Thân Hữu Tiếp Tay...
Bài viết phản biện nhằm vào bà Tôn Nữ Thị Ninh - Nguyễn Dư
( HNPĐ )Thường, khi người ta nói đến quốc gia thì có kèm theo hai chữ dân tộc. Trong một quốc gia có thể gồm nhiều dân tộc hợp lại. Để thành lập một quốc gia thì gồm ba yếu tố chính:
( HNPĐ )Thường, khi người ta nói đến quốc gia thì có kèm theo hai chữ dân tộc. Trong một quốc gia có thể gồm nhiều dân tộc hợp lại. Để thành lập một quốc gia thì gồm ba yếu tố chính: dân tộc, lãnh thổ và hiến pháp. Như thế, khi chúng ta gọi là quốc gia Việt Nam thì cũng cần phải ngầm hiểu rằng trong đó là dân tộc Việt Nam có cùng chung một lãnh thổ và một hiến pháp.
Thế thì dân tộc Việt Nam có xứng đáng tự hào hay không mà trong bài viết của bà Tôn Nữ Thị Ninh đăng trên báo Lao Động điện tử, mở đầu bảo rằng bà tự hào là người Việt Nam? Đọc ở đây: http://laodong.com.vn/ban-doc/nha-ngoai-giao-ton-nu- thi-ninh-toi-tu-hao-la-nguoi-viet-nam-256827.bld
Dĩ nhiên, bà Ninh hay nhiều người khác tự hào, tự sướng thì đó là quyền và quan điểm riêng của họ. Theo bà Ninh thì nhiều người có những cách nhìn khác nhau, bà đem ra dẫn chứng một vài thí dụ, như lời của ông Dương Trung Quốc: “cái bất biến thì phải giữ, lòng tự trọng dân tộc, sự đoàn kết nhất trí". Ông tướng Nguyễn Huy Hiệu thì: “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Nguyễn Sĩ Dũng: “Bản sắc là hành trang, bản sắc của chúng ta bất diệt thì chúng ta cũng ngàn đời bất diệt”... Nói chung những người mà bà Ninh đem ra dẫn, đó chỉ là những cách sống, nhận định theo quan điểm của từng người thì cũng gần giống như anh mù sờ voi rồi diễn đạt theo cảm nhận, hành xử và cách suy nghĩ của riêng mình, nhưng có thể chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó. Tức là họ không nhìn cái tổng thể quốc gia như nhìn một "con voi"; mà họ chỉ cảm nhận đất nước và dân tộc này phải có những đức tính cần thiết như thế. Nhiều quốc gia, nhiều dân tộc trên thế giới còn có những đức tính tốt rất cần thiết không thua gì của dân tộc ta. Nếu đem so sánh giữa các quốc gia để tự hào, người ta chỉ cần nhìn "con voi" chứ không ai đem cái quan điểm của một khía cạnh nào đó của "người mù"
Tôi không hiểu sao, trong bài viết của bà Ninh hình như hơi lạc đề, thay vì bà đề cập đến những cái chung, dẫn chứng với những gì tự hào là ngưởi Việt Nam, thì bà đi nói đến sự cảm nhận và cách sống của từng người, như một cách giáo huấn để nhắn nhủ là mọi người phải sống như thế, và như thế thì mới tự hào được. Tức là dân tộc chưa thể tự hào nếu mọi người chưa thực hiện được như thế đồng bộ. Thế thì bà Ninh tự hào là người Việt Nam ở điểm nào? Chúng ta đừng quên rằng có tới năm mươi bốn dân tộc, nhiều bản sắc cùng sống trong một lãnh thổ.
Nhưng khi nói đến tôi tự hào là người Việt Nam thì phải hiểu là đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam chỉ có một hiến pháp duy nhất xây dựng quốc gia, để so với các nước và các dân tộc trên thế giới cũng có hiến pháp như ở ta. Tự hào có nghĩa là nhìn ra ngoài, nhìn lên để tự hào chứ không nhìn xuống để so sánh; không phải chỉ ôm khư khư bảo thủ những tập tục, những cái đức tính ta có mà cứ nghĩ rằng không ai có rồi tự sướng, tự hào.
Thế thì người Việt Nam có đáng được tự hào hay không so với các nước trên thế giới? Đặt ra câu hỏi này, nếu là người có lòng tự trọng và sự hiểu biết lương thiện, khách quan về quốc gia dân tộc Việt Nam, sẽ trả lời chắc chắn là không. Tại sao vậy?
Tự hào làm sao cho được khi mà gần bốn mươi năm thống nhất đất nước, người dân đa số vẫn còn nghèo đói, tệ nạn buôn người, tệ nạn mại dâm, cướp giật càng ngày càng trắng trợn gia tăng chứ không giảm! Gia tăng đến nỗi công an, cảnh sát không thể đảm nhận xuể, cho nên chính quyền phải khuyến khích mọi người cần cảnh giác, đồng thời khen thưởng, động viên, nhờ đến người dân cùng dân phòng hỗ trợ ra tay bắt cướp.
Tự hào làm sao khi đảng cầm quyền điều hành quốc gia loạn xạ như rắn không đầu. Hiến pháp chỉ là một mớ giấy lộn, không thực thi. Chỉ có điều 4 trong hiến pháp là thi hành triệt để để đảng được độc quyền lãnh đạo. Trong mấy chục năm qua đảng lãnh đạo toàn diện, sai thì sửa, sửa rồi vẫn sai, trên bảo dưới không nghe, tham nhũng tràn lan, sinh ra mọi tệ nạn; trung ương đảng phủi tay, vô trách nhiệm, thậm chí còn chai mặt làm ngơ mọi việc, không thèm giải đáp, không thèm trả lời, có khi còn cho đàn em ra tay đánh đập, theo dõi, khống chế -mà họ gọi là giữ ổn định để phát triển(!?)- nếu người dân có thắc mắc, đòi hỏi "chúng tôi muốn biết"
Chắc chắn nếu là người Việt Nam có lương tâm và lòng tự trọng thì sẽ xót xa khi thấy dân mình nghèo đói đến nỗi những cô gái nông thôn nghèo khổ, họ chỉ còn có cách duy nhất nếu muốn đổi đời thì phải đứng xếp hàng trần truồng để cho người ngoại quốc chọn vợ như chọn lựa con cá hay mớ rau đem về sở hữu.
Còn nhiều lắm, kê hết ra đây chỉ để thêm mang nhục thì làm sao mà tự hào cho được!
Trong bài viết của bà Ninh còn có đoạn: "khẳng định không tranh cãi về ý chí độc lập tự chủ, quyết tâm thoát khỏi lệ thuộc của dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước". Câu này nghe quen quen; quen từ thời "chúng ta đánh thắng giặc Mỹ" lận, cho nên dân tộc Việt Nam mới có... được như ngày hôm nay(!)
Đọc trong toàn bài, gom hết những ý của bà Ninh thì chúng ta chỉ thấy có một đoạn và ngầm hiểu rằng chỉ trong vấn đề này thì bà rất tự hào là người Việt Nam! Lời lẽ đó của bà Ninh, đương nhiên bà không dám dành cho Trung Quốc bởi vì theo vị tướng đầu tôm cùng một đảng với bà thì: "Chúng tôi sang thăm và làm việc thì bạn đón tiếp rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị"
Là người Việt Nam yêu quê hương dân tộc, chúng ta tự hào hay cảm thấy nhuc nhã, phẫn nộ với một vị tướng đứng hàng đầu quân đội quốc gia có những lời lẽ như thế khi mà Trung Quốc đánh, cướp dân mình ngoài biển khơi trong hải phận thuộc chủ quyền của chúng ta?
Người ta không lạ gì với bà Tôn Nữ Thị Ninh -một trí thức theo đảng, một "nhà ngoại giao" mà đầy hằn học, cuồng tín và hồ đồ nên không nhận ra được sự việc và tự hỏi tại sao người Việt hải ngoại "chào đón" phái đoàn của bà bằng món "cà chua xào
trứng". Vì thế nên bà mới phát ngôn rất ư là "ngoại giao nổi tiếng" với báo chí: "Trong gia đình chúng tôi có những đứa con cháo hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi"
Nguyễn Dư
( HNPĐ )
( HNPĐ )Thường, khi người ta nói đến quốc gia thì có kèm theo hai chữ dân tộc. Trong một quốc gia có thể gồm nhiều dân tộc hợp lại. Để thành lập một quốc gia thì gồm ba yếu tố chính: dân tộc, lãnh thổ và hiến pháp. Như thế, khi chúng ta gọi là quốc gia Việt Nam thì cũng cần phải ngầm hiểu rằng trong đó là dân tộc Việt Nam có cùng chung một lãnh thổ và một hiến pháp.
Thế thì dân tộc Việt Nam có xứng đáng tự hào hay không mà trong bài viết của bà Tôn Nữ Thị Ninh đăng trên báo Lao Động điện tử, mở đầu bảo rằng bà tự hào là người Việt Nam? Đọc ở đây: http://laodong.com.vn/ban-doc/nha-ngoai-giao-ton-nu- thi-ninh-toi-tu-hao-la-nguoi-viet-nam-256827.bld
Dĩ nhiên, bà Ninh hay nhiều người khác tự hào, tự sướng thì đó là quyền và quan điểm riêng của họ. Theo bà Ninh thì nhiều người có những cách nhìn khác nhau, bà đem ra dẫn chứng một vài thí dụ, như lời của ông Dương Trung Quốc: “cái bất biến thì phải giữ, lòng tự trọng dân tộc, sự đoàn kết nhất trí". Ông tướng Nguyễn Huy Hiệu thì: “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Nguyễn Sĩ Dũng: “Bản sắc là hành trang, bản sắc của chúng ta bất diệt thì chúng ta cũng ngàn đời bất diệt”... Nói chung những người mà bà Ninh đem ra dẫn, đó chỉ là những cách sống, nhận định theo quan điểm của từng người thì cũng gần giống như anh mù sờ voi rồi diễn đạt theo cảm nhận, hành xử và cách suy nghĩ của riêng mình, nhưng có thể chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó. Tức là họ không nhìn cái tổng thể quốc gia như nhìn một "con voi"; mà họ chỉ cảm nhận đất nước và dân tộc này phải có những đức tính cần thiết như thế. Nhiều quốc gia, nhiều dân tộc trên thế giới còn có những đức tính tốt rất cần thiết không thua gì của dân tộc ta. Nếu đem so sánh giữa các quốc gia để tự hào, người ta chỉ cần nhìn "con voi" chứ không ai đem cái quan điểm của một khía cạnh nào đó của "người mù"
Tôi không hiểu sao, trong bài viết của bà Ninh hình như hơi lạc đề, thay vì bà đề cập đến những cái chung, dẫn chứng với những gì tự hào là ngưởi Việt Nam, thì bà đi nói đến sự cảm nhận và cách sống của từng người, như một cách giáo huấn để nhắn nhủ là mọi người phải sống như thế, và như thế thì mới tự hào được. Tức là dân tộc chưa thể tự hào nếu mọi người chưa thực hiện được như thế đồng bộ. Thế thì bà Ninh tự hào là người Việt Nam ở điểm nào? Chúng ta đừng quên rằng có tới năm mươi bốn dân tộc, nhiều bản sắc cùng sống trong một lãnh thổ.
Nhưng khi nói đến tôi tự hào là người Việt Nam thì phải hiểu là đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam chỉ có một hiến pháp duy nhất xây dựng quốc gia, để so với các nước và các dân tộc trên thế giới cũng có hiến pháp như ở ta. Tự hào có nghĩa là nhìn ra ngoài, nhìn lên để tự hào chứ không nhìn xuống để so sánh; không phải chỉ ôm khư khư bảo thủ những tập tục, những cái đức tính ta có mà cứ nghĩ rằng không ai có rồi tự sướng, tự hào.
Thế thì người Việt Nam có đáng được tự hào hay không so với các nước trên thế giới? Đặt ra câu hỏi này, nếu là người có lòng tự trọng và sự hiểu biết lương thiện, khách quan về quốc gia dân tộc Việt Nam, sẽ trả lời chắc chắn là không. Tại sao vậy?
Tự hào làm sao cho được khi mà gần bốn mươi năm thống nhất đất nước, người dân đa số vẫn còn nghèo đói, tệ nạn buôn người, tệ nạn mại dâm, cướp giật càng ngày càng trắng trợn gia tăng chứ không giảm! Gia tăng đến nỗi công an, cảnh sát không thể đảm nhận xuể, cho nên chính quyền phải khuyến khích mọi người cần cảnh giác, đồng thời khen thưởng, động viên, nhờ đến người dân cùng dân phòng hỗ trợ ra tay bắt cướp.
Tự hào làm sao khi đảng cầm quyền điều hành quốc gia loạn xạ như rắn không đầu. Hiến pháp chỉ là một mớ giấy lộn, không thực thi. Chỉ có điều 4 trong hiến pháp là thi hành triệt để để đảng được độc quyền lãnh đạo. Trong mấy chục năm qua đảng lãnh đạo toàn diện, sai thì sửa, sửa rồi vẫn sai, trên bảo dưới không nghe, tham nhũng tràn lan, sinh ra mọi tệ nạn; trung ương đảng phủi tay, vô trách nhiệm, thậm chí còn chai mặt làm ngơ mọi việc, không thèm giải đáp, không thèm trả lời, có khi còn cho đàn em ra tay đánh đập, theo dõi, khống chế -mà họ gọi là giữ ổn định để phát triển(!?)- nếu người dân có thắc mắc, đòi hỏi "chúng tôi muốn biết"
Chắc chắn nếu là người Việt Nam có lương tâm và lòng tự trọng thì sẽ xót xa khi thấy dân mình nghèo đói đến nỗi những cô gái nông thôn nghèo khổ, họ chỉ còn có cách duy nhất nếu muốn đổi đời thì phải đứng xếp hàng trần truồng để cho người ngoại quốc chọn vợ như chọn lựa con cá hay mớ rau đem về sở hữu.
Còn nhiều lắm, kê hết ra đây chỉ để thêm mang nhục thì làm sao mà tự hào cho được!
Trong bài viết của bà Ninh còn có đoạn: "khẳng định không tranh cãi về ý chí độc lập tự chủ, quyết tâm thoát khỏi lệ thuộc của dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước". Câu này nghe quen quen; quen từ thời "chúng ta đánh thắng giặc Mỹ" lận, cho nên dân tộc Việt Nam mới có... được như ngày hôm nay(!)
Đọc trong toàn bài, gom hết những ý của bà Ninh thì chúng ta chỉ thấy có một đoạn và ngầm hiểu rằng chỉ trong vấn đề này thì bà rất tự hào là người Việt Nam! Lời lẽ đó của bà Ninh, đương nhiên bà không dám dành cho Trung Quốc bởi vì theo vị tướng đầu tôm cùng một đảng với bà thì: "Chúng tôi sang thăm và làm việc thì bạn đón tiếp rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị"
Là người Việt Nam yêu quê hương dân tộc, chúng ta tự hào hay cảm thấy nhuc nhã, phẫn nộ với một vị tướng đứng hàng đầu quân đội quốc gia có những lời lẽ như thế khi mà Trung Quốc đánh, cướp dân mình ngoài biển khơi trong hải phận thuộc chủ quyền của chúng ta?
Người ta không lạ gì với bà Tôn Nữ Thị Ninh -một trí thức theo đảng, một "nhà ngoại giao" mà đầy hằn học, cuồng tín và hồ đồ nên không nhận ra được sự việc và tự hỏi tại sao người Việt hải ngoại "chào đón" phái đoàn của bà bằng món "cà chua xào
trứng". Vì thế nên bà mới phát ngôn rất ư là "ngoại giao nổi tiếng" với báo chí: "Trong gia đình chúng tôi có những đứa con cháo hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi"
Nguyễn Dư
( HNPĐ )
Bài viết phản biện nhằm vào bà Tôn Nữ Thị Ninh - Nguyễn Dư
( HNPĐ )Thường, khi người ta nói đến quốc gia thì có kèm theo hai chữ dân tộc. Trong một quốc gia có thể gồm nhiều dân tộc hợp lại. Để thành lập một quốc gia thì gồm ba yếu tố chính:
( HNPĐ )Thường, khi người ta nói đến quốc gia thì có kèm theo hai chữ dân tộc. Trong một quốc gia có thể gồm nhiều dân tộc hợp lại. Để thành lập một quốc gia thì gồm ba yếu tố chính: dân tộc, lãnh thổ và hiến pháp. Như thế, khi chúng ta gọi là quốc gia Việt Nam thì cũng cần phải ngầm hiểu rằng trong đó là dân tộc Việt Nam có cùng chung một lãnh thổ và một hiến pháp.
Thế thì dân tộc Việt Nam có xứng đáng tự hào hay không mà trong bài viết của bà Tôn Nữ Thị Ninh đăng trên báo Lao Động điện tử, mở đầu bảo rằng bà tự hào là người Việt Nam? Đọc ở đây: http://laodong.com.vn/ban-doc/nha-ngoai-giao-ton-nu- thi-ninh-toi-tu-hao-la-nguoi-viet-nam-256827.bld
Dĩ nhiên, bà Ninh hay nhiều người khác tự hào, tự sướng thì đó là quyền và quan điểm riêng của họ. Theo bà Ninh thì nhiều người có những cách nhìn khác nhau, bà đem ra dẫn chứng một vài thí dụ, như lời của ông Dương Trung Quốc: “cái bất biến thì phải giữ, lòng tự trọng dân tộc, sự đoàn kết nhất trí". Ông tướng Nguyễn Huy Hiệu thì: “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Nguyễn Sĩ Dũng: “Bản sắc là hành trang, bản sắc của chúng ta bất diệt thì chúng ta cũng ngàn đời bất diệt”... Nói chung những người mà bà Ninh đem ra dẫn, đó chỉ là những cách sống, nhận định theo quan điểm của từng người thì cũng gần giống như anh mù sờ voi rồi diễn đạt theo cảm nhận, hành xử và cách suy nghĩ của riêng mình, nhưng có thể chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó. Tức là họ không nhìn cái tổng thể quốc gia như nhìn một "con voi"; mà họ chỉ cảm nhận đất nước và dân tộc này phải có những đức tính cần thiết như thế. Nhiều quốc gia, nhiều dân tộc trên thế giới còn có những đức tính tốt rất cần thiết không thua gì của dân tộc ta. Nếu đem so sánh giữa các quốc gia để tự hào, người ta chỉ cần nhìn "con voi" chứ không ai đem cái quan điểm của một khía cạnh nào đó của "người mù"
Tôi không hiểu sao, trong bài viết của bà Ninh hình như hơi lạc đề, thay vì bà đề cập đến những cái chung, dẫn chứng với những gì tự hào là ngưởi Việt Nam, thì bà đi nói đến sự cảm nhận và cách sống của từng người, như một cách giáo huấn để nhắn nhủ là mọi người phải sống như thế, và như thế thì mới tự hào được. Tức là dân tộc chưa thể tự hào nếu mọi người chưa thực hiện được như thế đồng bộ. Thế thì bà Ninh tự hào là người Việt Nam ở điểm nào? Chúng ta đừng quên rằng có tới năm mươi bốn dân tộc, nhiều bản sắc cùng sống trong một lãnh thổ.
Nhưng khi nói đến tôi tự hào là người Việt Nam thì phải hiểu là đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam chỉ có một hiến pháp duy nhất xây dựng quốc gia, để so với các nước và các dân tộc trên thế giới cũng có hiến pháp như ở ta. Tự hào có nghĩa là nhìn ra ngoài, nhìn lên để tự hào chứ không nhìn xuống để so sánh; không phải chỉ ôm khư khư bảo thủ những tập tục, những cái đức tính ta có mà cứ nghĩ rằng không ai có rồi tự sướng, tự hào.
Thế thì người Việt Nam có đáng được tự hào hay không so với các nước trên thế giới? Đặt ra câu hỏi này, nếu là người có lòng tự trọng và sự hiểu biết lương thiện, khách quan về quốc gia dân tộc Việt Nam, sẽ trả lời chắc chắn là không. Tại sao vậy?
Tự hào làm sao cho được khi mà gần bốn mươi năm thống nhất đất nước, người dân đa số vẫn còn nghèo đói, tệ nạn buôn người, tệ nạn mại dâm, cướp giật càng ngày càng trắng trợn gia tăng chứ không giảm! Gia tăng đến nỗi công an, cảnh sát không thể đảm nhận xuể, cho nên chính quyền phải khuyến khích mọi người cần cảnh giác, đồng thời khen thưởng, động viên, nhờ đến người dân cùng dân phòng hỗ trợ ra tay bắt cướp.
Tự hào làm sao khi đảng cầm quyền điều hành quốc gia loạn xạ như rắn không đầu. Hiến pháp chỉ là một mớ giấy lộn, không thực thi. Chỉ có điều 4 trong hiến pháp là thi hành triệt để để đảng được độc quyền lãnh đạo. Trong mấy chục năm qua đảng lãnh đạo toàn diện, sai thì sửa, sửa rồi vẫn sai, trên bảo dưới không nghe, tham nhũng tràn lan, sinh ra mọi tệ nạn; trung ương đảng phủi tay, vô trách nhiệm, thậm chí còn chai mặt làm ngơ mọi việc, không thèm giải đáp, không thèm trả lời, có khi còn cho đàn em ra tay đánh đập, theo dõi, khống chế -mà họ gọi là giữ ổn định để phát triển(!?)- nếu người dân có thắc mắc, đòi hỏi "chúng tôi muốn biết"
Chắc chắn nếu là người Việt Nam có lương tâm và lòng tự trọng thì sẽ xót xa khi thấy dân mình nghèo đói đến nỗi những cô gái nông thôn nghèo khổ, họ chỉ còn có cách duy nhất nếu muốn đổi đời thì phải đứng xếp hàng trần truồng để cho người ngoại quốc chọn vợ như chọn lựa con cá hay mớ rau đem về sở hữu.
Còn nhiều lắm, kê hết ra đây chỉ để thêm mang nhục thì làm sao mà tự hào cho được!
Trong bài viết của bà Ninh còn có đoạn: "khẳng định không tranh cãi về ý chí độc lập tự chủ, quyết tâm thoát khỏi lệ thuộc của dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước". Câu này nghe quen quen; quen từ thời "chúng ta đánh thắng giặc Mỹ" lận, cho nên dân tộc Việt Nam mới có... được như ngày hôm nay(!)
Đọc trong toàn bài, gom hết những ý của bà Ninh thì chúng ta chỉ thấy có một đoạn và ngầm hiểu rằng chỉ trong vấn đề này thì bà rất tự hào là người Việt Nam! Lời lẽ đó của bà Ninh, đương nhiên bà không dám dành cho Trung Quốc bởi vì theo vị tướng đầu tôm cùng một đảng với bà thì: "Chúng tôi sang thăm và làm việc thì bạn đón tiếp rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị"
Là người Việt Nam yêu quê hương dân tộc, chúng ta tự hào hay cảm thấy nhuc nhã, phẫn nộ với một vị tướng đứng hàng đầu quân đội quốc gia có những lời lẽ như thế khi mà Trung Quốc đánh, cướp dân mình ngoài biển khơi trong hải phận thuộc chủ quyền của chúng ta?
Người ta không lạ gì với bà Tôn Nữ Thị Ninh -một trí thức theo đảng, một "nhà ngoại giao" mà đầy hằn học, cuồng tín và hồ đồ nên không nhận ra được sự việc và tự hỏi tại sao người Việt hải ngoại "chào đón" phái đoàn của bà bằng món "cà chua xào
trứng". Vì thế nên bà mới phát ngôn rất ư là "ngoại giao nổi tiếng" với báo chí: "Trong gia đình chúng tôi có những đứa con cháo hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi"
Nguyễn Dư
( HNPĐ )