Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Bàn Cờ Thế Sự, Tự Hiểu: Chó đánh hơi nhau để thiết lập mối quan hệ tôn ti trật tự
Khi hai chú chó gặp nhau, ngay tức thì chúng chạy đến đánh hơi, áp sát mũi vào nhau và sịt sịt mũi, đôi khi chúng còn ngúc ngoắc đuôi. Nhìn chung, sau một hồi, mỗi chú đi một hướng. Nhưng có những lúc sự việc lại có chuyển biến xấu. Bất thình lình, chúng nhảy xổ lên nhau và sủa inh ỏi như là những thú hoang. Dù đã bị xích cổ, nhưng chủ nhân của chúng cũng phải vất vả lắm mới xoa dịu và tách rời chúng ra được.
Câu hỏi đặt ra là « Tại sao lại có một nổi xung bất thình lình như vậy ? ». Mới đây, một nhà khoa học Mỹ, dựa vào các thí nghiệm trên loài chuột, đưa ra một lời giải thích. Theo ông, chuột cũng là loài động vật rất dễ gần, do đó khám phá của ông cũng có thể áp dụng được trên các động vật nuôi trong nhà. Ông đã phát hiện ra rằng động vật giao tiếp với nhau bằng một phương thức mà chưa ai biết đến chính là hít mũi nhau.
Hít mũi không những giúp chúng nhận biết mùi đồng loại mà còn là cách để chuyển giao một thông điệp, nói một cách khác là hoạt động giao tiếp theo như lời khẳng định của giáo sư Daniel Wesson, thuộc Case Western Reserve University, bang Ohio, Hoa Kỳ.
Quả thật, khi hai con vật gặp nhau, chúng thiết lập một tôn ti trật tự giữa chúng với nhau nhằm thể hiện và khẳng định vị thế của mình so với kẻ khác. Nghĩa là sẽ có « kẻ mạnh » và « kẻ yếu ».
Theo quan sát của David Wesson, sự khác biệt về vị thế của động vật được xác lập nhờ vào hơi thở. Với thiết bị đo lường nhịp thở, nhà khoa học Mỹ nhận thấy rằng « kẻ mạnh » hít mũi mạnh và nhanh hơn. Ngược lại, bên kia hạ nhịp thở xuống để chứng tỏ sự nép mình và chấp nhận phục tùng.
Nhưng cũng có khi cuộc gặp gỡ chuyển hướng xấu là vì cả hai con vật muốn có cùng vị thế « kẻ mạnh ». Nếu như vậy, không còn lối thoát nào khác là « so tài » để quyết định « hơn thua », « thắng bại ».
Daniel Wesson giải thích : « Việc đánh hơi nhau có lẽ là một kiểu cơ chế giao tiếp phổ biến ở nhiều loài động vật và trong nhiều bối cảnh xã hội khác nhau. Do đó, rất có thể là loài chó và mèo sử dụng thường xuyên cùng kiểu chiến thuật giao tiếp này. Nhưng chúng ta xem đấy không phải là một kiểu giao tiếp thực sự bởi vì chính bản thân con người không hề dùng đến chúng ».
Minh Anh ( RFI )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Bàn Cờ Thế Sự, Tự Hiểu: Chó đánh hơi nhau để thiết lập mối quan hệ tôn ti trật tự
Khi hai chú chó gặp nhau, ngay tức thì chúng chạy đến đánh hơi, áp sát mũi vào nhau và sịt sịt mũi, đôi khi chúng còn ngúc ngoắc đuôi. Nhìn chung, sau một hồi, mỗi chú đi một hướng. Nhưng có những lúc sự việc lại có chuyển biến xấu. Bất thình lình, chúng nhảy xổ lên nhau và sủa inh ỏi như là những thú hoang. Dù đã bị xích cổ, nhưng chủ nhân của chúng cũng phải vất vả lắm mới xoa dịu và tách rời chúng ra được.
Câu hỏi đặt ra là « Tại sao lại có một nổi xung bất thình lình như vậy ? ». Mới đây, một nhà khoa học Mỹ, dựa vào các thí nghiệm trên loài chuột, đưa ra một lời giải thích. Theo ông, chuột cũng là loài động vật rất dễ gần, do đó khám phá của ông cũng có thể áp dụng được trên các động vật nuôi trong nhà. Ông đã phát hiện ra rằng động vật giao tiếp với nhau bằng một phương thức mà chưa ai biết đến chính là hít mũi nhau.
Hít mũi không những giúp chúng nhận biết mùi đồng loại mà còn là cách để chuyển giao một thông điệp, nói một cách khác là hoạt động giao tiếp theo như lời khẳng định của giáo sư Daniel Wesson, thuộc Case Western Reserve University, bang Ohio, Hoa Kỳ.
Quả thật, khi hai con vật gặp nhau, chúng thiết lập một tôn ti trật tự giữa chúng với nhau nhằm thể hiện và khẳng định vị thế của mình so với kẻ khác. Nghĩa là sẽ có « kẻ mạnh » và « kẻ yếu ».
Theo quan sát của David Wesson, sự khác biệt về vị thế của động vật được xác lập nhờ vào hơi thở. Với thiết bị đo lường nhịp thở, nhà khoa học Mỹ nhận thấy rằng « kẻ mạnh » hít mũi mạnh và nhanh hơn. Ngược lại, bên kia hạ nhịp thở xuống để chứng tỏ sự nép mình và chấp nhận phục tùng.
Nhưng cũng có khi cuộc gặp gỡ chuyển hướng xấu là vì cả hai con vật muốn có cùng vị thế « kẻ mạnh ». Nếu như vậy, không còn lối thoát nào khác là « so tài » để quyết định « hơn thua », « thắng bại ».
Daniel Wesson giải thích : « Việc đánh hơi nhau có lẽ là một kiểu cơ chế giao tiếp phổ biến ở nhiều loài động vật và trong nhiều bối cảnh xã hội khác nhau. Do đó, rất có thể là loài chó và mèo sử dụng thường xuyên cùng kiểu chiến thuật giao tiếp này. Nhưng chúng ta xem đấy không phải là một kiểu giao tiếp thực sự bởi vì chính bản thân con người không hề dùng đến chúng ».
Minh Anh ( RFI )