Xe cán chó
Bản Chất Cổ Cầy Vai Bừa Của Vẹm: Nhà ngoại giao kể chuyện người Việt xỉa răng giữa thủ đô Pháp.
Là một công chức ngoại giao, thường xuyên đưa các đoàn công tác của các tỉnh ra nước ngoài, tôi xin được kể một số mẩu chuyện về các công chức, trí thức Việt như sau:
1. Ở giữa sân bay Charles de Gaulle (Pháp) hay sân bay Frank Furt (Đức), hoặc bất kỳ một sân bay lớn nào khác ở châu Âu, nếu nhìn thấy đoàn người nhốn nháo, vali, hành lý cồng kềnh, túi to, túi nhỏ, tay xách nách mang thì đích thị là người… Việt Nam.
Dù đã rất nhiều lần nhắc là phải tôn trọng tuyệt đối quy định cân nặng của hành lý, nhưng lần nào tôi cũng thấy nhóm công tác đem thừa đến chục cân hành lý. Gặp nhân viên sân bay nào dễ tính, nếu mình xin xỏ thì họ cho đem theo một vài cân thừa. Nhưng đa số lần, ngay giữa những sân bay hoành tráng nhất châu Âu, tôi chứng kiến cảnh người Việt tháo tung hành lý, nào là đồ ăn thức uống, nào là quần áo mỹ phẩm bày bừa ra sảnh đợi.., í ới, ồn ã loạn cả lên gọi nhau xem có đồ nào thừa, đồ nào thiếu.
Có hành khách còn mang quả mít to đùng sang Séc cho người thân, nhưng do thừa cân, người này vứt quả mít vào thùng rác. Thế là an ninh sân bay được một phen náo loạn… vì tưởng quả mít là quả bom. Cảnh tượng trông nhếch nhác và lộn xộn đến mức người châu Âu đi qua không khỏi ném lại cái nhìn tò mò và ái ngại.
2. Một lần, tôi đưa đoàn công tác ở tỉnh X đi thưởng thức món đặc sản bò bít tết trên Đại lộ Champs-Élysées (Pháp). Ăn xong, trong lúc đang chờ trả tiền, nhìn ra ngoài thì ôi thôi, hơn chục người nhà mình đứng giữa vỉa hè vừa cười nói chỉ trỏ, vừa cầm tăm xỉa răng.
Có cán bộ còn vừa há mồm vừa xỉa, xong cũng không vứt đi mẩu tăm bẩn mà cứ ngậm lúng búng trong mồm đi dạo khắp các địa điểm tham quan khác. Họ không biết, đối với người Pháp, việc cầm tăm xỉa răng… không khác gì việc họ nhìn bạn đi tiểu tiện giữa chốn đông người. Nói đến việc nay, lại xấu hổkhi có vài người trong đoàn vì quá buồn… tiểu, không nhịn được nên đã tự động lảng ra đi tìm bụi rậm giữa vườn hoa trên thủ đô nước bạn để… tè bậy.
Vào quán ăn, không ít người nhìn sang các bàn bên cạnh, chỉ trỏ vào chai rượu của họ rồi bán tán xem đó là rượu gì? Có người hồn nhiên thò tay lấy túi giấy đựng hàng để sau quầy tính tiền khiến người bán được phen hết hồn vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Ăn to, nói lớn, đi lại ầm ầm… là chuyện hồn nhiên như cơm bữa mà tôi gặp ở hầu hết các đoàn công tác người Việt, trong đó có không ít những người là cán bộ cao cấp của các tỉnh.
Nhà tắm và vệ sinh ở khách sạn Pháp được trải thảm vì họ thiết kế một buồng tắm riêng bằng kính nên nước không thể bắn ra ngoài. Một số người Việt khi tắm xong có thói quen giặt quần áo trên lavabo rửa mặt, có người còn xối nước giặt ngay trong buồng tắm kính, thế là nước chảy tràn ướt đẫm cả thảm, tràn cả ra ngoài. Nhìn phục vụ phòng và quản lý người Pháp lên giải quyết vụ việc mà tôi không còn có cái lỗ nào để chui...
Đấy chỉ là một vài chuyện nhỏ mà không nhỏ của những người Việt “hồn nhiên” khi đi công tác nước ngoài.
Độc giả Quang Sơn
.Muối mặt mỗi khi đi Tây ăn buffet.
Đọc bài viết Không bán hàng cho người Việt vì họ xấu tính , tôi thấy cũng phải nhìn hai mặt của một vấn đề. Cứ ra nước ngoài đi du lịch, công tác mới thấy xấu hổ thay cho người Việt bởi cái thói ham ăn, tục uống.
Các cụ ta bảo miếng ăn là miếng nhục, đúng thật. Ở trong nước thì không sao, nhưng ra nước ngoài mà gặp người Việt mình ăn cùng nhà hàng thì thật nhục không tả nổi. Không chỉ tham ăn, tham uống mà người Việt mình còn gây ồn ào, xả rác bừa bãi.
Hè năm ngoái đi du lịch sang Thái Lan, vào một nhà hàng ăn buffet. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cái biển ghi tiếng Việt “xin mời ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu”. Vào ăn rồi mới biết tại sao người ta phải trưng cái biển đấy.
Nhà hàng đông khách, ai ai cũng xếp hàng đợi đến lượt mình lấy đồ ăn. Bỗng dưng một cặp đôi người Việt từ đâu ùa tới chen ngang, những người xung quanh chỉ biết lắc đầu cười. Hai người này vô duyên đến mức đứng hóng lấy tận 4-5 con hàu, trong khi bồi bàn đang tách từng con hàu một cho khách. Nhìn thấy mà nhục không dám hé răng nói nửa lời vì sợ người ta biết mình cùng dân tộc với hai con người kia.
Vào một nhà hàng khác thì lại gặp thằng cha người Việt ăn tham, bê mấy đĩa đồ ăn đầy bự về bàn, cứ như kiểu không lấy thì sợ ai hốt hết ấy, ăn không hết rồi bỏ bê ở đấy. Nhìn mà ngán ngẩm.
Thêm một lần choáng nữa ở nhà vệ sinh khi gặp cái biển to tướng, đánh máy hẳn hoi “đi vệ sinh nhớ dội nước”. Nhục nhất là chỉ có mỗi tiếng Việt mà không có tiếng khác. Đúng là dân Việt mình đầy thói xấu trong mắt người nước ngoài.
Còn chuyện xả rác bừa bãi thì nhiều vô kể. Hay gặp nhất là ở sân bay. Có lần tôi đang ở sân bay Đài Loan, vì thời tiết xấu nên bị hoãn chuyến bay lại 2 giờ. Sân bay đông người không đủ chỗ ngồi, rất nhiều người nước ngoài phải đứng. Thế mà một đoàn người Việt, toàn những người trẻ 8x, 9x lôi báo ra trải dưới sàn ngồi, lôi bài ra đánh reo hò ầm cả sảnh. Đến khi đứng dậy thì báo mỗi chỗ một mảnh, mặc đấy cho nhân viên sân bay dọn.
Thói xấu của người Việt mình thì đầy, có kể đến 3 trang giấy cũng không hết. Nghĩ mà xấu hổ.
Độc giả Nguyễn Báu
NMK chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Bản Chất Cổ Cầy Vai Bừa Của Vẹm: Nhà ngoại giao kể chuyện người Việt xỉa răng giữa thủ đô Pháp.
Là một công chức ngoại giao, thường xuyên đưa các đoàn công tác của các tỉnh ra nước ngoài, tôi xin được kể một số mẩu chuyện về các công chức, trí thức Việt như sau:
1. Ở giữa sân bay Charles de Gaulle (Pháp) hay sân bay Frank Furt (Đức), hoặc bất kỳ một sân bay lớn nào khác ở châu Âu, nếu nhìn thấy đoàn người nhốn nháo, vali, hành lý cồng kềnh, túi to, túi nhỏ, tay xách nách mang thì đích thị là người… Việt Nam.
Dù đã rất nhiều lần nhắc là phải tôn trọng tuyệt đối quy định cân nặng của hành lý, nhưng lần nào tôi cũng thấy nhóm công tác đem thừa đến chục cân hành lý. Gặp nhân viên sân bay nào dễ tính, nếu mình xin xỏ thì họ cho đem theo một vài cân thừa. Nhưng đa số lần, ngay giữa những sân bay hoành tráng nhất châu Âu, tôi chứng kiến cảnh người Việt tháo tung hành lý, nào là đồ ăn thức uống, nào là quần áo mỹ phẩm bày bừa ra sảnh đợi.., í ới, ồn ã loạn cả lên gọi nhau xem có đồ nào thừa, đồ nào thiếu.
Có hành khách còn mang quả mít to đùng sang Séc cho người thân, nhưng do thừa cân, người này vứt quả mít vào thùng rác. Thế là an ninh sân bay được một phen náo loạn… vì tưởng quả mít là quả bom. Cảnh tượng trông nhếch nhác và lộn xộn đến mức người châu Âu đi qua không khỏi ném lại cái nhìn tò mò và ái ngại.
2. Một lần, tôi đưa đoàn công tác ở tỉnh X đi thưởng thức món đặc sản bò bít tết trên Đại lộ Champs-Élysées (Pháp). Ăn xong, trong lúc đang chờ trả tiền, nhìn ra ngoài thì ôi thôi, hơn chục người nhà mình đứng giữa vỉa hè vừa cười nói chỉ trỏ, vừa cầm tăm xỉa răng.
Có cán bộ còn vừa há mồm vừa xỉa, xong cũng không vứt đi mẩu tăm bẩn mà cứ ngậm lúng búng trong mồm đi dạo khắp các địa điểm tham quan khác. Họ không biết, đối với người Pháp, việc cầm tăm xỉa răng… không khác gì việc họ nhìn bạn đi tiểu tiện giữa chốn đông người. Nói đến việc nay, lại xấu hổkhi có vài người trong đoàn vì quá buồn… tiểu, không nhịn được nên đã tự động lảng ra đi tìm bụi rậm giữa vườn hoa trên thủ đô nước bạn để… tè bậy.
Vào quán ăn, không ít người nhìn sang các bàn bên cạnh, chỉ trỏ vào chai rượu của họ rồi bán tán xem đó là rượu gì? Có người hồn nhiên thò tay lấy túi giấy đựng hàng để sau quầy tính tiền khiến người bán được phen hết hồn vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Ăn to, nói lớn, đi lại ầm ầm… là chuyện hồn nhiên như cơm bữa mà tôi gặp ở hầu hết các đoàn công tác người Việt, trong đó có không ít những người là cán bộ cao cấp của các tỉnh.
Nhà tắm và vệ sinh ở khách sạn Pháp được trải thảm vì họ thiết kế một buồng tắm riêng bằng kính nên nước không thể bắn ra ngoài. Một số người Việt khi tắm xong có thói quen giặt quần áo trên lavabo rửa mặt, có người còn xối nước giặt ngay trong buồng tắm kính, thế là nước chảy tràn ướt đẫm cả thảm, tràn cả ra ngoài. Nhìn phục vụ phòng và quản lý người Pháp lên giải quyết vụ việc mà tôi không còn có cái lỗ nào để chui...
Đấy chỉ là một vài chuyện nhỏ mà không nhỏ của những người Việt “hồn nhiên” khi đi công tác nước ngoài.
Độc giả Quang Sơn
.Muối mặt mỗi khi đi Tây ăn buffet.
Đọc bài viết Không bán hàng cho người Việt vì họ xấu tính , tôi thấy cũng phải nhìn hai mặt của một vấn đề. Cứ ra nước ngoài đi du lịch, công tác mới thấy xấu hổ thay cho người Việt bởi cái thói ham ăn, tục uống.
Các cụ ta bảo miếng ăn là miếng nhục, đúng thật. Ở trong nước thì không sao, nhưng ra nước ngoài mà gặp người Việt mình ăn cùng nhà hàng thì thật nhục không tả nổi. Không chỉ tham ăn, tham uống mà người Việt mình còn gây ồn ào, xả rác bừa bãi.
Hè năm ngoái đi du lịch sang Thái Lan, vào một nhà hàng ăn buffet. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cái biển ghi tiếng Việt “xin mời ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu”. Vào ăn rồi mới biết tại sao người ta phải trưng cái biển đấy.
Nhà hàng đông khách, ai ai cũng xếp hàng đợi đến lượt mình lấy đồ ăn. Bỗng dưng một cặp đôi người Việt từ đâu ùa tới chen ngang, những người xung quanh chỉ biết lắc đầu cười. Hai người này vô duyên đến mức đứng hóng lấy tận 4-5 con hàu, trong khi bồi bàn đang tách từng con hàu một cho khách. Nhìn thấy mà nhục không dám hé răng nói nửa lời vì sợ người ta biết mình cùng dân tộc với hai con người kia.
Vào một nhà hàng khác thì lại gặp thằng cha người Việt ăn tham, bê mấy đĩa đồ ăn đầy bự về bàn, cứ như kiểu không lấy thì sợ ai hốt hết ấy, ăn không hết rồi bỏ bê ở đấy. Nhìn mà ngán ngẩm.
Thêm một lần choáng nữa ở nhà vệ sinh khi gặp cái biển to tướng, đánh máy hẳn hoi “đi vệ sinh nhớ dội nước”. Nhục nhất là chỉ có mỗi tiếng Việt mà không có tiếng khác. Đúng là dân Việt mình đầy thói xấu trong mắt người nước ngoài.
Còn chuyện xả rác bừa bãi thì nhiều vô kể. Hay gặp nhất là ở sân bay. Có lần tôi đang ở sân bay Đài Loan, vì thời tiết xấu nên bị hoãn chuyến bay lại 2 giờ. Sân bay đông người không đủ chỗ ngồi, rất nhiều người nước ngoài phải đứng. Thế mà một đoàn người Việt, toàn những người trẻ 8x, 9x lôi báo ra trải dưới sàn ngồi, lôi bài ra đánh reo hò ầm cả sảnh. Đến khi đứng dậy thì báo mỗi chỗ một mảnh, mặc đấy cho nhân viên sân bay dọn.
Thói xấu của người Việt mình thì đầy, có kể đến 3 trang giấy cũng không hết. Nghĩ mà xấu hổ.
Độc giả Nguyễn Báu
NMK chuyển