Tham Khảo
Bài diễn văn bí mật của Khrushchev và sự cáo chung của Chủ nghĩa cộng sản
NCQT - Trong lịch sử, có những sự kiện ban đầu tưởng như không quan trọng, hoặc ý nghĩa của chúng đã bị che giấu,
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng.
NCQT -
Trong lịch sử, có những sự kiện ban đầu tưởng như không quan trọng,
hoặc ý nghĩa của chúng đã bị che giấu, nhưng hóa ra lại gây chấn động
thế giới. Cái gọi là “Bài diễn văn bí mật” của Nikita Khrushchev tại Đại
hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô diễn ra cách đây 50 năm [1956] là một
sự kiện như thế. Tôi tin, nó chỉ đứng sau Cách mạng tháng Mười Nga năm
1917 và cuộc chiến của Hitler bắt đầu năm 1939 trong danh sách những
thời khắc quan trọng nhất của thế kỷ 20.
Khi đó, phong trào cộng sản có vẻ đang thống trị lịch sử, không chỉ
riêng ở Liên Xô. Giữa những năm 1950, chủ nghĩa cộng sản đang trên đà
tấn công châu Âu, cũng như bành trướng sang các nước thuộc Thế giới thứ
ba. Chủ nghĩa tư bản dường như ngắc ngoải. Mọi khiếm khuyết của chủ
nghĩa cộng sản được coi chỉ là nhất thời, như những ổ gà trên con đường
dẫn đến xã hội được sinh ra sau đó. Một phần ba nhân loại coi Liên Xô là
người anh cả dẫn dắt thế giới tiến lên chủ nghĩa xã hội trên toàn cầu.
Đại hội XX đã đặt dấu chấm hết cho điều đó. Nó là khoảnh khắc của sự
thật, một sự thanh tẩy từ bên trong sự tàn bạo của chủ nghĩa Stalin. Bài
diễn văn của Khrushchev lấy cảm hứng từ những hoài nghi và phản ảnh nảy
sinh trong chính phong trào cộng sản trên toàn thế giới.
Những động cơ của Khrushchev khi ông đứng lên bục phát biểu sáng hôm 25
tháng 2 năm 1956, theo ông, là hoàn toàn đạo đức. Sau khi bị hạ bệ, cô
lập trong dacha [nhà nghỉ dưỡng ở vùng quê] của mình, ông viết, “Hai bàn
tay tôi vấy máu. Tôi đã làm mọi thứ mà những người khác cũng làm. Nhưng
nếu hôm nay tôi phải bước lên bục để tố cáo Stalin lần nữa, tôi vẫn sẽ
làm. Rồi một ngày tất cả sẽ phải chấm dứt.”
Dĩ nhiên, Khrushchev có liên quan mật thiết tới các cuộc đàn áp của
Stalin, nhưng ông cũng không biết đến nửa những gì đang diễn ra. Toàn bộ
hệ thống chính phủ Stalin được xây dựng trên sự bí mật tuyệt đối, trong
đó chỉ duy có mình Tổng Bí thư biết được mọi chuyện. Nền tảng sức mạnh
của Stalin không phải là khủng bố, mà là độc quyền thông tin. Chính
Khrushchev còn choáng váng khi phát hiện ra trong những năm 1930 và
1940, khoảng 70% số Đảng viên đã bị thủ tiêu.
Ban đầu, Khrushchev không có ý định giữ bí mật bài tố cáo Stalin của
mình. Năm ngày sau Đại hội, bài phát biểu của ông đã được gửi tới tất cả
lãnh đạo các nước cộng sản và được đọc trong các buổi họp chi bộ địa
phương trên khắp Liên Xô. Nhưng người ta không biết thảo luận ra sao về
nó. Và với lý do chính đáng, dù một phần sự thật đã hé lộ, vấn đề trong
quá trình phi Stalin hóa là người ta không biết phải làm gì tiếp theo.
Sau Đại hội, việc lý tưởng cộng sản là sai lầm và thối nát tận mạng đã
rõ. Nhưng không có hệ tư tưởng khác thay thế, và cơn khủng hoảng – sự
mục ruỗng chậm chạp trở nên rõ ràng trong gian đoạn trì trệ dưới thời
Leonid Brezhnev – bắt đầu với bài phát biểu của Khrushchev đã kéo dài
suốt 30 năm, cho đến khi Mikhail Gorbachov lên nhận trách nhiệm cải
cách.
Những hoài nghi sau Đại hội có thể đã chớm xuất hiện, nhưng chúng vẫn
gieo rắc những bất ổn thật sự. Trong cuộc biểu tình đầu tiên làm rung
chuyển thế giới cộng sản năm 1956, rất nhiều người ở Gruzia đã yêu cầu
sa thải Khrushchev và khôi phục những ký ức về Stalin. Cuộc nổi dậy ở Ba
Lan và hỗn loạn hơn là Cách mạng Hungary 1956 đã đấu tranh cho điều
ngược lại. Người Ba Lan yêu cầu một chế độ cộng sản có nhân tính, còn
người Hungary, sau khi Imre Nagy tìm cách cải tổ chủ nghĩa cộng sản,
cuối cùng đã chối bỏ nó hoàn toàn.
Tất cả những cuộc biểu tình này đã bị đàn áp dã man, kết quả là nhiều
người cộng sản Tây Âu đã rời bỏ Đảng sau khi vỡ mộng. Khrushchev cũng
làm bùng lên mối hận thù giữa Mao Trạch Đông của Trung Quốc và Liên Xô,
cho phép Mao soán lấy vương miện của người lãnh đạo cách mạng thế giới.
Lo lắng trước những cuộc biểu tình, Khrushchev đã cố gắng xoa dịu chiến
dịch chống Stalin. Các tù nhân trong Gulag [Trại cải tạo lao động] tiếp
tục được thả, nhưng diễn ra trong im lặng. Những người sống sót sau cuộc
thanh trừng được phục hồi Đảng tịch, họ được nhận công việc mới, nhưng
bị cấm bàn luận về những nỗi kinh hoàng mà họ từng phải chịu đựng.
Sự câm lặng đó kéo dài cho đến năm 1961, khi Khrushchev tiết lộ thêm
những tội ác dưới thời Stalin. Chúng được thông báo và bàn luận công
khai trên truyền hình và đài phát thanh. Thi thể Stalin bị đưa khỏi
Quảng trường Đỏ, những đài tưởng niệm Stalin bị đập phá, các thành phố
khôi phục tên truyền thống của họ. Stalingrad đổi lại thành Volgograd.
Ý tưởng về Gulag đi vào văn học với tác phẩm Một ngày trong đời của Ivan
Denisovich của Alexander Solzhenitsyn. Chiến dịch chống Stalin thứ hai
này kéo dài trong 2 năm, gần như không đủ để thay đổi tinh thần đất
nước.
Đại hội XX đã đập tan phong trào cộng sản thế giới, và hàn gắn rạn nứt
là điều không thể. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác phải đối
mặt với một cuộc khủng hoảng lòng tin, bởi mối đe dọa lớn nhất đối với
chủ nghĩa cộng sản không phải là chủ nghĩa đế quốc hay bất đồng ý thức
hệ, mà là sự tỉnh ngộ và nghèo nàn trí tuệ của chính nó.
Vậy nên cho dù ngày nay nước Nga thường đổ lỗi cho Gorbachov hay Boris
Yeltsin vì sự sụp đổ của Liên Xô, làm như thế là vừa vô ích vừa vô dụng.
Chế độ cộng sản đã chết từ trước, có thể đem nước Nga thoát khỏi đống
đổ nát một cách nguyên vẹn là công lớn của Yeltsin. Dù tương lai của
nước Nga là bất định, lịch sử của nó đang trở nên rõ ràng hơn, một phần
bởi chúng ta biết Đại hội XX đã khởi đầu một giai đoạn đem lại dấu chấm
hết cho chế độ chuyên quyền của Liên Xô.
Roy Medvedev, sử gia và nhân vật bất đồng chính kiến với chính quyền
Stalin, là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có Stalin: Let History
Judge, và Khrushchev: The Years in Power (viết cùng Zhores Medvedev).
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bài diễn văn bí mật của Khrushchev và sự cáo chung của Chủ nghĩa cộng sản
NCQT - Trong lịch sử, có những sự kiện ban đầu tưởng như không quan trọng, hoặc ý nghĩa của chúng đã bị che giấu,
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng.
NCQT -
Trong lịch sử, có những sự kiện ban đầu tưởng như không quan trọng,
hoặc ý nghĩa của chúng đã bị che giấu, nhưng hóa ra lại gây chấn động
thế giới. Cái gọi là “Bài diễn văn bí mật” của Nikita Khrushchev tại Đại
hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô diễn ra cách đây 50 năm [1956] là một
sự kiện như thế. Tôi tin, nó chỉ đứng sau Cách mạng tháng Mười Nga năm
1917 và cuộc chiến của Hitler bắt đầu năm 1939 trong danh sách những
thời khắc quan trọng nhất của thế kỷ 20.
Khi đó, phong trào cộng sản có vẻ đang thống trị lịch sử, không chỉ
riêng ở Liên Xô. Giữa những năm 1950, chủ nghĩa cộng sản đang trên đà
tấn công châu Âu, cũng như bành trướng sang các nước thuộc Thế giới thứ
ba. Chủ nghĩa tư bản dường như ngắc ngoải. Mọi khiếm khuyết của chủ
nghĩa cộng sản được coi chỉ là nhất thời, như những ổ gà trên con đường
dẫn đến xã hội được sinh ra sau đó. Một phần ba nhân loại coi Liên Xô là
người anh cả dẫn dắt thế giới tiến lên chủ nghĩa xã hội trên toàn cầu.
Đại hội XX đã đặt dấu chấm hết cho điều đó. Nó là khoảnh khắc của sự
thật, một sự thanh tẩy từ bên trong sự tàn bạo của chủ nghĩa Stalin. Bài
diễn văn của Khrushchev lấy cảm hứng từ những hoài nghi và phản ảnh nảy
sinh trong chính phong trào cộng sản trên toàn thế giới.
Những động cơ của Khrushchev khi ông đứng lên bục phát biểu sáng hôm 25
tháng 2 năm 1956, theo ông, là hoàn toàn đạo đức. Sau khi bị hạ bệ, cô
lập trong dacha [nhà nghỉ dưỡng ở vùng quê] của mình, ông viết, “Hai bàn
tay tôi vấy máu. Tôi đã làm mọi thứ mà những người khác cũng làm. Nhưng
nếu hôm nay tôi phải bước lên bục để tố cáo Stalin lần nữa, tôi vẫn sẽ
làm. Rồi một ngày tất cả sẽ phải chấm dứt.”
Dĩ nhiên, Khrushchev có liên quan mật thiết tới các cuộc đàn áp của
Stalin, nhưng ông cũng không biết đến nửa những gì đang diễn ra. Toàn bộ
hệ thống chính phủ Stalin được xây dựng trên sự bí mật tuyệt đối, trong
đó chỉ duy có mình Tổng Bí thư biết được mọi chuyện. Nền tảng sức mạnh
của Stalin không phải là khủng bố, mà là độc quyền thông tin. Chính
Khrushchev còn choáng váng khi phát hiện ra trong những năm 1930 và
1940, khoảng 70% số Đảng viên đã bị thủ tiêu.
Ban đầu, Khrushchev không có ý định giữ bí mật bài tố cáo Stalin của
mình. Năm ngày sau Đại hội, bài phát biểu của ông đã được gửi tới tất cả
lãnh đạo các nước cộng sản và được đọc trong các buổi họp chi bộ địa
phương trên khắp Liên Xô. Nhưng người ta không biết thảo luận ra sao về
nó. Và với lý do chính đáng, dù một phần sự thật đã hé lộ, vấn đề trong
quá trình phi Stalin hóa là người ta không biết phải làm gì tiếp theo.
Sau Đại hội, việc lý tưởng cộng sản là sai lầm và thối nát tận mạng đã
rõ. Nhưng không có hệ tư tưởng khác thay thế, và cơn khủng hoảng – sự
mục ruỗng chậm chạp trở nên rõ ràng trong gian đoạn trì trệ dưới thời
Leonid Brezhnev – bắt đầu với bài phát biểu của Khrushchev đã kéo dài
suốt 30 năm, cho đến khi Mikhail Gorbachov lên nhận trách nhiệm cải
cách.
Những hoài nghi sau Đại hội có thể đã chớm xuất hiện, nhưng chúng vẫn
gieo rắc những bất ổn thật sự. Trong cuộc biểu tình đầu tiên làm rung
chuyển thế giới cộng sản năm 1956, rất nhiều người ở Gruzia đã yêu cầu
sa thải Khrushchev và khôi phục những ký ức về Stalin. Cuộc nổi dậy ở Ba
Lan và hỗn loạn hơn là Cách mạng Hungary 1956 đã đấu tranh cho điều
ngược lại. Người Ba Lan yêu cầu một chế độ cộng sản có nhân tính, còn
người Hungary, sau khi Imre Nagy tìm cách cải tổ chủ nghĩa cộng sản,
cuối cùng đã chối bỏ nó hoàn toàn.
Tất cả những cuộc biểu tình này đã bị đàn áp dã man, kết quả là nhiều
người cộng sản Tây Âu đã rời bỏ Đảng sau khi vỡ mộng. Khrushchev cũng
làm bùng lên mối hận thù giữa Mao Trạch Đông của Trung Quốc và Liên Xô,
cho phép Mao soán lấy vương miện của người lãnh đạo cách mạng thế giới.
Lo lắng trước những cuộc biểu tình, Khrushchev đã cố gắng xoa dịu chiến
dịch chống Stalin. Các tù nhân trong Gulag [Trại cải tạo lao động] tiếp
tục được thả, nhưng diễn ra trong im lặng. Những người sống sót sau cuộc
thanh trừng được phục hồi Đảng tịch, họ được nhận công việc mới, nhưng
bị cấm bàn luận về những nỗi kinh hoàng mà họ từng phải chịu đựng.
Sự câm lặng đó kéo dài cho đến năm 1961, khi Khrushchev tiết lộ thêm
những tội ác dưới thời Stalin. Chúng được thông báo và bàn luận công
khai trên truyền hình và đài phát thanh. Thi thể Stalin bị đưa khỏi
Quảng trường Đỏ, những đài tưởng niệm Stalin bị đập phá, các thành phố
khôi phục tên truyền thống của họ. Stalingrad đổi lại thành Volgograd.
Ý tưởng về Gulag đi vào văn học với tác phẩm Một ngày trong đời của Ivan
Denisovich của Alexander Solzhenitsyn. Chiến dịch chống Stalin thứ hai
này kéo dài trong 2 năm, gần như không đủ để thay đổi tinh thần đất
nước.
Đại hội XX đã đập tan phong trào cộng sản thế giới, và hàn gắn rạn nứt
là điều không thể. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác phải đối
mặt với một cuộc khủng hoảng lòng tin, bởi mối đe dọa lớn nhất đối với
chủ nghĩa cộng sản không phải là chủ nghĩa đế quốc hay bất đồng ý thức
hệ, mà là sự tỉnh ngộ và nghèo nàn trí tuệ của chính nó.
Vậy nên cho dù ngày nay nước Nga thường đổ lỗi cho Gorbachov hay Boris
Yeltsin vì sự sụp đổ của Liên Xô, làm như thế là vừa vô ích vừa vô dụng.
Chế độ cộng sản đã chết từ trước, có thể đem nước Nga thoát khỏi đống
đổ nát một cách nguyên vẹn là công lớn của Yeltsin. Dù tương lai của
nước Nga là bất định, lịch sử của nó đang trở nên rõ ràng hơn, một phần
bởi chúng ta biết Đại hội XX đã khởi đầu một giai đoạn đem lại dấu chấm
hết cho chế độ chuyên quyền của Liên Xô.
Roy Medvedev, sử gia và nhân vật bất đồng chính kiến với chính quyền
Stalin, là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có Stalin: Let History
Judge, và Khrushchev: The Years in Power (viết cùng Zhores Medvedev).