Thân Hữu Tiếp Tay...
"Bài học về sự chết" - by Trần Văn Giang.
Bài học về sự chết
“Mọi người đều phải chết.
Socrate (Xô-cơ-rát) là người.
Vậy Socrate phải chết.”
- Tam đoạn luận (Một nguyên tắc suy luận cơ bản)
“Always go to other people's funerals, otherwise they won't come to yours.”
- Yogi Berra
“We are family… Yes. The PEEK (*) family!”
(*) PEEK Funeral Home - in Orange County.
- TVG
*
Lời giới thiệu
Mấy
tuần qua, có lẽ vì thời tiết thay đổi nhanh quá, tôi đã liên tiếp đi dự
nhiều đám tang người của thân quen; già có trẻ có gọi nôm na là “Ra đi không có trật tự” (“DDP” – “Disorderly Departure Program!”, chứ không phải “ODP”
như thường nghe thấy!). Qua các dịp trò chuyện với người sống và
viếng người chết tại nhà quàn, tôi rút ra được một số bài học thực tế về
“Sự Chết” và hôm nay mạo muội viết ra đây để mời quý vị cùng đọc qua cho biết, cho đỡ nản!
Trần Văn Giang
*
Chết là
chuyện đáng sợ, nhưng là chuyện có thực phải đến. Chết không phải là
hết. Nó cho chúng ta, những người đang còn sống rất mạnh giỏi (!) –
chẳng hạn như người viết bài này, những bài học quý giá, nếu để ý sẽ có
thể làm thay đổi cách mình đang sống.
Chẳng hạn như:
1.Hãy vui sống với những ngày còn lại
Sự chết (dĩ nhiên là của người khác)
nhắc nhở chúng ta một chân lý muôn đời là cái gì trên hành tinh này
cũng có giới hạn thời gian. Nên bắt đầu làm cái mình muốn làm ngay từ
bây giờ; đừng có trì hoãn, lần lữa… Đừng lấy cớ là phải chờ cho đến lúc
thuận tiện, lúc chín mùi mới khởi sự; bởi vì sự chờ đợi đó có thể không
bao giờ đến với chúng ta. Nắm lấy cơ hội ngay bây giờ; mỗi phút mỗi giây
đếu có giá trị riêng của nó! Thời gian sẽ đi nhanh hơn là mình tưởng!
Đừng vội tin người nào đó nói với mình là “Anh vẫn còn thời giờ mà!”
2.Vấn đề của “Ưu tiên”
Sự chết làm
cho chúng ta thấy rõ cái nào là ưu tiên, cái nào là không cần thiết.
Mình nên tự hỏi là cái nào sẽ đem lại hạnh phúc thực sự; cái nào chỉ là
viển vông rồi từ đó tâp trung nỗ lực vào sự lựa chọn này. Bỏ hẳn những
cái bố láo vô bổ. Thời gian quá quý báu để phung phí trên những thứ
không làm cho đời mình hạnh phúc thêm; không làm cho ngày mai của mình
sáng sủa hơn. Có một cách tốt là nhìn lại đời sống của ông bà ông vải,
cha mẹ mình (những người đã mất!) để học và tránh những cái mà họ đã và đang vấp phải.
3.Hiểu cho rõ ý nghĩa của hai chữ “Vô thường”
Sự chết nhắc
nhở chúng ta là mọi sự trên cuộc đới đều là tạm bợ, ngắn hạn: Ông Sếp
mình sao khó chịu quá? Công việc làm ăn gặp khó khăn ư? Những tranh
luận hàng ngày vẫn còn làm đau đầu? Có thằng khốn nào đó lái xe cắt
ngang qua đầu xe của mình?... Nói chung tất cả chỉ là chuyện nhỏ, vô
nghĩa sẽ đi qua ngay chỉ trong một thời gian ngắn… Chú tâm nhiều hơn về
tình yêu, hạnh phúc và các mối liên lạc hiện tại, của ngày hôm nay.
Thương yêu mọi người chung quanh mình và chỉ nhớ những gì mình không thể
quên.
4.Đừng mất thời giờ để “nuối tiếc”
Khi phải đối đầu với sự chết,
con người thường nghĩ đến những chuyện đáng lẽ phải nên làm rồi. Tuy
nhiên việc hối tiếc y như lái xe mà chì nhìn vào kính chiếu hậu (!) -
Mình sẽ đụng xe hồi nào không hay. Tốt hơn là hãy dùng chút thời gian
và nghị lực còn lại để sửa những cái đã sai lầm hay đổ vỡ; để thắp sáng
tâm hồn lên. Không bao giờ quá trễ để viết lại chuyện đời mình với nụ
cười và hy vọng…
5.Sống thật
Sự chết dạy chúng ta bài học là cuộc đời quá ngắn ngủi để “sống giả vờ.”
Cứ thành thật xin lỗi chính mình và người thân rồi làm lại cho đúng.
Đừng gắng công gắng sức làm cho giống người khác để họ vui lòng. Thế
giới quanh mình cần gì? Thế giới này cần sự độc đáo, sự bất toàn, các
tuyệt tác ở ngay chính mình chứ chẳng ở đâu xa…
Tóm lại, sự chết có thể làm chúng ta bận tâm (?) bởi vì còn rất nhiều chuyện chưa làm xong (!); nhưng đồng thời cũng cho chúng ta (khi đang còn sống!) những bài học quý giá: Chính vì sự chết, hay gần hơn là “vừa mới suýt chết,”
mà chúng ta thấy sự sống là món quà vô giá của thượng đế đã dành cho
con người… Đừng phung phí nó; đừng có đổ lỗi cho người khác; vì đến
ngày cuối cùng chỉ có một mình mình được đưa thẳng vào… lò thôi!!!
God bless.
Trần Văn Giang
Orange County – Tháng 11 năm 2023.
"Bài học về sự chết" - by Trần Văn Giang.
Bài học về sự chết
“Mọi người đều phải chết.
Socrate (Xô-cơ-rát) là người.
Vậy Socrate phải chết.”
- Tam đoạn luận (Một nguyên tắc suy luận cơ bản)
“Always go to other people's funerals, otherwise they won't come to yours.”
- Yogi Berra
“We are family… Yes. The PEEK (*) family!”
(*) PEEK Funeral Home - in Orange County.
- TVG
*
Lời giới thiệu
Mấy
tuần qua, có lẽ vì thời tiết thay đổi nhanh quá, tôi đã liên tiếp đi dự
nhiều đám tang người của thân quen; già có trẻ có gọi nôm na là “Ra đi không có trật tự” (“DDP” – “Disorderly Departure Program!”, chứ không phải “ODP”
như thường nghe thấy!). Qua các dịp trò chuyện với người sống và
viếng người chết tại nhà quàn, tôi rút ra được một số bài học thực tế về
“Sự Chết” và hôm nay mạo muội viết ra đây để mời quý vị cùng đọc qua cho biết, cho đỡ nản!
Trần Văn Giang
*
Chết là
chuyện đáng sợ, nhưng là chuyện có thực phải đến. Chết không phải là
hết. Nó cho chúng ta, những người đang còn sống rất mạnh giỏi (!) –
chẳng hạn như người viết bài này, những bài học quý giá, nếu để ý sẽ có
thể làm thay đổi cách mình đang sống.
Chẳng hạn như:
1.Hãy vui sống với những ngày còn lại
Sự chết (dĩ nhiên là của người khác)
nhắc nhở chúng ta một chân lý muôn đời là cái gì trên hành tinh này
cũng có giới hạn thời gian. Nên bắt đầu làm cái mình muốn làm ngay từ
bây giờ; đừng có trì hoãn, lần lữa… Đừng lấy cớ là phải chờ cho đến lúc
thuận tiện, lúc chín mùi mới khởi sự; bởi vì sự chờ đợi đó có thể không
bao giờ đến với chúng ta. Nắm lấy cơ hội ngay bây giờ; mỗi phút mỗi giây
đếu có giá trị riêng của nó! Thời gian sẽ đi nhanh hơn là mình tưởng!
Đừng vội tin người nào đó nói với mình là “Anh vẫn còn thời giờ mà!”
2.Vấn đề của “Ưu tiên”
Sự chết làm
cho chúng ta thấy rõ cái nào là ưu tiên, cái nào là không cần thiết.
Mình nên tự hỏi là cái nào sẽ đem lại hạnh phúc thực sự; cái nào chỉ là
viển vông rồi từ đó tâp trung nỗ lực vào sự lựa chọn này. Bỏ hẳn những
cái bố láo vô bổ. Thời gian quá quý báu để phung phí trên những thứ
không làm cho đời mình hạnh phúc thêm; không làm cho ngày mai của mình
sáng sủa hơn. Có một cách tốt là nhìn lại đời sống của ông bà ông vải,
cha mẹ mình (những người đã mất!) để học và tránh những cái mà họ đã và đang vấp phải.
3.Hiểu cho rõ ý nghĩa của hai chữ “Vô thường”
Sự chết nhắc
nhở chúng ta là mọi sự trên cuộc đới đều là tạm bợ, ngắn hạn: Ông Sếp
mình sao khó chịu quá? Công việc làm ăn gặp khó khăn ư? Những tranh
luận hàng ngày vẫn còn làm đau đầu? Có thằng khốn nào đó lái xe cắt
ngang qua đầu xe của mình?... Nói chung tất cả chỉ là chuyện nhỏ, vô
nghĩa sẽ đi qua ngay chỉ trong một thời gian ngắn… Chú tâm nhiều hơn về
tình yêu, hạnh phúc và các mối liên lạc hiện tại, của ngày hôm nay.
Thương yêu mọi người chung quanh mình và chỉ nhớ những gì mình không thể
quên.
4.Đừng mất thời giờ để “nuối tiếc”
Khi phải đối đầu với sự chết,
con người thường nghĩ đến những chuyện đáng lẽ phải nên làm rồi. Tuy
nhiên việc hối tiếc y như lái xe mà chì nhìn vào kính chiếu hậu (!) -
Mình sẽ đụng xe hồi nào không hay. Tốt hơn là hãy dùng chút thời gian
và nghị lực còn lại để sửa những cái đã sai lầm hay đổ vỡ; để thắp sáng
tâm hồn lên. Không bao giờ quá trễ để viết lại chuyện đời mình với nụ
cười và hy vọng…
5.Sống thật
Sự chết dạy chúng ta bài học là cuộc đời quá ngắn ngủi để “sống giả vờ.”
Cứ thành thật xin lỗi chính mình và người thân rồi làm lại cho đúng.
Đừng gắng công gắng sức làm cho giống người khác để họ vui lòng. Thế
giới quanh mình cần gì? Thế giới này cần sự độc đáo, sự bất toàn, các
tuyệt tác ở ngay chính mình chứ chẳng ở đâu xa…
Tóm lại, sự chết có thể làm chúng ta bận tâm (?) bởi vì còn rất nhiều chuyện chưa làm xong (!); nhưng đồng thời cũng cho chúng ta (khi đang còn sống!) những bài học quý giá: Chính vì sự chết, hay gần hơn là “vừa mới suýt chết,”
mà chúng ta thấy sự sống là món quà vô giá của thượng đế đã dành cho
con người… Đừng phung phí nó; đừng có đổ lỗi cho người khác; vì đến
ngày cuối cùng chỉ có một mình mình được đưa thẳng vào… lò thôi!!!
God bless.
Trần Văn Giang
Orange County – Tháng 11 năm 2023.