Văn Học & Nghệ Thuật
Bài hát Con Đường Việt Nam
FB Trần Trung Đạo
Nhạc sĩ Thụy Kha phát biểu về việc năm nhạc phẩm VNCH bị cấm hát: “Hàng trăm hợp xướng của tôi và các đồng nghiệp, hàng nghìn ca khúc cách mạng vĩ đại thì chẳng ai nhắc đến hay ca ngợi. Còn 5 ca khúc kia mới bị tạm dừng lưu hành lại được đưa ra mổ xẻ, tranh cãi, bênh vực. Tôi cho rằng, thị hiếu của một bộ phận công chúng người Việt đang thực sự có vấn đề. Đó là điều rất đáng buồn”.
Câu phát biểu có phần than vãn của ông đúng gần hết chỉ sai mỗi một chữ cuối cùng. Lẽ ra phải nói là đáng “vui”.
Vui vì “bộ phận công chúng người Việt” như ông nói đã có nhận thức cao. Điệu Bolero bình thường của Con Đường Xưa Em Đi bỗng dưng trở thành quen thuộc, phổ biến, được hát vang trên đường phố.
Bài ca không đơn giản là bài ca thôi mà đã đồng nghĩa với một thái độ chính trị, một thách thức đối với giới cầm quyền. Những gì đảng cho là sai, với người dân nhất định là phải đúng.
Ngoài ra, điều đó còn cho thấy “bộ phận người dân Việt” đã có cái nhìn trân trọng về một giai đoạn lịch sử đảng cố tình bôi xóa. Một khi ca khúc đã đi vào lòng người và ngủ yên đâu đó, sự cấm cản của giới cầm quyền chỉ làm cho bài ca thức dậy.
Nhạc sĩ Thụy Kha than phiền “hàng nghìn ca khúc cách mạng vĩ đại thì chẳng ai nhắc đến hay ca ngợi” cũng đúng nữa. Ngày nào người dân từ chối các sản phẩm tuyên truyền ngày đó đất nước đã chín muồi cho thay đổi.
Đêm 11, tháng Chín 1988, gần 300 ngàn người, hơn một phần tư dân số của Estonia nối tay nhau và hát những bài ca yêu nước. Không một bản nhạc nào được hát trong đêm đó sáng tác trong thời kỳ Cộng Sản tức những nhạc phẩm mà nhạc sĩ Thụy Kha gọi là những “ca khúc cách mạng vĩ đại”. Biến cố đó mở đầu cho phong trào cách mạng dân chủ rất đặc biệt được thế giới ca ngợi là Cách Mạng Hát Hùng Ca (Singing Revolution) tại Estonia.
Không bạo lực nào có thể ngăn chận được dòng chảy của nhận thức con người. Chảy nhanh như Đông Âu, Baltic, chảy chậm như Trung Quốc, Việt Nam nhưng không bao giờ ngưng chảy. Thế hệ trẻ lớn lên với ước mơ và khát vọng. Tâm hồn họ là những vì sao không nhà tù nào giam hãm được và không bóng mây nào che khuất mãi.
Trong bóng tối trại giam nơi cầm tù những người có tội
Nhưng trớ trêu tình đời có những người đi tù vì quê hương
Bao người vì yêu nước vẫn dấn thân dẫu ngục tù đọa đày
Dẫu chông gai để còn có ngày mai
Vẫn hiên ngang bước đường dài miệt mài
Đi lao tù, vì đồng bào vì quê hương ….
Mời nghe “Con Đường Việt Nam” do các tù nhân lương tâm hợp soạn qua tiếng hát của Ngọc Diễm Diem Pham trong một ngày rất ý nghĩa được tổ chức tại Boston: Ngày Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2016.
Bàn ra tán vào (0)
Bài hát Con Đường Việt Nam
FB Trần Trung Đạo
Nhạc sĩ Thụy Kha phát biểu về việc năm nhạc phẩm VNCH bị cấm hát: “Hàng trăm hợp xướng của tôi và các đồng nghiệp, hàng nghìn ca khúc cách mạng vĩ đại thì chẳng ai nhắc đến hay ca ngợi. Còn 5 ca khúc kia mới bị tạm dừng lưu hành lại được đưa ra mổ xẻ, tranh cãi, bênh vực. Tôi cho rằng, thị hiếu của một bộ phận công chúng người Việt đang thực sự có vấn đề. Đó là điều rất đáng buồn”.
Câu phát biểu có phần than vãn của ông đúng gần hết chỉ sai mỗi một chữ cuối cùng. Lẽ ra phải nói là đáng “vui”.
Vui vì “bộ phận công chúng người Việt” như ông nói đã có nhận thức cao. Điệu Bolero bình thường của Con Đường Xưa Em Đi bỗng dưng trở thành quen thuộc, phổ biến, được hát vang trên đường phố.
Bài ca không đơn giản là bài ca thôi mà đã đồng nghĩa với một thái độ chính trị, một thách thức đối với giới cầm quyền. Những gì đảng cho là sai, với người dân nhất định là phải đúng.
Ngoài ra, điều đó còn cho thấy “bộ phận người dân Việt” đã có cái nhìn trân trọng về một giai đoạn lịch sử đảng cố tình bôi xóa. Một khi ca khúc đã đi vào lòng người và ngủ yên đâu đó, sự cấm cản của giới cầm quyền chỉ làm cho bài ca thức dậy.
Nhạc sĩ Thụy Kha than phiền “hàng nghìn ca khúc cách mạng vĩ đại thì chẳng ai nhắc đến hay ca ngợi” cũng đúng nữa. Ngày nào người dân từ chối các sản phẩm tuyên truyền ngày đó đất nước đã chín muồi cho thay đổi.
Đêm 11, tháng Chín 1988, gần 300 ngàn người, hơn một phần tư dân số của Estonia nối tay nhau và hát những bài ca yêu nước. Không một bản nhạc nào được hát trong đêm đó sáng tác trong thời kỳ Cộng Sản tức những nhạc phẩm mà nhạc sĩ Thụy Kha gọi là những “ca khúc cách mạng vĩ đại”. Biến cố đó mở đầu cho phong trào cách mạng dân chủ rất đặc biệt được thế giới ca ngợi là Cách Mạng Hát Hùng Ca (Singing Revolution) tại Estonia.
Không bạo lực nào có thể ngăn chận được dòng chảy của nhận thức con người. Chảy nhanh như Đông Âu, Baltic, chảy chậm như Trung Quốc, Việt Nam nhưng không bao giờ ngưng chảy. Thế hệ trẻ lớn lên với ước mơ và khát vọng. Tâm hồn họ là những vì sao không nhà tù nào giam hãm được và không bóng mây nào che khuất mãi.
Trong bóng tối trại giam nơi cầm tù những người có tội
Nhưng trớ trêu tình đời có những người đi tù vì quê hương
Bao người vì yêu nước vẫn dấn thân dẫu ngục tù đọa đày
Dẫu chông gai để còn có ngày mai
Vẫn hiên ngang bước đường dài miệt mài
Đi lao tù, vì đồng bào vì quê hương ….
Mời nghe “Con Đường Việt Nam” do các tù nhân lương tâm hợp soạn qua tiếng hát của Ngọc Diễm Diem Pham trong một ngày rất ý nghĩa được tổ chức tại Boston: Ngày Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2016.