Đoạn Đường Chiến Binh

Bài phóng sự ngày 16 tháng 3-1975 trên Chính Luận Sài Gòn: Hoàng hôn chụp xuống Pleiku

Nhân dịp tháng 4-2004, 29 năm sau, Dân Sinh San Jose phổ biến 2 bài báo chụp lại trên vi phim về cuộc rút quân kể trên. Bài báo thứ nhất đăng trên Chính Luận số 3338 ngày thứ Ba 18 tháng 3-1975 với tựa đề

evacuation2

Sau Khi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II Di Tản Về Nha Trang, Hoàng hôn chụp xuống Pleiku, Phố Xá Tràn Ngập Người: Trẻ, Già, Lớn, Bé Không Biết Đi Đâu

Lời giới thiệu: Miền Nam Việt Nam thực sự đã không bị xụp đổ trên phương diện quân sự khi thị tráán Phước Long bị thất thủ. Cũng không do việc mất Ban Mê Thuột. Toàn bộ cuộc tái phối trí trở thành cuộc rút lui bi thảm đưa đến việc mất miền Nam thực sự bắt đầu từ lúc Pleiku ra đi.

Nhân dịp tháng 4-2004, 29 năm sau, Dân Sinh San Jose phổ biến 2 bài báo chụp lại trên vi phim về cuộc rút quân kể trên. Bài báo thứ nhất đăng trên Chính Luận số 3338 ngày thứ Ba 18 tháng 3-1975 với tựa đề: Hoàng hôn chụp xuống Pleiku. Bài báo này do phái viên Nguyễn Tú điện về trong lúc chính ông cũng đang tìm đường tháo chạy.

Bài báo thứ hai trên Chính Luận với tựa đề: 8 giờ đêm Chủ Nhật, Kontum – Pleiku bi thảm ra đi, bỏ lại phía sau những cột khói, những vùng lửa. Bài này đăng ngày 19 tháng 3-1975 và được ghi là do Nguyễn Tú đọc về, xen lẫn tiếng khóc nức nở của chính ông.

Bài báo thứ hai này đăng trang nhất báo Chính Luận số 3339 được coi là tin tức duy nhất được loan báo về cuộc rút quân ở Cao Nguyên. Bài này đã được các báo ngoại quốc dịch lại và đăng tải trên các hệ thống tin tức quốc tế.

Hai bài báo kể trên trích trong tài liệu sưu tầm của IRCC dành cho viện bảo tàng Việt Nam tại San Jose. Ký giả Nguyễn Tú sau thời gian kẹt lại Việt Nam hiện đã qua Mỹ định cư tại DC.

Giao Chỉ – San Jose

***

(Sài Gòn 17-3) Chiều tối Chủ Nhật ngày 16 tháng 3-1975, bạn Nguyễn Tú, đặc phái viên Chính Luận tại chiến trường Quân khu 2, đã từ Pleiku gọi điện thoại về cho biết tình hình Pleiku, sau khi Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2 di tản về Nha Trang.Bạn Nguyễn Tú cho biết là trong hai ngày qua, đồng bào trong toàn tỉnh đã hoang mang tới cực độ khi nghe tin các bài phát thanh ngoại quốc loan báo Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2 di tản về Nha Trang. Giới hữu trách không có lời giải thích nào để trấn an đồng bào mỗi phút lại càng mất thêm tinh thần, mạnh ai lo liệu phương tiện di tản ra khỏi vùng giao tranh và tránh mặt quân cộng sản.

Chiều qua, các phố xá đã đóng cửa không buôn bán cầm chừng như trước đây và đồng bào đã đổ xô hết ra đường, nhốn nháo ngược xuôi tìm lối chạy. Người ta thuê bao đủ mọi loại xe, chất hết đồ đạc quần áo để chuẩn bị chạy. Giá xe từ 200 ngàn, nửa triệu một chiếc đã tăng lên nhiều hơn nữa. Những người ít tiền cũng vét túi, chung nhau thuê xe, và các loại xe, từ xe lam, xe vận tải, xe lô, xa nhà, xe Honda, cho đến cả xe ủi đất, xe cứu hỏa, xe cần trục, máy cày v.v… đều chất đầy ắp đồ đạc, đầu nối đuôi dài dài trên các đường phố chính như Hoàng Diệu, Võ Tánh, Phan Bội Châu, Quang Trung, Hai Bà Trưng. Tất cả đều rộn ràng di chuyển, nhưng không biết di chuyển theo lối nào, vì con đường duy nhất có thể chạy về Quy Nhơn là quốc lộ 19 thì đã bị địch cắt. Áp lực của quân cộng sản vẫn nặng nề trên con đường băng rừng băng núi này, cái chết có thể đe dọa tập thể tỵ nạn bất cừ nơi nào và bất cứ giờ phút nào.

Những chuyến bay của Hàng Không Việt Nam đã ngưng từ mấy hôm nay nên phi trường chỉ còn là nơi hoạt động rộn rịp của các loại máy bay quân sự. Tin tức một số gia đình thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và các ngoại kiều được di tản ra khỏi Pleiku làm cho mọi người càng thêm hốt hoảng. Họ chỉ còn trông ngóng vào con đường sống duy nhất là quốc lộ 19. Họ cầu nguyện và mong ngóng cho quốc lộ này được giải tỏa mau lẹ để lánh xa nơi quân cộng sản kéo tới.

Cảnh hốt hoảng càng thêm mãnh liệt hơn khi một số đồng bào tỵ nạn ở Kontum, Thành An, Phú Nhơn v.v… kéo về Pleiku chờ mở đường chạy giặc. Ám ảnh… đại lộ kinh hoàng và chợ Đông Ba rực cháy ngày nào ở miền Trung là một ám ảnh khó xóa nhòa trong tâm tư mọi người.

Dắt dìu nhau ngược xuôi ngoài đường phố, và đồng bào ngơ ngác thầm hỏi nhau biết chạy đi đâu bây giờ? Từ cả tuần, báo chí không lên Pleiku nữa, do đó có muốn được đọc những lời tuyên bố rất bình tĩnh của các giới chức Sài Gòn cũng không được.

Qua điện thoại, bạn Nguyễn Tú báo tin cho tòa soạn và bạn đọc Chính Luận biết là bạn đang tìm cách thoát khỏi Pleiku cùng đồng bào và sau đây là bản tin cuối cùng của bạn từ Pleiku gửi về cho tòa soạn và bạn đọc Chính Luận.

Lại thêm một hoàng hôn:

Bạn Nguyễn Tú cho biết, qua điện thoại, nguyên văn như sau:

Lại thêm một hoàng hôn, có thể hơn thế nữa, bắt đầu. Trưa hôm nay từ 12 giờ, dân chúng Thanh An, Phú Nhơn và các vùng lân cận Pleiku đều đổ xô về thị xã Pleiku. Họ đang sống những giờ phút lo âu, kinh hoàng ngoài đường phố. Trên khắp ngả đường đều chật các xe đủ loại, xe quân sự, xe dân sự, xe chở hàng, xe ủi đất, xe chữa lửa, xe máy kéo có rờ moọc, bên trên chất đầy những “gia bảo” cuối cùng của dân chúng. Tất cả các gia đình, già trẻ lớn bé, dân sự cũng như quân sự, ngồi sẵn trên xe, để chờ di tản mà họ không biết là đi đường nào. Các lực lượng diện địa của ta và các lực lượng trong ngành an ninh, quân cảnh, cảnh sát đều không còn có thể kiểm soát được nữa. Vì tất cả các nhân viên đó đều lo lắng cho chính gia đình họ. Ngoài đường phố đầy rẫy những người đi bộ. Những quân nhân, và thường dân tay xách nách mang và bồng bế các trẻ thơ, xách những giỏ đồ đạc lang thang khắp phố, không biết đi đâu nữa. Pleiku đang sống trong một không khí kinh hoàng chưa từng thấy, hơn cả cố đô Huế năm 1972.

Kontum – Pleiku coi như bị bỏ ngỏ, vì các nhân viên có trong trách an ninh đã chỉ lo cho riêng gia đình họ và không còn ai còn có tinh thần đảm nhận trách vụ của mình… Sự kiểm soát đã lọt ra ngoài tay của các giới lãnh đạo chính quyền tỉnh. Riêng các lực lượng chính quy còn có kỷ luật và tinh thần chiến đấu. Nhưng tình trạng hỗn loạn xáo trộn của dân chúng Pleiku ra đầy ngoài đường, đã tạo nên một cảnh tượng thật không thể tưởng tượng nổi. Trên khuôn mặt mỗi người đều lộ vẻ lo âu, không tả hết. Chiến tranh thực sự chưa tới Pleiku. Chưa một đạn pháo kích nào của địch bắn vào thị xã Pleiku. Hoàng hôn của Pleiku có thể coi như đã bắt đầu, đồng thời có thể tiếp luôn những cảnh hoàng hôn khác.

Tình trạng Pleiku bi thảm quá!

***

Bài phóng sự tiếp theo viết ngày 17 tháng 3-1975.

8 Giờ Đêm Chủ Nhật, Kontum – Pleiku Bi Thảm Ra Đi Bỏ Lại Phía Sau Những Cột Khói, Những Vùng Lửa

Bản tin này được đọc giữa tiếng khóc nức nở của bản báo đặc phái viên Nguyễn Tú

(Sài Gòn 18-3) Sáng nay bản báo đặc phái viên Nguyễn Tú, tại một địa điểm dừng chân trên đường rút lui của quân dân hai tỉnh Kontum – Pleiku, báo tin qua điện thoại quang cảnh di tản bi thảm của đồng bào. Dưới đây là nguyên văn ghi lại lời bạn Nguyễn Tú đọc qua điện thoại.

Tất cả lên đường:

Tối nay, Pleiku đã thực sự hỗn loạn. Tất cả dân chúng Pleiku thêm vào đó dân chúng ven tỉnh, dân chúng thuộc vài quận gần thị xã Pleiku, và cả dân chúng Kontum đã đổ xô nhau chạy về Pleiku đều xuống đường và tổ chức một đêm không ngủ. Không phải để biểu tình chống ai, mà để vội vàng hốt hoảng tiếp tục chất các hàng hóa, bàn ghế, tủ giường, cùng những vật dụng riêng lên đủ thứ xe: Xe lam, 3 bánh, xe vận tải hạng nặng, xe Jeep, xe dốt rác, xe GMC nhà binh, xe Honda. Thậm chí xe be, xe cần trục, xe máy kéo, trác lơ, xe hốt rác. CẢ đến xe chữa lửa cũng được dùng để chất đồ và chở người. Xe nào chất xong đồ là người leo lên ngồi sẵn, xe nào đôi nhíp cũng gần như thăng bằng, vì chất quá nặng.

Từ trưa, các lực lượng an ninh trong thị xã Pleiku như Quân Cảnh, Cảnh Sát bỏ tất cả nhiệm sở không còn thấy bóng một ai, mặc dù hôm qua thứ Bảy 15 tháng 3 còn canh phòng rất gay gắt các ngã ra vào tỉnh và thị xã Pleiku.

Mọi đường phố không còn một nhân viên công lực nào giữ trật tự nữa. Tất cả mọi người đều về nhà lo việc di tản cho gia đình. Liên lạc vô tuyến của hệ thống quân đội không còn được điều hòa và hữu hiệu như trước nữa tuy vẫn chưa hẳn gián đoạn. Các nhân viên truyền tin cũng thay phiên nhau về nhà để lo việc di tản gia đình. Sự kiểm soát an ninh trật tự có thể coi như đã tuột khỏi tầm tay chính quyền địa phương Pleiku. Tại tư dinh Đại Tá Tỉnh Trưởng Pleiku, các nghị viên, các Trưởng Ty, Sở hấp tấp ra vào họp liên miên.

Chưa bao giờ các đại diện dân cử kể cả đối lập và chính quyền đã sát cánh với nhau như thế. Chưa bao giờ lập pháp, hành pháp, tư pháp đều đồng một lòng, một dạ như thế. Đồng một lòng một dạ trong một câu hỏi duy nhất: Bao giờ thì di tản? Mấy giờ thì di tản? Trên thực tế thì Pleiku đã sống giờ thứ 25 từ hôm qua thứ Bảy 15 tháng 3. Hôm nay Chủ Nhật 16 tháng 3 lúc 19 giờ đã có điện trở lại trong toàn thị xã.

Đèn ngoài đường và trong các tư gia cũng được thắp sáng. Có lẽ là một hội hoa đăng cuối cùng. Khắp các đường phố, dân chúng đi lại hết sức nhộn nhịp, tất tưởi. Ngay từ xế trưa hôm nay 16 tháng 3, các xe nào đã chất xong đồ vật đều chuyển bánh trên Quốc Lộ 14 đi về Phú Bổn thành một đoàn dài. Nhưng phải kể từ 20 giờ ngày hôm nay Chủ Nhật 16 tháng 3, sự di chuyển toàn diện của dân chúng mới thực sự bắt đầu, đoàn xe ước chừng đến hàng ngàn chiếc, bật đèn pha nối đuôi nhau trên hàng chục cây số trông như một cuộc “trở về nhà sau cuộc nghỉ cuối tuần.” Nhưng đây đâu phải là “đoàn xe thanh bình.”

Sáng kiến vĩ đại:

Cuộc di tản đại quy mô của hai tỉnh gom lại là Kontum và Pleiku do sáng kiến tư nhân có thể coi như là “vĩ đại” ở chốn Tây Nguyên hẻo lánh này.

“Mục tiêu đầu tiên là Phú Bổn. Sau đó sẽ tính.” Đó là lời một đồng bào di tản nói với Chính Luận. Nhưng ra khỏi thị xã, được vài cây số thì đoàn xe bị kẹt vì những chiếc xe nhỏ hơn như xe lam, xe ô tô nhỏ, xe Honda muốn vượt trước. Phải một giờ sau vụ kẹt xe này mới được giải tỏa.

Dân chúng nghèo cũng ra đi bằng phương tiện thiên nhiên, trời đã phú cho họ là đôi chân của chính họ. Họ đây là gồm cả già, trẻ, lớn, bé, con nít còn bồng trên tay, đàn bà đang mang bầu, tay xách, nách mang một vài manh chiếu, một vài bọc quần áo, buồn tủi, lo âu, gia đình nọ nối tiếp gia đình kia đi hàng một sát bên lề đường để tránh đoàn xe. Đèn pha của đoàn xe lần lượt chiếu các bóng lưng còng xuống của người lớn, những bóng nhỏ hơn của các trẻ em tay níu vạt áo hoặc ống quần của người bố hay người mẹ. Họ lặng lẻ thất thểu bước nọ trước bước kia trong đêm tối của tâm hồn.

Cuộc di tản này chắc chắn sẽ kéo dài tới ngày hôm sau. Thế là Kontum và Pleiku đã bỏ ngỏ, chính thức và không chính thức. Không chính thức mà chính thức vào hồi 20 giờ đêm ngày Chủ Nhật 16 tháng 3-1975.

Pleiku không còn gì để cho tôi săn tin thêm nữa.

Ba lô vẫn cõng trên vai, hồi 22 giờ 30 tôi theo đoàn người di tản ra khỏi thị xã Pleiku. Bầu trời hôm nay đẹp quá, hàng ngàn vì sao lấp lánh như thiên thần nháy mắt với trần gian, hay đó là những ám hiệu dục dã: “Lẹ lên!”

Nếu tôi có một người bạn đường đi bên tôi, tôi sẽ bảo: “Bạn ơi, trên trời có bao nhiêu vì sao thì lòng tôi đau xót còn hơn thế nữa.”

Đốt, phá, bỏ rơi:

Các kho súng, kho đạn tại tỉnh Pleiku đã được lệnh thiêu hủy, tiếng nổ lớn nối liền tiếng nổ nhỏ. Từng cột khói đen bốc lên trong lửa đỏ từ các bồn nhiên liệu cũng được lệnh phá hủy. Tất cả đều bùng cháy. Nhiều khu phố trong thị xã Pleiku đã bị toán người đập phá nhà cửa của các chủ nhân đã di tản, và đã bị phóng hỏa, ít nhất tôi cũng đếm được 14 đám cháy trong những khu phố khác nhau.

Nhiều tiếng súng cũng đã nổ trong thị xã. Có tin Đại Tá Tỉnh Trưởng Pleiku đã hạ lệnh cho đốt kho giấy bạc trong Ty Ngân Khố, ước lượng khoảng 300 triệu và trong khi tưới xăng để đốt, ông Trưởng Ty Ngân Khố đã bị phỏng. Không còn một bác sĩ tư nào trong thành phố. Quân cũng như dân y viện không còn hoạt động. Một số bệnh nhân tại dân y viện cũng như một số thương binh tại quân y viện Pleiku đã bị bỏ rơi lại vì không còn ai lo cho họ nữa. Chính họ trong tình trạng bệnh hoạn chẳng tự mình làm được. Ngoài sự chịu chết đói dần mòn ngay trên giường bệnh.

Một nguồn tin đáng tin cậy cho hay là Chuẩn tướng Tất, Tư Lệnh Mặt Trận Kontum – Pleiku đang chỉ huy cuộc triệt thoái lực lượng chính quy đi về hướng Nam trên quốc lộ 14.

Trên đường nóng bỏng:

(Pleiku 17-3) Sáng nay, cuộc di tản đang tiếp diễn dưới ánh mặt trời huy hoàng của một ngày đầu tuần. Hàng ngàn chiếc xe dân sự và quân sự vẫn nối tiếp nhau trên quốc lộ 19 đi về hướng Phú Bổn. Nhiều xe vì chở quá nặng không chạy nổi đã bỏ lại trên đường.

Các quân nhân được lệnh triệt thoái dưới quyền tư lệnh của Tướng Tất đã thi hành một cách rất trật tự và kỷ luật. Các đơn vị Biệt Động Quân đã được lệnh đi hai bên quốc lộ 14 ở những chỗ xung yếu để bảo vệ đoàn xe di tản dân sự và quân sự. Các đoàn người đi bộ thật là thảm thương, đàn bà, con trẻ đi bên lộ dưới ánh nắng nóng bỏng không giọt nước để uống.

Dọc quốc lộ từ Pleiku đến Hậu Bổn là tỉnh lỵ của Phú Bổn, đoàn xe cứ nối dài. Đoàn người đi bộ, bị bỏ lại sau, nhưng họ vẫn cứ cố gắng lết đi trên đường nóng bỏng dưới ánh nắng của Pleiku. Chưa biết đêm nay họ có thể tới được Phú Bổn bằng đôi chân của chính họ hay không. Sẽ có nhiều người sẽ bị chết đói, chết khát dọc đường. Dọc Quốc lộ 14 đi về phía Phú Bổn các làng, các ấp, các buôn đều trống trơn không còn một ai. Cảnh hoang tàn dọc quốc lộ 14 tôi không làm sao mà còn có trí óc để nghĩ ra những danh từ tường trình với độc giả.

Bi thảm quá đồng bào ơi!

Hôm nay thay vì lá thư hàng tuần sự tường trình của tôi có thể ngắn ngủi và không mạch lạc. Mong quý vị độc giả phương xa ở tại cái thủ đô đầy ánh sáng hiểu cho.

Cho tới nay vẫn không thể hiểu được lệnh bỏ ngỏ Kontum – Pleiku là ở đâu mà ra và tại sao lại có sự ra đi hấp tấp trong dân chúng trong khi các nhà cầm quyền quân sự đã trù liệu kế hoạch từ trước. Không có giải thích nào cho dân chúng. Không có tổ chức nào để di tản dân chúng trong trật tự và an ninh, không có một sự trợ giúp nào cho các dân nghèo không có phương tiện đi xe.

Từ năm 1954 cho tới nay, chính tôi đã chứng kiến bao cuộc di tản. Cuộc di tản Kontum – Pleiku dể lại cho tôi một mỗi chán chường. Sống với những hy vọng mong manh từ năm 1954 đến năm 1975 tới nay tôi cảm thấy không còn đủ sức, đủ ý chí để bấu víu lấy cái chút hy vọng mong manh ấy nữa. Ngoảnh về phía Pleiku khói vẫn ngùn ngụt bốc lên vì những đám cháy đêm qua.

Dọc lộ xe tăng, đại pháo dạt ra hai bên đường để bảo vệ những chỗ xung yếu để cho đoàn xe di tản dân sự và quân sự có thể đi chót lọt tới Hậu Bổn tức tỉnh lỵ Phú Bổn. Nhưng trên đoạn quốc lộ 14 từ Pleiku tới Hậu Bổn vẫn xảy ra nhiều đoạn đường kẹt xe, có thể kể hàng 5 đến 10 cây số chưa biết rằng đoàn xe có thể tới Hậu Bổn được không. Và từ Hậu Bổn sẽ đi đâu chưa ai rõ. Riêng cho tôi không còn có trí óc nào để nghĩ đến tương lai dù rằng tương lai chỉ là ở một giây, một phút sau đó.

Điện đàm dứt đoạn…

Nguyễn Tú, Chính Luận

Ghi chú: Trên đây phóng viên Nguyễn Tú mới chỉ tường thuật được đoạn mở đầu của chuyến rút quân bi thảm và sau đó thì hết phương tiện liên lạc. Thực sự đoàn quân dân rút từ Tây Nguyên về Duyên Hải đã hoàn toàn làm tan rã cả Quân Khu II với hàng ngàn người chết dọc đường và đưa đến cảnh toàn thể miền Nam vỡ ra thành từng mảnh vụn.
Giao Chỉ – San Jose

https://ongvove.wordpress.com

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bài phóng sự ngày 16 tháng 3-1975 trên Chính Luận Sài Gòn: Hoàng hôn chụp xuống Pleiku

Nhân dịp tháng 4-2004, 29 năm sau, Dân Sinh San Jose phổ biến 2 bài báo chụp lại trên vi phim về cuộc rút quân kể trên. Bài báo thứ nhất đăng trên Chính Luận số 3338 ngày thứ Ba 18 tháng 3-1975 với tựa đề

evacuation2

Sau Khi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II Di Tản Về Nha Trang, Hoàng hôn chụp xuống Pleiku, Phố Xá Tràn Ngập Người: Trẻ, Già, Lớn, Bé Không Biết Đi Đâu

Lời giới thiệu: Miền Nam Việt Nam thực sự đã không bị xụp đổ trên phương diện quân sự khi thị tráán Phước Long bị thất thủ. Cũng không do việc mất Ban Mê Thuột. Toàn bộ cuộc tái phối trí trở thành cuộc rút lui bi thảm đưa đến việc mất miền Nam thực sự bắt đầu từ lúc Pleiku ra đi.

Nhân dịp tháng 4-2004, 29 năm sau, Dân Sinh San Jose phổ biến 2 bài báo chụp lại trên vi phim về cuộc rút quân kể trên. Bài báo thứ nhất đăng trên Chính Luận số 3338 ngày thứ Ba 18 tháng 3-1975 với tựa đề: Hoàng hôn chụp xuống Pleiku. Bài báo này do phái viên Nguyễn Tú điện về trong lúc chính ông cũng đang tìm đường tháo chạy.

Bài báo thứ hai trên Chính Luận với tựa đề: 8 giờ đêm Chủ Nhật, Kontum – Pleiku bi thảm ra đi, bỏ lại phía sau những cột khói, những vùng lửa. Bài này đăng ngày 19 tháng 3-1975 và được ghi là do Nguyễn Tú đọc về, xen lẫn tiếng khóc nức nở của chính ông.

Bài báo thứ hai này đăng trang nhất báo Chính Luận số 3339 được coi là tin tức duy nhất được loan báo về cuộc rút quân ở Cao Nguyên. Bài này đã được các báo ngoại quốc dịch lại và đăng tải trên các hệ thống tin tức quốc tế.

Hai bài báo kể trên trích trong tài liệu sưu tầm của IRCC dành cho viện bảo tàng Việt Nam tại San Jose. Ký giả Nguyễn Tú sau thời gian kẹt lại Việt Nam hiện đã qua Mỹ định cư tại DC.

Giao Chỉ – San Jose

***

(Sài Gòn 17-3) Chiều tối Chủ Nhật ngày 16 tháng 3-1975, bạn Nguyễn Tú, đặc phái viên Chính Luận tại chiến trường Quân khu 2, đã từ Pleiku gọi điện thoại về cho biết tình hình Pleiku, sau khi Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2 di tản về Nha Trang.Bạn Nguyễn Tú cho biết là trong hai ngày qua, đồng bào trong toàn tỉnh đã hoang mang tới cực độ khi nghe tin các bài phát thanh ngoại quốc loan báo Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2 di tản về Nha Trang. Giới hữu trách không có lời giải thích nào để trấn an đồng bào mỗi phút lại càng mất thêm tinh thần, mạnh ai lo liệu phương tiện di tản ra khỏi vùng giao tranh và tránh mặt quân cộng sản.

Chiều qua, các phố xá đã đóng cửa không buôn bán cầm chừng như trước đây và đồng bào đã đổ xô hết ra đường, nhốn nháo ngược xuôi tìm lối chạy. Người ta thuê bao đủ mọi loại xe, chất hết đồ đạc quần áo để chuẩn bị chạy. Giá xe từ 200 ngàn, nửa triệu một chiếc đã tăng lên nhiều hơn nữa. Những người ít tiền cũng vét túi, chung nhau thuê xe, và các loại xe, từ xe lam, xe vận tải, xe lô, xa nhà, xe Honda, cho đến cả xe ủi đất, xe cứu hỏa, xe cần trục, máy cày v.v… đều chất đầy ắp đồ đạc, đầu nối đuôi dài dài trên các đường phố chính như Hoàng Diệu, Võ Tánh, Phan Bội Châu, Quang Trung, Hai Bà Trưng. Tất cả đều rộn ràng di chuyển, nhưng không biết di chuyển theo lối nào, vì con đường duy nhất có thể chạy về Quy Nhơn là quốc lộ 19 thì đã bị địch cắt. Áp lực của quân cộng sản vẫn nặng nề trên con đường băng rừng băng núi này, cái chết có thể đe dọa tập thể tỵ nạn bất cừ nơi nào và bất cứ giờ phút nào.

Những chuyến bay của Hàng Không Việt Nam đã ngưng từ mấy hôm nay nên phi trường chỉ còn là nơi hoạt động rộn rịp của các loại máy bay quân sự. Tin tức một số gia đình thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và các ngoại kiều được di tản ra khỏi Pleiku làm cho mọi người càng thêm hốt hoảng. Họ chỉ còn trông ngóng vào con đường sống duy nhất là quốc lộ 19. Họ cầu nguyện và mong ngóng cho quốc lộ này được giải tỏa mau lẹ để lánh xa nơi quân cộng sản kéo tới.

Cảnh hốt hoảng càng thêm mãnh liệt hơn khi một số đồng bào tỵ nạn ở Kontum, Thành An, Phú Nhơn v.v… kéo về Pleiku chờ mở đường chạy giặc. Ám ảnh… đại lộ kinh hoàng và chợ Đông Ba rực cháy ngày nào ở miền Trung là một ám ảnh khó xóa nhòa trong tâm tư mọi người.

Dắt dìu nhau ngược xuôi ngoài đường phố, và đồng bào ngơ ngác thầm hỏi nhau biết chạy đi đâu bây giờ? Từ cả tuần, báo chí không lên Pleiku nữa, do đó có muốn được đọc những lời tuyên bố rất bình tĩnh của các giới chức Sài Gòn cũng không được.

Qua điện thoại, bạn Nguyễn Tú báo tin cho tòa soạn và bạn đọc Chính Luận biết là bạn đang tìm cách thoát khỏi Pleiku cùng đồng bào và sau đây là bản tin cuối cùng của bạn từ Pleiku gửi về cho tòa soạn và bạn đọc Chính Luận.

Lại thêm một hoàng hôn:

Bạn Nguyễn Tú cho biết, qua điện thoại, nguyên văn như sau:

Lại thêm một hoàng hôn, có thể hơn thế nữa, bắt đầu. Trưa hôm nay từ 12 giờ, dân chúng Thanh An, Phú Nhơn và các vùng lân cận Pleiku đều đổ xô về thị xã Pleiku. Họ đang sống những giờ phút lo âu, kinh hoàng ngoài đường phố. Trên khắp ngả đường đều chật các xe đủ loại, xe quân sự, xe dân sự, xe chở hàng, xe ủi đất, xe chữa lửa, xe máy kéo có rờ moọc, bên trên chất đầy những “gia bảo” cuối cùng của dân chúng. Tất cả các gia đình, già trẻ lớn bé, dân sự cũng như quân sự, ngồi sẵn trên xe, để chờ di tản mà họ không biết là đi đường nào. Các lực lượng diện địa của ta và các lực lượng trong ngành an ninh, quân cảnh, cảnh sát đều không còn có thể kiểm soát được nữa. Vì tất cả các nhân viên đó đều lo lắng cho chính gia đình họ. Ngoài đường phố đầy rẫy những người đi bộ. Những quân nhân, và thường dân tay xách nách mang và bồng bế các trẻ thơ, xách những giỏ đồ đạc lang thang khắp phố, không biết đi đâu nữa. Pleiku đang sống trong một không khí kinh hoàng chưa từng thấy, hơn cả cố đô Huế năm 1972.

Kontum – Pleiku coi như bị bỏ ngỏ, vì các nhân viên có trong trách an ninh đã chỉ lo cho riêng gia đình họ và không còn ai còn có tinh thần đảm nhận trách vụ của mình… Sự kiểm soát đã lọt ra ngoài tay của các giới lãnh đạo chính quyền tỉnh. Riêng các lực lượng chính quy còn có kỷ luật và tinh thần chiến đấu. Nhưng tình trạng hỗn loạn xáo trộn của dân chúng Pleiku ra đầy ngoài đường, đã tạo nên một cảnh tượng thật không thể tưởng tượng nổi. Trên khuôn mặt mỗi người đều lộ vẻ lo âu, không tả hết. Chiến tranh thực sự chưa tới Pleiku. Chưa một đạn pháo kích nào của địch bắn vào thị xã Pleiku. Hoàng hôn của Pleiku có thể coi như đã bắt đầu, đồng thời có thể tiếp luôn những cảnh hoàng hôn khác.

Tình trạng Pleiku bi thảm quá!

***

Bài phóng sự tiếp theo viết ngày 17 tháng 3-1975.

8 Giờ Đêm Chủ Nhật, Kontum – Pleiku Bi Thảm Ra Đi Bỏ Lại Phía Sau Những Cột Khói, Những Vùng Lửa

Bản tin này được đọc giữa tiếng khóc nức nở của bản báo đặc phái viên Nguyễn Tú

(Sài Gòn 18-3) Sáng nay bản báo đặc phái viên Nguyễn Tú, tại một địa điểm dừng chân trên đường rút lui của quân dân hai tỉnh Kontum – Pleiku, báo tin qua điện thoại quang cảnh di tản bi thảm của đồng bào. Dưới đây là nguyên văn ghi lại lời bạn Nguyễn Tú đọc qua điện thoại.

Tất cả lên đường:

Tối nay, Pleiku đã thực sự hỗn loạn. Tất cả dân chúng Pleiku thêm vào đó dân chúng ven tỉnh, dân chúng thuộc vài quận gần thị xã Pleiku, và cả dân chúng Kontum đã đổ xô nhau chạy về Pleiku đều xuống đường và tổ chức một đêm không ngủ. Không phải để biểu tình chống ai, mà để vội vàng hốt hoảng tiếp tục chất các hàng hóa, bàn ghế, tủ giường, cùng những vật dụng riêng lên đủ thứ xe: Xe lam, 3 bánh, xe vận tải hạng nặng, xe Jeep, xe dốt rác, xe GMC nhà binh, xe Honda. Thậm chí xe be, xe cần trục, xe máy kéo, trác lơ, xe hốt rác. CẢ đến xe chữa lửa cũng được dùng để chất đồ và chở người. Xe nào chất xong đồ là người leo lên ngồi sẵn, xe nào đôi nhíp cũng gần như thăng bằng, vì chất quá nặng.

Từ trưa, các lực lượng an ninh trong thị xã Pleiku như Quân Cảnh, Cảnh Sát bỏ tất cả nhiệm sở không còn thấy bóng một ai, mặc dù hôm qua thứ Bảy 15 tháng 3 còn canh phòng rất gay gắt các ngã ra vào tỉnh và thị xã Pleiku.

Mọi đường phố không còn một nhân viên công lực nào giữ trật tự nữa. Tất cả mọi người đều về nhà lo việc di tản cho gia đình. Liên lạc vô tuyến của hệ thống quân đội không còn được điều hòa và hữu hiệu như trước nữa tuy vẫn chưa hẳn gián đoạn. Các nhân viên truyền tin cũng thay phiên nhau về nhà để lo việc di tản gia đình. Sự kiểm soát an ninh trật tự có thể coi như đã tuột khỏi tầm tay chính quyền địa phương Pleiku. Tại tư dinh Đại Tá Tỉnh Trưởng Pleiku, các nghị viên, các Trưởng Ty, Sở hấp tấp ra vào họp liên miên.

Chưa bao giờ các đại diện dân cử kể cả đối lập và chính quyền đã sát cánh với nhau như thế. Chưa bao giờ lập pháp, hành pháp, tư pháp đều đồng một lòng, một dạ như thế. Đồng một lòng một dạ trong một câu hỏi duy nhất: Bao giờ thì di tản? Mấy giờ thì di tản? Trên thực tế thì Pleiku đã sống giờ thứ 25 từ hôm qua thứ Bảy 15 tháng 3. Hôm nay Chủ Nhật 16 tháng 3 lúc 19 giờ đã có điện trở lại trong toàn thị xã.

Đèn ngoài đường và trong các tư gia cũng được thắp sáng. Có lẽ là một hội hoa đăng cuối cùng. Khắp các đường phố, dân chúng đi lại hết sức nhộn nhịp, tất tưởi. Ngay từ xế trưa hôm nay 16 tháng 3, các xe nào đã chất xong đồ vật đều chuyển bánh trên Quốc Lộ 14 đi về Phú Bổn thành một đoàn dài. Nhưng phải kể từ 20 giờ ngày hôm nay Chủ Nhật 16 tháng 3, sự di chuyển toàn diện của dân chúng mới thực sự bắt đầu, đoàn xe ước chừng đến hàng ngàn chiếc, bật đèn pha nối đuôi nhau trên hàng chục cây số trông như một cuộc “trở về nhà sau cuộc nghỉ cuối tuần.” Nhưng đây đâu phải là “đoàn xe thanh bình.”

Sáng kiến vĩ đại:

Cuộc di tản đại quy mô của hai tỉnh gom lại là Kontum và Pleiku do sáng kiến tư nhân có thể coi như là “vĩ đại” ở chốn Tây Nguyên hẻo lánh này.

“Mục tiêu đầu tiên là Phú Bổn. Sau đó sẽ tính.” Đó là lời một đồng bào di tản nói với Chính Luận. Nhưng ra khỏi thị xã, được vài cây số thì đoàn xe bị kẹt vì những chiếc xe nhỏ hơn như xe lam, xe ô tô nhỏ, xe Honda muốn vượt trước. Phải một giờ sau vụ kẹt xe này mới được giải tỏa.

Dân chúng nghèo cũng ra đi bằng phương tiện thiên nhiên, trời đã phú cho họ là đôi chân của chính họ. Họ đây là gồm cả già, trẻ, lớn, bé, con nít còn bồng trên tay, đàn bà đang mang bầu, tay xách, nách mang một vài manh chiếu, một vài bọc quần áo, buồn tủi, lo âu, gia đình nọ nối tiếp gia đình kia đi hàng một sát bên lề đường để tránh đoàn xe. Đèn pha của đoàn xe lần lượt chiếu các bóng lưng còng xuống của người lớn, những bóng nhỏ hơn của các trẻ em tay níu vạt áo hoặc ống quần của người bố hay người mẹ. Họ lặng lẻ thất thểu bước nọ trước bước kia trong đêm tối của tâm hồn.

Cuộc di tản này chắc chắn sẽ kéo dài tới ngày hôm sau. Thế là Kontum và Pleiku đã bỏ ngỏ, chính thức và không chính thức. Không chính thức mà chính thức vào hồi 20 giờ đêm ngày Chủ Nhật 16 tháng 3-1975.

Pleiku không còn gì để cho tôi săn tin thêm nữa.

Ba lô vẫn cõng trên vai, hồi 22 giờ 30 tôi theo đoàn người di tản ra khỏi thị xã Pleiku. Bầu trời hôm nay đẹp quá, hàng ngàn vì sao lấp lánh như thiên thần nháy mắt với trần gian, hay đó là những ám hiệu dục dã: “Lẹ lên!”

Nếu tôi có một người bạn đường đi bên tôi, tôi sẽ bảo: “Bạn ơi, trên trời có bao nhiêu vì sao thì lòng tôi đau xót còn hơn thế nữa.”

Đốt, phá, bỏ rơi:

Các kho súng, kho đạn tại tỉnh Pleiku đã được lệnh thiêu hủy, tiếng nổ lớn nối liền tiếng nổ nhỏ. Từng cột khói đen bốc lên trong lửa đỏ từ các bồn nhiên liệu cũng được lệnh phá hủy. Tất cả đều bùng cháy. Nhiều khu phố trong thị xã Pleiku đã bị toán người đập phá nhà cửa của các chủ nhân đã di tản, và đã bị phóng hỏa, ít nhất tôi cũng đếm được 14 đám cháy trong những khu phố khác nhau.

Nhiều tiếng súng cũng đã nổ trong thị xã. Có tin Đại Tá Tỉnh Trưởng Pleiku đã hạ lệnh cho đốt kho giấy bạc trong Ty Ngân Khố, ước lượng khoảng 300 triệu và trong khi tưới xăng để đốt, ông Trưởng Ty Ngân Khố đã bị phỏng. Không còn một bác sĩ tư nào trong thành phố. Quân cũng như dân y viện không còn hoạt động. Một số bệnh nhân tại dân y viện cũng như một số thương binh tại quân y viện Pleiku đã bị bỏ rơi lại vì không còn ai lo cho họ nữa. Chính họ trong tình trạng bệnh hoạn chẳng tự mình làm được. Ngoài sự chịu chết đói dần mòn ngay trên giường bệnh.

Một nguồn tin đáng tin cậy cho hay là Chuẩn tướng Tất, Tư Lệnh Mặt Trận Kontum – Pleiku đang chỉ huy cuộc triệt thoái lực lượng chính quy đi về hướng Nam trên quốc lộ 14.

Trên đường nóng bỏng:

(Pleiku 17-3) Sáng nay, cuộc di tản đang tiếp diễn dưới ánh mặt trời huy hoàng của một ngày đầu tuần. Hàng ngàn chiếc xe dân sự và quân sự vẫn nối tiếp nhau trên quốc lộ 19 đi về hướng Phú Bổn. Nhiều xe vì chở quá nặng không chạy nổi đã bỏ lại trên đường.

Các quân nhân được lệnh triệt thoái dưới quyền tư lệnh của Tướng Tất đã thi hành một cách rất trật tự và kỷ luật. Các đơn vị Biệt Động Quân đã được lệnh đi hai bên quốc lộ 14 ở những chỗ xung yếu để bảo vệ đoàn xe di tản dân sự và quân sự. Các đoàn người đi bộ thật là thảm thương, đàn bà, con trẻ đi bên lộ dưới ánh nắng nóng bỏng không giọt nước để uống.

Dọc quốc lộ từ Pleiku đến Hậu Bổn là tỉnh lỵ của Phú Bổn, đoàn xe cứ nối dài. Đoàn người đi bộ, bị bỏ lại sau, nhưng họ vẫn cứ cố gắng lết đi trên đường nóng bỏng dưới ánh nắng của Pleiku. Chưa biết đêm nay họ có thể tới được Phú Bổn bằng đôi chân của chính họ hay không. Sẽ có nhiều người sẽ bị chết đói, chết khát dọc đường. Dọc Quốc lộ 14 đi về phía Phú Bổn các làng, các ấp, các buôn đều trống trơn không còn một ai. Cảnh hoang tàn dọc quốc lộ 14 tôi không làm sao mà còn có trí óc để nghĩ ra những danh từ tường trình với độc giả.

Bi thảm quá đồng bào ơi!

Hôm nay thay vì lá thư hàng tuần sự tường trình của tôi có thể ngắn ngủi và không mạch lạc. Mong quý vị độc giả phương xa ở tại cái thủ đô đầy ánh sáng hiểu cho.

Cho tới nay vẫn không thể hiểu được lệnh bỏ ngỏ Kontum – Pleiku là ở đâu mà ra và tại sao lại có sự ra đi hấp tấp trong dân chúng trong khi các nhà cầm quyền quân sự đã trù liệu kế hoạch từ trước. Không có giải thích nào cho dân chúng. Không có tổ chức nào để di tản dân chúng trong trật tự và an ninh, không có một sự trợ giúp nào cho các dân nghèo không có phương tiện đi xe.

Từ năm 1954 cho tới nay, chính tôi đã chứng kiến bao cuộc di tản. Cuộc di tản Kontum – Pleiku dể lại cho tôi một mỗi chán chường. Sống với những hy vọng mong manh từ năm 1954 đến năm 1975 tới nay tôi cảm thấy không còn đủ sức, đủ ý chí để bấu víu lấy cái chút hy vọng mong manh ấy nữa. Ngoảnh về phía Pleiku khói vẫn ngùn ngụt bốc lên vì những đám cháy đêm qua.

Dọc lộ xe tăng, đại pháo dạt ra hai bên đường để bảo vệ những chỗ xung yếu để cho đoàn xe di tản dân sự và quân sự có thể đi chót lọt tới Hậu Bổn tức tỉnh lỵ Phú Bổn. Nhưng trên đoạn quốc lộ 14 từ Pleiku tới Hậu Bổn vẫn xảy ra nhiều đoạn đường kẹt xe, có thể kể hàng 5 đến 10 cây số chưa biết rằng đoàn xe có thể tới Hậu Bổn được không. Và từ Hậu Bổn sẽ đi đâu chưa ai rõ. Riêng cho tôi không còn có trí óc nào để nghĩ đến tương lai dù rằng tương lai chỉ là ở một giây, một phút sau đó.

Điện đàm dứt đoạn…

Nguyễn Tú, Chính Luận

Ghi chú: Trên đây phóng viên Nguyễn Tú mới chỉ tường thuật được đoạn mở đầu của chuyến rút quân bi thảm và sau đó thì hết phương tiện liên lạc. Thực sự đoàn quân dân rút từ Tây Nguyên về Duyên Hải đã hoàn toàn làm tan rã cả Quân Khu II với hàng ngàn người chết dọc đường và đưa đến cảnh toàn thể miền Nam vỡ ra thành từng mảnh vụn.
Giao Chỉ – San Jose

https://ongvove.wordpress.com

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm