. Khi cả hai đi phát tài liệu tranh cử, có ông cử tri Mỹ ghé tai thì thào với bà vợ ứng cử viên: “Sao cô không ra tranh cử. Cô ra tôi bỏ 2 phiếu.” Nàng nói, kỳ này xin bác một phiếu cho ông xã. Nếu không đậu, kỳ sau đến lượt em!

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=187064&zoneid=271#.U100i1cSGot

Bàn ra tán vào (2)

Trần T.Thương Nhớ
- Hay,hay quá!Tôi ủng hộ sáng kiến này-Ông PHAN QUANG TUỆ xứng đáng ứng cữ làm DB/QHội/HK - Tôi sẽ gởi hình ông JACKSON : nhưng tôi đang ở VN==>gởi bằng cách nào ?? -( Email của tôi : HNPD có biết ./.)

----------------------------------------------------------------------------------

duongdai
Đ́ung là l bên bốc thôí còn l bên khoe nhằng:Chức thẩm phán di trú ở Hoa kỳ chỉ là l chức vụ Hành chánh.Sở INS thĩnh thoảng có tổ chức cuộc thi tuyển nhân viên vào chức vụ này khi có nhu cầu.Tên nào có đủ điều kiện thì thi.TP di trú do đó không thuộc về ngành tư pháp.

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Bài Nịnh Rất...Thối : 'Tôi có một giấc mơ'

Trong khi Mục Sư King: “I have a dream” thì ông Tuệ cũng “I have a dream.” Ông King ước mơ một thế giới đại đồng thì ông Tuệ khiêm nhường hơn chỉ mơ ước làm ông tòa Hoa Kỳ

Giao Chỉ, San Jose
(Viết tặng trung úy quân pháp Việt Nam Cộng Hòa Phan Quang Tuệ)


Năm xưa, khi còn ở Việt Nam anh chàng trung úy quân pháp Việt Nam Cộng Hòa không thể tiên đoán được số mệnh của mình ra sao. Anh cũng không đoán được tương lai của đất nước. Năm 1975 chạy được qua Mỹ, đi rửa chén, chạy bàn, bỏ báo... Rồi đi học lại, dù vất vả trăm chiều nhưng cũng chỉ gọi là lao động như mọi người để xây dựng lại cuộc sống. Chuyện định cư khó khăn cách mấy cũng chẳng có gì đáng kể so với thiên hạ hay các chiến hữu còn kẹt lại. Dù là đã tốt nghiệp tại Việt Nam, anh chàng tỵ nạn đất Quảng cũng còn vất vả với chữ nghĩa Hoa Kỳ. Nhưng Phan Quang Tuệ không phải là mẫu người yên phận thủ thường. Ông luôn luôn tự nhủ thầm. “Tôi có một giấc mơ.”



Ứng cử viên Phan Quang Tuệ và phu nhân. (Hình: Giao Chỉ cung cấp)

Mới sang đến Mỹ, vợ ông Tuệ qua đời. Ðã mất nước, mất bằng bây giờ lại mất vợ. Giấc mơ đầu tiên của ông là phải tốt nghiệp luật sư Mỹ và phải lập gia đình. Chấp nhận định mệnh, nỗ lực đi lại từ đầu. Ông Tuệ tục huyền trước hay tốt nghiệp trước. Cũng chẳng cần phải biết rõ. Ra luật sư rồi mới lấy được vợ hay nhờ lấy vợ mà được thúc đẩy việc học hành. Chuyện nọ yểm trợ chuyện kia. Sau khi yên bề gia thất và an cư lạc nghiệp ở miền Trung Mỹ. Luật Sư Phan Quang Tuệ vẫn còn nuôi mộng lớn: “Tôi có một giấc mơ.”

Trong khi Mục Sư King: “I have a dream” thì ông Tuệ cũng “I have a dream.” Ông King ước mơ một thế giới đại đồng thì ông Tuệ khiêm nhường hơn chỉ mơ ước làm ông tòa Hoa Kỳ. Có thể vì giấc mơ của vai trò chánh án Việt Nam lỡ dở, bây giờ nằm ngủ ở Mỹ ông bèn mơ tiếp.

Mới quen biết tại Hoa Kỳ tôi hỏi ông Tuệ là móc nối thế nào, vận động ra sao mà bỗng nhiên ông được chính phủ ký giấy bổ nhiệm làm thẩm phán tòa di trú liên bang. Ông tòa nói rằng: Tôi có vây cánh con ông cháu cha gì đâu. Bà Tổng Trưởng Tư Pháp Janet Reno chẳng phải người đồng hương gốc Quảng Trị. Hệ thống tư pháp Hoa Kỳ tưởng chừng rắc rối nhưng xem ra quá đơn giản. Có loại tòa phải bầu theo dân cử.

Có loại tòa trên, tòa dưới do thống đốc hay tổng trưởng bổ nhiệm. Lại hỏi: Chạy cửa nào để được bổ nhiệm. Ðáp rằng: Thẩm phán di trú là ghế liên bang. Mình chờ thông cáo, xem qua thấy đủ điều kiện. Ðã đủ diều kiện rồi làm sao. Rồi làm đơn xin. Xin rằng: thưa bà tổng trưởng, xem ra chỗ này hợp với tôi. Tôi thích làm ông tòa. Xin bà đề cử tôi. Bà Reno đâu có biết trung úy Phan Quang Tuệ là ai. Do ủy ban cứu xét thấy được đề nghị lên. Bà thấy anh luật sư tỵ nạn Việt Nam mà làm tòa di trú ở San Francisco chắc là đúng người, đúng việc. Bèn ký giấy bổ nhiệm.

Ðó là nguyên do anh chàng di cư tỵ nạn 1975 trở thành thẩm phán tòa di trú San Francisco vào năm 1995.
Mười tám năm sau, ông Tuệ chuẩn bị về hưu, anh em hỏi bây giờ làm gì. Ông có chương trình rủ bạn bè làm một chuyến đi vòng quanh thế giới. Anh em cười nói là mơ mộng hão huyền. Người ta người nào việc đó. Làm sao mà bỏ nhà ra đi khắp thế giới cả năm trời. Thực ra, đây chỉ là giấc mộng ảo. Mộng thực của ông muốn làm dân biểu liên bang.

Con đường gai góc bắt đầu

Trong thế giới của người Việt Nam di tản, giấc mộng lớn của giới cao niên là giải phóng quê hương. Ông biệt kích bộ binh Võ Ðại Tôn từ Úc qua Mỹ rồi qua Thái tìm đường vượt sông Mê Kông vào đất Lào. Kết quả đau thương bị bắt và trình diễn màn họp báo chống cộng hết sức vĩ đại tại Hà Nội. Ông tướng hải quân Hoàng Cơ Minh cũng lập căn cứ tại Thái Lan và Ðông tiến qua Lào. Kết quả là cái chết anh hùng tự sát để khỏi rơi vào tay địch. Từ Pháp, lãnh tụ sinh viên Trần văn Bá đi cùng không quân VNCH Mai Văn Hạnh xâm nhập qua ngả Cà Mau. Cả hai cùng các kháng chiến quân bị bắt, mang án tử hình. Như thế là có đủ hải lục không quân sinh quán từ ba miền đất nước cùng đứng lên làm lịch sử.

Toàn là các chiến sĩ tìm đường gai góc mà đi.

Bốn mươi năm sau 1975, đến lượt ông cựu trung úy VNCH 70 tuổi tìm đường giải phóng quê hương tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Sau chiến tranh Việt Nam ai cũng nói chúng ta thua ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Vì vậy ông trung úy tư pháp tìm cách đánh từ DC Hoa Kỳ đánh về Việt Nam. Xem ra rất có lý. Gần 30 năm trong ngành tư pháp Mỹ, ông bước qua lập pháp quả là đúng đường. Bài vở biết hết rồi, đâu phải học hỏi nhiều cho vất vả. Chỉ cần phiếu là đủ. Tiếc thay muốn có phiếu ông phải có tiếng, có tiền, có tài và có thế. Tài giỏi hay không, tùy người đối diện. Tuy nhiên với con người thắng được hoàn cảnh đi từ rửa chén di cư mà lên đến ghế thẩm phán liên bang, chắc phải là có khả năng và nghị lực. Còn lại ông thiếu nhiều thứ. Thiếu tiền, thiếu tiếng và thiếu cả thế lực chính trị. Ðiều ông sẵn có lại không phải là ưu điểm. Ông là người có tuổi. 70 tuổi là quá tuổi về hưu chính thức. Ông tòa khi ra tranh cử có tâm sự với tôi: Ông đại tá thấy tôi có “khùng” không. Không dám nói khùng đâu, chỉ hơi điên. Tôi thành thực trả lời. Nhưng phải theo dõi công việc của ông một thời gian mới biết được.

Ngay khi ông công bố ý định đầu năm 2014, tháng đầu tiên có những bài báo đánh phá ông nặng nề. Có người đem cả thân phụ ông là Bác Sĩ Phan Quang Ðán ra chửi. Anh em nghĩ rằng, ông này điên thật, khi không nhảy ra làm chính trị để cho thiên hạ chửi. Ông Tuệ ngao ngán tâm sự rằng ở nhà có ba cái chum.

Một cái đựng tiền ủng hộ. Một cái đựng tiếng khen. Một cái đựng tiếng chê. Tính đến nay, tiếng chê gần đầy. Tiếng khen được một nửa, chum tiền còn trống. Nhu cầu tranh cử cần bạc triệu, gây quỹ chưa đi đến đâu, nghĩ có nên đi tới không.

Chẳng biết thiên hạ góp ý ra sao, phần tôi bàn như sau: Ðảng Cộng Hòa địa phương khu 11 thua phe Dân Chủ liên tiếp 19 kỳ. Chức vụ dân biểu bầu hai năm một lần. Ông già phe Dân Chủ ngồi suốt 38 năm, nổi danh Tây phương bất bại. Dù nhiều năm gần đây ông ù lì chẳng làm gì cả. Nhưng phe Cộng Hòa không hề có ai đại diện cho ngon lành. Kỳ trước có bà ứng cử viên Mỹ gốc Châu Phi Virginia Fuller cũng khá cương quyết và sắc xảo. Ra tranh cử hai năm trước đã có thành tích và nhiều phiếu nhưng vẫn thua. Bây giờ Ðảng Bộ Cộng Hòa địa phương tổ chức cho hai vị nam nữ ứng cử viên Châu Phi và Châu Á tranh luận.

Nếu ai thắng sẽ chính thức đại diện đảng. Tôi đề nghị nếu ông tòa thua thì nên bỏ cuộc, không nên cố tranh cử tự do. Nếu thắng tranh luận thì “đành” đi tới cho dứt đường trần.

Chẳng ai ngờ, ông tòa phe ta thắng vẻ vang trong kỳ tranh luận Tháng Ba vừa qua tại Walnut Creek. Ðảng Cộng Hòa nhận ông thẩm phán là đại diện chính thức. Ðó là tin mừng số 1. Tin mừng số 2 là ông dân biểu thâm niên, già cúp thùng thiếc của phe Dân Chủ quá mệt mỏi với chức vụ gần nửa thế kỷ. Ngài vừa xin từ chức. Phe Dân Chủ cử người khác.

Tháng Sáu này bầu sơ bộ đơn vị cử tri khu 11 dân biểu liên bang Hoa Kỳ sẽ có đến 6 người ra tranh cử.

Một tay tự do, thường chỉ ra cho vui, không quyết tâm. Bốn vị thuộc đảng Dân Chủ, trong số này có hai người ở ngoài đơn vị, cũng chẳng hết lòng và ông tòa của chúng ta, đại diện duy nhất của phe Cộng Hòa.

Phân tích theo lý luận thông thường, Dân Chủ sẽ bị chia phiếu. Hy vọng sau cùng sẽ có một Dân chủ và một Cộng Hòa cao phiếu nhất vào chung kết. Ðây chính là bác Cộng Hòa trung úy quân pháp Phan Quang Tuệ.

Nếu kết quả như thế, báo chí Hoa Kỳ sẽ xúm lại lấy tin. Gần 40 năm qua tại đất Dân Chủ khu 11 mới có một ông Cộng Hòa bước vào vòng chung kết. Ðảng Bộ Cộng Hòa Contra Costa sau hơn 30 năm chỉ đi câu cá chờ thời, ngày nay mới có được ông đại diện Việt Nam Cộng Hòa vào sân đấu. Sẽ phải xin Cộng Hòa trung ương rót tiền vào để đánh trận để đời. Không chừng sẽ kéo cả ông tổng thống già Bush cha xuống yểm trợ cho ông trung úy già xứ Quảng.

Kết quả cuối cùng ra sao, chưa cần biết. Chỉ vào chung kết cũng như võ sĩ lên võ đài Las Vegas là đã lừng danh thiên hạ.

Nửa sự thật không phải là sự thật, nhưng nửa khúc bánh mì vẫn là nửa khúc bánh mì. Và nửa giấc mộng vàng vẫn là nửa giấc mơ đẹp.

Vẫn còn vất vả

Tuy nhiên, đi đến kết quả trận sơ bộ hạ được đối phương để vào chung kết, con đường từ nay cho đến ngày 3 Tháng Sáu tuy gần mà rất xa. Thời gian gần kề nhưng tiền bạc vẫn còn xa cách. Cử tri chưa biết nhiều về ông tòa Tuệ. Cần tiền quảng cáo, trả tiền mua nước cho các em tình nguyện. Cần tiền cho truyền thông. Báo chí, TV, radio Hoa Kỳ rất đắt đỏ.

Thêm vào đó, khu vực ông tòa cư ngụ không phải là nơi có cộng đồng Việt Nam. Ðồng hương bỏ cho đồng hương chẳng được bao nhiêu.Tuy nhiên, nếu có lòng muốn bỏ phiếu cho vị dân biểu gốc Việt đầu tiên tại California vào Quốc Hội Hoa Kỳ, cử tri không cần phải dọn nhà. Cũng không cần là cư dân ở Mỹ.

Có thể ở khắp nơi trên thế giới. Các bạn có thể bỏ phiếu bằng tiền. 10 đồng, 100 đồng hay 1,000 đồng gửi cho ban vận động. Ðó chính là các lá phiếu trực tiếp mạnh mẽ nhất. Quả thực chúng ta rất cần một dân biểu Việt Nam trong tòa nhà Quốc Hội Mỹ. Tính theo tỷ lệ dân số toàn quốc hợp lý và công bình là trong số 435 ghế hạ viện, phải có ít ra hai dân biểu gốc Việt. Muốn trúng số thì phải mua số. Muốn trúng cử thì phải ra tranh cử. Xem ra kỳ này tại Mỹ khi ông thẩm phán về hưu ra quân thử sức, dường như lại chỉ có một mình. Không những cô đơn mà thiên hạ ác độc lại còn đem thân phụ của ông ra “tưởng niệm.” Rồi các nhân sĩ mẫn cán của cộng đồng trong thế giới ảo lại phổ biến rộng rãi để gọi là rộng đường dư luận.

Lại có bình luận rằng ông này chỉ nhằm phục vụ cho công quyền Mỹ trên đường hội nhập. Anh em chỉ gieo tiếng ác. Sự thực không phải vậy. Vị dân biểu gốc Việt không phải chỉ có nghĩa vụ riêng với cử tri địa phương và đất nước Hoa Kỳ. Khi đã mang hồn Việt với căn cước tỵ nạn là phải do Việt Nam, vì Việt Nam và cho Việt Nam Cộng Hòa.

Có người bàn rằng làm sao mà biết được ông tòa Tuệ hiện đang là người phe ta. Rồi cứ cho là phe ta, khi thành dân biểu ông có thể bị Cộng Sản mua chuộc trở thành...vân vân. Nếu bạn đã suy diễn xa xôi như thế thì mình chả bận tâm bàn thêm làm gì. Nhưng nếu ông bạn tâm tình nói rằng tôi cũng muốn xin địa chỉ để gửi tiền ủng hộ nhưng không biết tay này ra sao. Chúng tôi xin giãi bày. Anh Tuệ là sĩ quan Thủ Ðức, con Bác Sĩ Phan Quang Ðán. Anh có văn bằng luật nên ra trường được đưa về ngành quân pháp. Trận Quảng trị 1971 ở Ðông Hà có một máy bay của ta bị hạ, phi công mất xác. Người phi công đó là Phan Quang Tuấn, em trai của Phan Quang Tuệ. Bác Sĩ Phan Quang Ðán lúc đó đang là quốc vụ khanh Ðệ Nhị Cộng Hòa, có thể xin cho con hoãn dịch hay đi binh chủng khác, nhưng cậu con trai đã có hẹn ước với số trời.

Ði không ai tìm xác rơi. Khi nói chuyện cũ, trước máy thu hình ông Tuệ khóc cho người em, khóc cho số phận quê hương. Chúng tôi ngồi nghe hết sức xúc động. Bụng bảo dạ rằng, tay này ra ứng cử không phải vì sinh kế, không hoàn toàn vì danh vọng, đây là người yêu nước, thực sự muốn làm gì cho quê hương.

Khi nghe tin con thứ chết, ông quốc vụ khanh Phan Quang Ðán gọi cho người con trưởng Phan Quang Tuệ, lúc đó là trung úy biệt phái công cán ủy viên cho tối cao pháp viện. Cha con ra Quảng Trị làm lễ tang cho phi công Phan Quang Tuấn nhưng không có di hài. Bên này phòng tuyến, cha con ngó qua Ðông Hà nơi phi cơ bị hạ. Quân ta có đi tìm mà không thấy xác rơi. Thân nhân họ Phan đất Quảng nhìn lên cao chỉ thấy mây trời Cam Lộ một màu xanh ngắt.

Dòng dõi họ Phan, người đất Quảng, trực tính, nghĩ sao nói đó, nhưng biết phục thiện, biết sửa chữa, biết xin lỗi. Tôi bỏ phiếu cho ông Tuệ. Bạn lại hỏi rằng đang ở San Jose, thuộc Santa Clara County, làm sao bỏ phiếu ở Contra Costa County.

Thì bạn đem gửi cho ban bầu cử hình ảnh của các tổng thống Hoa Kỳ. Hình ông Hamilton trên giấy 10 đồng. Hình ông Jackson trên giấy 20 đồng. Ðừng gửi hình ông Washington 1 đồng. Tôi gửi hình ông Franklin trên giấy 100 đồng. Hy vọng sau này có dịp lên DC, được ông dân biểu đồng hương chở đi xem hoa anh đào.

Bạn lại hỏi thêm. Này, nếu “lui” vào được Quốc Hội liệu có giữ ghế lâu dài được hay được một kỳ rồi lại văng ra như tay dân biểu họ Cao ở bên New Orleans. Không, anh không biết người đất Quảng, đất cầy lên sỏi đá mà còn không bỏ đi, nếu được ghế dân biểu là sẽ ngồi luôn cho đến chết.

Bạn yên trí, chỉ có mấy chục bạc, gửi người chính thức vào Quốc Hội Hoa Kỳ hô đả đảo Cộng Sản cho đồng viện vỗ tay. Còn muốn hơn gì nữa.

Xin chiến hữu gửi ngay cho trung úy Tuệ hình ảnh của các vị tổng thống Hoa Kỳ. Có thể gửi bằng chi phiếu thay thế. PO. Box 1687, Danville, CA 94526 hoặc email: vannaphan@pacbell.net.

Ðoạn cuối cho bằng hữu. Tôi gửi bản thảo bài báo cho bạn cao niên rất quan tâm thế sự. Bạn hỏi rằng mục đích viết để làm gì. Thì còn làm gì nếu không phải là xin tiền tranh cử cho chiến hữu Việt Nam Cộng Hòa. Lại hỏi thêm, email này là của ai? Ðây là địa chỉ của phu nhân Phan Quang Tuệ. Cô hết lòng giúp chồng tranh cử. Kỳ này, mọi thành công là nhờ vợ. Thất bại là do chồng. Tiếp tân tranh cử cô vợ luôn luôn nhắc. Khách đến rồi, cười lên anh Tuệ. Anh qua chào bàn bên kia, sao cứ ngồi lì một chỗ. Khi cả hai đi phát tài liệu tranh cử, có ông cử tri Mỹ ghé tai thì thào với bà vợ ứng cử viên: “Sao cô không ra tranh cử. Cô ra tôi bỏ 2 phiếu.” Nàng nói, kỳ này xin bác một phiếu cho ông xã. Nếu không đậu, kỳ sau đến lượt em!

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=187064&zoneid=271#.U100i1cSGot

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm