Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Bài phỏng vấn chấn động phương Tây của thiền sư Thích Nhất Hạnh
Sau khi thầy Thích Nhất Hạnh trở lại Vancouver, hai sư cô đưa tôi vào căn phòng khách trong một khu ký túc xá của Đại học British Columbia. Tại đây, ngoại trừ một lọ hoa lan nằm trên bàn, mọi thứ còn lại đều có màu nâu đất
(Tin nhanh)
Khi thiền sư Thích Nhất Hạnh tới Canada vào năm 2011, nhà báo Andrea
Miller đã có cuộc phỏng vấn riêng với ông và bài viết đã gây nhiều tiếng
vang ở đất nước này, cũng như tại nhiều quốc gia phương Tây.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh |
Sau khi thầy Thích Nhất Hạnh trở lại Vancouver, hai sư cô đưa tôi vào
căn phòng khách trong một khu ký túc xá của Đại học British Columbia.
Tại đây, ngoại trừ một lọ hoa lan nằm trên bàn, mọi thứ còn lại đều có
màu nâu đất.
Thầy Thích Nhất Hạnh mặc áo tu hành màu nâu, chậm rãi nhâm nhi một tách
trà có màu vàng nâu, trong khi các nhà sư khác đang ngồi gần đó trên
những chiếc ghế bành và thảm màu nâu giản dị.
Sư cô Chân Không giới thiệu tôi với thầy rồi mỉm cười và nói rằng tôi là
một sự bất ngờ nhỏ với họ. Khi tôi đề nghị được thực hiện cuộc phỏng
vấn này, tất cả đều không nghĩ rằng “Andrea Miller” là cái tên của một
phụ nữ nên đều mong chờ một vị khách nam giới.
Nhưng sau cuộc phỏng vấn này, tôi mới là người bị bất ngờ, bởi những
điều hay lẽ phải mà thầy Thích Nhất Hạnh giảng cho tôi, từ cuộc sống sau
cái chết, cho tới niềm vui của việc ngồi thiền và về sự tồn tại hay
không tồn tại.
Thầy đã mang tới những câu trả lời mà tôi không ngờ tới, rất mới mẻ và
chứa đầy sự thông tuệ. Và đây là những gì ông đã trao đổi với tôi.
- Khi những người được chúng ta yêu quý gặp vấn đề lớn, như bị tâm
thần, bị chấn thương tâm lý hoặc nghiện ngập thứ gì đó, cảm giác sẽ vô
cùng đau đớn. Đôi khi ta có thể cảm thấy như vấn đề mà họ đang đối mặt
quá lớn, tới mức không còn muốn giúp đỡ họ nữa.
Thậm chí ta còn muốn chạy trốn khỏi họ cùng vấn đề họ đang đối
mặt. Nhưng cũng có lúc chúng ta cố giúp và rồi bị cuốn vào vấn đề của
họ. Vậy chúng ta có thể làm gì để giúp những người ở trong hoàn cảnh khó
khăn mà không bị choáng ngợp bởi vấn đề của họ?
- Khi cảm thấy bị ngợp với vấn đề của người khác thì có lẽ bạn đã làm
quá sức. Thứ năng lượng đó không giúp đỡ người khác và hiển nhiên là
không giúp ích gì cho bạn. Bạn không nên quá vội vã giúp đỡ người khác.
Có hai điều ở đây mà ta cần lưu ý: Cuộc sống và hành động.
Đừng nghĩ quá nhiều về việc phải làm ngay điều gì đó cho người khác -
cần phải đặt vấn đề cuộc sống của bản thân mình lên trước. Cuộc sống của
bạn phải an lành, phải vui vẻ, hạnh phúc. Khi đó bạn mới có thể hành
động để tạo ra niềm vui và hạnh phúc.
Bởi vậy, trước tiên bạn phải tập trung vào việc rèn luyện cuộc sống của
mình. Sống sao thật tươi vui, thật an lành. Sống quan tâm tới người
khác. Sống hào phóng và biết cảm thông. Đây là các nguyên tắc cơ bản.
Chuyện cũng giống như khi ta ngồi dưới gốc một cái cây vậy. Cái cây
chẳng phải làm gì, trừ việc sống khỏe mạnh và tươi tắn, nhưng vẫn khiến
ta thấy dễ chịu. Khi bạn sống như cái cây đó và lan tỏa làn sóng tươi
mới, bạn đã giúp giảm bớt sự khổ đau của những người khác rồi.
Cuộc sống của bạn phải đầy sự hài lòng, phải an lành và bạn nên có mặt
khi người khác cần tới mình. Chừng đó đã là rất nhiều rồi. Khi trẻ con
tới gần và ngồi bên bạn, đó không phải là vì bạn có nhiều bánh kẹo để
cho chúng, mà bởi ngồi gần bạn mang tới cảm giác dễ chịu và tươi mới.
Vì thế, hãy ngồi cạnh một người đang đau khổ và hãy cố hết sức để làm
những điều bạn có thể làm tốt nhất: Thể hiện sự dễ chịu, quan tâm, tươi
mới.
- Nếu đang có một cảm xúc khó khăn trong tâm hồn, như tức giận
hoặc buồn bã sâu sắc và tôi (xử lý chúng bằng cách) cố tập trung điều
hòa nhịp thở của mình thì liệu đó có phải là hành động né tránh cảm xúc
của bản thân không?
- Thường thì mọi người dễ đánh mất bản thân mình trước những cảm xúc
mạnh và bị chúng choán hết tâm trí. Đó không phải là cách để ta chế ngự
cảm xúc, bởi khi chuyện xảy ra như thế, bạn sẽ là nạn nhân cuả cảm xúc.
Để tránh không trở thành nạn nhân, hãy hít thở, tĩnh tâm và rồi bạn sẽ
nhìn sâu vào bên trong con người mình, thấy rằng cảm xúc cũng chỉ là cảm
xúc mà thôi, không hơn. Việc nhìn sâu vào trong tâm hồn mình là rất
quan trọng, bởi bạn sẽ không còn sợ hãi nữa.
Bạn sẽ bình tĩnh và không còn muốn chạy trốn nữa. Bạn sẽ xử lý tốt hơn
các cảm xúc. Hãy xem hơi thở chính là con người bạn. Bạn cần có sự liên
kết với hơi thở để trở thành chính mình một cách tốt hơn, để mạnh mẽ
hơn.
Rồi bạn sẽ chế ngự cảm xúc tốt hơn. Bạn không nên tìm cách quên đi cảm
xúc của mình. Thay vì thế, hãy sống thật với chính mình, dần dần bạn sẽ
trở nên cứng rắn và mạnh mẽ để xử lý cảm xúc của mình.
- Thật ấm áp khi thấy rất nhiều đứa trẻ xuất hiện ở chốn tu hành.
- Tôi cảm thấy thoải mái với trẻ con. Tôi chưa từng cắt đứt quan hệ của
mình với thế hệ trẻ. Tôi luôn giao tiếp với thế hệ trẻ, dù các em sống
trong chốn tu hành hay ngoài cuộc sống. Đó là một trong những yếu tố chủ
chốt trong niềm hạnh phúc của tôi.
Đôi khi các bà mẹ trẻ đưa con của mình vào chùa nghe giảng pháp. Đó là hoạt động nuôi dưỡng tâm hồn rất tốt với mọi người.
Những đứa trẻ có thể không hiểu chuyện gì đang diễn ra, nhưng chúng cảm
nhận được bầu không khí an lành. Thứ năng lượng an lành đó rất hiếm hoi
trong xã hội - càng hiếm hơn khi có tới 500 người ngồi xuống và cùng
nhau tạo ra bầu không khí đầy sự an yên.
Nếu bạn cho con cái tiếp xúc với sự an lành và tình yêu, dù rằng chúng
rất nhỏ và chưa hiểu lời lẽ thì điều đó không có nghĩa chúng không cảm
nhận được gì. Hãy tưởng tượng một bà mẹ trẻ đang cho con bú trong một
buổi giảng pháp. Bà mẹ nghe và thấu hiểu những lời lẽ của buổi giáng
pháp.
Về phần mình, đứa trẻ sẽ vừa uống sữa mẹ, vừa hấp thu phật pháp qua dòng
sữa. Đó là một cảnh tượng rất đẹp. Sau này, khi đứa trẻ vấp phải nhiều
điều nghiệt ngã trong cuộc sống, chúng sẽ nhớ rằng đã từng có thời gian
được tiếp xúc với năng lượng tích cực.
Khi những người tu hành cùng nhau hành lễ, họ luôn tạo ra một năng lượng
tích cực mà người trẻ có thể cảm nhận và năng lượng này giúp tạo ra các
hạt giống cho tương lai.
Đạo Phật luôn cố gắng mang năng lượng tích cực này tới nhiều chốn khác
nhau, từ các ngôi trường, các bệnh viện cho tới các tòa thị chính.
- Liệu cuộc sống tu hành có xung đột với việc thưởng thức truyền
thông không? Liệu chúng ta có thể vừa toàn tâm hướng tới Phật giáo, vừa
vui vẻ tận hưởng Internet, TV, các bộ phim và cuốn sách?
- Có những cuốn sách và phim hay mà bạn có thể thưởng thức. Điều này là bình thường - thưởng thức chúng hoàn toàn tốt.
Đôi khi chất lượng của một bộ phim hoặc cuốn sách lại không tốt. Tuy
nhiên bạn không nên tắt đi hay ngừng đọc sách vì nếu làm vậy, bạn có thể
sẽ hồi tưởng và nhớ lại những khổ đau bên trong tâm hồn mình.
Đó là điều mà rất nhiều người trong xã hội chúng ta đang làm. Nhiều
người không thể là chính mình. Họ có nỗi đau, nỗi buồn hoặc lo lắng bên
trong và họ đọc sách hoặc nghe nhạc chỉ để che giấu chúng, để chạy trốn
khỏi bản thân mình.
Thưởng thức truyền thông theo cách thức như vậy chỉ là hành động trốn
chạy và nó không có tác động lâu dài. Bạn có thể tạm quên đi nỗi khổ đau
nhưng cuối cùng sẽ phải trở lại chính mình. Phật dạy rằng chúng ta
không nên chạy trốn bản thân mình, thay vì thế phải chăm sóc bản thân và
biến đổi nỗi đau.
- Ngài sẽ nói gì với người thấy rằng ngồi thiền là chuyện rất khổ sở, khó khăn và họ phải chật vật để làm những điều này?
- Đừng ngồi thiền nữa.
- Thật vậy sao?
- Đúng vậy. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi ngồi thiền thì đừng làm
thế nữa. Bạn phải nắm bắt chính xác tinh thần của việc ngồi thiền. Nếu
phải cố gắng quá mức khi ngồi thiền, bạn sẽ trở nên căng thẳng và điều
này khiến cơ thể bạn đau đớn.
Ngồi thiền phải mang tới cảm giác dễ chịu. Khi ngồi xem truyền hình
trong phòng khách, bạn có thể ngồi xem suốt nhiều giờ mà chẳng khổ sở gì
cả. Thế mà khi ngồi thiền, bạn lại thấy khổ sở? Vì sao? Vì bạn đang
phải cố gắng làm vậy.
Bạn muốn ngồi thiền thành công nên phải chiến đấu (với chính mình). Khi
xem TV bạn chẳng phải chiến đấu với ai cả. Bạn phải học cách ngồi thiền
mà không phải chiến đấu chống ai cả. Nếu bạn biết cách ngồi thiền như
vậy, việc thiền sẽ mang lại cảm giác rất dễ chịu.
Khi Nelson Mandela ghé thăm Pháp một lần, một phóng viên đã hỏi rằng ông
thích làm điều gì nhất. Ông nói rằng mình rất bận nên điều thích làm
nhất là ngồi không và chẳng làm gì cả. Bởi ngồi không và chẳng làm gì là
một niềm hạnh phúc - bạn sẽ hồi phục bản thân mình.
Đó là lý do vì sao Phật mô tả thiền giống như ngồi trên một bông hoa sen
vậy. Khi ngồi thiền, bạn cảm thấy nhẹ nhõm, tươi mới, tự do. Và nếu
không cảm thấy những điều này thì thiền sẽ trở thành một dạng lao động
khổ sai với bạn.
Đôi khi nếu bạn không ngủ đủ giấc hay bị cảm lạnh hay gặp điều gì đó
khác về sức khỏe, ngồi thiền có thể không mang tới cảm giác hài lòng như
bạn mong muốn. Nhưng nếu bạn cảm thấy bình thường, thì trải nghiệm
thoải mái khi ngồi thiền là điều luôn có thể xảy ra.
Vấn đề không phải là ngồi thiền hay không, mà là ngồi thiền như thế nào.
Ngồi thiền như thế nào để thu được nhiều nhất lợi ích có thể - nếu
không bạn chỉ đang phí thời gian mà thôi.
- Ông nhấn mạnh rất nhiều tới sự vui thích - thở một cách vui
thích, thiền, đi đứng và tận hưởng cuộc sống cùng nhau một cách vui
thích - nhiều hơn hẳn các sư thầy khác trong Phật giáo.
- Trong hoạt động giảng dạy Phật pháp, sự thoải mái và niềm vui là các
yếu tố giúp mang tới sự giác ngộ. Trong cuộc sống có rất nhiều sự khổ
đau. Tại sao bạn phải rước thêm sự khổ đau nữa khi tu theo đạo Phật. Bạn
tu theo đạo Phật để bớt khổ đau, đúng không nhỉ? Đức Phật là người hạnh
phúc.
Khi Phật ngồi, ngài ngồi một cách hạnh phúc. Khi ngài đi, ngài cũng đi
một cách vui vẻ. Tại sao tôi lại muốn làm khác so với Đức Phật?
Có thể nhiều người đã lo sợ trước lời nói của kẻ khác, rằng "Anh/chị tu
tập chưa nghiêm túc. Anh/chị cười cợt và vui vẻ quá mức. Khi tu tập anh
chị phải nghiêm mặt, rất nghiêm túc".
Có lẽ chỉ những người muốn có thêm tiền công đức mới nói như thế, để tạo
cảm giác rằng họ thực hiện việc tu hành nghiêm túc hơn so với kẻ khác.
Hãy lấy ví dụ về việc ngồi thiền suốt đêm. Bạn không được phép nghỉ ngơi
và nghĩ rằng tu như thế mới là chăm chỉ. Nhưng bạn khổ sở cả đêm và
phải uống cà phê chỉ để tỉnh táo. Thật vớ vẩn.
Chất lượng khi ngồi thiền mới là thứ giúp bạn biến đổi, chứ không phải
ngồi thiền thật nhiều và khổ sở khi làm vậy. Ngồi thiền là hoạt động
mang tới niềm vui và còn là cơ hội để ta có được tuệ quán. Tuệ quán có
thể giải phóng chúng ta khỏi nỗi sợ, sự tức giận và tuyệt vọng.
- Tôi thực sự rất thích việc hành thiền ngoài trời mà chúng ta thực hiện lần này.
- Thường thì theo truyền thống Phật giáo, bạn ngồi rồi đứng dậy và thực
hiện việc đi bộ chậm rãi tại khu vực thiền, sau đó bạn lại ngồi xuống. Ở
đây chúng tôi không làm thế. Thay vì vậy, chúng tôi thực hiện hành
thiền ngoài trời. Việc này rất hữu ích vì bạn có thể áp dụng trong cuộc
sống thường nhật.
Bạn đi bộ bình thường - không quá chậm - nên người khác không biết bạn
đang hành thiền và tưởng như bạn đang thực hiện một hành động bình
thường. Và rồi khi bạn đi về nhà, hoặc từ bãi đỗ xe tới văn phòng, bạn
có thể làm điều đó một cách vui thích.
Nền tảng tập luyện cơ bản là làm sao để vui thích - làm sao để cảm thấy
vui khi đi, khi ngồi thiền, ăn uống và tắm giặt. Hoàn toàn có thể khiến
mọi người đều vui thích, nhưng xã hội của chúng ta được tổ chức theo
cách thức ta không còn thời gian để vui thú nữa. Chúng ta phải làm mọi
thứ quá nhanh.
- Ông nghĩ rằng điều gì sẽ khiến ai đó trở thành tín đồ Phật giáo?
- Một người có thể không được gọi là tín đồ Phật giáo, nhưng anh ta vẫn
có nhiều phẩm chất Phật giáo hơn cả một tín đồ. Phật giáo tạo thành từ
niệm, định và tuệ. Nếu có những đặc điểm này, bạn đã là một người theo
Phật giáo rồi. Nếu không thì không phải vậy.
Khi bạn nhìn vào một người và thấy người đó có niệm, định và tuệ thì bạn
biết rằng đó là một người theo đạo Phật. Nhưng ngay cả khi đó là một ni
cô và người này thiếu các năng lượng, phẩm chất kể trên thì khi đó cô
ta chỉ có ngoại hình của một người theo đạo Phật chứ không có cái cốt
cách của một người theo đạo Phật.
- Liệu việc thường xuyên hành lễ có thể biến ai đó thành người theo đạo Phật?
- Không, bạn không thể thành người theo Phật giáo chỉ bằng việc hành lễ.
Để làm vậy bạn phải chăm tu tập. Người theo đạo Phật hiện vướng vào khá
nhiều nghi thức, lễ bái, nhưng Đức Phật không thích điều này.
Trong các đoạn kinh Phật, đặc biệt là những lời răn dạy của Đức Phật
ngay sau khi ngài trở nên giác ngộ, ngài nói rằng chúng ta phải thoát
khỏi các nghi lễ. Bạn không thể trở nên giác ngộ và giải thoát chỉ nhờ
thực hiện lễ bái.
Nhưng người ta đã khiến đạo Phật đi tới chỗ có quá nhiều nghi lễ. Chúng ta đã cư xử không hay với Đức Phật.
- Liệu người ta có phải tin vào sự tái sinh để trở thành một người theo đạo Phật?
- Tái sinh có nghĩa một linh hồn rời khỏi cơ thể bạn và đi vào thể xác
khác. Đây là suy nghĩ rất phổ biến, nhưng lại rất sai lầm về sự nối tiếp
trong Phật giáo. Nếu bạn nghĩ rằng có một linh hồn, một bản ngã, tồn
tại trong một thể xác và linh hồn đó thoát ra ngoài khi thể xác không
còn nữa và rồi biến thành một dạng sống khác, thì đó không phải là lối
tư duy của Phật giáo.
Khi bạn nhìn vào ai đó, bạn sẽ thấy ngũ uẩn, hay các yếu tố tạo thành
con người: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Không có
linh hồn, thể xác nào bên ngoài 5 yếu tố này.
Vì thế khi 5 yếu tố này tan rã, thì nhân quả hay các hành động mà bạn đã
thực hiện trong cuộc sống chính là sự tiếp nối của bạn. Những gì bạn đã
làm và suy nghĩ vẫn sẽ còn đó như một dạng năng lượng. Bạn không cần
một linh hồn hoặc một thể xác, để tiếp nối.
Chuyện giống như một đám mây vậy. Ngay cả khi đám mây không có ở đó,
trời vẫn tiếp tục mưa hay có tuyết. Đám mây không cần phải có một linh
hồn để nối tiếp. Không có sự khởi đầu và cũng chẳng có kết thúc. Bạn
không phải chờ cho tới khi thân xác này tan thành cát bụi mới có thể
tiếp nối. Thực ra bạn đã tiếp nối trong từng khoảnh khắc.
Giả dụ như tôi đã truyền năng lượng tới hàng trăm người, họ sẽ tiếp nối
tôi. Nếu nhìn vào họ và bạn thấy (hình bóng) tôi hiện ra thì thực sự bạn
đang trông thấy tôi đó. Nếu bạn nghĩ rằng tôi chỉ là thể xác này (ngài
chỉ tay vào mình) thì bạn vẫn chưa trông thấy tôi đâu.
Khi bạn thấy tôi trong các bài phát biểu, bạn hiểu rằng người khác đã
tiếp nối cuộc sống của tôi. Khi bạn nhìn vào các học trò, các đệ tử,
những cuốn sách và bạn bè tôi, bạn sẽ thấy sự tiếp nối của chính tôi.
Tôi sẽ không bao giờ chết. Thân xác này có thể tan thành cát bụi, nhưng
điều đó không có nghĩa tôi đã chết. Tôi sẽ tiếp tục (sống mãi), luôn là
như vậy.
Và điều này là đúng với tất cả chúng ta.
- Chúng ta có thể làm gì với mức độ chủ nghĩa vật chất rất cao đang tồn tại hiện nay?
- Bạn có thể thiết lập một môi trường nơi người ta sống đơn giản, hạnh
phúc và mời những người khác tới quan sát. Đó là điều duy nhất có thể
thuyết phục họ từ bỏ ý tưởng hạnh phúc dựa trên vật chất.
Họ luôn nghĩ rằng chỉ khi có rất nhiều thứ để tiêu thụ, người ta mới
hạnh phúc. Nhưng rất nhiều người không hạnh phúc dù họ rất giàu có. Và
rồi còn có những người tiêu thụ rất ít, song họ hạnh phúc hơn rất nhiều
những người kia.
Chúng ta phải thể hiện được rằng sống đơn giản kết hợp với tu tập theo
Phật pháp mang tới một cuộc sống rất đủ đầy, bởi người ta sẽ không thể
tin tưởng cho tới khi họ tận mắt chứng kiến và trải nghiệm.
Tại Làng Mai, chúng tôi đã cười đùa vui vẻ suốt cả ngày, nhưng không một
ai trong số chúng tôi có tài khoản ngân hàng thuộc sở hữu cá nhân.
Không ai trong số chúng tôi có xe hơi hoặc điện thoại riêng. Chúng tôi
chỉ ăn chay. Nhưng chúng tôi không khổ sở vì việc không ăn trứng, thịt.
Thực tế chúng tôi hạnh phúc hơn nhiều vì biết rằng mình không ăn các
sinh vật sống và đang bảo vệ hành tinh này. Điều đó mang tới rất nhiều
niềm vui. Chúng tôi rất may mắn khi có thể sống như vậy, có thể ăn như
vậy.
Có một niềm tin rằng trừ phi anh có rất nhiều tiền, trừ phi anh nắm vị
trí cao trong xã hội, anh sẽ không thể hạnh phúc. Rất khó để thoát khỏi
niềm tin này cho tới khi bạn thấy sự thực rằng sự hạnh phúc có thể tới
theo cách thức khác. Nhìn thấy điều đó sẽ đảm bảo tương lai cho con cháu
chúng ta.
Vì thế tôi nghĩ tới các vòng tròn luân hồi trong Phật giáo, nơi chúng ta
có thể tái tổ chức lại để cho mọi người thấy cách thức sống hạnh phúc
dựa trên sự thấu hiểu lẫn nhau, không dựa trên chủ nghĩa vật chất.
Chỉ giảng Phật pháp vẫn chưa đủ, bởi giảng pháp vẫn chỉ là lời nói mà
tôi. Chỉ khi người ta thấy những thứ như một cộng đồng phi vật chất, khi
tận mắt chứng kiến một cách sống như thế, họ mới thực sự bị thuyết phục
và tin tưởng.
(Tin nhanh)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Bài phỏng vấn chấn động phương Tây của thiền sư Thích Nhất Hạnh
Sau khi thầy Thích Nhất Hạnh trở lại Vancouver, hai sư cô đưa tôi vào căn phòng khách trong một khu ký túc xá của Đại học British Columbia. Tại đây, ngoại trừ một lọ hoa lan nằm trên bàn, mọi thứ còn lại đều có màu nâu đất
Khi thiền sư Thích Nhất Hạnh tới Canada vào năm 2011, nhà báo Andrea
Miller đã có cuộc phỏng vấn riêng với ông và bài viết đã gây nhiều tiếng
vang ở đất nước này, cũng như tại nhiều quốc gia phương Tây.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh |
Sau khi thầy Thích Nhất Hạnh trở lại Vancouver, hai sư cô đưa tôi vào
căn phòng khách trong một khu ký túc xá của Đại học British Columbia.
Tại đây, ngoại trừ một lọ hoa lan nằm trên bàn, mọi thứ còn lại đều có
màu nâu đất.
Thầy Thích Nhất Hạnh mặc áo tu hành màu nâu, chậm rãi nhâm nhi một tách
trà có màu vàng nâu, trong khi các nhà sư khác đang ngồi gần đó trên
những chiếc ghế bành và thảm màu nâu giản dị.
Sư cô Chân Không giới thiệu tôi với thầy rồi mỉm cười và nói rằng tôi là
một sự bất ngờ nhỏ với họ. Khi tôi đề nghị được thực hiện cuộc phỏng
vấn này, tất cả đều không nghĩ rằng “Andrea Miller” là cái tên của một
phụ nữ nên đều mong chờ một vị khách nam giới.
Nhưng sau cuộc phỏng vấn này, tôi mới là người bị bất ngờ, bởi những
điều hay lẽ phải mà thầy Thích Nhất Hạnh giảng cho tôi, từ cuộc sống sau
cái chết, cho tới niềm vui của việc ngồi thiền và về sự tồn tại hay
không tồn tại.
Thầy đã mang tới những câu trả lời mà tôi không ngờ tới, rất mới mẻ và
chứa đầy sự thông tuệ. Và đây là những gì ông đã trao đổi với tôi.
- Khi những người được chúng ta yêu quý gặp vấn đề lớn, như bị tâm
thần, bị chấn thương tâm lý hoặc nghiện ngập thứ gì đó, cảm giác sẽ vô
cùng đau đớn. Đôi khi ta có thể cảm thấy như vấn đề mà họ đang đối mặt
quá lớn, tới mức không còn muốn giúp đỡ họ nữa.
Thậm chí ta còn muốn chạy trốn khỏi họ cùng vấn đề họ đang đối
mặt. Nhưng cũng có lúc chúng ta cố giúp và rồi bị cuốn vào vấn đề của
họ. Vậy chúng ta có thể làm gì để giúp những người ở trong hoàn cảnh khó
khăn mà không bị choáng ngợp bởi vấn đề của họ?
- Khi cảm thấy bị ngợp với vấn đề của người khác thì có lẽ bạn đã làm
quá sức. Thứ năng lượng đó không giúp đỡ người khác và hiển nhiên là
không giúp ích gì cho bạn. Bạn không nên quá vội vã giúp đỡ người khác.
Có hai điều ở đây mà ta cần lưu ý: Cuộc sống và hành động.
Đừng nghĩ quá nhiều về việc phải làm ngay điều gì đó cho người khác -
cần phải đặt vấn đề cuộc sống của bản thân mình lên trước. Cuộc sống của
bạn phải an lành, phải vui vẻ, hạnh phúc. Khi đó bạn mới có thể hành
động để tạo ra niềm vui và hạnh phúc.
Bởi vậy, trước tiên bạn phải tập trung vào việc rèn luyện cuộc sống của
mình. Sống sao thật tươi vui, thật an lành. Sống quan tâm tới người
khác. Sống hào phóng và biết cảm thông. Đây là các nguyên tắc cơ bản.
Chuyện cũng giống như khi ta ngồi dưới gốc một cái cây vậy. Cái cây
chẳng phải làm gì, trừ việc sống khỏe mạnh và tươi tắn, nhưng vẫn khiến
ta thấy dễ chịu. Khi bạn sống như cái cây đó và lan tỏa làn sóng tươi
mới, bạn đã giúp giảm bớt sự khổ đau của những người khác rồi.
Cuộc sống của bạn phải đầy sự hài lòng, phải an lành và bạn nên có mặt
khi người khác cần tới mình. Chừng đó đã là rất nhiều rồi. Khi trẻ con
tới gần và ngồi bên bạn, đó không phải là vì bạn có nhiều bánh kẹo để
cho chúng, mà bởi ngồi gần bạn mang tới cảm giác dễ chịu và tươi mới.
Vì thế, hãy ngồi cạnh một người đang đau khổ và hãy cố hết sức để làm
những điều bạn có thể làm tốt nhất: Thể hiện sự dễ chịu, quan tâm, tươi
mới.
- Nếu đang có một cảm xúc khó khăn trong tâm hồn, như tức giận
hoặc buồn bã sâu sắc và tôi (xử lý chúng bằng cách) cố tập trung điều
hòa nhịp thở của mình thì liệu đó có phải là hành động né tránh cảm xúc
của bản thân không?
- Thường thì mọi người dễ đánh mất bản thân mình trước những cảm xúc
mạnh và bị chúng choán hết tâm trí. Đó không phải là cách để ta chế ngự
cảm xúc, bởi khi chuyện xảy ra như thế, bạn sẽ là nạn nhân cuả cảm xúc.
Để tránh không trở thành nạn nhân, hãy hít thở, tĩnh tâm và rồi bạn sẽ
nhìn sâu vào bên trong con người mình, thấy rằng cảm xúc cũng chỉ là cảm
xúc mà thôi, không hơn. Việc nhìn sâu vào trong tâm hồn mình là rất
quan trọng, bởi bạn sẽ không còn sợ hãi nữa.
Bạn sẽ bình tĩnh và không còn muốn chạy trốn nữa. Bạn sẽ xử lý tốt hơn
các cảm xúc. Hãy xem hơi thở chính là con người bạn. Bạn cần có sự liên
kết với hơi thở để trở thành chính mình một cách tốt hơn, để mạnh mẽ
hơn.
Rồi bạn sẽ chế ngự cảm xúc tốt hơn. Bạn không nên tìm cách quên đi cảm
xúc của mình. Thay vì thế, hãy sống thật với chính mình, dần dần bạn sẽ
trở nên cứng rắn và mạnh mẽ để xử lý cảm xúc của mình.
- Thật ấm áp khi thấy rất nhiều đứa trẻ xuất hiện ở chốn tu hành.
- Tôi cảm thấy thoải mái với trẻ con. Tôi chưa từng cắt đứt quan hệ của
mình với thế hệ trẻ. Tôi luôn giao tiếp với thế hệ trẻ, dù các em sống
trong chốn tu hành hay ngoài cuộc sống. Đó là một trong những yếu tố chủ
chốt trong niềm hạnh phúc của tôi.
Đôi khi các bà mẹ trẻ đưa con của mình vào chùa nghe giảng pháp. Đó là hoạt động nuôi dưỡng tâm hồn rất tốt với mọi người.
Những đứa trẻ có thể không hiểu chuyện gì đang diễn ra, nhưng chúng cảm
nhận được bầu không khí an lành. Thứ năng lượng an lành đó rất hiếm hoi
trong xã hội - càng hiếm hơn khi có tới 500 người ngồi xuống và cùng
nhau tạo ra bầu không khí đầy sự an yên.
Nếu bạn cho con cái tiếp xúc với sự an lành và tình yêu, dù rằng chúng
rất nhỏ và chưa hiểu lời lẽ thì điều đó không có nghĩa chúng không cảm
nhận được gì. Hãy tưởng tượng một bà mẹ trẻ đang cho con bú trong một
buổi giảng pháp. Bà mẹ nghe và thấu hiểu những lời lẽ của buổi giáng
pháp.
Về phần mình, đứa trẻ sẽ vừa uống sữa mẹ, vừa hấp thu phật pháp qua dòng
sữa. Đó là một cảnh tượng rất đẹp. Sau này, khi đứa trẻ vấp phải nhiều
điều nghiệt ngã trong cuộc sống, chúng sẽ nhớ rằng đã từng có thời gian
được tiếp xúc với năng lượng tích cực.
Khi những người tu hành cùng nhau hành lễ, họ luôn tạo ra một năng lượng
tích cực mà người trẻ có thể cảm nhận và năng lượng này giúp tạo ra các
hạt giống cho tương lai.
Đạo Phật luôn cố gắng mang năng lượng tích cực này tới nhiều chốn khác
nhau, từ các ngôi trường, các bệnh viện cho tới các tòa thị chính.
- Liệu cuộc sống tu hành có xung đột với việc thưởng thức truyền
thông không? Liệu chúng ta có thể vừa toàn tâm hướng tới Phật giáo, vừa
vui vẻ tận hưởng Internet, TV, các bộ phim và cuốn sách?
- Có những cuốn sách và phim hay mà bạn có thể thưởng thức. Điều này là bình thường - thưởng thức chúng hoàn toàn tốt.
Đôi khi chất lượng của một bộ phim hoặc cuốn sách lại không tốt. Tuy
nhiên bạn không nên tắt đi hay ngừng đọc sách vì nếu làm vậy, bạn có thể
sẽ hồi tưởng và nhớ lại những khổ đau bên trong tâm hồn mình.
Đó là điều mà rất nhiều người trong xã hội chúng ta đang làm. Nhiều
người không thể là chính mình. Họ có nỗi đau, nỗi buồn hoặc lo lắng bên
trong và họ đọc sách hoặc nghe nhạc chỉ để che giấu chúng, để chạy trốn
khỏi bản thân mình.
Thưởng thức truyền thông theo cách thức như vậy chỉ là hành động trốn
chạy và nó không có tác động lâu dài. Bạn có thể tạm quên đi nỗi khổ đau
nhưng cuối cùng sẽ phải trở lại chính mình. Phật dạy rằng chúng ta
không nên chạy trốn bản thân mình, thay vì thế phải chăm sóc bản thân và
biến đổi nỗi đau.
- Ngài sẽ nói gì với người thấy rằng ngồi thiền là chuyện rất khổ sở, khó khăn và họ phải chật vật để làm những điều này?
- Đừng ngồi thiền nữa.
- Thật vậy sao?
- Đúng vậy. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi ngồi thiền thì đừng làm
thế nữa. Bạn phải nắm bắt chính xác tinh thần của việc ngồi thiền. Nếu
phải cố gắng quá mức khi ngồi thiền, bạn sẽ trở nên căng thẳng và điều
này khiến cơ thể bạn đau đớn.
Ngồi thiền phải mang tới cảm giác dễ chịu. Khi ngồi xem truyền hình
trong phòng khách, bạn có thể ngồi xem suốt nhiều giờ mà chẳng khổ sở gì
cả. Thế mà khi ngồi thiền, bạn lại thấy khổ sở? Vì sao? Vì bạn đang
phải cố gắng làm vậy.
Bạn muốn ngồi thiền thành công nên phải chiến đấu (với chính mình). Khi
xem TV bạn chẳng phải chiến đấu với ai cả. Bạn phải học cách ngồi thiền
mà không phải chiến đấu chống ai cả. Nếu bạn biết cách ngồi thiền như
vậy, việc thiền sẽ mang lại cảm giác rất dễ chịu.
Khi Nelson Mandela ghé thăm Pháp một lần, một phóng viên đã hỏi rằng ông
thích làm điều gì nhất. Ông nói rằng mình rất bận nên điều thích làm
nhất là ngồi không và chẳng làm gì cả. Bởi ngồi không và chẳng làm gì là
một niềm hạnh phúc - bạn sẽ hồi phục bản thân mình.
Đó là lý do vì sao Phật mô tả thiền giống như ngồi trên một bông hoa sen
vậy. Khi ngồi thiền, bạn cảm thấy nhẹ nhõm, tươi mới, tự do. Và nếu
không cảm thấy những điều này thì thiền sẽ trở thành một dạng lao động
khổ sai với bạn.
Đôi khi nếu bạn không ngủ đủ giấc hay bị cảm lạnh hay gặp điều gì đó
khác về sức khỏe, ngồi thiền có thể không mang tới cảm giác hài lòng như
bạn mong muốn. Nhưng nếu bạn cảm thấy bình thường, thì trải nghiệm
thoải mái khi ngồi thiền là điều luôn có thể xảy ra.
Vấn đề không phải là ngồi thiền hay không, mà là ngồi thiền như thế nào.
Ngồi thiền như thế nào để thu được nhiều nhất lợi ích có thể - nếu
không bạn chỉ đang phí thời gian mà thôi.
- Ông nhấn mạnh rất nhiều tới sự vui thích - thở một cách vui
thích, thiền, đi đứng và tận hưởng cuộc sống cùng nhau một cách vui
thích - nhiều hơn hẳn các sư thầy khác trong Phật giáo.
- Trong hoạt động giảng dạy Phật pháp, sự thoải mái và niềm vui là các
yếu tố giúp mang tới sự giác ngộ. Trong cuộc sống có rất nhiều sự khổ
đau. Tại sao bạn phải rước thêm sự khổ đau nữa khi tu theo đạo Phật. Bạn
tu theo đạo Phật để bớt khổ đau, đúng không nhỉ? Đức Phật là người hạnh
phúc.
Khi Phật ngồi, ngài ngồi một cách hạnh phúc. Khi ngài đi, ngài cũng đi
một cách vui vẻ. Tại sao tôi lại muốn làm khác so với Đức Phật?
Có thể nhiều người đã lo sợ trước lời nói của kẻ khác, rằng "Anh/chị tu
tập chưa nghiêm túc. Anh/chị cười cợt và vui vẻ quá mức. Khi tu tập anh
chị phải nghiêm mặt, rất nghiêm túc".
Có lẽ chỉ những người muốn có thêm tiền công đức mới nói như thế, để tạo
cảm giác rằng họ thực hiện việc tu hành nghiêm túc hơn so với kẻ khác.
Hãy lấy ví dụ về việc ngồi thiền suốt đêm. Bạn không được phép nghỉ ngơi
và nghĩ rằng tu như thế mới là chăm chỉ. Nhưng bạn khổ sở cả đêm và
phải uống cà phê chỉ để tỉnh táo. Thật vớ vẩn.
Chất lượng khi ngồi thiền mới là thứ giúp bạn biến đổi, chứ không phải
ngồi thiền thật nhiều và khổ sở khi làm vậy. Ngồi thiền là hoạt động
mang tới niềm vui và còn là cơ hội để ta có được tuệ quán. Tuệ quán có
thể giải phóng chúng ta khỏi nỗi sợ, sự tức giận và tuyệt vọng.
- Tôi thực sự rất thích việc hành thiền ngoài trời mà chúng ta thực hiện lần này.
- Thường thì theo truyền thống Phật giáo, bạn ngồi rồi đứng dậy và thực
hiện việc đi bộ chậm rãi tại khu vực thiền, sau đó bạn lại ngồi xuống. Ở
đây chúng tôi không làm thế. Thay vì vậy, chúng tôi thực hiện hành
thiền ngoài trời. Việc này rất hữu ích vì bạn có thể áp dụng trong cuộc
sống thường nhật.
Bạn đi bộ bình thường - không quá chậm - nên người khác không biết bạn
đang hành thiền và tưởng như bạn đang thực hiện một hành động bình
thường. Và rồi khi bạn đi về nhà, hoặc từ bãi đỗ xe tới văn phòng, bạn
có thể làm điều đó một cách vui thích.
Nền tảng tập luyện cơ bản là làm sao để vui thích - làm sao để cảm thấy
vui khi đi, khi ngồi thiền, ăn uống và tắm giặt. Hoàn toàn có thể khiến
mọi người đều vui thích, nhưng xã hội của chúng ta được tổ chức theo
cách thức ta không còn thời gian để vui thú nữa. Chúng ta phải làm mọi
thứ quá nhanh.
- Ông nghĩ rằng điều gì sẽ khiến ai đó trở thành tín đồ Phật giáo?
- Một người có thể không được gọi là tín đồ Phật giáo, nhưng anh ta vẫn
có nhiều phẩm chất Phật giáo hơn cả một tín đồ. Phật giáo tạo thành từ
niệm, định và tuệ. Nếu có những đặc điểm này, bạn đã là một người theo
Phật giáo rồi. Nếu không thì không phải vậy.
Khi bạn nhìn vào một người và thấy người đó có niệm, định và tuệ thì bạn
biết rằng đó là một người theo đạo Phật. Nhưng ngay cả khi đó là một ni
cô và người này thiếu các năng lượng, phẩm chất kể trên thì khi đó cô
ta chỉ có ngoại hình của một người theo đạo Phật chứ không có cái cốt
cách của một người theo đạo Phật.
- Liệu việc thường xuyên hành lễ có thể biến ai đó thành người theo đạo Phật?
- Không, bạn không thể thành người theo Phật giáo chỉ bằng việc hành lễ.
Để làm vậy bạn phải chăm tu tập. Người theo đạo Phật hiện vướng vào khá
nhiều nghi thức, lễ bái, nhưng Đức Phật không thích điều này.
Trong các đoạn kinh Phật, đặc biệt là những lời răn dạy của Đức Phật
ngay sau khi ngài trở nên giác ngộ, ngài nói rằng chúng ta phải thoát
khỏi các nghi lễ. Bạn không thể trở nên giác ngộ và giải thoát chỉ nhờ
thực hiện lễ bái.
Nhưng người ta đã khiến đạo Phật đi tới chỗ có quá nhiều nghi lễ. Chúng ta đã cư xử không hay với Đức Phật.
- Liệu người ta có phải tin vào sự tái sinh để trở thành một người theo đạo Phật?
- Tái sinh có nghĩa một linh hồn rời khỏi cơ thể bạn và đi vào thể xác
khác. Đây là suy nghĩ rất phổ biến, nhưng lại rất sai lầm về sự nối tiếp
trong Phật giáo. Nếu bạn nghĩ rằng có một linh hồn, một bản ngã, tồn
tại trong một thể xác và linh hồn đó thoát ra ngoài khi thể xác không
còn nữa và rồi biến thành một dạng sống khác, thì đó không phải là lối
tư duy của Phật giáo.
Khi bạn nhìn vào ai đó, bạn sẽ thấy ngũ uẩn, hay các yếu tố tạo thành
con người: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Không có
linh hồn, thể xác nào bên ngoài 5 yếu tố này.
Vì thế khi 5 yếu tố này tan rã, thì nhân quả hay các hành động mà bạn đã
thực hiện trong cuộc sống chính là sự tiếp nối của bạn. Những gì bạn đã
làm và suy nghĩ vẫn sẽ còn đó như một dạng năng lượng. Bạn không cần
một linh hồn hoặc một thể xác, để tiếp nối.
Chuyện giống như một đám mây vậy. Ngay cả khi đám mây không có ở đó,
trời vẫn tiếp tục mưa hay có tuyết. Đám mây không cần phải có một linh
hồn để nối tiếp. Không có sự khởi đầu và cũng chẳng có kết thúc. Bạn
không phải chờ cho tới khi thân xác này tan thành cát bụi mới có thể
tiếp nối. Thực ra bạn đã tiếp nối trong từng khoảnh khắc.
Giả dụ như tôi đã truyền năng lượng tới hàng trăm người, họ sẽ tiếp nối
tôi. Nếu nhìn vào họ và bạn thấy (hình bóng) tôi hiện ra thì thực sự bạn
đang trông thấy tôi đó. Nếu bạn nghĩ rằng tôi chỉ là thể xác này (ngài
chỉ tay vào mình) thì bạn vẫn chưa trông thấy tôi đâu.
Khi bạn thấy tôi trong các bài phát biểu, bạn hiểu rằng người khác đã
tiếp nối cuộc sống của tôi. Khi bạn nhìn vào các học trò, các đệ tử,
những cuốn sách và bạn bè tôi, bạn sẽ thấy sự tiếp nối của chính tôi.
Tôi sẽ không bao giờ chết. Thân xác này có thể tan thành cát bụi, nhưng
điều đó không có nghĩa tôi đã chết. Tôi sẽ tiếp tục (sống mãi), luôn là
như vậy.
Và điều này là đúng với tất cả chúng ta.
- Chúng ta có thể làm gì với mức độ chủ nghĩa vật chất rất cao đang tồn tại hiện nay?
- Bạn có thể thiết lập một môi trường nơi người ta sống đơn giản, hạnh
phúc và mời những người khác tới quan sát. Đó là điều duy nhất có thể
thuyết phục họ từ bỏ ý tưởng hạnh phúc dựa trên vật chất.
Họ luôn nghĩ rằng chỉ khi có rất nhiều thứ để tiêu thụ, người ta mới
hạnh phúc. Nhưng rất nhiều người không hạnh phúc dù họ rất giàu có. Và
rồi còn có những người tiêu thụ rất ít, song họ hạnh phúc hơn rất nhiều
những người kia.
Chúng ta phải thể hiện được rằng sống đơn giản kết hợp với tu tập theo
Phật pháp mang tới một cuộc sống rất đủ đầy, bởi người ta sẽ không thể
tin tưởng cho tới khi họ tận mắt chứng kiến và trải nghiệm.
Tại Làng Mai, chúng tôi đã cười đùa vui vẻ suốt cả ngày, nhưng không một
ai trong số chúng tôi có tài khoản ngân hàng thuộc sở hữu cá nhân.
Không ai trong số chúng tôi có xe hơi hoặc điện thoại riêng. Chúng tôi
chỉ ăn chay. Nhưng chúng tôi không khổ sở vì việc không ăn trứng, thịt.
Thực tế chúng tôi hạnh phúc hơn nhiều vì biết rằng mình không ăn các
sinh vật sống và đang bảo vệ hành tinh này. Điều đó mang tới rất nhiều
niềm vui. Chúng tôi rất may mắn khi có thể sống như vậy, có thể ăn như
vậy.
Có một niềm tin rằng trừ phi anh có rất nhiều tiền, trừ phi anh nắm vị
trí cao trong xã hội, anh sẽ không thể hạnh phúc. Rất khó để thoát khỏi
niềm tin này cho tới khi bạn thấy sự thực rằng sự hạnh phúc có thể tới
theo cách thức khác. Nhìn thấy điều đó sẽ đảm bảo tương lai cho con cháu
chúng ta.
Vì thế tôi nghĩ tới các vòng tròn luân hồi trong Phật giáo, nơi chúng ta
có thể tái tổ chức lại để cho mọi người thấy cách thức sống hạnh phúc
dựa trên sự thấu hiểu lẫn nhau, không dựa trên chủ nghĩa vật chất.
Chỉ giảng Phật pháp vẫn chưa đủ, bởi giảng pháp vẫn chỉ là lời nói mà
tôi. Chỉ khi người ta thấy những thứ như một cộng đồng phi vật chất, khi
tận mắt chứng kiến một cách sống như thế, họ mới thực sự bị thuyết phục
và tin tưởng.
(Tin nhanh)