Đoạn Đường Chiến Binh
Bài Post Cuối Ngày:Người Đàn Bà Trên Tầu HQ 502
Sáng ngày 30 Tháng Tư, con tàu liệt máy, buông trôi ở cửa sông. Biển ở trước mặt, sóng trắng xô xô từng đợt. Lại những đợt máy bay từ phía Sài Gòn túa ra.
Chuyến di tản của Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502, một con tàu hỏng máy, đang trong thời kỳ sửa chữa, chở theo trên 5,000 người, rời cầu tàu trong Hải Quân Công Xưởng đêm hôm 29 Tháng Tư năm 1975 với bao nhiêu là khó khăn, hãi hùng, nguy hiểm. Hầu như trên mười năm sau đó, đã định cư ở Hoa Kỳ an toàn, nhiều đêm ngủ, thần trí tôi vẫn bị trôi theo cơn hốt hoảng kinh hoàng bởi chuyến đi này. Trong những giấc mơ kinh dị đó, tôi vẫn thấy rõ rừng người đặc nghịt ở trên sàn tàu. Bầu trời thì đen thẫm, những ánh đèn xanh đỏ của những chiếc trực thăng vần vũ, nặng nề bay qua bay lại. Những đám cháy sáng rực bùng lên ở mấy góc trời. Kho xăng Nhà Bè trắng xóa, lấp loáng dưới ánh lửa đang cuồn cuộn bốc cao từ Căn Cứ Hải Quân. Những tiếng nổ òa vỡ bên tai, kéo theo những tiếng rít của những trái đạn rời nòng từ hai khẩu đại bác của Ðặc Khu Rừng Sát. Con tàu ôm sát bờ lửa đạn ấy để vào nhánh sông Soài Rạp, bò ra cửa biển.
Sáng ngày 30 Tháng Tư, con tàu liệt máy, buông trôi ở cửa sông. Biển ở trước mặt, sóng trắng xô xô từng đợt. Lại những đợt máy bay từ phía Sài Gòn túa ra. Những chiếc trực thăng bay thấp, dọc theo hông tàu, thấp hơn chiều cao của đài chỉ huy chiến hạm. Cửa máy bay mở rộng. Chúng tôi thấy trong lòng máy bay chật ứ những đàn bà, trẻ con. Mấy bà già hướng về chiến hạm, quỳ, cúi gập người, chấp hai tay mà lễ. Trong khi đó viên phi công rà được tần số của chiến hạm. Bằng một giọng nói đầy khấp thiết: “Anh em Hải Quân ơi, cứu chúng tôi với. Chúng tôi được lệnh bay ra biển để đáp xuống tàu Mỹ. Nhưng tới điểm hẹn chỉ thấy biển mông mênh, tàu Mỹ đâu không thấy, nên phải quay về. Tàu tôi chỉ còn 5 phút xăng. Xin cứu chúng tôi, gia đình tôi, mẹ tôi...” Không cầm lòng được, Hạm Tướng Nguyễn Văn Tánh và “Ban Tham Mưu” chấp nhận những khó khăn, bất trắc, đồng ý là cho trực thăng đáp xuống sân chiến hạm. Sân chiến hạm đông đặc những người, lùng nhùng những chiếc mền đủ màu căng ra che sương gió qua đêm. Nắng bắt đầu oi ả. Tất cả phải giải tỏa cấp kỳ. Mọi người phải xuống hết sân chiến xa. Sân tàu trống vắng. Chiếc trực thăng từ từ đáp xuống. Một chiếc. Lại một chiếc nữa...
Tới gần trưa ngày 30 Tháng Tư, ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Cả tàu mấy ngàn người xốn xang, cuống quýt. Có những tiếng khóc vỡ òa đâu đó. Một buổi họp khẩn cấp để đi đến quyết định: Bằng mọi giá phải thoát ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Phải đi cho bằng được. Toán thợ máy kết hợp lạ lùng cố sửa chữa. Máy tàu nổ, một máy. Tàu ra được ngoài khơi, lết đến gần Côn Sơn, gặp được hạm đội mình ở đó. Lệnh từ Soái Hạm HQ3 chỉ thị cho HQ16 tới kéo HQ502 đi. Những đêm lừ đừ ở ngoài khơi, đoàn tàu vừa đi vừa đợi nhau. Những chiếc ghe đầy ứ người sáp vào chiến hạm. Không thể làm ngơ, tàu thả thang dây, lại vớt thêm người. Ðêm xuống, hải đăng Vũng Tàu lóe lên từng đợt như thách thức, như mời gọi, như những vẫy tay giã từ. Bờ biển quê hương đấy mà giờ đã trở nên kinh khiếp, chia lìa, đớn đau. Ngày đêm, qua làn sóng điện của đài Sài Gòn, không còn là những giọng nói thân quen, mà là những lời kêu gọi chát chúa, đe dọa của kẻ thù: “...quân, cán chính của ngụy quân Sài Gòn mau mau ra trình diện”. Những ngày thiếu thốn, chật chội, chia nhau từng ngụm nước, từng nắm cơm chỗ sống, chỗ khê, chỗ thì thiu chua.
Mấy ngày sau, bờ biển Phi Luật Tân hiện ra, núi non chập chùng đen thẫm. Lễ chào và hạ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa lần cuối được diễn ra, đơn giản nhưng vô cùng nghiêm trang và rất đớn đau. Lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ bạc màu từ từ được kéo xuống, cùng với hàng ngàn giọng hát, già, trẻ, nam, nữ cất lên, vừa hùng tráng, vừa chất chứa những nghẹn ngào. Những lời hát như trùm kín cả vùng trời biển nước mênh mông. Lời ca dứt. Những tiếng kêu khóc bỗng bùng vỡ. Nhìn đâu tôi cũng chỉ thấy những cặp mắt đầm đầm nước mắt. Trong những tiếng kêu khóc thảng thốt ấy, tôi thấy có tiếng kêu của một người đàn bà: “Ơi, con ơi, con ơi...” Trong tập bút ký viết về cuộc di tản này, tôi đã không quên ghi lại tiếng kêu thảng thốt, lạ lùng này. Tại sao tôi lại không ghi những tiếng kêu khóc khác tràn ứ quanh tôi trên con tàu Thị Nại HQ 502 lúc đó. Tôi không trả lời được. Vì khi viết lại giây phút xúc động lịch sử này, tay tôi như chỉ tuân theo những gì mà thần trí tôi đã ghi dấu mà tự động viết ra. Viết ra như vẽ lại rất tự nhiên, không có một sự lựa chọn nào. Nhưng bây giờ thì tôi hiểu. Tình cờ tôi đã hiểu. Có những hình ảnh tuy mờ nhòa, khi ẩn khi hiện, nhưng không bao giờ biến mất trong trí nhớ của tôi. Tôi không bao giờ quên. Tôi nhớ lại rồi. Tôi nhớ thật rõ. Tôi hiểu tại sao tôi ghi lại tiếng kêu này. Xin hãy cho tôi từ từ nhớ lại.
Tôi bỏ chiếc xe hơi nhỏ ở ngoài cửa Hải Quân Công Xưởng, sát bên Bệnh Xá Bạch Ðằng. Tôi đi đầu, hướng dẫn cả gia đình trên mười người, theo đoàn người lũ lượt chạy bộ dọc theo chiều dài của Hải Quân Công Xưởng. Vừa chạy vừa ngoái cổ nhìn trở lại để kiểm soát đoàn “rồng rắn” của gia đình. Chỉ sợ có người bị lạc. Lạc là vô cùng khốn khổ, khó khăn. Tìm đến cầu tàu trước Bộ Tư Lệnh Hạm Ðội. Con tàu Thị Nại, HQ 502 nằm đó, vị trí 1. Bên ngoài con tàu này còn ba con tàu khác cặp song song. Tất cả bốn con tàu xám ngắt, hướng mũi phía hạ dòng. Người từ phía sau tràn tới. Như đã hẹn, tôi sẽ phải lên cho được con tàu này. Con tàu do bạn thân cùng khóa với tôi làm Hạm Trưởng - Hải Quân Trung Tá Nguyễn Văn Tánh. Chúng tôi cũng đã hùn tiền mua thêm nhiều gạo, mì và những thức ăn khô chất sẵn ở tàu này. Nước lấy tối đa. Lúc này nước thủy triều dâng cao, bắt đầu xuống. Người ken sát nhau như gạch trên cầu tàu, nhích tới, nhích tới. Cái thang dài độc nhất dựng dốc ngược bên hông tàu. Tôi biết rằng khi khẩn cấp, chỉ cần thả hai mối dây là cái thang tự động tuồi xuống cầu tàu, lăn theo hai bánh xe ghì trên mặt đất, không một chút khó khăn. Tàu sẽ tách bến dễ dàng. Nhưng bây giờ rừng người đang ùn ùn tiến tới. Những quân nhân, trai tráng thì tìm mọi cách bám vào thành tàu mà lên. Gia đình tôi tất cả mười ba người, con số tình cờ không vui, trong đó có hai ông bà nhạc tôi ốm yếu, bốn đứa con nhỏ dưới mười tuổi. Chúng tôi không có cách nào khác là phải leo ngược cầu thang nhỏ, dốc ngược này để lên tàu mà thôi. Tôi lên đầu tiên, bế trên tay thằng con út hai tuổi bụ sữa, nặng trĩu. Trên lưng đeo một ba-lô quần áo và các thứ cần dùng. Một tay xách cái va-li nhỏ đựng đầy giấy tờ, bản thảo và hình ảnh. Rất nhiều hình ảnh. Cầu thang dốc và trơn, khiến tôi trượt chân. Cái va-li trở nên nặng quá bung ra phía ngoài. Tôi buông tay, nắm vội vào sợi dây cable, cái va-li rơi tõm xuống nước, mất tăm. Hai tay ôm chặt thằng nhỏ trong lòng. Tôi cúi người xuống để ghì lấy mặt thang. Trong phút chông chênh đó có bàn tay ai rất mạnh giữ chặt lấy cánh tay tôi. Chỉ trong một sát na kinh khiếp đó, tôi gượng lại được và bò lên sàn tàu. Không biết cánh tay ấy của ai. Ai đã cứu bố con tôi. Ðặt con xuống sàn tàu tim tôi còn đập bập bùng hồi hộp. Tôi quay lại cùng các em tôi kéo vợ tôi, hai ông bà nhạc lên tàu. Kiểm điểm lại “quân số” gia đình. Ðủ cả. Tôi quay lại cầu thang, đứng chân trước chân sau thật vững trên sàn tàu. Một tay vịn vào hàng rào chắn, một tay chìa ra kéo những người đang trèo ngược thang lên. Bao nhiêu bàn tay tôi đã nắm. Có bao nhiêu bàn tay bè bạn thân quen, nắm chặt tay nhau kéo lên, buông ra với những nụ cười. Anh Trần Văn Tâm (nhà văn Trần Quán Niệm), anh Nguyễn Hưng Quảng, anh Nguyễn Ða Phúc và bao nhiêu người nữa. Chúng tôi xúm nhau ở đó để tiếp tay, đỡ đần những người yếu đuối. Có bao nhiêu là những bàn tay già nua, hay non dại của những ai tôi chưa bao giờ gặp gỡ. Tất nhiên chúng tôi cũng đã chuyển, bế bao nhiêu là trẻ con ở tuổi các con tôi. Lúc kéo người lên như thế, cũng là lúc tôi nhìn xuống khoảng trống giữa thành tàu và cầu tàu, tôi không còn thấy cái va-li của tôi đâu cả. Nước đã cuốn nó đi trôi nổi ở góc kẹt nào. Khoảng trống dọc theo thân tàu chỉ độ bốn mươi phân thôi, là bề dày của trái độn cao su. Cái khe này hun hút đen thẫm dọc theo thân tàu dài hàng trăm thước. Dưới sâu là mặt nước, những làn sóng nhỏ, lấp lánh ánh đèn trôi đi, trôi đi. Tôi biết sức nước trông thế nhưng thật là mạnh mẽ. Chân cầu tàu lù xù những vết sò hến, rác rưởi bám đầy. Nếu ban nãy tôi không có cánh tay nào bám lấy, ngã xuống đây... Mới thoáng nghĩ thế, toàn thân tôi như lạnh buốt. Tôi nghĩ đến con tôi. Ðứa con út của tôi.
Rời cầu thang quay gót trở lại với gia đình, tôi vừa quay gót, có tiếng người đàn bà thảng thốt kêu lên: “Con tôi, con tôi rơi... rồi. Ơi con ơi là con ơi...” Tôi quay phắt lại, người ta đen đặc, đang kéo người đàn bà vào sàn tàu. Ở phía cầu thang người vẫn cứ ùn tấn lên không dứt. Người đàn bà khốn khổ, mất con như mê đi, đang được người ta xúm lại chữa chạy, giựt tóc, bôi dầu. Hình như không ai quan tâm gì đến số phận của đứa nhỏ vừa rời tay mẹ rơi xuống cầu tàu, mất tăm. Vô phương cứu tìm. Mà ai còn có thì giờ đâu để ngó xuống cái khe đen thẫm đó. Người càng lúc càng lên thêm, đứng đen đặc cả sàn tàu. Không ai biết, chẳng ai quan tâm đến cảnh huống bi thảm vừa mới xảy ra. Ðêm mỗi lúc mỗi sâu. Nỗi khốn khổ của người mẹ mất con như bay theo, mất hút giữa đêm đen mỗi lúc mỗi thêm kinh sợ.
Lên được trên tàu, tìm gặp bạn tôi, HQ Trung Tá Nguyễn Văn Tánh, Hạm Trưởng, anh nhường phòng của anh cho gia đình tôi. Tôi ngần ngại, nhưng anh bảo: "Tôi còn cái phòng nhỏ trên Trung Tâm Hành Quân." Tạm yên tâm, tôi sát cánh cùng anh, tập họp tất cả những quân nhân có mặt, tìm mọi cách để đem tàu ra khơi. Người thì chật cứng ở sân boong chính, ở hầm chiến xa, và la liệt cả ở hành lang, mọi chỗ. Nhưng như anh Tánh sau này cho biết thì “nhân viên cơ hữu trên 100 nay chỉ còn có 9 người...” Tình trạng chiến hạm thì còn đang sửa chữa: “Hai máy chánh ráp xong, nhưng chưa thử tại chỗ. Hai máy điện chưa được ráp song song. Bơm nước ngọt và bơm cứu hỏa chưa ráp. Bình cứu hỏa CO2 còn nằm trên Hải Quân Công Xưởng. Hai máy neo trước và sau bất khiển dụng. Sàn tàu cắt mở lối đem máy chánh lên chưa hàn lại”. Biết bao nhiêu là trở ngại, khó khăn, nguy hiểm. Khi khởi động được máy thì tay lái bất khiển dụng. Dây cable lái bị cắt đứt. Nói ra không hết những nguy khốn của cuộc đi này. Bao nhiêu điều, bao nhiêu hình ảnh vẫn đầy ắp trong trí nhớ của tôi. Nhưng hình như tiếng kêu vô vọng, thảng thốt của người đàn bà khốn khổ đó đã thấm nhập sâu đậm vào trí não tôi. Lúc mờ lúc tỏ, nhưng tiếng kêu đó không bao giờ mất được trong tiềm thức của tôi. Khi có những sự tương quan, hình ảnh ấy sẽ tự động hiện ra mà lý trí tôi hình như không thể can dự vào. Và sự việc đã được xảy ra rất tình cờ mới đây, gần 30 năm xa cách.
Trong một buổi gặp gỡ thu hẹp của mấy bà bạn cựu nữ sinh Trưng Vương của bà xã tôi tại San Jose, chuyện trò đang nổ như cái chợ, bỗng khựng lại, khi tình cờ chị D. N. nói: “Thế ra gia đình tao dùng di tản trên con tàu Thị Nại HQ 502 với tụi mày à. A, sao cả tuần lễ trên tàu mà mình không gặp được nhau. Ừ, người đông như kiến. Trên 5,000 người. Khiếp thật!”
Anh Ng., chồng chị N. nói: “Khi ở trên tàu tôi xung phong trong toán nhà bếp, nóng như cái hầm. Lúc có điện lúc không. Cơm nấu suốt ngày mà không đủ. Lúc sống, lúc khê. Khi ra đi đại gia đình chúng tôi có 20 người. Nếu kể cả thằng cháu P. bị rơi ở cầu tàu là 21. Bây giờ tổng số đã là 40...” Lòng tôi như có điện giật. Cả một khung trời kinh khiếp đêm 29 rạng 30 Tháng Tư năm cũ lại hiện ra rõ ràng. Cái khe sâu dài dọc theo cầu tàu đen thẫm, lấp lánh những lượn sóng trôi đi, trôi đi. Tiếng kêu thảng thốt của người đàn bà: “Con tôi, con tôi rơi rồi... Ơi con ơi là con ơi”. Lạ nhỉ. Quả đất tròn thật. Tôi phải tìm gặp cho được người đàn bà ấy.
Bà D. T. L., qua điện thoại kể lể: “...một tay tôi cầm cái túi. Một tay tôi dắt thằng cháu P. bước lên cầu thang dốc ngược của con tàu. Người từ phía dưới cứ nống lên. Mà là người nhà mình cả chứ đâu. Gót giày tôi như kẹt vào khe cầu thang, chân tôi bỗng nghiêng đi, lao chao muốn ngã. Thế là tôi buông tay thằng nhỏ ra. Nó rơi ngay xuống khe tàu, mất tiêu. Tai tôi như chỉ còn thấy tiếng cháu kêu: mẹ L... Tôi kêu lên, nhưng có ai giúp được gì đâu. Mà có ai thấy gì đâu mà giúp. Tay tôi bỗng trống không. Tôi được người ta kéo lên sàn tàu. Tôi mê đi chẳng còn biết gì nữa sất. Bên tai tôi cứ như loáng thoáng tiếng kêu của nó. Từ đó, nói ông bỏ quá đi cho, tôi cứ ngơ ngẩn, chả còn thiết gì nữa cả. Tôi nằm như chết ở sàn tàu, chả thiết ăn uống gì. Khi đoàn tàu sửa soạn vào cảng ở Phi Luật Tân, mọi người lên sân chính để chào quốc kỳ lần cuối, trong tai tôi vẫn vang vang lời kêu cứu của cháu: Mẹ L. ơi... Vì thế, trong giờ phút ấy tôi bỗng òa khóc và kêu lên...” Vẫn lời kể của bà L.: “Lúc ấy cháu T. T. P. được 6 tuổi rưỡi. Cháu nhờ trời cũng chịu ăn, chịu chơi nên cũng có da có thịt, chắc nịch. Mỗi khi cháu trái nắng, trở trời cháu cứ hay kêu: Mẹ L. ơi cứu P. Tôi không quên được tiếng kêu ấy của cháu, ông à. Tiếng kêu ấy cứ vang vang ở trong đầu tôi, hình như không lúc nào dứt. Lúc thức, lúc ngủ, lúc tụng kinh, không lúc nào tôi không nghe thấy tiếng kêu ấy của con tôi, nên tôi nghĩ rằng con tôi còn sống. Vì thế suốt mấy chục năm, ngày nào tôi cũng thắp hương cầu Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn phù hộ độ trì cho cháu. Sau này chúng tôi trở lại đạo, tôi hàng ngày lại cầu xin Ðức Mẹ Maria che chở cho cháu. Tôi tin tưởng hoàn toàn vào Đấng Thiêng Liêng và tôi vẫn tin rằng cháu còn sống ông à”.
Vẫn lời kể của bà L.: “Rồi cách đây ít năm, người Việt Nam từ hải ngoại về nước mỗi lúc mỗi đông. Tôi cũng về thăm lại làng xóm, thăm thân nhân. Trong câu chuyện qua lại giữa bà con, có người nhắc rằng: Nếu chị tin là cháu còn sống, thì phải có người vớt được cháu. Chị thử đăng báo tìm xem thế nào. Không thiếu những trường hợp thất lạc con cái, rồi người ta cũng tìm lại được đấy. Thế là tôi nhờ đăng tin tìm cháu ở báo Tuổi Trẻ, thì có 6 người cùng tuổi với cháu liên lạc với tôi. Người thì ở ngay trong thành phố Sài Gòn, người thì ở dưới quê. Cũng là người tử tế cả. Có anh nói: Thôi con không qua Mỹ đâu. Ðã có vợ con và sống ở đây quen rồi, mẹ có thương con thì cho con ít cây (vàng), con mua mấy mẫu ruộng. Thì nghe thế biết thế, tôi cũng chưa có gì đích xác để quyết định cả. Trong 6 người nhận là con tôi, có một anh cao, giống thằng con tôi tên là Mỹ. Anh này hiện học nghề Ðông Y, chưa vợ con gì cả. Với tôi anh ấy đối xử lịch sự, bình thường, không vồn vã mà chẳng đề nghị xin xỏ gì. Vì theo bà mẹ nuôi của anh kể lại thì câu chuyện khá dài, nhiều uẩn khúc lắm”.
Vẫn theo lời kể của bà L.: “Bà này giàu có lắm. Trước 75 bà là dược sĩ, có tiệm thuốc tây rất lớn. Bà đã có gần 10 người con do bà đẻ ra. Nhưng trong hoàn cảnh tang thương của thời loạn lạc, có mấy người không nuôi được con, đem cho bà, bà đều nhận hết. Bà săn sóc trên mười đứa con, con đẻ cũng như con nuôi, như nhau. Ðứa nào học được bà cho đi học. Nhiều đứa thành tài là kỹ sư, bác sĩ. Có đứa lớn lên xin về nhà bố mẹ đẻ, bà cũng vui lòng, còn cấp vốn liếng cho để làm ăn. Có đứa làm ăn thất bại lại bò lên xin ở lại với bà, bà lại nhận nuôi nấng cả gia đình vợ con nó như xưa. Bây giờ trong thời đổi mới, bà đang kinh doanh về ngành du lịch. Bà mua cả một khu rừng xây khách sạn, đắp núi non, vườn cảnh. Trong đó có những nhánh sông, bà cho xây cầu qua lại thật là đẹp. Nói ra có lẽ khó ai tin được. Thật cái nhà của tôi bên Mỹ không bằng cái nhà xe của bà ấy. Bà ấy nói với tôi rằng thằng Mỹ do một bà bán chè ở bến sông Sài Gòn cho bà ấy. Thằng nhỏ này trôi trên sông Sài Gòn, có một người lái đò vớt được, đưa lên bờ. Thằng bé bơ vơ, rét mướt khóc quá xá, nên cho đứng tạm cạnh bà bán xôi chè, đợi bố mẹ nó tìm đến. Nhưng chả thấy bố mẹ nó đâu, bà hàng xôi tìm đến bà dược sĩ bảo rằng: Bà làm phước nuôi giùm thêm đứa nhỏ này. Hỏi bố mẹ con đâu, nó nói trong nước mắt: Ði Mỹ rồi. Do đó bà dược sĩ mới đặt tên nó là Mỹ”.
Vẫn lời của bà L.: “Cái anh tên Mỹ này lớn lên trong gia đình bà dược sĩ. Dù không ai nhắc nhở, nhưng anh ta vẫn tin rằng sẽ có lúc anh ta phải qua Mỹ đoàn tụ với cha mẹ ruột. Thời gian vùn vụt trôi, gần ba mươi năm cơ hội chưa đến. Trong khi chờ đợi, anh ta quyết không lập gia đình, sợ lôi thôi khi đoàn tụ. Và để có một nghề qua Mỹ không cần học lại, anh ta học nghề đông y sĩ. Bà dược sĩ nói với tôi rằng, tuy là con nuôi, nhưng tôi thương thằng Mỹ như con ruột. Nó muốn gì, tôi không tiếc. Ðấy cái cửa hiệu đông y đấy, rất khang trang, đủ mọi thứ thuốc, từ sâm nhung hảo hạng, đến các thứ quế đắt tiền, thứ gì tôi cũng đặt mua đầy đủ. Nó vừa sửa soạn là thầy lang vừa làm người bào chế, rất mát tay tuy chưa ra trường nhưng cũng đông khách lắm. Sang Mỹ chưa chắc gì đã có một cơ sở vững vàng như thế. Nhưng nó biết, nó tin là nó không ở đây lâu đâu. Thế nào nó cũng qua Mỹ đoàn tụ với bố mẹ ruột của nó. Nó muốn thế, tôi cũng sẵn sàng giúp nó được toại ý khi cơ hội đến. Nếu nó thực sự là con bà, bà chứng minh được nó là con bà, tôi sẽ cố gắng tìm mọi cách để nó về với bà”.
Vẫn lời của bà L.: “Tôi trở lại Hoa Kỳ, tôi cứ nhớ cái thằng Mỹ này quá. Chắc chắn nó là con tôi. Nhưng bảo rằng chứng minh cụ thể thì tôi chưa có cách. Tôi có đem chuyện này hỏi ông bác sĩ gia đình. Ông bác sĩ nói rằng: Dễ lắm. Nếu nó là con bà, chỉ đem đi thử máu, thử DNA là ra ngay. Thì cái vụ thử nghiệm này thì chắc rồi. Nhưng tôi lại không muốn làm thế. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, nhờ tôi thành tâm lễ bái, khẩn cầu, nên Đấng Thiêng Liêng đã đưa đẩy cho tôi tìm thấy cháu. Bây giờ lại đem thử nghiệm thì có khác gì không tin vào Đấng Linh Thiêng nữa, nên tôi không làm. Nghe thế, ông bác sĩ ngồi thừ ra hồi lâu rồi hỏi tôi. Nếu nó là con bà, thì nó không giống ông bà cái tai, cũng phải giống cái tóc chứ. Bà nhìn nó bà có thấy nó giống ai trong nhà không, chắc là phải giống ông nó nhà tôi. Khốn nỗi ông nhà tôi sang bên Mỹ được ít năm thì mất. Ông mất cũng là tại tôi một phần. Ông cứ cằn nhằn tôi bao nhiêu năm: Sao đang nắm tay nó bà lại buông tay ra. Làm gì cũng phải có ý có tứ chứ. Nắm thật chặt tay thì nó đâu có rơi được. Ðành rằng thế, nhưng nào tôi có muốn buông tay ra đâu. Trời xui đất khiến nó hóa như thế, chứ có người mẹ nào lại nỡ buông con ra cho nó rơi xuống sông hở ông. Thế là bao nhiêu năm đằng đẵng xót xa, rồi ông ấy mất. Lúc mất hình như ông ấy còn gọi tên nó trong phút lâm chung. Thế là bao nỗi cay đắng đổ cả trên đầu tôi. Thôi thì trăm sự tôi trông vào Đấng Linh Thiêng, Ðức Quan Thế Âm khi trước và bây giờ là Ðức Mẹ Maria. Ðêm nào tôi cũng thắp hương, cầu khẩn”.
Vẫn lời bà L.: “Tôi thẫn thờ đau khổ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến nó. Còn thằng em nó hầu như tôi quên bẵng để mặc cho ông nhà tôi trông nom. Nhà tôi mất đi, trên bàn thờ bây giờ có hình ông ấy nhà tôi nữa. Hàng ngày khi đọc kinh, nhìn hình ông nhà tôi trên bàn thờ, tôi bảo: Ông có khôn thiêng thì ông mách bảo cho tôi tìm ra thằng P. Một hôm, em thằng P. đi đánh banh về, từ trong nhà tắm đi ra, nó ngồi trước mặt tôi, lấy khăn lông lau đôi bàn chân. Nó lau kỹ lắm, khiến tôi chú ý. Sao mà hai ngón chân cái của nó lại xòe ra như người Giao Chỉ ngày xưa. Tôi hỏi nó sao thế. Nó bảo thì ngón chân con nó thế. Ði giày thì hai ngón chân cái ép lại. Ðể chân không, nó lại xòe ra. Tôi trở lại Việt Nam, trở lại nhà bà dược sĩ. Bà vẫn ân cần, niềm nở đón tôi, và vẫn một mực nói: Tôi sẽ trả con cho bà, với điều kiện bà phải chứng minh được nó đích thực là con bà. Thì cũng là tình cờ thôi, hôm ấy thầy lang Mỹ lội xuống khúc sông trước nhà, bơi, tắm. Tắm xong, lúc ngồi ở nhà ngang anh ta ngồi lau chân, trời ơi, hai ngón chân cái của thằng Mỹ cũng xòe ra như thằng con tôi, em nó ở bên Mỹ. Không sai được nữa rồi. Tôi bỗng bật khóc và kêu lên P. ơi, con ơi. Thầy lang Mỹ trố mắt nhìn tôi. Bà dược sĩ cũng thảng thốt, đứng lên. Ba chúng tôi ôm choàng lấy nhau, nước mắt chan hòa. Thằng P. ôm tôi và nói: Con là P. của mẹ đây, mẹ L. ơi. Bà dược sĩ thì bảo: “Sao trước đây bà không nói cho tôi biết tên nó trước đây là P.”
Vẫn lời bà L.: “Bà dược sĩ nói rằng: Hàng ngày chúng tôi kêu nó là Mỹ. Nhưng những khi đau ốm, mê sảng, nó kêu lên: Mẹ L. ơi cứu P. Nhưng quả đúng 100% nó là con bà, bà dược sĩ lại hỏi tôi, vừa cười vừa nói, trong người nó có vết tích gì đặc biệt không. Tôi đáp ngay: Mông đít nó có một vết chàm. Thế là hai chúng tôi lại ôm lấy nhau lần nữa. Và lần này thì bà dược sĩ rành rọt nói: Ðúng thằng Mỹ đây, khi bé có tên là P. Nó đích thực là con bà. Tôi giàn giụa nước mắt xà lại ôm lấy P. Hai mẹ con chúng tôi ôm nhau thật chặt. Tôi bấu vào vai nó. Tôi nắm chặt cánh tay nó. Không rời ra được nữa đâu. Và trong lúc xúc động này, tôi lại hốt hoảng kêu lên: Ơi, con ơi, con ơi...” Tôi buông P. ra, buông con tôi ra, tôi chắp tay, đọc thầm một đoạn kinh tạ ơn Chúa, tạ ơn Trời, Phật. Nước mắt tôi tuôn như mưa. Tôi quỳ xuống, tôi vái tứ phương. Tôi gọi tên nhà tôi. Ông ơi, tôi tìm thấy con... rồi. Hai mẹ con tôi quay lại, thấy bà dược sĩ đứng nhìn chúng tôi, mếu máo với hai hàng lệ chảy. Chúng tôi, mẹ con tôi tiến tới, choàng tay ôm chặt bà vào lòng. Tôi nói: Bà ơi! Bà là ân nhân của chúng tôi, bà mới thật là mẹ nó. Trời, Phật đã dẫn dắt nó là con bà. Con tôi cũng nói: Con xin đa tạ mẹ... Thật, chưa bao giờ tôi vui sướng như thế mà cũng khóc nhiều như thế. Và cũng chưa bao giờ tôi tin tưởng mạnh mẽ như thế vào sự huyền diệu của các đấng thiêng liêng”.
Cho đến khi chúng tôi viết những dòng này thì Bà L. đã hoàn tất mọi thủ tục để đưa người con trai tên P. sang Mỹ đoàn tụ với gia đình. Khi mọi việc đã xong, tên tuổi những người liên hệ sẽ được in đầy đủ trong bài viết.
Gần 30 năm đã qua. Một thời gian đủ dài để một thế hệ được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Những con em chúng ta khi ra đi còn bé dại, nay đã không thiếu những người thành tài, có mặt trong hầu hết những sinh hoạt cao cấp nơi quê hương mới, là niềm vui sướng và hãnh diện cho cha mẹ, cho cộng đồng. Nhân câu chuyện trên, người viết đang thu thập những gương thành công của con em những gia đình ra đi trên Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502, để viết thêm vào phần cuối cuốn bút ký di tản này, như phần thưởng cho lòng can trường, liều chết ra đi vì Tự Do, vì tương lai của con cái. Rất mong được đón nhận những kết quả đẹp đẽ của những ai cùng đi trên chuyến tàu trên. Mọi liên lạc xin gửi về cho người viết: PO Box 888, La Jolla, CA 92088. ÐT: (858) 484-9193. Email: tphan2@san.rr.com. Bài viết có thể viết bằng tiếng Việt hay tiếng Anh. Nếu không có gì trở ngại, cuốn bút ký di tản của tác giả và những gương thành công của con cái chúng ta di tản trên Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502 sẽ được xuất bản để kỷ niệm 30 năm di tản.
Vài hàng về nhà văn Phan Lạc Tiếp
Ông Phan Lạc Tiếp nguyên là một Hạm Trưởng, một nhà văn. Ðêm 29 rạng ngày 30 Tháng Tư năm 1975, ông đã tận lực hỗ trợ vị Hạm Trưởng chiến hạm HQ 502, rời bến đem theo trên 5,000 đồng bào thoát được ra khơi.
Cuối năm 1979, khi làn sóng người vượt biển lên cao, và thảm nạn của thuyền nhân trở nên khủng khiếp nhất, ông đã cùng Giáo Sư Nguyễn Hữu Xương thành lập Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People SOS Committee). Liên tục trong 11 năm hoạt động, ủy ban này hợp tác với những tổ chức nhân đạo thế giới, đem tàu ra biển Ðông, cứu vớt được 3,103 thuyền nhân, và xin định cư cho hàng ngàn đồng bào tại các quốc gia đệ tam. Mới đây Quốc Hội Tiểu Bang California, Hoa Kỳ đã gửi đến tặng nhà văn Phan Lạc Tiếp một bằng tưởng lệ, viết:
California State Assembly
Certificate Of Recognition
presented to
TIEP LAC PHAN
In honor of
Your Hard Work and
Accomplishments in becoming a
Proud Member of our community.
Your Dedication to your Community is
Greatly Appreciated
hoiquanphidung.com
Tân Sơn Hòa chuyển
Chuyến di tản của Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502, một con tàu hỏng máy, đang trong thời kỳ sửa chữa, chở theo trên 5,000 người, rời cầu tàu trong Hải Quân Công Xưởng đêm hôm 29 Tháng Tư năm 1975 với bao nhiêu là khó khăn, hãi hùng, nguy hiểm. Hầu như trên mười năm sau đó, đã định cư ở Hoa Kỳ an toàn, nhiều đêm ngủ, thần trí tôi vẫn bị trôi theo cơn hốt hoảng kinh hoàng bởi chuyến đi này. Trong những giấc mơ kinh dị đó, tôi vẫn thấy rõ rừng người đặc nghịt ở trên sàn tàu. Bầu trời thì đen thẫm, những ánh đèn xanh đỏ của những chiếc trực thăng vần vũ, nặng nề bay qua bay lại. Những đám cháy sáng rực bùng lên ở mấy góc trời. Kho xăng Nhà Bè trắng xóa, lấp loáng dưới ánh lửa đang cuồn cuộn bốc cao từ Căn Cứ Hải Quân. Những tiếng nổ òa vỡ bên tai, kéo theo những tiếng rít của những trái đạn rời nòng từ hai khẩu đại bác của Ðặc Khu Rừng Sát. Con tàu ôm sát bờ lửa đạn ấy để vào nhánh sông Soài Rạp, bò ra cửa biển.
Sáng ngày 30 Tháng Tư, con tàu liệt máy, buông trôi ở cửa sông. Biển ở trước mặt, sóng trắng xô xô từng đợt. Lại những đợt máy bay từ phía Sài Gòn túa ra. Những chiếc trực thăng bay thấp, dọc theo hông tàu, thấp hơn chiều cao của đài chỉ huy chiến hạm. Cửa máy bay mở rộng. Chúng tôi thấy trong lòng máy bay chật ứ những đàn bà, trẻ con. Mấy bà già hướng về chiến hạm, quỳ, cúi gập người, chấp hai tay mà lễ. Trong khi đó viên phi công rà được tần số của chiến hạm. Bằng một giọng nói đầy khấp thiết: “Anh em Hải Quân ơi, cứu chúng tôi với. Chúng tôi được lệnh bay ra biển để đáp xuống tàu Mỹ. Nhưng tới điểm hẹn chỉ thấy biển mông mênh, tàu Mỹ đâu không thấy, nên phải quay về. Tàu tôi chỉ còn 5 phút xăng. Xin cứu chúng tôi, gia đình tôi, mẹ tôi...” Không cầm lòng được, Hạm Tướng Nguyễn Văn Tánh và “Ban Tham Mưu” chấp nhận những khó khăn, bất trắc, đồng ý là cho trực thăng đáp xuống sân chiến hạm. Sân chiến hạm đông đặc những người, lùng nhùng những chiếc mền đủ màu căng ra che sương gió qua đêm. Nắng bắt đầu oi ả. Tất cả phải giải tỏa cấp kỳ. Mọi người phải xuống hết sân chiến xa. Sân tàu trống vắng. Chiếc trực thăng từ từ đáp xuống. Một chiếc. Lại một chiếc nữa...
Tới gần trưa ngày 30 Tháng Tư, ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Cả tàu mấy ngàn người xốn xang, cuống quýt. Có những tiếng khóc vỡ òa đâu đó. Một buổi họp khẩn cấp để đi đến quyết định: Bằng mọi giá phải thoát ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Phải đi cho bằng được. Toán thợ máy kết hợp lạ lùng cố sửa chữa. Máy tàu nổ, một máy. Tàu ra được ngoài khơi, lết đến gần Côn Sơn, gặp được hạm đội mình ở đó. Lệnh từ Soái Hạm HQ3 chỉ thị cho HQ16 tới kéo HQ502 đi. Những đêm lừ đừ ở ngoài khơi, đoàn tàu vừa đi vừa đợi nhau. Những chiếc ghe đầy ứ người sáp vào chiến hạm. Không thể làm ngơ, tàu thả thang dây, lại vớt thêm người. Ðêm xuống, hải đăng Vũng Tàu lóe lên từng đợt như thách thức, như mời gọi, như những vẫy tay giã từ. Bờ biển quê hương đấy mà giờ đã trở nên kinh khiếp, chia lìa, đớn đau. Ngày đêm, qua làn sóng điện của đài Sài Gòn, không còn là những giọng nói thân quen, mà là những lời kêu gọi chát chúa, đe dọa của kẻ thù: “...quân, cán chính của ngụy quân Sài Gòn mau mau ra trình diện”. Những ngày thiếu thốn, chật chội, chia nhau từng ngụm nước, từng nắm cơm chỗ sống, chỗ khê, chỗ thì thiu chua.
Mấy ngày sau, bờ biển Phi Luật Tân hiện ra, núi non chập chùng đen thẫm. Lễ chào và hạ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa lần cuối được diễn ra, đơn giản nhưng vô cùng nghiêm trang và rất đớn đau. Lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ bạc màu từ từ được kéo xuống, cùng với hàng ngàn giọng hát, già, trẻ, nam, nữ cất lên, vừa hùng tráng, vừa chất chứa những nghẹn ngào. Những lời hát như trùm kín cả vùng trời biển nước mênh mông. Lời ca dứt. Những tiếng kêu khóc bỗng bùng vỡ. Nhìn đâu tôi cũng chỉ thấy những cặp mắt đầm đầm nước mắt. Trong những tiếng kêu khóc thảng thốt ấy, tôi thấy có tiếng kêu của một người đàn bà: “Ơi, con ơi, con ơi...” Trong tập bút ký viết về cuộc di tản này, tôi đã không quên ghi lại tiếng kêu thảng thốt, lạ lùng này. Tại sao tôi lại không ghi những tiếng kêu khóc khác tràn ứ quanh tôi trên con tàu Thị Nại HQ 502 lúc đó. Tôi không trả lời được. Vì khi viết lại giây phút xúc động lịch sử này, tay tôi như chỉ tuân theo những gì mà thần trí tôi đã ghi dấu mà tự động viết ra. Viết ra như vẽ lại rất tự nhiên, không có một sự lựa chọn nào. Nhưng bây giờ thì tôi hiểu. Tình cờ tôi đã hiểu. Có những hình ảnh tuy mờ nhòa, khi ẩn khi hiện, nhưng không bao giờ biến mất trong trí nhớ của tôi. Tôi không bao giờ quên. Tôi nhớ lại rồi. Tôi nhớ thật rõ. Tôi hiểu tại sao tôi ghi lại tiếng kêu này. Xin hãy cho tôi từ từ nhớ lại.
Tôi bỏ chiếc xe hơi nhỏ ở ngoài cửa Hải Quân Công Xưởng, sát bên Bệnh Xá Bạch Ðằng. Tôi đi đầu, hướng dẫn cả gia đình trên mười người, theo đoàn người lũ lượt chạy bộ dọc theo chiều dài của Hải Quân Công Xưởng. Vừa chạy vừa ngoái cổ nhìn trở lại để kiểm soát đoàn “rồng rắn” của gia đình. Chỉ sợ có người bị lạc. Lạc là vô cùng khốn khổ, khó khăn. Tìm đến cầu tàu trước Bộ Tư Lệnh Hạm Ðội. Con tàu Thị Nại, HQ 502 nằm đó, vị trí 1. Bên ngoài con tàu này còn ba con tàu khác cặp song song. Tất cả bốn con tàu xám ngắt, hướng mũi phía hạ dòng. Người từ phía sau tràn tới. Như đã hẹn, tôi sẽ phải lên cho được con tàu này. Con tàu do bạn thân cùng khóa với tôi làm Hạm Trưởng - Hải Quân Trung Tá Nguyễn Văn Tánh. Chúng tôi cũng đã hùn tiền mua thêm nhiều gạo, mì và những thức ăn khô chất sẵn ở tàu này. Nước lấy tối đa. Lúc này nước thủy triều dâng cao, bắt đầu xuống. Người ken sát nhau như gạch trên cầu tàu, nhích tới, nhích tới. Cái thang dài độc nhất dựng dốc ngược bên hông tàu. Tôi biết rằng khi khẩn cấp, chỉ cần thả hai mối dây là cái thang tự động tuồi xuống cầu tàu, lăn theo hai bánh xe ghì trên mặt đất, không một chút khó khăn. Tàu sẽ tách bến dễ dàng. Nhưng bây giờ rừng người đang ùn ùn tiến tới. Những quân nhân, trai tráng thì tìm mọi cách bám vào thành tàu mà lên. Gia đình tôi tất cả mười ba người, con số tình cờ không vui, trong đó có hai ông bà nhạc tôi ốm yếu, bốn đứa con nhỏ dưới mười tuổi. Chúng tôi không có cách nào khác là phải leo ngược cầu thang nhỏ, dốc ngược này để lên tàu mà thôi. Tôi lên đầu tiên, bế trên tay thằng con út hai tuổi bụ sữa, nặng trĩu. Trên lưng đeo một ba-lô quần áo và các thứ cần dùng. Một tay xách cái va-li nhỏ đựng đầy giấy tờ, bản thảo và hình ảnh. Rất nhiều hình ảnh. Cầu thang dốc và trơn, khiến tôi trượt chân. Cái va-li trở nên nặng quá bung ra phía ngoài. Tôi buông tay, nắm vội vào sợi dây cable, cái va-li rơi tõm xuống nước, mất tăm. Hai tay ôm chặt thằng nhỏ trong lòng. Tôi cúi người xuống để ghì lấy mặt thang. Trong phút chông chênh đó có bàn tay ai rất mạnh giữ chặt lấy cánh tay tôi. Chỉ trong một sát na kinh khiếp đó, tôi gượng lại được và bò lên sàn tàu. Không biết cánh tay ấy của ai. Ai đã cứu bố con tôi. Ðặt con xuống sàn tàu tim tôi còn đập bập bùng hồi hộp. Tôi quay lại cùng các em tôi kéo vợ tôi, hai ông bà nhạc lên tàu. Kiểm điểm lại “quân số” gia đình. Ðủ cả. Tôi quay lại cầu thang, đứng chân trước chân sau thật vững trên sàn tàu. Một tay vịn vào hàng rào chắn, một tay chìa ra kéo những người đang trèo ngược thang lên. Bao nhiêu bàn tay tôi đã nắm. Có bao nhiêu bàn tay bè bạn thân quen, nắm chặt tay nhau kéo lên, buông ra với những nụ cười. Anh Trần Văn Tâm (nhà văn Trần Quán Niệm), anh Nguyễn Hưng Quảng, anh Nguyễn Ða Phúc và bao nhiêu người nữa. Chúng tôi xúm nhau ở đó để tiếp tay, đỡ đần những người yếu đuối. Có bao nhiêu là những bàn tay già nua, hay non dại của những ai tôi chưa bao giờ gặp gỡ. Tất nhiên chúng tôi cũng đã chuyển, bế bao nhiêu là trẻ con ở tuổi các con tôi. Lúc kéo người lên như thế, cũng là lúc tôi nhìn xuống khoảng trống giữa thành tàu và cầu tàu, tôi không còn thấy cái va-li của tôi đâu cả. Nước đã cuốn nó đi trôi nổi ở góc kẹt nào. Khoảng trống dọc theo thân tàu chỉ độ bốn mươi phân thôi, là bề dày của trái độn cao su. Cái khe này hun hút đen thẫm dọc theo thân tàu dài hàng trăm thước. Dưới sâu là mặt nước, những làn sóng nhỏ, lấp lánh ánh đèn trôi đi, trôi đi. Tôi biết sức nước trông thế nhưng thật là mạnh mẽ. Chân cầu tàu lù xù những vết sò hến, rác rưởi bám đầy. Nếu ban nãy tôi không có cánh tay nào bám lấy, ngã xuống đây... Mới thoáng nghĩ thế, toàn thân tôi như lạnh buốt. Tôi nghĩ đến con tôi. Ðứa con út của tôi.
Rời cầu thang quay gót trở lại với gia đình, tôi vừa quay gót, có tiếng người đàn bà thảng thốt kêu lên: “Con tôi, con tôi rơi... rồi. Ơi con ơi là con ơi...” Tôi quay phắt lại, người ta đen đặc, đang kéo người đàn bà vào sàn tàu. Ở phía cầu thang người vẫn cứ ùn tấn lên không dứt. Người đàn bà khốn khổ, mất con như mê đi, đang được người ta xúm lại chữa chạy, giựt tóc, bôi dầu. Hình như không ai quan tâm gì đến số phận của đứa nhỏ vừa rời tay mẹ rơi xuống cầu tàu, mất tăm. Vô phương cứu tìm. Mà ai còn có thì giờ đâu để ngó xuống cái khe đen thẫm đó. Người càng lúc càng lên thêm, đứng đen đặc cả sàn tàu. Không ai biết, chẳng ai quan tâm đến cảnh huống bi thảm vừa mới xảy ra. Ðêm mỗi lúc mỗi sâu. Nỗi khốn khổ của người mẹ mất con như bay theo, mất hút giữa đêm đen mỗi lúc mỗi thêm kinh sợ.
Lên được trên tàu, tìm gặp bạn tôi, HQ Trung Tá Nguyễn Văn Tánh, Hạm Trưởng, anh nhường phòng của anh cho gia đình tôi. Tôi ngần ngại, nhưng anh bảo: "Tôi còn cái phòng nhỏ trên Trung Tâm Hành Quân." Tạm yên tâm, tôi sát cánh cùng anh, tập họp tất cả những quân nhân có mặt, tìm mọi cách để đem tàu ra khơi. Người thì chật cứng ở sân boong chính, ở hầm chiến xa, và la liệt cả ở hành lang, mọi chỗ. Nhưng như anh Tánh sau này cho biết thì “nhân viên cơ hữu trên 100 nay chỉ còn có 9 người...” Tình trạng chiến hạm thì còn đang sửa chữa: “Hai máy chánh ráp xong, nhưng chưa thử tại chỗ. Hai máy điện chưa được ráp song song. Bơm nước ngọt và bơm cứu hỏa chưa ráp. Bình cứu hỏa CO2 còn nằm trên Hải Quân Công Xưởng. Hai máy neo trước và sau bất khiển dụng. Sàn tàu cắt mở lối đem máy chánh lên chưa hàn lại”. Biết bao nhiêu là trở ngại, khó khăn, nguy hiểm. Khi khởi động được máy thì tay lái bất khiển dụng. Dây cable lái bị cắt đứt. Nói ra không hết những nguy khốn của cuộc đi này. Bao nhiêu điều, bao nhiêu hình ảnh vẫn đầy ắp trong trí nhớ của tôi. Nhưng hình như tiếng kêu vô vọng, thảng thốt của người đàn bà khốn khổ đó đã thấm nhập sâu đậm vào trí não tôi. Lúc mờ lúc tỏ, nhưng tiếng kêu đó không bao giờ mất được trong tiềm thức của tôi. Khi có những sự tương quan, hình ảnh ấy sẽ tự động hiện ra mà lý trí tôi hình như không thể can dự vào. Và sự việc đã được xảy ra rất tình cờ mới đây, gần 30 năm xa cách.
Trong một buổi gặp gỡ thu hẹp của mấy bà bạn cựu nữ sinh Trưng Vương của bà xã tôi tại San Jose, chuyện trò đang nổ như cái chợ, bỗng khựng lại, khi tình cờ chị D. N. nói: “Thế ra gia đình tao dùng di tản trên con tàu Thị Nại HQ 502 với tụi mày à. A, sao cả tuần lễ trên tàu mà mình không gặp được nhau. Ừ, người đông như kiến. Trên 5,000 người. Khiếp thật!”
Anh Ng., chồng chị N. nói: “Khi ở trên tàu tôi xung phong trong toán nhà bếp, nóng như cái hầm. Lúc có điện lúc không. Cơm nấu suốt ngày mà không đủ. Lúc sống, lúc khê. Khi ra đi đại gia đình chúng tôi có 20 người. Nếu kể cả thằng cháu P. bị rơi ở cầu tàu là 21. Bây giờ tổng số đã là 40...” Lòng tôi như có điện giật. Cả một khung trời kinh khiếp đêm 29 rạng 30 Tháng Tư năm cũ lại hiện ra rõ ràng. Cái khe sâu dài dọc theo cầu tàu đen thẫm, lấp lánh những lượn sóng trôi đi, trôi đi. Tiếng kêu thảng thốt của người đàn bà: “Con tôi, con tôi rơi rồi... Ơi con ơi là con ơi”. Lạ nhỉ. Quả đất tròn thật. Tôi phải tìm gặp cho được người đàn bà ấy.
Bà D. T. L., qua điện thoại kể lể: “...một tay tôi cầm cái túi. Một tay tôi dắt thằng cháu P. bước lên cầu thang dốc ngược của con tàu. Người từ phía dưới cứ nống lên. Mà là người nhà mình cả chứ đâu. Gót giày tôi như kẹt vào khe cầu thang, chân tôi bỗng nghiêng đi, lao chao muốn ngã. Thế là tôi buông tay thằng nhỏ ra. Nó rơi ngay xuống khe tàu, mất tiêu. Tai tôi như chỉ còn thấy tiếng cháu kêu: mẹ L... Tôi kêu lên, nhưng có ai giúp được gì đâu. Mà có ai thấy gì đâu mà giúp. Tay tôi bỗng trống không. Tôi được người ta kéo lên sàn tàu. Tôi mê đi chẳng còn biết gì nữa sất. Bên tai tôi cứ như loáng thoáng tiếng kêu của nó. Từ đó, nói ông bỏ quá đi cho, tôi cứ ngơ ngẩn, chả còn thiết gì nữa cả. Tôi nằm như chết ở sàn tàu, chả thiết ăn uống gì. Khi đoàn tàu sửa soạn vào cảng ở Phi Luật Tân, mọi người lên sân chính để chào quốc kỳ lần cuối, trong tai tôi vẫn vang vang lời kêu cứu của cháu: Mẹ L. ơi... Vì thế, trong giờ phút ấy tôi bỗng òa khóc và kêu lên...” Vẫn lời kể của bà L.: “Lúc ấy cháu T. T. P. được 6 tuổi rưỡi. Cháu nhờ trời cũng chịu ăn, chịu chơi nên cũng có da có thịt, chắc nịch. Mỗi khi cháu trái nắng, trở trời cháu cứ hay kêu: Mẹ L. ơi cứu P. Tôi không quên được tiếng kêu ấy của cháu, ông à. Tiếng kêu ấy cứ vang vang ở trong đầu tôi, hình như không lúc nào dứt. Lúc thức, lúc ngủ, lúc tụng kinh, không lúc nào tôi không nghe thấy tiếng kêu ấy của con tôi, nên tôi nghĩ rằng con tôi còn sống. Vì thế suốt mấy chục năm, ngày nào tôi cũng thắp hương cầu Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn phù hộ độ trì cho cháu. Sau này chúng tôi trở lại đạo, tôi hàng ngày lại cầu xin Ðức Mẹ Maria che chở cho cháu. Tôi tin tưởng hoàn toàn vào Đấng Thiêng Liêng và tôi vẫn tin rằng cháu còn sống ông à”.
Vẫn lời kể của bà L.: “Rồi cách đây ít năm, người Việt Nam từ hải ngoại về nước mỗi lúc mỗi đông. Tôi cũng về thăm lại làng xóm, thăm thân nhân. Trong câu chuyện qua lại giữa bà con, có người nhắc rằng: Nếu chị tin là cháu còn sống, thì phải có người vớt được cháu. Chị thử đăng báo tìm xem thế nào. Không thiếu những trường hợp thất lạc con cái, rồi người ta cũng tìm lại được đấy. Thế là tôi nhờ đăng tin tìm cháu ở báo Tuổi Trẻ, thì có 6 người cùng tuổi với cháu liên lạc với tôi. Người thì ở ngay trong thành phố Sài Gòn, người thì ở dưới quê. Cũng là người tử tế cả. Có anh nói: Thôi con không qua Mỹ đâu. Ðã có vợ con và sống ở đây quen rồi, mẹ có thương con thì cho con ít cây (vàng), con mua mấy mẫu ruộng. Thì nghe thế biết thế, tôi cũng chưa có gì đích xác để quyết định cả. Trong 6 người nhận là con tôi, có một anh cao, giống thằng con tôi tên là Mỹ. Anh này hiện học nghề Ðông Y, chưa vợ con gì cả. Với tôi anh ấy đối xử lịch sự, bình thường, không vồn vã mà chẳng đề nghị xin xỏ gì. Vì theo bà mẹ nuôi của anh kể lại thì câu chuyện khá dài, nhiều uẩn khúc lắm”.
Vẫn theo lời kể của bà L.: “Bà này giàu có lắm. Trước 75 bà là dược sĩ, có tiệm thuốc tây rất lớn. Bà đã có gần 10 người con do bà đẻ ra. Nhưng trong hoàn cảnh tang thương của thời loạn lạc, có mấy người không nuôi được con, đem cho bà, bà đều nhận hết. Bà săn sóc trên mười đứa con, con đẻ cũng như con nuôi, như nhau. Ðứa nào học được bà cho đi học. Nhiều đứa thành tài là kỹ sư, bác sĩ. Có đứa lớn lên xin về nhà bố mẹ đẻ, bà cũng vui lòng, còn cấp vốn liếng cho để làm ăn. Có đứa làm ăn thất bại lại bò lên xin ở lại với bà, bà lại nhận nuôi nấng cả gia đình vợ con nó như xưa. Bây giờ trong thời đổi mới, bà đang kinh doanh về ngành du lịch. Bà mua cả một khu rừng xây khách sạn, đắp núi non, vườn cảnh. Trong đó có những nhánh sông, bà cho xây cầu qua lại thật là đẹp. Nói ra có lẽ khó ai tin được. Thật cái nhà của tôi bên Mỹ không bằng cái nhà xe của bà ấy. Bà ấy nói với tôi rằng thằng Mỹ do một bà bán chè ở bến sông Sài Gòn cho bà ấy. Thằng nhỏ này trôi trên sông Sài Gòn, có một người lái đò vớt được, đưa lên bờ. Thằng bé bơ vơ, rét mướt khóc quá xá, nên cho đứng tạm cạnh bà bán xôi chè, đợi bố mẹ nó tìm đến. Nhưng chả thấy bố mẹ nó đâu, bà hàng xôi tìm đến bà dược sĩ bảo rằng: Bà làm phước nuôi giùm thêm đứa nhỏ này. Hỏi bố mẹ con đâu, nó nói trong nước mắt: Ði Mỹ rồi. Do đó bà dược sĩ mới đặt tên nó là Mỹ”.
Vẫn lời của bà L.: “Cái anh tên Mỹ này lớn lên trong gia đình bà dược sĩ. Dù không ai nhắc nhở, nhưng anh ta vẫn tin rằng sẽ có lúc anh ta phải qua Mỹ đoàn tụ với cha mẹ ruột. Thời gian vùn vụt trôi, gần ba mươi năm cơ hội chưa đến. Trong khi chờ đợi, anh ta quyết không lập gia đình, sợ lôi thôi khi đoàn tụ. Và để có một nghề qua Mỹ không cần học lại, anh ta học nghề đông y sĩ. Bà dược sĩ nói với tôi rằng, tuy là con nuôi, nhưng tôi thương thằng Mỹ như con ruột. Nó muốn gì, tôi không tiếc. Ðấy cái cửa hiệu đông y đấy, rất khang trang, đủ mọi thứ thuốc, từ sâm nhung hảo hạng, đến các thứ quế đắt tiền, thứ gì tôi cũng đặt mua đầy đủ. Nó vừa sửa soạn là thầy lang vừa làm người bào chế, rất mát tay tuy chưa ra trường nhưng cũng đông khách lắm. Sang Mỹ chưa chắc gì đã có một cơ sở vững vàng như thế. Nhưng nó biết, nó tin là nó không ở đây lâu đâu. Thế nào nó cũng qua Mỹ đoàn tụ với bố mẹ ruột của nó. Nó muốn thế, tôi cũng sẵn sàng giúp nó được toại ý khi cơ hội đến. Nếu nó thực sự là con bà, bà chứng minh được nó là con bà, tôi sẽ cố gắng tìm mọi cách để nó về với bà”.
Vẫn lời của bà L.: “Tôi trở lại Hoa Kỳ, tôi cứ nhớ cái thằng Mỹ này quá. Chắc chắn nó là con tôi. Nhưng bảo rằng chứng minh cụ thể thì tôi chưa có cách. Tôi có đem chuyện này hỏi ông bác sĩ gia đình. Ông bác sĩ nói rằng: Dễ lắm. Nếu nó là con bà, chỉ đem đi thử máu, thử DNA là ra ngay. Thì cái vụ thử nghiệm này thì chắc rồi. Nhưng tôi lại không muốn làm thế. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, nhờ tôi thành tâm lễ bái, khẩn cầu, nên Đấng Thiêng Liêng đã đưa đẩy cho tôi tìm thấy cháu. Bây giờ lại đem thử nghiệm thì có khác gì không tin vào Đấng Linh Thiêng nữa, nên tôi không làm. Nghe thế, ông bác sĩ ngồi thừ ra hồi lâu rồi hỏi tôi. Nếu nó là con bà, thì nó không giống ông bà cái tai, cũng phải giống cái tóc chứ. Bà nhìn nó bà có thấy nó giống ai trong nhà không, chắc là phải giống ông nó nhà tôi. Khốn nỗi ông nhà tôi sang bên Mỹ được ít năm thì mất. Ông mất cũng là tại tôi một phần. Ông cứ cằn nhằn tôi bao nhiêu năm: Sao đang nắm tay nó bà lại buông tay ra. Làm gì cũng phải có ý có tứ chứ. Nắm thật chặt tay thì nó đâu có rơi được. Ðành rằng thế, nhưng nào tôi có muốn buông tay ra đâu. Trời xui đất khiến nó hóa như thế, chứ có người mẹ nào lại nỡ buông con ra cho nó rơi xuống sông hở ông. Thế là bao nhiêu năm đằng đẵng xót xa, rồi ông ấy mất. Lúc mất hình như ông ấy còn gọi tên nó trong phút lâm chung. Thế là bao nỗi cay đắng đổ cả trên đầu tôi. Thôi thì trăm sự tôi trông vào Đấng Linh Thiêng, Ðức Quan Thế Âm khi trước và bây giờ là Ðức Mẹ Maria. Ðêm nào tôi cũng thắp hương, cầu khẩn”.
Vẫn lời bà L.: “Tôi thẫn thờ đau khổ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến nó. Còn thằng em nó hầu như tôi quên bẵng để mặc cho ông nhà tôi trông nom. Nhà tôi mất đi, trên bàn thờ bây giờ có hình ông ấy nhà tôi nữa. Hàng ngày khi đọc kinh, nhìn hình ông nhà tôi trên bàn thờ, tôi bảo: Ông có khôn thiêng thì ông mách bảo cho tôi tìm ra thằng P. Một hôm, em thằng P. đi đánh banh về, từ trong nhà tắm đi ra, nó ngồi trước mặt tôi, lấy khăn lông lau đôi bàn chân. Nó lau kỹ lắm, khiến tôi chú ý. Sao mà hai ngón chân cái của nó lại xòe ra như người Giao Chỉ ngày xưa. Tôi hỏi nó sao thế. Nó bảo thì ngón chân con nó thế. Ði giày thì hai ngón chân cái ép lại. Ðể chân không, nó lại xòe ra. Tôi trở lại Việt Nam, trở lại nhà bà dược sĩ. Bà vẫn ân cần, niềm nở đón tôi, và vẫn một mực nói: Tôi sẽ trả con cho bà, với điều kiện bà phải chứng minh được nó đích thực là con bà. Thì cũng là tình cờ thôi, hôm ấy thầy lang Mỹ lội xuống khúc sông trước nhà, bơi, tắm. Tắm xong, lúc ngồi ở nhà ngang anh ta ngồi lau chân, trời ơi, hai ngón chân cái của thằng Mỹ cũng xòe ra như thằng con tôi, em nó ở bên Mỹ. Không sai được nữa rồi. Tôi bỗng bật khóc và kêu lên P. ơi, con ơi. Thầy lang Mỹ trố mắt nhìn tôi. Bà dược sĩ cũng thảng thốt, đứng lên. Ba chúng tôi ôm choàng lấy nhau, nước mắt chan hòa. Thằng P. ôm tôi và nói: Con là P. của mẹ đây, mẹ L. ơi. Bà dược sĩ thì bảo: “Sao trước đây bà không nói cho tôi biết tên nó trước đây là P.”
Vẫn lời bà L.: “Bà dược sĩ nói rằng: Hàng ngày chúng tôi kêu nó là Mỹ. Nhưng những khi đau ốm, mê sảng, nó kêu lên: Mẹ L. ơi cứu P. Nhưng quả đúng 100% nó là con bà, bà dược sĩ lại hỏi tôi, vừa cười vừa nói, trong người nó có vết tích gì đặc biệt không. Tôi đáp ngay: Mông đít nó có một vết chàm. Thế là hai chúng tôi lại ôm lấy nhau lần nữa. Và lần này thì bà dược sĩ rành rọt nói: Ðúng thằng Mỹ đây, khi bé có tên là P. Nó đích thực là con bà. Tôi giàn giụa nước mắt xà lại ôm lấy P. Hai mẹ con chúng tôi ôm nhau thật chặt. Tôi bấu vào vai nó. Tôi nắm chặt cánh tay nó. Không rời ra được nữa đâu. Và trong lúc xúc động này, tôi lại hốt hoảng kêu lên: Ơi, con ơi, con ơi...” Tôi buông P. ra, buông con tôi ra, tôi chắp tay, đọc thầm một đoạn kinh tạ ơn Chúa, tạ ơn Trời, Phật. Nước mắt tôi tuôn như mưa. Tôi quỳ xuống, tôi vái tứ phương. Tôi gọi tên nhà tôi. Ông ơi, tôi tìm thấy con... rồi. Hai mẹ con tôi quay lại, thấy bà dược sĩ đứng nhìn chúng tôi, mếu máo với hai hàng lệ chảy. Chúng tôi, mẹ con tôi tiến tới, choàng tay ôm chặt bà vào lòng. Tôi nói: Bà ơi! Bà là ân nhân của chúng tôi, bà mới thật là mẹ nó. Trời, Phật đã dẫn dắt nó là con bà. Con tôi cũng nói: Con xin đa tạ mẹ... Thật, chưa bao giờ tôi vui sướng như thế mà cũng khóc nhiều như thế. Và cũng chưa bao giờ tôi tin tưởng mạnh mẽ như thế vào sự huyền diệu của các đấng thiêng liêng”.
Cho đến khi chúng tôi viết những dòng này thì Bà L. đã hoàn tất mọi thủ tục để đưa người con trai tên P. sang Mỹ đoàn tụ với gia đình. Khi mọi việc đã xong, tên tuổi những người liên hệ sẽ được in đầy đủ trong bài viết.
Gần 30 năm đã qua. Một thời gian đủ dài để một thế hệ được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Những con em chúng ta khi ra đi còn bé dại, nay đã không thiếu những người thành tài, có mặt trong hầu hết những sinh hoạt cao cấp nơi quê hương mới, là niềm vui sướng và hãnh diện cho cha mẹ, cho cộng đồng. Nhân câu chuyện trên, người viết đang thu thập những gương thành công của con em những gia đình ra đi trên Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502, để viết thêm vào phần cuối cuốn bút ký di tản này, như phần thưởng cho lòng can trường, liều chết ra đi vì Tự Do, vì tương lai của con cái. Rất mong được đón nhận những kết quả đẹp đẽ của những ai cùng đi trên chuyến tàu trên. Mọi liên lạc xin gửi về cho người viết: PO Box 888, La Jolla, CA 92088. ÐT: (858) 484-9193. Email: tphan2@san.rr.com. Bài viết có thể viết bằng tiếng Việt hay tiếng Anh. Nếu không có gì trở ngại, cuốn bút ký di tản của tác giả và những gương thành công của con cái chúng ta di tản trên Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502 sẽ được xuất bản để kỷ niệm 30 năm di tản.
Vài hàng về nhà văn Phan Lạc Tiếp
Ông Phan Lạc Tiếp nguyên là một Hạm Trưởng, một nhà văn. Ðêm 29 rạng ngày 30 Tháng Tư năm 1975, ông đã tận lực hỗ trợ vị Hạm Trưởng chiến hạm HQ 502, rời bến đem theo trên 5,000 đồng bào thoát được ra khơi.
Cuối năm 1979, khi làn sóng người vượt biển lên cao, và thảm nạn của thuyền nhân trở nên khủng khiếp nhất, ông đã cùng Giáo Sư Nguyễn Hữu Xương thành lập Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People SOS Committee). Liên tục trong 11 năm hoạt động, ủy ban này hợp tác với những tổ chức nhân đạo thế giới, đem tàu ra biển Ðông, cứu vớt được 3,103 thuyền nhân, và xin định cư cho hàng ngàn đồng bào tại các quốc gia đệ tam. Mới đây Quốc Hội Tiểu Bang California, Hoa Kỳ đã gửi đến tặng nhà văn Phan Lạc Tiếp một bằng tưởng lệ, viết:
California State Assembly
Certificate Of Recognition
presented to
TIEP LAC PHAN
In honor of
Your Hard Work and
Accomplishments in becoming a
Proud Member of our community.
Your Dedication to your Community is
Greatly Appreciated
hoiquanphidung.com
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Bài Post Cuối Ngày:Người Đàn Bà Trên Tầu HQ 502
Sáng ngày 30 Tháng Tư, con tàu liệt máy, buông trôi ở cửa sông. Biển ở trước mặt, sóng trắng xô xô từng đợt. Lại những đợt máy bay từ phía Sài Gòn túa ra.
Chuyến di tản của Dương Vận Hạm
Thị Nại, HQ 502, một con tàu hỏng máy, đang trong thời kỳ sửa chữa, chở
theo trên 5,000 người, rời cầu tàu trong Hải Quân Công Xưởng đêm hôm 29
Tháng Tư năm 1975 với bao nhiêu là khó khăn, hãi hùng, nguy hiểm. Hầu
như trên mười năm sau đó, đã định cư ở Hoa Kỳ an toàn, nhiều đêm ngủ,
thần trí tôi vẫn bị trôi theo cơn hốt hoảng kinh hoàng bởi chuyến đi
này. Trong những giấc mơ kinh dị đó, tôi vẫn thấy rõ rừng người đặc
nghịt ở trên sàn tàu. Bầu trời thì đen thẫm, những ánh đèn xanh đỏ của
những chiếc trực thăng vần vũ, nặng nề bay qua bay lại. Những đám cháy
sáng rực bùng lên ở mấy góc trời. Kho xăng Nhà Bè trắng xóa, lấp loáng
dưới ánh lửa đang cuồn cuộn bốc cao từ Căn Cứ Hải Quân. Những tiếng nổ
òa vỡ bên tai, kéo theo những tiếng rít của những trái đạn rời nòng từ
hai khẩu đại bác của Ðặc Khu Rừng Sát. Con tàu ôm sát bờ lửa đạn ấy để
vào nhánh sông Soài Rạp, bò ra cửa biển.
Sáng ngày 30 Tháng Tư, con tàu liệt máy, buông trôi ở cửa sông. Biển ở trước mặt, sóng trắng xô xô từng đợt. Lại những đợt máy bay từ phía Sài Gòn túa ra. Những chiếc trực thăng bay thấp, dọc theo hông tàu, thấp hơn chiều cao của đài chỉ huy chiến hạm. Cửa máy bay mở rộng. Chúng tôi thấy trong lòng máy bay chật ứ những đàn bà, trẻ con. Mấy bà già hướng về chiến hạm, quỳ, cúi gập người, chấp hai tay mà lễ. Trong khi đó viên phi công rà được tần số của chiến hạm. Bằng một giọng nói đầy khấp thiết: “Anh em Hải Quân ơi, cứu chúng tôi với. Chúng tôi được lệnh bay ra biển để đáp xuống tàu Mỹ. Nhưng tới điểm hẹn chỉ thấy biển mông mênh, tàu Mỹ đâu không thấy, nên phải quay về. Tàu tôi chỉ còn 5 phút xăng. Xin cứu chúng tôi, gia đình tôi, mẹ tôi...” Không cầm lòng được, Hạm Tướng Nguyễn Văn Tánh và “Ban Tham Mưu” chấp nhận những khó khăn, bất trắc, đồng ý là cho trực thăng đáp xuống sân chiến hạm. Sân chiến hạm đông đặc những người, lùng nhùng những chiếc mền đủ màu căng ra che sương gió qua đêm. Nắng bắt đầu oi ả. Tất cả phải giải tỏa cấp kỳ. Mọi người phải xuống hết sân chiến xa. Sân tàu trống vắng. Chiếc trực thăng từ từ đáp xuống. Một chiếc. Lại một chiếc nữa...
Tới gần trưa ngày 30 Tháng Tư, ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Cả tàu mấy ngàn người xốn xang, cuống quýt. Có những tiếng khóc vỡ òa đâu đó. Một buổi họp khẩn cấp để đi đến quyết định: Bằng mọi giá phải thoát ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Phải đi cho bằng được. Toán thợ máy kết hợp lạ lùng cố sửa chữa. Máy tàu nổ, một máy. Tàu ra được ngoài khơi, lết đến gần Côn Sơn, gặp được hạm đội mình ở đó. Lệnh từ Soái Hạm HQ3 chỉ thị cho HQ16 tới kéo HQ502 đi. Những đêm lừ đừ ở ngoài khơi, đoàn tàu vừa đi vừa đợi nhau. Những chiếc ghe đầy ứ người sáp vào chiến hạm. Không thể làm ngơ, tàu thả thang dây, lại vớt thêm người. Ðêm xuống, hải đăng Vũng Tàu lóe lên từng đợt như thách thức, như mời gọi, như những vẫy tay giã từ. Bờ biển quê hương đấy mà giờ đã trở nên kinh khiếp, chia lìa, đớn đau. Ngày đêm, qua làn sóng điện của đài Sài Gòn, không còn là những giọng nói thân quen, mà là những lời kêu gọi chát chúa, đe dọa của kẻ thù: “...quân, cán chính của ngụy quân Sài Gòn mau mau ra trình diện”. Những ngày thiếu thốn, chật chội, chia nhau từng ngụm nước, từng nắm cơm chỗ sống, chỗ khê, chỗ thì thiu chua.
Mấy ngày sau, bờ biển Phi Luật Tân hiện ra, núi non chập chùng đen thẫm. Lễ chào và hạ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa lần cuối được diễn ra, đơn giản nhưng vô cùng nghiêm trang và rất đớn đau. Lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ bạc màu từ từ được kéo xuống, cùng với hàng ngàn giọng hát, già, trẻ, nam, nữ cất lên, vừa hùng tráng, vừa chất chứa những nghẹn ngào. Những lời hát như trùm kín cả vùng trời biển nước mênh mông. Lời ca dứt. Những tiếng kêu khóc bỗng bùng vỡ. Nhìn đâu tôi cũng chỉ thấy những cặp mắt đầm đầm nước mắt. Trong những tiếng kêu khóc thảng thốt ấy, tôi thấy có tiếng kêu của một người đàn bà: “Ơi, con ơi, con ơi...” Trong tập bút ký viết về cuộc di tản này, tôi đã không quên ghi lại tiếng kêu thảng thốt, lạ lùng này. Tại sao tôi lại không ghi những tiếng kêu khóc khác tràn ứ quanh tôi trên con tàu Thị Nại HQ 502 lúc đó. Tôi không trả lời được. Vì khi viết lại giây phút xúc động lịch sử này, tay tôi như chỉ tuân theo những gì mà thần trí tôi đã ghi dấu mà tự động viết ra. Viết ra như vẽ lại rất tự nhiên, không có một sự lựa chọn nào. Nhưng bây giờ thì tôi hiểu. Tình cờ tôi đã hiểu. Có những hình ảnh tuy mờ nhòa, khi ẩn khi hiện, nhưng không bao giờ biến mất trong trí nhớ của tôi. Tôi không bao giờ quên. Tôi nhớ lại rồi. Tôi nhớ thật rõ. Tôi hiểu tại sao tôi ghi lại tiếng kêu này. Xin hãy cho tôi từ từ nhớ lại.
Tôi bỏ chiếc xe hơi nhỏ ở ngoài cửa Hải Quân Công Xưởng, sát bên Bệnh Xá Bạch Ðằng. Tôi đi đầu, hướng dẫn cả gia đình trên mười người, theo đoàn người lũ lượt chạy bộ dọc theo chiều dài của Hải Quân Công Xưởng. Vừa chạy vừa ngoái cổ nhìn trở lại để kiểm soát đoàn “rồng rắn” của gia đình. Chỉ sợ có người bị lạc. Lạc là vô cùng khốn khổ, khó khăn. Tìm đến cầu tàu trước Bộ Tư Lệnh Hạm Ðội. Con tàu Thị Nại, HQ 502 nằm đó, vị trí 1. Bên ngoài con tàu này còn ba con tàu khác cặp song song. Tất cả bốn con tàu xám ngắt, hướng mũi phía hạ dòng. Người từ phía sau tràn tới. Như đã hẹn, tôi sẽ phải lên cho được con tàu này. Con tàu do bạn thân cùng khóa với tôi làm Hạm Trưởng - Hải Quân Trung Tá Nguyễn Văn Tánh. Chúng tôi cũng đã hùn tiền mua thêm nhiều gạo, mì và những thức ăn khô chất sẵn ở tàu này. Nước lấy tối đa. Lúc này nước thủy triều dâng cao, bắt đầu xuống. Người ken sát nhau như gạch trên cầu tàu, nhích tới, nhích tới. Cái thang dài độc nhất dựng dốc ngược bên hông tàu. Tôi biết rằng khi khẩn cấp, chỉ cần thả hai mối dây là cái thang tự động tuồi xuống cầu tàu, lăn theo hai bánh xe ghì trên mặt đất, không một chút khó khăn. Tàu sẽ tách bến dễ dàng. Nhưng bây giờ rừng người đang ùn ùn tiến tới. Những quân nhân, trai tráng thì tìm mọi cách bám vào thành tàu mà lên. Gia đình tôi tất cả mười ba người, con số tình cờ không vui, trong đó có hai ông bà nhạc tôi ốm yếu, bốn đứa con nhỏ dưới mười tuổi. Chúng tôi không có cách nào khác là phải leo ngược cầu thang nhỏ, dốc ngược này để lên tàu mà thôi. Tôi lên đầu tiên, bế trên tay thằng con út hai tuổi bụ sữa, nặng trĩu. Trên lưng đeo một ba-lô quần áo và các thứ cần dùng. Một tay xách cái va-li nhỏ đựng đầy giấy tờ, bản thảo và hình ảnh. Rất nhiều hình ảnh. Cầu thang dốc và trơn, khiến tôi trượt chân. Cái va-li trở nên nặng quá bung ra phía ngoài. Tôi buông tay, nắm vội vào sợi dây cable, cái va-li rơi tõm xuống nước, mất tăm. Hai tay ôm chặt thằng nhỏ trong lòng. Tôi cúi người xuống để ghì lấy mặt thang. Trong phút chông chênh đó có bàn tay ai rất mạnh giữ chặt lấy cánh tay tôi. Chỉ trong một sát na kinh khiếp đó, tôi gượng lại được và bò lên sàn tàu. Không biết cánh tay ấy của ai. Ai đã cứu bố con tôi. Ðặt con xuống sàn tàu tim tôi còn đập bập bùng hồi hộp. Tôi quay lại cùng các em tôi kéo vợ tôi, hai ông bà nhạc lên tàu. Kiểm điểm lại “quân số” gia đình. Ðủ cả. Tôi quay lại cầu thang, đứng chân trước chân sau thật vững trên sàn tàu. Một tay vịn vào hàng rào chắn, một tay chìa ra kéo những người đang trèo ngược thang lên. Bao nhiêu bàn tay tôi đã nắm. Có bao nhiêu bàn tay bè bạn thân quen, nắm chặt tay nhau kéo lên, buông ra với những nụ cười. Anh Trần Văn Tâm (nhà văn Trần Quán Niệm), anh Nguyễn Hưng Quảng, anh Nguyễn Ða Phúc và bao nhiêu người nữa. Chúng tôi xúm nhau ở đó để tiếp tay, đỡ đần những người yếu đuối. Có bao nhiêu là những bàn tay già nua, hay non dại của những ai tôi chưa bao giờ gặp gỡ. Tất nhiên chúng tôi cũng đã chuyển, bế bao nhiêu là trẻ con ở tuổi các con tôi. Lúc kéo người lên như thế, cũng là lúc tôi nhìn xuống khoảng trống giữa thành tàu và cầu tàu, tôi không còn thấy cái va-li của tôi đâu cả. Nước đã cuốn nó đi trôi nổi ở góc kẹt nào. Khoảng trống dọc theo thân tàu chỉ độ bốn mươi phân thôi, là bề dày của trái độn cao su. Cái khe này hun hút đen thẫm dọc theo thân tàu dài hàng trăm thước. Dưới sâu là mặt nước, những làn sóng nhỏ, lấp lánh ánh đèn trôi đi, trôi đi. Tôi biết sức nước trông thế nhưng thật là mạnh mẽ. Chân cầu tàu lù xù những vết sò hến, rác rưởi bám đầy. Nếu ban nãy tôi không có cánh tay nào bám lấy, ngã xuống đây... Mới thoáng nghĩ thế, toàn thân tôi như lạnh buốt. Tôi nghĩ đến con tôi. Ðứa con út của tôi.
Rời cầu thang quay gót trở lại với gia đình, tôi vừa quay gót, có tiếng người đàn bà thảng thốt kêu lên: “Con tôi, con tôi rơi... rồi. Ơi con ơi là con ơi...” Tôi quay phắt lại, người ta đen đặc, đang kéo người đàn bà vào sàn tàu. Ở phía cầu thang người vẫn cứ ùn tấn lên không dứt. Người đàn bà khốn khổ, mất con như mê đi, đang được người ta xúm lại chữa chạy, giựt tóc, bôi dầu. Hình như không ai quan tâm gì đến số phận của đứa nhỏ vừa rời tay mẹ rơi xuống cầu tàu, mất tăm. Vô phương cứu tìm. Mà ai còn có thì giờ đâu để ngó xuống cái khe đen thẫm đó. Người càng lúc càng lên thêm, đứng đen đặc cả sàn tàu. Không ai biết, chẳng ai quan tâm đến cảnh huống bi thảm vừa mới xảy ra. Ðêm mỗi lúc mỗi sâu. Nỗi khốn khổ của người mẹ mất con như bay theo, mất hút giữa đêm đen mỗi lúc mỗi thêm kinh sợ.
Lên được trên tàu, tìm gặp bạn tôi, HQ Trung Tá Nguyễn Văn Tánh, Hạm Trưởng, anh nhường phòng của anh cho gia đình tôi. Tôi ngần ngại, nhưng anh bảo: "Tôi còn cái phòng nhỏ trên Trung Tâm Hành Quân." Tạm yên tâm, tôi sát cánh cùng anh, tập họp tất cả những quân nhân có mặt, tìm mọi cách để đem tàu ra khơi. Người thì chật cứng ở sân boong chính, ở hầm chiến xa, và la liệt cả ở hành lang, mọi chỗ. Nhưng như anh Tánh sau này cho biết thì “nhân viên cơ hữu trên 100 nay chỉ còn có 9 người...” Tình trạng chiến hạm thì còn đang sửa chữa: “Hai máy chánh ráp xong, nhưng chưa thử tại chỗ. Hai máy điện chưa được ráp song song. Bơm nước ngọt và bơm cứu hỏa chưa ráp. Bình cứu hỏa CO2 còn nằm trên Hải Quân Công Xưởng. Hai máy neo trước và sau bất khiển dụng. Sàn tàu cắt mở lối đem máy chánh lên chưa hàn lại”. Biết bao nhiêu là trở ngại, khó khăn, nguy hiểm. Khi khởi động được máy thì tay lái bất khiển dụng. Dây cable lái bị cắt đứt. Nói ra không hết những nguy khốn của cuộc đi này. Bao nhiêu điều, bao nhiêu hình ảnh vẫn đầy ắp trong trí nhớ của tôi. Nhưng hình như tiếng kêu vô vọng, thảng thốt của người đàn bà khốn khổ đó đã thấm nhập sâu đậm vào trí não tôi. Lúc mờ lúc tỏ, nhưng tiếng kêu đó không bao giờ mất được trong tiềm thức của tôi. Khi có những sự tương quan, hình ảnh ấy sẽ tự động hiện ra mà lý trí tôi hình như không thể can dự vào. Và sự việc đã được xảy ra rất tình cờ mới đây, gần 30 năm xa cách.
Trong một buổi gặp gỡ thu hẹp của mấy bà bạn cựu nữ sinh Trưng Vương của bà xã tôi tại San Jose, chuyện trò đang nổ như cái chợ, bỗng khựng lại, khi tình cờ chị D. N. nói: “Thế ra gia đình tao dùng di tản trên con tàu Thị Nại HQ 502 với tụi mày à. A, sao cả tuần lễ trên tàu mà mình không gặp được nhau. Ừ, người đông như kiến. Trên 5,000 người. Khiếp thật!”
Anh Ng., chồng chị N. nói: “Khi ở trên tàu tôi xung phong trong toán nhà bếp, nóng như cái hầm. Lúc có điện lúc không. Cơm nấu suốt ngày mà không đủ. Lúc sống, lúc khê. Khi ra đi đại gia đình chúng tôi có 20 người. Nếu kể cả thằng cháu P. bị rơi ở cầu tàu là 21. Bây giờ tổng số đã là 40...” Lòng tôi như có điện giật. Cả một khung trời kinh khiếp đêm 29 rạng 30 Tháng Tư năm cũ lại hiện ra rõ ràng. Cái khe sâu dài dọc theo cầu tàu đen thẫm, lấp lánh những lượn sóng trôi đi, trôi đi. Tiếng kêu thảng thốt của người đàn bà: “Con tôi, con tôi rơi rồi... Ơi con ơi là con ơi”. Lạ nhỉ. Quả đất tròn thật. Tôi phải tìm gặp cho được người đàn bà ấy.
Bà D. T. L., qua điện thoại kể lể: “...một tay tôi cầm cái túi. Một tay tôi dắt thằng cháu P. bước lên cầu thang dốc ngược của con tàu. Người từ phía dưới cứ nống lên. Mà là người nhà mình cả chứ đâu. Gót giày tôi như kẹt vào khe cầu thang, chân tôi bỗng nghiêng đi, lao chao muốn ngã. Thế là tôi buông tay thằng nhỏ ra. Nó rơi ngay xuống khe tàu, mất tiêu. Tai tôi như chỉ còn thấy tiếng cháu kêu: mẹ L... Tôi kêu lên, nhưng có ai giúp được gì đâu. Mà có ai thấy gì đâu mà giúp. Tay tôi bỗng trống không. Tôi được người ta kéo lên sàn tàu. Tôi mê đi chẳng còn biết gì nữa sất. Bên tai tôi cứ như loáng thoáng tiếng kêu của nó. Từ đó, nói ông bỏ quá đi cho, tôi cứ ngơ ngẩn, chả còn thiết gì nữa cả. Tôi nằm như chết ở sàn tàu, chả thiết ăn uống gì. Khi đoàn tàu sửa soạn vào cảng ở Phi Luật Tân, mọi người lên sân chính để chào quốc kỳ lần cuối, trong tai tôi vẫn vang vang lời kêu cứu của cháu: Mẹ L. ơi... Vì thế, trong giờ phút ấy tôi bỗng òa khóc và kêu lên...” Vẫn lời kể của bà L.: “Lúc ấy cháu T. T. P. được 6 tuổi rưỡi. Cháu nhờ trời cũng chịu ăn, chịu chơi nên cũng có da có thịt, chắc nịch. Mỗi khi cháu trái nắng, trở trời cháu cứ hay kêu: Mẹ L. ơi cứu P. Tôi không quên được tiếng kêu ấy của cháu, ông à. Tiếng kêu ấy cứ vang vang ở trong đầu tôi, hình như không lúc nào dứt. Lúc thức, lúc ngủ, lúc tụng kinh, không lúc nào tôi không nghe thấy tiếng kêu ấy của con tôi, nên tôi nghĩ rằng con tôi còn sống. Vì thế suốt mấy chục năm, ngày nào tôi cũng thắp hương cầu Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn phù hộ độ trì cho cháu. Sau này chúng tôi trở lại đạo, tôi hàng ngày lại cầu xin Ðức Mẹ Maria che chở cho cháu. Tôi tin tưởng hoàn toàn vào Đấng Thiêng Liêng và tôi vẫn tin rằng cháu còn sống ông à”.
Vẫn lời kể của bà L.: “Rồi cách đây ít năm, người Việt Nam từ hải ngoại về nước mỗi lúc mỗi đông. Tôi cũng về thăm lại làng xóm, thăm thân nhân. Trong câu chuyện qua lại giữa bà con, có người nhắc rằng: Nếu chị tin là cháu còn sống, thì phải có người vớt được cháu. Chị thử đăng báo tìm xem thế nào. Không thiếu những trường hợp thất lạc con cái, rồi người ta cũng tìm lại được đấy. Thế là tôi nhờ đăng tin tìm cháu ở báo Tuổi Trẻ, thì có 6 người cùng tuổi với cháu liên lạc với tôi. Người thì ở ngay trong thành phố Sài Gòn, người thì ở dưới quê. Cũng là người tử tế cả. Có anh nói: Thôi con không qua Mỹ đâu. Ðã có vợ con và sống ở đây quen rồi, mẹ có thương con thì cho con ít cây (vàng), con mua mấy mẫu ruộng. Thì nghe thế biết thế, tôi cũng chưa có gì đích xác để quyết định cả. Trong 6 người nhận là con tôi, có một anh cao, giống thằng con tôi tên là Mỹ. Anh này hiện học nghề Ðông Y, chưa vợ con gì cả. Với tôi anh ấy đối xử lịch sự, bình thường, không vồn vã mà chẳng đề nghị xin xỏ gì. Vì theo bà mẹ nuôi của anh kể lại thì câu chuyện khá dài, nhiều uẩn khúc lắm”.
Vẫn theo lời kể của bà L.: “Bà này giàu có lắm. Trước 75 bà là dược sĩ, có tiệm thuốc tây rất lớn. Bà đã có gần 10 người con do bà đẻ ra. Nhưng trong hoàn cảnh tang thương của thời loạn lạc, có mấy người không nuôi được con, đem cho bà, bà đều nhận hết. Bà săn sóc trên mười đứa con, con đẻ cũng như con nuôi, như nhau. Ðứa nào học được bà cho đi học. Nhiều đứa thành tài là kỹ sư, bác sĩ. Có đứa lớn lên xin về nhà bố mẹ đẻ, bà cũng vui lòng, còn cấp vốn liếng cho để làm ăn. Có đứa làm ăn thất bại lại bò lên xin ở lại với bà, bà lại nhận nuôi nấng cả gia đình vợ con nó như xưa. Bây giờ trong thời đổi mới, bà đang kinh doanh về ngành du lịch. Bà mua cả một khu rừng xây khách sạn, đắp núi non, vườn cảnh. Trong đó có những nhánh sông, bà cho xây cầu qua lại thật là đẹp. Nói ra có lẽ khó ai tin được. Thật cái nhà của tôi bên Mỹ không bằng cái nhà xe của bà ấy. Bà ấy nói với tôi rằng thằng Mỹ do một bà bán chè ở bến sông Sài Gòn cho bà ấy. Thằng nhỏ này trôi trên sông Sài Gòn, có một người lái đò vớt được, đưa lên bờ. Thằng bé bơ vơ, rét mướt khóc quá xá, nên cho đứng tạm cạnh bà bán xôi chè, đợi bố mẹ nó tìm đến. Nhưng chả thấy bố mẹ nó đâu, bà hàng xôi tìm đến bà dược sĩ bảo rằng: Bà làm phước nuôi giùm thêm đứa nhỏ này. Hỏi bố mẹ con đâu, nó nói trong nước mắt: Ði Mỹ rồi. Do đó bà dược sĩ mới đặt tên nó là Mỹ”.
Vẫn lời của bà L.: “Cái anh tên Mỹ này lớn lên trong gia đình bà dược sĩ. Dù không ai nhắc nhở, nhưng anh ta vẫn tin rằng sẽ có lúc anh ta phải qua Mỹ đoàn tụ với cha mẹ ruột. Thời gian vùn vụt trôi, gần ba mươi năm cơ hội chưa đến. Trong khi chờ đợi, anh ta quyết không lập gia đình, sợ lôi thôi khi đoàn tụ. Và để có một nghề qua Mỹ không cần học lại, anh ta học nghề đông y sĩ. Bà dược sĩ nói với tôi rằng, tuy là con nuôi, nhưng tôi thương thằng Mỹ như con ruột. Nó muốn gì, tôi không tiếc. Ðấy cái cửa hiệu đông y đấy, rất khang trang, đủ mọi thứ thuốc, từ sâm nhung hảo hạng, đến các thứ quế đắt tiền, thứ gì tôi cũng đặt mua đầy đủ. Nó vừa sửa soạn là thầy lang vừa làm người bào chế, rất mát tay tuy chưa ra trường nhưng cũng đông khách lắm. Sang Mỹ chưa chắc gì đã có một cơ sở vững vàng như thế. Nhưng nó biết, nó tin là nó không ở đây lâu đâu. Thế nào nó cũng qua Mỹ đoàn tụ với bố mẹ ruột của nó. Nó muốn thế, tôi cũng sẵn sàng giúp nó được toại ý khi cơ hội đến. Nếu nó thực sự là con bà, bà chứng minh được nó là con bà, tôi sẽ cố gắng tìm mọi cách để nó về với bà”.
Vẫn lời của bà L.: “Tôi trở lại Hoa Kỳ, tôi cứ nhớ cái thằng Mỹ này quá. Chắc chắn nó là con tôi. Nhưng bảo rằng chứng minh cụ thể thì tôi chưa có cách. Tôi có đem chuyện này hỏi ông bác sĩ gia đình. Ông bác sĩ nói rằng: Dễ lắm. Nếu nó là con bà, chỉ đem đi thử máu, thử DNA là ra ngay. Thì cái vụ thử nghiệm này thì chắc rồi. Nhưng tôi lại không muốn làm thế. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, nhờ tôi thành tâm lễ bái, khẩn cầu, nên Đấng Thiêng Liêng đã đưa đẩy cho tôi tìm thấy cháu. Bây giờ lại đem thử nghiệm thì có khác gì không tin vào Đấng Linh Thiêng nữa, nên tôi không làm. Nghe thế, ông bác sĩ ngồi thừ ra hồi lâu rồi hỏi tôi. Nếu nó là con bà, thì nó không giống ông bà cái tai, cũng phải giống cái tóc chứ. Bà nhìn nó bà có thấy nó giống ai trong nhà không, chắc là phải giống ông nó nhà tôi. Khốn nỗi ông nhà tôi sang bên Mỹ được ít năm thì mất. Ông mất cũng là tại tôi một phần. Ông cứ cằn nhằn tôi bao nhiêu năm: Sao đang nắm tay nó bà lại buông tay ra. Làm gì cũng phải có ý có tứ chứ. Nắm thật chặt tay thì nó đâu có rơi được. Ðành rằng thế, nhưng nào tôi có muốn buông tay ra đâu. Trời xui đất khiến nó hóa như thế, chứ có người mẹ nào lại nỡ buông con ra cho nó rơi xuống sông hở ông. Thế là bao nhiêu năm đằng đẵng xót xa, rồi ông ấy mất. Lúc mất hình như ông ấy còn gọi tên nó trong phút lâm chung. Thế là bao nỗi cay đắng đổ cả trên đầu tôi. Thôi thì trăm sự tôi trông vào Đấng Linh Thiêng, Ðức Quan Thế Âm khi trước và bây giờ là Ðức Mẹ Maria. Ðêm nào tôi cũng thắp hương, cầu khẩn”.
Vẫn lời bà L.: “Tôi thẫn thờ đau khổ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến nó. Còn thằng em nó hầu như tôi quên bẵng để mặc cho ông nhà tôi trông nom. Nhà tôi mất đi, trên bàn thờ bây giờ có hình ông ấy nhà tôi nữa. Hàng ngày khi đọc kinh, nhìn hình ông nhà tôi trên bàn thờ, tôi bảo: Ông có khôn thiêng thì ông mách bảo cho tôi tìm ra thằng P. Một hôm, em thằng P. đi đánh banh về, từ trong nhà tắm đi ra, nó ngồi trước mặt tôi, lấy khăn lông lau đôi bàn chân. Nó lau kỹ lắm, khiến tôi chú ý. Sao mà hai ngón chân cái của nó lại xòe ra như người Giao Chỉ ngày xưa. Tôi hỏi nó sao thế. Nó bảo thì ngón chân con nó thế. Ði giày thì hai ngón chân cái ép lại. Ðể chân không, nó lại xòe ra. Tôi trở lại Việt Nam, trở lại nhà bà dược sĩ. Bà vẫn ân cần, niềm nở đón tôi, và vẫn một mực nói: Tôi sẽ trả con cho bà, với điều kiện bà phải chứng minh được nó đích thực là con bà. Thì cũng là tình cờ thôi, hôm ấy thầy lang Mỹ lội xuống khúc sông trước nhà, bơi, tắm. Tắm xong, lúc ngồi ở nhà ngang anh ta ngồi lau chân, trời ơi, hai ngón chân cái của thằng Mỹ cũng xòe ra như thằng con tôi, em nó ở bên Mỹ. Không sai được nữa rồi. Tôi bỗng bật khóc và kêu lên P. ơi, con ơi. Thầy lang Mỹ trố mắt nhìn tôi. Bà dược sĩ cũng thảng thốt, đứng lên. Ba chúng tôi ôm choàng lấy nhau, nước mắt chan hòa. Thằng P. ôm tôi và nói: Con là P. của mẹ đây, mẹ L. ơi. Bà dược sĩ thì bảo: “Sao trước đây bà không nói cho tôi biết tên nó trước đây là P.”
Vẫn lời bà L.: “Bà dược sĩ nói rằng: Hàng ngày chúng tôi kêu nó là Mỹ. Nhưng những khi đau ốm, mê sảng, nó kêu lên: Mẹ L. ơi cứu P. Nhưng quả đúng 100% nó là con bà, bà dược sĩ lại hỏi tôi, vừa cười vừa nói, trong người nó có vết tích gì đặc biệt không. Tôi đáp ngay: Mông đít nó có một vết chàm. Thế là hai chúng tôi lại ôm lấy nhau lần nữa. Và lần này thì bà dược sĩ rành rọt nói: Ðúng thằng Mỹ đây, khi bé có tên là P. Nó đích thực là con bà. Tôi giàn giụa nước mắt xà lại ôm lấy P. Hai mẹ con chúng tôi ôm nhau thật chặt. Tôi bấu vào vai nó. Tôi nắm chặt cánh tay nó. Không rời ra được nữa đâu. Và trong lúc xúc động này, tôi lại hốt hoảng kêu lên: Ơi, con ơi, con ơi...” Tôi buông P. ra, buông con tôi ra, tôi chắp tay, đọc thầm một đoạn kinh tạ ơn Chúa, tạ ơn Trời, Phật. Nước mắt tôi tuôn như mưa. Tôi quỳ xuống, tôi vái tứ phương. Tôi gọi tên nhà tôi. Ông ơi, tôi tìm thấy con... rồi. Hai mẹ con tôi quay lại, thấy bà dược sĩ đứng nhìn chúng tôi, mếu máo với hai hàng lệ chảy. Chúng tôi, mẹ con tôi tiến tới, choàng tay ôm chặt bà vào lòng. Tôi nói: Bà ơi! Bà là ân nhân của chúng tôi, bà mới thật là mẹ nó. Trời, Phật đã dẫn dắt nó là con bà. Con tôi cũng nói: Con xin đa tạ mẹ... Thật, chưa bao giờ tôi vui sướng như thế mà cũng khóc nhiều như thế. Và cũng chưa bao giờ tôi tin tưởng mạnh mẽ như thế vào sự huyền diệu của các đấng thiêng liêng”.
Cho đến khi chúng tôi viết những dòng này thì Bà L. đã hoàn tất mọi thủ tục để đưa người con trai tên P. sang Mỹ đoàn tụ với gia đình. Khi mọi việc đã xong, tên tuổi những người liên hệ sẽ được in đầy đủ trong bài viết.
Gần 30 năm đã qua. Một thời gian đủ dài để một thế hệ được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Những con em chúng ta khi ra đi còn bé dại, nay đã không thiếu những người thành tài, có mặt trong hầu hết những sinh hoạt cao cấp nơi quê hương mới, là niềm vui sướng và hãnh diện cho cha mẹ, cho cộng đồng. Nhân câu chuyện trên, người viết đang thu thập những gương thành công của con em những gia đình ra đi trên Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502, để viết thêm vào phần cuối cuốn bút ký di tản này, như phần thưởng cho lòng can trường, liều chết ra đi vì Tự Do, vì tương lai của con cái. Rất mong được đón nhận những kết quả đẹp đẽ của những ai cùng đi trên chuyến tàu trên. Mọi liên lạc xin gửi về cho người viết: PO Box 888, La Jolla, CA 92088. ÐT: (858) 484-9193. Email: tphan2@san.rr.com. Bài viết có thể viết bằng tiếng Việt hay tiếng Anh. Nếu không có gì trở ngại, cuốn bút ký di tản của tác giả và những gương thành công của con cái chúng ta di tản trên Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502 sẽ được xuất bản để kỷ niệm 30 năm di tản.
Vài hàng về nhà văn Phan Lạc Tiếp
Ông Phan Lạc Tiếp nguyên là một Hạm Trưởng, một nhà văn. Ðêm 29 rạng ngày 30 Tháng Tư năm 1975, ông đã tận lực hỗ trợ vị Hạm Trưởng chiến hạm HQ 502, rời bến đem theo trên 5,000 đồng bào thoát được ra khơi.
Cuối năm 1979, khi làn sóng người vượt biển lên cao, và thảm nạn của thuyền nhân trở nên khủng khiếp nhất, ông đã cùng Giáo Sư Nguyễn Hữu Xương thành lập Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People SOS Committee). Liên tục trong 11 năm hoạt động, ủy ban này hợp tác với những tổ chức nhân đạo thế giới, đem tàu ra biển Ðông, cứu vớt được 3,103 thuyền nhân, và xin định cư cho hàng ngàn đồng bào tại các quốc gia đệ tam. Mới đây Quốc Hội Tiểu Bang California, Hoa Kỳ đã gửi đến tặng nhà văn Phan Lạc Tiếp một bằng tưởng lệ, viết:
California State Assembly
Certificate Of Recognition
presented to
TIEP LAC PHAN
In honor of
Your Hard Work and
Accomplishments in becoming a
Proud Member of our community.
Your Dedication to your Community is
Greatly Appreciated
hoiquanphidung.com
Tân Sơn Hòa chuyển
Sáng ngày 30 Tháng Tư, con tàu liệt máy, buông trôi ở cửa sông. Biển ở trước mặt, sóng trắng xô xô từng đợt. Lại những đợt máy bay từ phía Sài Gòn túa ra. Những chiếc trực thăng bay thấp, dọc theo hông tàu, thấp hơn chiều cao của đài chỉ huy chiến hạm. Cửa máy bay mở rộng. Chúng tôi thấy trong lòng máy bay chật ứ những đàn bà, trẻ con. Mấy bà già hướng về chiến hạm, quỳ, cúi gập người, chấp hai tay mà lễ. Trong khi đó viên phi công rà được tần số của chiến hạm. Bằng một giọng nói đầy khấp thiết: “Anh em Hải Quân ơi, cứu chúng tôi với. Chúng tôi được lệnh bay ra biển để đáp xuống tàu Mỹ. Nhưng tới điểm hẹn chỉ thấy biển mông mênh, tàu Mỹ đâu không thấy, nên phải quay về. Tàu tôi chỉ còn 5 phút xăng. Xin cứu chúng tôi, gia đình tôi, mẹ tôi...” Không cầm lòng được, Hạm Tướng Nguyễn Văn Tánh và “Ban Tham Mưu” chấp nhận những khó khăn, bất trắc, đồng ý là cho trực thăng đáp xuống sân chiến hạm. Sân chiến hạm đông đặc những người, lùng nhùng những chiếc mền đủ màu căng ra che sương gió qua đêm. Nắng bắt đầu oi ả. Tất cả phải giải tỏa cấp kỳ. Mọi người phải xuống hết sân chiến xa. Sân tàu trống vắng. Chiếc trực thăng từ từ đáp xuống. Một chiếc. Lại một chiếc nữa...
Tới gần trưa ngày 30 Tháng Tư, ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Cả tàu mấy ngàn người xốn xang, cuống quýt. Có những tiếng khóc vỡ òa đâu đó. Một buổi họp khẩn cấp để đi đến quyết định: Bằng mọi giá phải thoát ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Phải đi cho bằng được. Toán thợ máy kết hợp lạ lùng cố sửa chữa. Máy tàu nổ, một máy. Tàu ra được ngoài khơi, lết đến gần Côn Sơn, gặp được hạm đội mình ở đó. Lệnh từ Soái Hạm HQ3 chỉ thị cho HQ16 tới kéo HQ502 đi. Những đêm lừ đừ ở ngoài khơi, đoàn tàu vừa đi vừa đợi nhau. Những chiếc ghe đầy ứ người sáp vào chiến hạm. Không thể làm ngơ, tàu thả thang dây, lại vớt thêm người. Ðêm xuống, hải đăng Vũng Tàu lóe lên từng đợt như thách thức, như mời gọi, như những vẫy tay giã từ. Bờ biển quê hương đấy mà giờ đã trở nên kinh khiếp, chia lìa, đớn đau. Ngày đêm, qua làn sóng điện của đài Sài Gòn, không còn là những giọng nói thân quen, mà là những lời kêu gọi chát chúa, đe dọa của kẻ thù: “...quân, cán chính của ngụy quân Sài Gòn mau mau ra trình diện”. Những ngày thiếu thốn, chật chội, chia nhau từng ngụm nước, từng nắm cơm chỗ sống, chỗ khê, chỗ thì thiu chua.
Mấy ngày sau, bờ biển Phi Luật Tân hiện ra, núi non chập chùng đen thẫm. Lễ chào và hạ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa lần cuối được diễn ra, đơn giản nhưng vô cùng nghiêm trang và rất đớn đau. Lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ bạc màu từ từ được kéo xuống, cùng với hàng ngàn giọng hát, già, trẻ, nam, nữ cất lên, vừa hùng tráng, vừa chất chứa những nghẹn ngào. Những lời hát như trùm kín cả vùng trời biển nước mênh mông. Lời ca dứt. Những tiếng kêu khóc bỗng bùng vỡ. Nhìn đâu tôi cũng chỉ thấy những cặp mắt đầm đầm nước mắt. Trong những tiếng kêu khóc thảng thốt ấy, tôi thấy có tiếng kêu của một người đàn bà: “Ơi, con ơi, con ơi...” Trong tập bút ký viết về cuộc di tản này, tôi đã không quên ghi lại tiếng kêu thảng thốt, lạ lùng này. Tại sao tôi lại không ghi những tiếng kêu khóc khác tràn ứ quanh tôi trên con tàu Thị Nại HQ 502 lúc đó. Tôi không trả lời được. Vì khi viết lại giây phút xúc động lịch sử này, tay tôi như chỉ tuân theo những gì mà thần trí tôi đã ghi dấu mà tự động viết ra. Viết ra như vẽ lại rất tự nhiên, không có một sự lựa chọn nào. Nhưng bây giờ thì tôi hiểu. Tình cờ tôi đã hiểu. Có những hình ảnh tuy mờ nhòa, khi ẩn khi hiện, nhưng không bao giờ biến mất trong trí nhớ của tôi. Tôi không bao giờ quên. Tôi nhớ lại rồi. Tôi nhớ thật rõ. Tôi hiểu tại sao tôi ghi lại tiếng kêu này. Xin hãy cho tôi từ từ nhớ lại.
Tôi bỏ chiếc xe hơi nhỏ ở ngoài cửa Hải Quân Công Xưởng, sát bên Bệnh Xá Bạch Ðằng. Tôi đi đầu, hướng dẫn cả gia đình trên mười người, theo đoàn người lũ lượt chạy bộ dọc theo chiều dài của Hải Quân Công Xưởng. Vừa chạy vừa ngoái cổ nhìn trở lại để kiểm soát đoàn “rồng rắn” của gia đình. Chỉ sợ có người bị lạc. Lạc là vô cùng khốn khổ, khó khăn. Tìm đến cầu tàu trước Bộ Tư Lệnh Hạm Ðội. Con tàu Thị Nại, HQ 502 nằm đó, vị trí 1. Bên ngoài con tàu này còn ba con tàu khác cặp song song. Tất cả bốn con tàu xám ngắt, hướng mũi phía hạ dòng. Người từ phía sau tràn tới. Như đã hẹn, tôi sẽ phải lên cho được con tàu này. Con tàu do bạn thân cùng khóa với tôi làm Hạm Trưởng - Hải Quân Trung Tá Nguyễn Văn Tánh. Chúng tôi cũng đã hùn tiền mua thêm nhiều gạo, mì và những thức ăn khô chất sẵn ở tàu này. Nước lấy tối đa. Lúc này nước thủy triều dâng cao, bắt đầu xuống. Người ken sát nhau như gạch trên cầu tàu, nhích tới, nhích tới. Cái thang dài độc nhất dựng dốc ngược bên hông tàu. Tôi biết rằng khi khẩn cấp, chỉ cần thả hai mối dây là cái thang tự động tuồi xuống cầu tàu, lăn theo hai bánh xe ghì trên mặt đất, không một chút khó khăn. Tàu sẽ tách bến dễ dàng. Nhưng bây giờ rừng người đang ùn ùn tiến tới. Những quân nhân, trai tráng thì tìm mọi cách bám vào thành tàu mà lên. Gia đình tôi tất cả mười ba người, con số tình cờ không vui, trong đó có hai ông bà nhạc tôi ốm yếu, bốn đứa con nhỏ dưới mười tuổi. Chúng tôi không có cách nào khác là phải leo ngược cầu thang nhỏ, dốc ngược này để lên tàu mà thôi. Tôi lên đầu tiên, bế trên tay thằng con út hai tuổi bụ sữa, nặng trĩu. Trên lưng đeo một ba-lô quần áo và các thứ cần dùng. Một tay xách cái va-li nhỏ đựng đầy giấy tờ, bản thảo và hình ảnh. Rất nhiều hình ảnh. Cầu thang dốc và trơn, khiến tôi trượt chân. Cái va-li trở nên nặng quá bung ra phía ngoài. Tôi buông tay, nắm vội vào sợi dây cable, cái va-li rơi tõm xuống nước, mất tăm. Hai tay ôm chặt thằng nhỏ trong lòng. Tôi cúi người xuống để ghì lấy mặt thang. Trong phút chông chênh đó có bàn tay ai rất mạnh giữ chặt lấy cánh tay tôi. Chỉ trong một sát na kinh khiếp đó, tôi gượng lại được và bò lên sàn tàu. Không biết cánh tay ấy của ai. Ai đã cứu bố con tôi. Ðặt con xuống sàn tàu tim tôi còn đập bập bùng hồi hộp. Tôi quay lại cùng các em tôi kéo vợ tôi, hai ông bà nhạc lên tàu. Kiểm điểm lại “quân số” gia đình. Ðủ cả. Tôi quay lại cầu thang, đứng chân trước chân sau thật vững trên sàn tàu. Một tay vịn vào hàng rào chắn, một tay chìa ra kéo những người đang trèo ngược thang lên. Bao nhiêu bàn tay tôi đã nắm. Có bao nhiêu bàn tay bè bạn thân quen, nắm chặt tay nhau kéo lên, buông ra với những nụ cười. Anh Trần Văn Tâm (nhà văn Trần Quán Niệm), anh Nguyễn Hưng Quảng, anh Nguyễn Ða Phúc và bao nhiêu người nữa. Chúng tôi xúm nhau ở đó để tiếp tay, đỡ đần những người yếu đuối. Có bao nhiêu là những bàn tay già nua, hay non dại của những ai tôi chưa bao giờ gặp gỡ. Tất nhiên chúng tôi cũng đã chuyển, bế bao nhiêu là trẻ con ở tuổi các con tôi. Lúc kéo người lên như thế, cũng là lúc tôi nhìn xuống khoảng trống giữa thành tàu và cầu tàu, tôi không còn thấy cái va-li của tôi đâu cả. Nước đã cuốn nó đi trôi nổi ở góc kẹt nào. Khoảng trống dọc theo thân tàu chỉ độ bốn mươi phân thôi, là bề dày của trái độn cao su. Cái khe này hun hút đen thẫm dọc theo thân tàu dài hàng trăm thước. Dưới sâu là mặt nước, những làn sóng nhỏ, lấp lánh ánh đèn trôi đi, trôi đi. Tôi biết sức nước trông thế nhưng thật là mạnh mẽ. Chân cầu tàu lù xù những vết sò hến, rác rưởi bám đầy. Nếu ban nãy tôi không có cánh tay nào bám lấy, ngã xuống đây... Mới thoáng nghĩ thế, toàn thân tôi như lạnh buốt. Tôi nghĩ đến con tôi. Ðứa con út của tôi.
Rời cầu thang quay gót trở lại với gia đình, tôi vừa quay gót, có tiếng người đàn bà thảng thốt kêu lên: “Con tôi, con tôi rơi... rồi. Ơi con ơi là con ơi...” Tôi quay phắt lại, người ta đen đặc, đang kéo người đàn bà vào sàn tàu. Ở phía cầu thang người vẫn cứ ùn tấn lên không dứt. Người đàn bà khốn khổ, mất con như mê đi, đang được người ta xúm lại chữa chạy, giựt tóc, bôi dầu. Hình như không ai quan tâm gì đến số phận của đứa nhỏ vừa rời tay mẹ rơi xuống cầu tàu, mất tăm. Vô phương cứu tìm. Mà ai còn có thì giờ đâu để ngó xuống cái khe đen thẫm đó. Người càng lúc càng lên thêm, đứng đen đặc cả sàn tàu. Không ai biết, chẳng ai quan tâm đến cảnh huống bi thảm vừa mới xảy ra. Ðêm mỗi lúc mỗi sâu. Nỗi khốn khổ của người mẹ mất con như bay theo, mất hút giữa đêm đen mỗi lúc mỗi thêm kinh sợ.
Lên được trên tàu, tìm gặp bạn tôi, HQ Trung Tá Nguyễn Văn Tánh, Hạm Trưởng, anh nhường phòng của anh cho gia đình tôi. Tôi ngần ngại, nhưng anh bảo: "Tôi còn cái phòng nhỏ trên Trung Tâm Hành Quân." Tạm yên tâm, tôi sát cánh cùng anh, tập họp tất cả những quân nhân có mặt, tìm mọi cách để đem tàu ra khơi. Người thì chật cứng ở sân boong chính, ở hầm chiến xa, và la liệt cả ở hành lang, mọi chỗ. Nhưng như anh Tánh sau này cho biết thì “nhân viên cơ hữu trên 100 nay chỉ còn có 9 người...” Tình trạng chiến hạm thì còn đang sửa chữa: “Hai máy chánh ráp xong, nhưng chưa thử tại chỗ. Hai máy điện chưa được ráp song song. Bơm nước ngọt và bơm cứu hỏa chưa ráp. Bình cứu hỏa CO2 còn nằm trên Hải Quân Công Xưởng. Hai máy neo trước và sau bất khiển dụng. Sàn tàu cắt mở lối đem máy chánh lên chưa hàn lại”. Biết bao nhiêu là trở ngại, khó khăn, nguy hiểm. Khi khởi động được máy thì tay lái bất khiển dụng. Dây cable lái bị cắt đứt. Nói ra không hết những nguy khốn của cuộc đi này. Bao nhiêu điều, bao nhiêu hình ảnh vẫn đầy ắp trong trí nhớ của tôi. Nhưng hình như tiếng kêu vô vọng, thảng thốt của người đàn bà khốn khổ đó đã thấm nhập sâu đậm vào trí não tôi. Lúc mờ lúc tỏ, nhưng tiếng kêu đó không bao giờ mất được trong tiềm thức của tôi. Khi có những sự tương quan, hình ảnh ấy sẽ tự động hiện ra mà lý trí tôi hình như không thể can dự vào. Và sự việc đã được xảy ra rất tình cờ mới đây, gần 30 năm xa cách.
Trong một buổi gặp gỡ thu hẹp của mấy bà bạn cựu nữ sinh Trưng Vương của bà xã tôi tại San Jose, chuyện trò đang nổ như cái chợ, bỗng khựng lại, khi tình cờ chị D. N. nói: “Thế ra gia đình tao dùng di tản trên con tàu Thị Nại HQ 502 với tụi mày à. A, sao cả tuần lễ trên tàu mà mình không gặp được nhau. Ừ, người đông như kiến. Trên 5,000 người. Khiếp thật!”
Anh Ng., chồng chị N. nói: “Khi ở trên tàu tôi xung phong trong toán nhà bếp, nóng như cái hầm. Lúc có điện lúc không. Cơm nấu suốt ngày mà không đủ. Lúc sống, lúc khê. Khi ra đi đại gia đình chúng tôi có 20 người. Nếu kể cả thằng cháu P. bị rơi ở cầu tàu là 21. Bây giờ tổng số đã là 40...” Lòng tôi như có điện giật. Cả một khung trời kinh khiếp đêm 29 rạng 30 Tháng Tư năm cũ lại hiện ra rõ ràng. Cái khe sâu dài dọc theo cầu tàu đen thẫm, lấp lánh những lượn sóng trôi đi, trôi đi. Tiếng kêu thảng thốt của người đàn bà: “Con tôi, con tôi rơi rồi... Ơi con ơi là con ơi”. Lạ nhỉ. Quả đất tròn thật. Tôi phải tìm gặp cho được người đàn bà ấy.
Bà D. T. L., qua điện thoại kể lể: “...một tay tôi cầm cái túi. Một tay tôi dắt thằng cháu P. bước lên cầu thang dốc ngược của con tàu. Người từ phía dưới cứ nống lên. Mà là người nhà mình cả chứ đâu. Gót giày tôi như kẹt vào khe cầu thang, chân tôi bỗng nghiêng đi, lao chao muốn ngã. Thế là tôi buông tay thằng nhỏ ra. Nó rơi ngay xuống khe tàu, mất tiêu. Tai tôi như chỉ còn thấy tiếng cháu kêu: mẹ L... Tôi kêu lên, nhưng có ai giúp được gì đâu. Mà có ai thấy gì đâu mà giúp. Tay tôi bỗng trống không. Tôi được người ta kéo lên sàn tàu. Tôi mê đi chẳng còn biết gì nữa sất. Bên tai tôi cứ như loáng thoáng tiếng kêu của nó. Từ đó, nói ông bỏ quá đi cho, tôi cứ ngơ ngẩn, chả còn thiết gì nữa cả. Tôi nằm như chết ở sàn tàu, chả thiết ăn uống gì. Khi đoàn tàu sửa soạn vào cảng ở Phi Luật Tân, mọi người lên sân chính để chào quốc kỳ lần cuối, trong tai tôi vẫn vang vang lời kêu cứu của cháu: Mẹ L. ơi... Vì thế, trong giờ phút ấy tôi bỗng òa khóc và kêu lên...” Vẫn lời kể của bà L.: “Lúc ấy cháu T. T. P. được 6 tuổi rưỡi. Cháu nhờ trời cũng chịu ăn, chịu chơi nên cũng có da có thịt, chắc nịch. Mỗi khi cháu trái nắng, trở trời cháu cứ hay kêu: Mẹ L. ơi cứu P. Tôi không quên được tiếng kêu ấy của cháu, ông à. Tiếng kêu ấy cứ vang vang ở trong đầu tôi, hình như không lúc nào dứt. Lúc thức, lúc ngủ, lúc tụng kinh, không lúc nào tôi không nghe thấy tiếng kêu ấy của con tôi, nên tôi nghĩ rằng con tôi còn sống. Vì thế suốt mấy chục năm, ngày nào tôi cũng thắp hương cầu Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn phù hộ độ trì cho cháu. Sau này chúng tôi trở lại đạo, tôi hàng ngày lại cầu xin Ðức Mẹ Maria che chở cho cháu. Tôi tin tưởng hoàn toàn vào Đấng Thiêng Liêng và tôi vẫn tin rằng cháu còn sống ông à”.
Vẫn lời kể của bà L.: “Rồi cách đây ít năm, người Việt Nam từ hải ngoại về nước mỗi lúc mỗi đông. Tôi cũng về thăm lại làng xóm, thăm thân nhân. Trong câu chuyện qua lại giữa bà con, có người nhắc rằng: Nếu chị tin là cháu còn sống, thì phải có người vớt được cháu. Chị thử đăng báo tìm xem thế nào. Không thiếu những trường hợp thất lạc con cái, rồi người ta cũng tìm lại được đấy. Thế là tôi nhờ đăng tin tìm cháu ở báo Tuổi Trẻ, thì có 6 người cùng tuổi với cháu liên lạc với tôi. Người thì ở ngay trong thành phố Sài Gòn, người thì ở dưới quê. Cũng là người tử tế cả. Có anh nói: Thôi con không qua Mỹ đâu. Ðã có vợ con và sống ở đây quen rồi, mẹ có thương con thì cho con ít cây (vàng), con mua mấy mẫu ruộng. Thì nghe thế biết thế, tôi cũng chưa có gì đích xác để quyết định cả. Trong 6 người nhận là con tôi, có một anh cao, giống thằng con tôi tên là Mỹ. Anh này hiện học nghề Ðông Y, chưa vợ con gì cả. Với tôi anh ấy đối xử lịch sự, bình thường, không vồn vã mà chẳng đề nghị xin xỏ gì. Vì theo bà mẹ nuôi của anh kể lại thì câu chuyện khá dài, nhiều uẩn khúc lắm”.
Vẫn theo lời kể của bà L.: “Bà này giàu có lắm. Trước 75 bà là dược sĩ, có tiệm thuốc tây rất lớn. Bà đã có gần 10 người con do bà đẻ ra. Nhưng trong hoàn cảnh tang thương của thời loạn lạc, có mấy người không nuôi được con, đem cho bà, bà đều nhận hết. Bà săn sóc trên mười đứa con, con đẻ cũng như con nuôi, như nhau. Ðứa nào học được bà cho đi học. Nhiều đứa thành tài là kỹ sư, bác sĩ. Có đứa lớn lên xin về nhà bố mẹ đẻ, bà cũng vui lòng, còn cấp vốn liếng cho để làm ăn. Có đứa làm ăn thất bại lại bò lên xin ở lại với bà, bà lại nhận nuôi nấng cả gia đình vợ con nó như xưa. Bây giờ trong thời đổi mới, bà đang kinh doanh về ngành du lịch. Bà mua cả một khu rừng xây khách sạn, đắp núi non, vườn cảnh. Trong đó có những nhánh sông, bà cho xây cầu qua lại thật là đẹp. Nói ra có lẽ khó ai tin được. Thật cái nhà của tôi bên Mỹ không bằng cái nhà xe của bà ấy. Bà ấy nói với tôi rằng thằng Mỹ do một bà bán chè ở bến sông Sài Gòn cho bà ấy. Thằng nhỏ này trôi trên sông Sài Gòn, có một người lái đò vớt được, đưa lên bờ. Thằng bé bơ vơ, rét mướt khóc quá xá, nên cho đứng tạm cạnh bà bán xôi chè, đợi bố mẹ nó tìm đến. Nhưng chả thấy bố mẹ nó đâu, bà hàng xôi tìm đến bà dược sĩ bảo rằng: Bà làm phước nuôi giùm thêm đứa nhỏ này. Hỏi bố mẹ con đâu, nó nói trong nước mắt: Ði Mỹ rồi. Do đó bà dược sĩ mới đặt tên nó là Mỹ”.
Vẫn lời của bà L.: “Cái anh tên Mỹ này lớn lên trong gia đình bà dược sĩ. Dù không ai nhắc nhở, nhưng anh ta vẫn tin rằng sẽ có lúc anh ta phải qua Mỹ đoàn tụ với cha mẹ ruột. Thời gian vùn vụt trôi, gần ba mươi năm cơ hội chưa đến. Trong khi chờ đợi, anh ta quyết không lập gia đình, sợ lôi thôi khi đoàn tụ. Và để có một nghề qua Mỹ không cần học lại, anh ta học nghề đông y sĩ. Bà dược sĩ nói với tôi rằng, tuy là con nuôi, nhưng tôi thương thằng Mỹ như con ruột. Nó muốn gì, tôi không tiếc. Ðấy cái cửa hiệu đông y đấy, rất khang trang, đủ mọi thứ thuốc, từ sâm nhung hảo hạng, đến các thứ quế đắt tiền, thứ gì tôi cũng đặt mua đầy đủ. Nó vừa sửa soạn là thầy lang vừa làm người bào chế, rất mát tay tuy chưa ra trường nhưng cũng đông khách lắm. Sang Mỹ chưa chắc gì đã có một cơ sở vững vàng như thế. Nhưng nó biết, nó tin là nó không ở đây lâu đâu. Thế nào nó cũng qua Mỹ đoàn tụ với bố mẹ ruột của nó. Nó muốn thế, tôi cũng sẵn sàng giúp nó được toại ý khi cơ hội đến. Nếu nó thực sự là con bà, bà chứng minh được nó là con bà, tôi sẽ cố gắng tìm mọi cách để nó về với bà”.
Vẫn lời của bà L.: “Tôi trở lại Hoa Kỳ, tôi cứ nhớ cái thằng Mỹ này quá. Chắc chắn nó là con tôi. Nhưng bảo rằng chứng minh cụ thể thì tôi chưa có cách. Tôi có đem chuyện này hỏi ông bác sĩ gia đình. Ông bác sĩ nói rằng: Dễ lắm. Nếu nó là con bà, chỉ đem đi thử máu, thử DNA là ra ngay. Thì cái vụ thử nghiệm này thì chắc rồi. Nhưng tôi lại không muốn làm thế. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, nhờ tôi thành tâm lễ bái, khẩn cầu, nên Đấng Thiêng Liêng đã đưa đẩy cho tôi tìm thấy cháu. Bây giờ lại đem thử nghiệm thì có khác gì không tin vào Đấng Linh Thiêng nữa, nên tôi không làm. Nghe thế, ông bác sĩ ngồi thừ ra hồi lâu rồi hỏi tôi. Nếu nó là con bà, thì nó không giống ông bà cái tai, cũng phải giống cái tóc chứ. Bà nhìn nó bà có thấy nó giống ai trong nhà không, chắc là phải giống ông nó nhà tôi. Khốn nỗi ông nhà tôi sang bên Mỹ được ít năm thì mất. Ông mất cũng là tại tôi một phần. Ông cứ cằn nhằn tôi bao nhiêu năm: Sao đang nắm tay nó bà lại buông tay ra. Làm gì cũng phải có ý có tứ chứ. Nắm thật chặt tay thì nó đâu có rơi được. Ðành rằng thế, nhưng nào tôi có muốn buông tay ra đâu. Trời xui đất khiến nó hóa như thế, chứ có người mẹ nào lại nỡ buông con ra cho nó rơi xuống sông hở ông. Thế là bao nhiêu năm đằng đẵng xót xa, rồi ông ấy mất. Lúc mất hình như ông ấy còn gọi tên nó trong phút lâm chung. Thế là bao nỗi cay đắng đổ cả trên đầu tôi. Thôi thì trăm sự tôi trông vào Đấng Linh Thiêng, Ðức Quan Thế Âm khi trước và bây giờ là Ðức Mẹ Maria. Ðêm nào tôi cũng thắp hương, cầu khẩn”.
Vẫn lời bà L.: “Tôi thẫn thờ đau khổ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến nó. Còn thằng em nó hầu như tôi quên bẵng để mặc cho ông nhà tôi trông nom. Nhà tôi mất đi, trên bàn thờ bây giờ có hình ông ấy nhà tôi nữa. Hàng ngày khi đọc kinh, nhìn hình ông nhà tôi trên bàn thờ, tôi bảo: Ông có khôn thiêng thì ông mách bảo cho tôi tìm ra thằng P. Một hôm, em thằng P. đi đánh banh về, từ trong nhà tắm đi ra, nó ngồi trước mặt tôi, lấy khăn lông lau đôi bàn chân. Nó lau kỹ lắm, khiến tôi chú ý. Sao mà hai ngón chân cái của nó lại xòe ra như người Giao Chỉ ngày xưa. Tôi hỏi nó sao thế. Nó bảo thì ngón chân con nó thế. Ði giày thì hai ngón chân cái ép lại. Ðể chân không, nó lại xòe ra. Tôi trở lại Việt Nam, trở lại nhà bà dược sĩ. Bà vẫn ân cần, niềm nở đón tôi, và vẫn một mực nói: Tôi sẽ trả con cho bà, với điều kiện bà phải chứng minh được nó đích thực là con bà. Thì cũng là tình cờ thôi, hôm ấy thầy lang Mỹ lội xuống khúc sông trước nhà, bơi, tắm. Tắm xong, lúc ngồi ở nhà ngang anh ta ngồi lau chân, trời ơi, hai ngón chân cái của thằng Mỹ cũng xòe ra như thằng con tôi, em nó ở bên Mỹ. Không sai được nữa rồi. Tôi bỗng bật khóc và kêu lên P. ơi, con ơi. Thầy lang Mỹ trố mắt nhìn tôi. Bà dược sĩ cũng thảng thốt, đứng lên. Ba chúng tôi ôm choàng lấy nhau, nước mắt chan hòa. Thằng P. ôm tôi và nói: Con là P. của mẹ đây, mẹ L. ơi. Bà dược sĩ thì bảo: “Sao trước đây bà không nói cho tôi biết tên nó trước đây là P.”
Vẫn lời bà L.: “Bà dược sĩ nói rằng: Hàng ngày chúng tôi kêu nó là Mỹ. Nhưng những khi đau ốm, mê sảng, nó kêu lên: Mẹ L. ơi cứu P. Nhưng quả đúng 100% nó là con bà, bà dược sĩ lại hỏi tôi, vừa cười vừa nói, trong người nó có vết tích gì đặc biệt không. Tôi đáp ngay: Mông đít nó có một vết chàm. Thế là hai chúng tôi lại ôm lấy nhau lần nữa. Và lần này thì bà dược sĩ rành rọt nói: Ðúng thằng Mỹ đây, khi bé có tên là P. Nó đích thực là con bà. Tôi giàn giụa nước mắt xà lại ôm lấy P. Hai mẹ con chúng tôi ôm nhau thật chặt. Tôi bấu vào vai nó. Tôi nắm chặt cánh tay nó. Không rời ra được nữa đâu. Và trong lúc xúc động này, tôi lại hốt hoảng kêu lên: Ơi, con ơi, con ơi...” Tôi buông P. ra, buông con tôi ra, tôi chắp tay, đọc thầm một đoạn kinh tạ ơn Chúa, tạ ơn Trời, Phật. Nước mắt tôi tuôn như mưa. Tôi quỳ xuống, tôi vái tứ phương. Tôi gọi tên nhà tôi. Ông ơi, tôi tìm thấy con... rồi. Hai mẹ con tôi quay lại, thấy bà dược sĩ đứng nhìn chúng tôi, mếu máo với hai hàng lệ chảy. Chúng tôi, mẹ con tôi tiến tới, choàng tay ôm chặt bà vào lòng. Tôi nói: Bà ơi! Bà là ân nhân của chúng tôi, bà mới thật là mẹ nó. Trời, Phật đã dẫn dắt nó là con bà. Con tôi cũng nói: Con xin đa tạ mẹ... Thật, chưa bao giờ tôi vui sướng như thế mà cũng khóc nhiều như thế. Và cũng chưa bao giờ tôi tin tưởng mạnh mẽ như thế vào sự huyền diệu của các đấng thiêng liêng”.
Cho đến khi chúng tôi viết những dòng này thì Bà L. đã hoàn tất mọi thủ tục để đưa người con trai tên P. sang Mỹ đoàn tụ với gia đình. Khi mọi việc đã xong, tên tuổi những người liên hệ sẽ được in đầy đủ trong bài viết.
Gần 30 năm đã qua. Một thời gian đủ dài để một thế hệ được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Những con em chúng ta khi ra đi còn bé dại, nay đã không thiếu những người thành tài, có mặt trong hầu hết những sinh hoạt cao cấp nơi quê hương mới, là niềm vui sướng và hãnh diện cho cha mẹ, cho cộng đồng. Nhân câu chuyện trên, người viết đang thu thập những gương thành công của con em những gia đình ra đi trên Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502, để viết thêm vào phần cuối cuốn bút ký di tản này, như phần thưởng cho lòng can trường, liều chết ra đi vì Tự Do, vì tương lai của con cái. Rất mong được đón nhận những kết quả đẹp đẽ của những ai cùng đi trên chuyến tàu trên. Mọi liên lạc xin gửi về cho người viết: PO Box 888, La Jolla, CA 92088. ÐT: (858) 484-9193. Email: tphan2@san.rr.com. Bài viết có thể viết bằng tiếng Việt hay tiếng Anh. Nếu không có gì trở ngại, cuốn bút ký di tản của tác giả và những gương thành công của con cái chúng ta di tản trên Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502 sẽ được xuất bản để kỷ niệm 30 năm di tản.
Vài hàng về nhà văn Phan Lạc Tiếp
Ông Phan Lạc Tiếp nguyên là một Hạm Trưởng, một nhà văn. Ðêm 29 rạng ngày 30 Tháng Tư năm 1975, ông đã tận lực hỗ trợ vị Hạm Trưởng chiến hạm HQ 502, rời bến đem theo trên 5,000 đồng bào thoát được ra khơi.
Cuối năm 1979, khi làn sóng người vượt biển lên cao, và thảm nạn của thuyền nhân trở nên khủng khiếp nhất, ông đã cùng Giáo Sư Nguyễn Hữu Xương thành lập Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People SOS Committee). Liên tục trong 11 năm hoạt động, ủy ban này hợp tác với những tổ chức nhân đạo thế giới, đem tàu ra biển Ðông, cứu vớt được 3,103 thuyền nhân, và xin định cư cho hàng ngàn đồng bào tại các quốc gia đệ tam. Mới đây Quốc Hội Tiểu Bang California, Hoa Kỳ đã gửi đến tặng nhà văn Phan Lạc Tiếp một bằng tưởng lệ, viết:
California State Assembly
Certificate Of Recognition
presented to
TIEP LAC PHAN
In honor of
Your Hard Work and
Accomplishments in becoming a
Proud Member of our community.
Your Dedication to your Community is
Greatly Appreciated
hoiquanphidung.com
Tân Sơn Hòa chuyển