Thân Hữu Tiếp Tay...
Bản Quyền bản Yêu sách 8 điểm năm 1919 thuộc về ai? Phần 1 & 2. - Lê Bá Vận
(Hay là Phản Bác Của Nhanvanviet.com“)
Ngày 26/10/2024 Trang Nhân Văn Việt viết bài phản bác đăng trong 2 chuyên mục “Bảo Vệ Nền Tảng Tư Tưởng Đảng Cộng Sản Việt Nam” và “Hồ Chí Minh” (Có 11 chuyên mục).
Nhân văn Việt tố cáo: Gần đây, trên trang Quyenduocbiet.com, Lê Bá Vận đăng bài “Bác Hồ khước từ Nguyễn Ái Quốc”. Theo đó, bằng cách ngụy tạo chứng cứ, bóp méo tài liệu lịch sử, y trắng trợn xuyên tạc “Nguyễn Ái Quốc là yếu tố bất lợi, làm hoen ố thanh danh và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Đây là luận điệu hoàn toàn sai trái, cần nhận diện, đấu tranh phản bác.
Trước tiên tác giả xin cám ơn Ban Biên tập Nhân Văn Việt đã đấu tranh phản bác, khơi động dư luận khiến nhiều độc giả quan tâm đến vấn đề, tìm hiểu khách quan đâu là sự thực (1).
____
VAI TRÒ CỦA BẢN YÊU SÁCH 8 ĐIỂM NĂM 1919 TRONG LỊCH SỬ.
I) PHẦN MỘT.
Theo dấu Nguyễn Tất Thành (NTThành) và Nguyễn Ái Quốc (NAQ) (Ký sự).
Lịch sử ghi chép lại sự thật, là những sự việc thực sự đã xảy ra trong quá khứ (facts), toàn bộ sự thật, và không có gì khác ngoài sự thật. Đó là:
A) NGUYỄN TẤT THÀNH – KIÊN TRÌ LAO ĐỘNG.
a) Giai đoạn 5/6/1911 - cuối 1917: phụ bếp tàu buôn, khách sạn.
b) Giai đoạn cuối 1917 – 4/9/1919: nhóm An Nam Yêu Nước.
+ 1911] NTThành rời nước ra đi ngày 5/6/1911, CSVN nói Người đi để cứu nước!
+ Song bước đầu đến Pháp ngày 6/7 Thành gởi đơn xin Pháp cho học Trường Thuộc địa.
+ 1912] Đơn bị bác, Thành phụ bếp theo tàu ghé nhiều cảng, đến Mỹ cuối tháng 12/2012.
+ Thành gởi thư cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ chuyển tiền cho cha và xin cho cha phục chức.
+ Cụ Nguyễn Sinh Sắc tri huyện Bình Khê, Bình Định năm 1907 tra tấn gây chết người. Gia đình kiện ra Huế. Vụ kiện kéo dài. Năm 1910 Triều đình Huế giáng bị cáo là cụ Sắc 4 cấp và sa thải.
+ 1912] Tâp truyện dài “Bác Hồ Mỹ Du Lao Động Ký” do CSVN ấn hành kể chuyện Bác ra đi trên các tàu buôn Pháp, đến Mỹ dừng chân, xin được việc phụ bếp ở khách sạn Omni Parker House tại Boston các năm 1911-1913.
Căn bếp và đồ nghề Bác làm bânh ngọt ở khách sạn này nay là bảo vật di tích lịch sử hàng đầu, thánh địa của ĐCSVN, được các lãnh đạo Đảng, nhà nước năng thăm viếng, hành hương. (https://baotanghochiminh.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-tham-noi-bac-ho-tung-song-lam-viec-o-boston-my.htm).
Bác cũng được kể lại có làm lơ xe bus, có theo học tại MIT là Viện Công nghệ Masachusetts, đứng đầu thế giới, Đến New York (cách Boston 300 km) thì Bác lên khu Manhattan nghe mấy ông da đen diễn thuyết tuy tiếng Anh Bác biết là ‘như vịt nghe sấm’ - bấy lâu chỉ sống với người Pháp. Bác tranh thủ viếng nhiều thành phố ở Mỹ, tiếp xúc các nhà văn lớn, các nhà hoạt động tranh đấu nhân quyền nổi tiếng… Bác chỉ vừa mới tuổi trên 20 mà đắc ngộ nhiều cơ duyên.
Sực nhớ Bác đến Mỹ cuối tháng 12/1912 và rờì Mỹ về Pháp đầu năm 1913, chỉ lưu lại Mỹ ít tuần lễ. Phóng sự Mỹ du lao động của HCM là một thiên ký sự hư cấu khổng lồ? Suy ra toàn bộ sự nghiệp của Bác cũng là công trình thêu dệt đồ sộ! Đọc say mê như ”Tứ đại danh tác” của Trung Quốc. Có tiếng động, bừng mắt tỉnh dậy, thấy khoảng trống trước mắt, thì ra là một giấc mơ. (2).
+ 1913] Đầu năm 1913 NTThành rời Mỹ, theo tàu về lại cảng Le Havre, Pháp song lại qua định cư tại London, Anh quốc. Thành cào tuyết, bồi bếp ở khách sạn. Từ 1911 ra đi Thành bận bịu lao động, xem như chẳng có thì giờ cứu nước (?)
+ Lý do Thành chọn ở Anh là chỉ có thể phỏng đoán. Thành rất chí hiếu, chịu khó vất vả kiếm tiền gởi về cho cha là cụ Sắc. Thành chọn ở Anh, hầu như không có Việt kiều, tránh bị dòm ngó, bạn bè, yên tâm lao động.
+ 1913] Bảo tàng HCM đã lưu giữ bức thư NTThành gửi cho cụ Phan Chu Trinh
https://baotanghochiminh.vn/nguyen-tat-thanh-gui-thu-cho-cu-phan-chu-trinh-o-phap.htm.
Nội dung sự kiện: Khoảng giữa năm… Từ nước Anh, NTThành thảo vài dòng nguệch ngoạc gởi cho cụ Phan Chu Trinh ở Pháp:
“Hy Mã nghi bá Đại nhơn, Cháu kính chúc Bác… Nay cháu đã tìm được nơi để học tiếng. Mấy 4 tháng rưỡi nay thì chỉ làm với Tây, nói tiếng Tây luôn luôn. Tuy ở Anh song chẳng khác gì ở Pháp và tháng ngày luống những chỉ lo làm khỏi đói, chớ chẳng học được bao nhiêu… Chuyến này Bác sẽ đi nghỉ hè đâu? Nay kính Cuồng điệt: NGUYỄN TẤT THÀNH”.
Bức thư thăm hỏi, than thở: “những chỉ lo làm khỏi đói…”. “Bác sẽ đi nghỉ hè đâu?” có nghĩa sắp đến mùa hè (tháng 7,8,9). ‘Mây 4 tháng rưỡi nay’ có nghĩa Thành đến Anh đầu năm 1913,
+ Những thông tin kể trên cho thấy NTThành ra đi năm 1911, sớm gửi tiền về, nói theo ngôn ngữ hiện đại thì đó là “Xuất khẩu lao động”, đảng sách của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Bác Hồ được xem là người đầu tiên xuât khẩu lao động gởi tiền về nước, nêu gương học tập.
+ 1916] Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh là 2 nhà lãnh đạo sáng lập “Hội Đồng Bào Thân Ái” năm 1912, có giấy phép. Chiến tranh Thế giới WWI (!914-1918) lính thợ An Nam sang Pháp đông đảo, 2 ông lập “Nhóm Người An Nam Yêu Nước” năm 1916 để tương trợ. (NTThành đang ở Anh)
+ 1917] Phan Chu Trinh (1872-1926) là người đã khuyến dụ NTThành trở về Pháp để hoạt động trong hội người Yêu nước cuối năm 1917 lúc Thế chiến 1 sắp kết thúc, tình hình ở Pháp đã yên.
+ 1919] Thế chiến I kết thúc, Hội nghị Hòa bình Versailles được khai mạc tại Paris. Nhóm người An Nam Yêu Nước ngày 18-6-1919 gửi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” tới Hội nghị.
Bản Yêu sách được viết bằng tiếng Pháp gồm 8 điểm, đòi hỏi thả tù nhân chính trị, các quyền tự do căn bản, chế độ đạo luật thay sắc lệnh và có đại diện người bản xứ trong Nghị viện Pháp.
Bản Yêu sách tên là Revendications du Peuple Annamite (Thỉnh nguyện của dân tộc Annam). Dưới ký tên: Pour le Groupe des Patriotes Annamites - Nguyễn Ái Quấc. (Thay mặt nhóm An Nam Yêu Nước – Nguyễn Ái Quấc). (Bà Thụy Khuê dịch).
Có 3 điểm đáng chú ý trong bản Yêu sách này rất nổi tiếng:
1- Dưới tên Nguyễn Ái Quấc chữ in không có chữ ký tay để xác nhận.
2- Tên Nguyễn Ái Quấc. Chỉ trong Nam ‘Quốc’cũng viết là ‘Quấc’.
3- Lời văn và từ ngữ của bản Yêu sách rất chuyên nghiệp của giới ngoại giao, chính trị, đặc biệt đoạn nhập đề được viết rất tinh xảo. Người tay ngang viết tất không chuẩn xác.
Lúc đó chỉ có 3 người đủ trình độ Pháp văn để viết bản Yêu sách. Cả ba cùng cụ PCTrinh, từ bỏ công danh phú quý, bị Pháp giam tù nhiều lần do hoạt động chống đối, ra báo, diễn thuyết, sáng tác lúc họ về nước, có vị chết ở Côn Đảo. Ba vị ấy là:
1- Phan văn Trường (1876-1933), Tiến sĩ Luật, Luật sư, có quốc tịch Pháp.
2- Nguyễn Thế Truyền (1898-1963) học giỏi nổi tiếng ở Bắc Kỳ, được cấp học bổng sang Pháp đỗ kỹ sư hóa học, cử nhân lý hóa, cử nhân triết học, vợ người Pháp. (Wikipedia).
3- Nguyễn An Ninh (1900-1943) học giỏi nổi tiếng, lấy vợ đầu người Pháp. Được cấp học bổng sang Pháp, năm 1918 tại Đại học Sorbonne ông chỉ học trong một năm đã hoàn thành chương trình bốn năm và lấy bằng Cử nhân Luật, gây ngạc nhiên và thán phục trong giới trí thức ở Pháp về trí thông minh lỗi lạc, đặc biệt hiếm thấy (Wikipedia). Là người miền Nam chắc ông đã dùng chữ ‘Quấc’ trong bản Yêu Sách và NTThành ngày 18/6/1919 được cử gửi đến Hội nghị Versailles.
+ NTThành lúc ấy chỉ là thứ yếu, tuy cũng thông minh nhưng ngặt học hành dở dang. Chưa bao giờ Thành được xem là một trí thức hẳn hoi kể cả lúc được giao nhiệm vụ chuyển đạt bản Yêu cầu 8 đỉêm lên Hội nghị Versailles mà chỉ là một lao động phổ thông cần cù ham việc.
Thực vậy ra nước ngoài trong nhiều năm NTThành chỉ biết chăm chú làm ăn – như được viết trong thư gởi cho cụ Phan Chu Trinh. Trong thư Thành thú nhận: “tháng ngày luống những chỉ lo làm khỏi đói, chớ chẳng học được bao nhiêu…”
Lời bộc lộ thành thực này “thẳng từ miệng ngựa” (straight from the horse's mouth), nói lên tất cả.
CSVN nói ở Anh Bác chủ yếu tìm hiểu bản chất chủ nghĩa tư bản, để từ đó tìm ra con đường giải phóng dân tộc… song Bác làm gì có thì giờ. CS lại nói Bác thường xuyên bị cảnh sát Anh theo dõi, có lần trốn thoát bắt bớ tại nhà. Chắc giàu tưởng tượng chứ ở Anh (cũng như ở Pháp) thành lập đảng phái, tham gia phong trào, đả kích chính phủ… đều hợp pháp, được tự do.
B) NGUYỄN ÁI QUỐC THÀNH DANH.
a) Giai đoạn 4/9/1919 – 6/1923. Căn cước mới. Hội nhập chính trị.
b) Giai đoạn 6/1923 – 28/1/1941. Sang Liên Xô. Trung Quốc. (NAQ chết năm 1932 chia giai đoạn này thành phần 1: Đi Liên Xô, đi Trung Quốc và 2: Về lại Liên Xô).
+ 1919] Ngày 4/9/1919 bước ngoặt định mệnh. Hôm đó NTThành tự đến sở Cảnh sát Pháp xin làm thẻ căn cước mới, khai tên là Nguyễn Ái Quấc, sinh viên, sinh năm 1894, tấu xảo trùng tên nhân vật đề tên dưới bản Yêu sách được phổ biến hai tháng rưỡi trước, ngày 18/6. Thành cũng đã học trường Quốc học Huế, đâu phải là người miền Nam để viết tên là ‘Quấc’!
Sự mạo danh là trắng trợn song từ nay không còn NTThành ít ai biết đến mà là một NÁQ hào quang sáng chói, được ĐCSVN bô bô khẳng định là tác giả “Bản Yêu sách của dân tộc An Nam”, được hâm mộ, có uy tín, hoạn lộ thênh thang.
Bản Yêu sách 8 điểm năm 1919 này là điểm ngoặt trong lịch sử Việt Nam cận đại.
Nó sinh ra Thẻ Căn Cước và phút chốc từ sở cảnh sát bước ra NTThành, “cá (chép tầm thường) vượt vũ môn”, trở thành rồng Nam NÁQ đạp gió cưỡi mây, tiếng danh làm bệ phóng cho sự nghiệp HCM.
+ 1920] Thoạt tiên, tháng 12/1920 NAQ tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và CSVN hãnh diện đưa tin NAQ là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Trong hình Đại hội NAQ trẻ trung được thấy đứng chơ vơ giữa các đại biểu toàn các ông Tây trọng tuổi, râu ria xồm xoàm đang ngồi nhìn về hướng khác.
Tuy trẻ NAQ cũng đã 30 tuổi, các đảng viên CSVN khác còn chưa đến tuổi 20. Là người Việt Nam cộng sản duy nhất ở Pháp lúc đó nên NAQ rất có giá, đắt hàng vì của hiếm, dù hay dở cũng luôn được vồ vập, tiếp đãi ân cần, mọi đại hội đều đến ghi tên, góp mặt, kể bắt mệt.
+ 1921] Năm 1921 NAQ là đại biểu Đông Dương tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp họp tại Marseille.Từ một người yêu nước NAQ trở thành một người cộng sản quốc tế.
NAQ lại được CSVN kể viết đăng báo rất nhiều song có vẻ chẳng bài báo nào đáng giá, gây chú ý nên người viết phải luôn đổi bút danh khác (Bác có 200 bút hiệu?).
+ 1922] Năm 1922 NAQ đến Liên Xô lần đầu tiên tham gia Đại hội lần thứ tư của Quốc tế Cộng sản (QTCS), ở đó ông gặp Lenin và trở thành thành viên của Ban Đông Nam Á của QTCS.[40]
+ 1923] Tháng 6/1923 NAQ lại qua Liên Xô, học tập tại trường ĐH Cộng Sản Phương Đông.
+ 1923] Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, NÁQ được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Tiếp đó NAQ tham dự Đại hội Quốc Tế Cộng Sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. NAQ 33 tuổi vẫn giữ độc quyền là người cộng sản duy nhất gốc Việt nam/Đông Dương.
+ 1924] Bắt đầu nhận công tác, tháng 11/1924 đến Quảng Châu, NAQ lấy tên Lý Thụy làm việc trong đoàn cố vấn Bôrôđin của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên và rồi đươc QTCS giao phó nhiều nhiệm vụ khác quan trọng ít nhiều, trong ban Phương Đông, cục Phương Nam, cụ thể liên lạc, tham gia thành lập các hội đoàn, tổ chức các khóa huấn luyện, giớí thiệu học viên vào các trường chính trị, quân sự.
+ 1926] Lý Thụy kết hôn với cô Tăng Tuyết Minh nữ hộ sinh (Zeng Xueming 1905-1991).
+ 1927] Do Tưởng Giới Thạch khủng bố các nhà cách mạng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, ông đành ra đi, xa vợ, rời Quảng Châu đi Hồng Kông, rồi thoát sang Liên Xô theo đường sa mạc Gobi. Tháng 11 năm 1927, ông được cử đi Pháp, rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại Hội đồng của Liên đoàn Chống đế quốc từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 12 năm 1927 tại Brussel, Bỉ..
+ 1928] Mùa thu 1928 từ Liên Xô ông được cử về Thái Lan (Xiêm) lấy tên sư Thầu Chín.
+ 1929] Cuối 1929 Lý Thụy đi Hong Kong dùng căn cước tên Tông Văn Sơ, quốc tịch Tàu.
+ 1930] Thành lập ĐCSVN. Làm lớn NAQ dùng nhiều tên. Tên NAQ chỉ được nghe nhắc lại đầu năm 1930. Với tư cách cán bộ QTCS, tại Hong Kong NAQ chứng kiến sự thành lập ĐCSVN hợp nhất các đảng CS trong nước.
CSVN chơi chữ, đánh lận, mạo nhận NAQ Người sáng lập ĐCSVN (in hệt kẻ mạo nhận tác giả bản Yêu sách 1919). Dù sao thì ĐCSVN này chỉ tồn tại 8 tháng. Vào tháng 10/1930, Trần Phú tân TBT lấy lại tên cũ là Đảng Cộng Sản Đông Dương (ĐCSĐD) phú hợp với thực trạng trong nước.
Ngày 11/11/1945 ĐCSĐD tự giải tán rút vào hoạt động bí mật. Ngày 3/3/1951 tái xuất hiện lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam. Sau chiến tranh, tháng 12/1976 ĐLĐVN đổi tên mới là ĐCSVN. Như vậy có ĐCSVN 1930 và ĐCSVN 1976 tương tự Việt Nam có nhà Tiền Lê và nhà Hậu Lê?
+ 1932] Những năm 1931 và 1932 các nhật báo cộng sản đêu đưa tin và phân ưu NAQ dưới tên Tống Văn Sơ (Sung Man Cho) bị bắt giữ (6/6/1931) rổi qua đời ở trại tù Hong Kong do bệnh lao phổi, tháng 6/1932. Cũng khó đưa tin sai lầm về một bệnh nhân qua đời vì hồ sơ bệnh, thi hài… còn đó
Cái chết của Tống Văn Sơ chấm dứt công tác của NAQ tại ban Phương Đông.
+ 1934] Đầu năm 1934 thật ngỡ ngàng khi lại thấy ai đó tự nhận là NAQ xuất hiện ở Moskva. Là “Ve sầu thoát xác”, là “Ly miêu hoán chúa”, là NAQ giả được đóng thế?
ĐVSVN thì nói Tống Văn Sơ bị bắt giam ở Hong Kong ngày 6/6/1931 được cho vào nằm bệnh xá của trại giam do lao phổi và đưa ra tòa án Tối cao Hong Kong xét xử trong tháng 8 và 9/1931. Các luật sư tiếp tục kháng cáo lên Cơ mật viện Vương quốc Anh, mãi đến hơn một năm sau mới có kết quả (can phạm đã chết bệnh? tháng 6/1932). Ngày 28/12/1932 Tống Văn Sơ có lệnh trả tự do và trục xuất, rời bệnh xá nhà tù và rời Hong Kong ngày 21/1/1933 để trở về Liên Xô.
Chẳng thấy tờ nhật báo nào đưa tin lệnh tha bổng quan trọng này tuy rằng hai tờ báo lớn ở Hồng Kông là Hương Cảng Điện Báo (Hong Kong Telegraph) và Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post).[19][21] có đưa tin hồi tháng 6/1831 là Tống Văn Sơ bị bắt giữ.
+1934] Ở Liên Xô tại Moskva NAQ lấy bí danh Lin, học tập tai trường Quôc tế Lenin và cuối khóa ông tham gia lớp nghiên cứu sinh Viện Nghiên cứu các Vấn đề Dân tộc và Thuộc địa của QTCS.[56].
+ 1935] Tháng 8/1935 Lin lấy tên Linov dự Đại hội 7 Đệ Tam Quốc tế trong vai trò quan sát viên của ban thư ký Dalburo (văn phòng Viễn Đông của QTCS, gọi tắt là Dalburo). Trong Đại hội 7 này các đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương (ĐCSĐD) là Tổng bí thư Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Nôn và Nguyễn Thụ Minh Khai đến từ Việt Nam và đều đọc tham luận.
+ 1938] Vắng bóng rất lâu gây thắc mắc, song giữa năm 1938 Lin được cử trở lại Trung Quốc. lần này trong vai Thiếu tá Bát lộ quân tên là Hồ Quang, đến công tác tại văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của ĐCSTQ mùa đông 1938 đến đầu năm 1939.[60]
II) PHẦN HAI.
Các Trắc trở và Thuận lợi trong hành trình NAQ cứu nước
+1) Sự nghiệp của NAQ nhiều vấp váp, thăng trầm, gian nan trắc trở.
Những năm đẩu tiên ở nước ngoài 1911-1917 ông lao động gian khổ toàn thời gian, dành tiền gởi về nước cho cha. Khới sắc bắt đầu từ năm 1919 sau khi ông vứt bỏ được tên NTThành, tên tuy hay nhưng chỉ tất thành về lao động tay chân.
Các năm 1931- 1933 ông bị lao phổi nặng lại chịu cảnh ngục tù ở Hong Kong.
Về Liên Xô ông bị buộc phải ở lại cho đến năm 1938, bị giam lỏng vì nghi ngờ lý do ông được nhà cầm quyền Hồng Kông trả tự do.[54] Cũng có lý vì ông sơ suất để bị bắt giữ (và ắt bị khai thác đổi lấy tự do) trong khi ở Hong Kong và ở Ma Cao, Thượng Hải các nhóm chính trị họp đại hôi đảng, thành lập đảng… nhiều ngày mà vẫn an toàn, luôn giữ được bí mật địa điểm. QTCS thành lập Ban Thẩm tra vì nghi ngờ sự trung thành chính trị của NAQ.
Tháng 8/1842 cũng xui xẻo na ná. NAQ lần đầu tiên lấy tên HCM sang Tàu, nói để cầu viện. Mới đi vào đất Tàu độ 20 cây số thì ông lớ ngớ bi bắt giữ. Tội gián điệp? ngồi tù 14 tháng. Rõ chán (!).
HCM có mưu tính gì đây? Ngày 28/1/1941 ông lấy tên Già Thu từ Tàu về nước thì cũng dễ dàng, suôn sẻ. Nhiều đồng chí qua Tàu đi lại, hoạt động hội họp, huấn luyện… nhiều ngày tháng, tất cả có ai bị bắt giữ đâu!
+2) NAQ có quan hệ căng thẳng với các lãnh đạo ĐCSĐD trong nước.
Từ năm 1931 NÁQ bị Ban Hải ngoại của ĐCSĐD viết thư gửi QTCS kết tội phải chịu trách nhiệm chính về việc hơn 100 đảng viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bị bắt. Hội này do NAQ tổ chức năm 1925 tai Quảng Châu, về sau sáp nhập vào ĐCSĐD.
Trong những năm 1931–1935, NÁQ bị tổng bí thư Trần Phú và TBT Hà Huy Tập chỉ trích gay gắt về đường lối cải lương không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Đệ Tam Quốc tế.[57][58
NAQ đã bị phê phán nặng nề: Chúng tôi đề nghị đồng chí Lin viết một cuốn sách để tự phê bình những khuyết điểm đã qua".[46]
Trần Phú (1904-1931), TBT đầu tiên của ĐCSĐD từ tháng 10/1930 là nhà lý luận chính trị cộng sản người Việt Nam. ĐCSVN nay cho biết Trần Phú được NÁQ cử sang học tại trường Đại học Đông Phương (Liên Xô) năm 1927 với bí danh Likvey (Ликвей). Song nếu thế (được cử) thì vì lý do bất khả kháng nào khiến ông vô ơn đối với ân nhân NAQ?
Được biết Trần Phú học rất giỏi, năm 18 tuổi (1922) ở Huế đỗ đầu kỳ thi Thành Chung gọi là bằng Diplôme là văn bằng cao nhất thời đó và ông được bổ đi dạy học. (Wikipedia).
Hà Huy Tập (1906-1941) người Hà Tĩnh là TBT thứ 3 của ĐCSĐD từ năm 1936. Học rất giỏi ông đỗ Diplôme hạng ưu ở trường Quốc học Huế năm 1923 và được phân dạy học ở Nha Trang. Năm 1929 ông sang Liên Xô theo học trường Đại học Cộng sán Phương Đông thuộc QTCS và cuối năm 1929, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản toàn liên bang (bôn-sê-vích). Ông về nước năm 1934.
Sự kiện cả 2 tổng bí thư trẻ kiệt xuất của Đảng đều chống đối NAQ đến cùng là điều bất thường đáng suy nghĩ. Thực tình NAQ có nhiệm vụ liên lạc, cung cấp thông tin, cố vấn cho ĐCSĐD mà không có chức năng giám sát, chỉ đạo.
+3) Song NAQ số tốt, vượt qua mọi đối thủ đồng chí trong Đảng, nhờ 2 điều thuận lợi.
Một là yếu tố tuổi tác. NAQ là người đàn anh, ngay cả là tiền bối của 4 vị tổng bí thư đầu tiên tài ba của Đảng, lớn hơn họ từ 12 đến 22 tuổi. Cụ Phan Chu Trinh (1872-1926) chỉ lớn hơn NTThành 18 tuổi nhưng Thành tự xưng ‘Cuồng điệt’, cháu và bác. NAQ được kính nể do lớn tuổi xem như được đi trước một quãng đường dài trước khi các đối thủ trẻ tuổi xuất phát.
Hai là “Bất chiến tự nhiên thành”. Bốn vị tổng bí thư đầu tiên tinh hoa của Đảng hoạt động giữa lòng địch, nguy hiểm trùng trùng, đều yểu mệnh.
Trần Phú chết từ năm 1931. Hà Huy Tập bị Pháp bắt trở lại năm 1940, bị tuyên án tử hình tháng 3/1941 và bị xử bắn tháng 8/1941 cùng lúc với Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần… Lê Hồng Phong cũng bị bắt tiếp tháng 2/1940, chết bệnh ở Côn Đảo ngày 6/9/1942. Công lao các lãnh tụ hoạt đông trong nước rất to lớn. Pháp truy lung bắt bớ kéo dài qua năm 1943, Đảng hầu như tan rã, đảng viên trốn tránh, ngừng hoặc giảm hoạt động.
“Má đề dương cước anh hùng tận”. (Sấm Trạng Trình).
Năm 1942 là Nhâm Ngọ (Mã), !943 là Quý Mùi (Dương). Các lãnh tụ ĐCSĐD đều anh hùng tận.
Qua năm Thân Dậu Thế chiến 2 trên đường chấm dứt thấy được thái bình hé dạng.
Thế chiến 2 (1939-1945) bùng nổ, vào năm 1940 các lãnh tụ ĐCSĐD đêu bị Pháp bắt trọn thì ngày 28/1/1941 NAQ lúc này đã trên 50 tuồi, dùng tên Già Thu trở về Việt Nam. Thay vì vào Nam ra Bắc tích cực, Già Thu chọn ở vùng Pắc Bó quanh quẩn sát biên giới Tàu, trốn núp an toàn.
Tại Pắc Bó, Cao Bằng tháng 5/1941 Già Thu chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 và Trường Chinh (1907-1988) được bầu tổng bí thư kế nhiệm Nguyễn Văn Cừ.
Nếu chỉ một trong 4 vị tổng bí thư đầu tiên của ĐCSĐD thoát khỏi Pháp bắt giữ năm 1940, người chỉ huy còn đó thì NAQ cán bộ QTCS, đầu năm 1941 tất không được phái về nước thay thế.
Bẵng đi một thời gian, cuối cùng từ năm 1942 Hồ Chí Minh (HCM) lên nắm quyền, tiết lộ Bác là NAQ. Như vậy Bác là lãnh tụ duy nhất trong và ngoài nước thừa kế 2 di sản quý hiếm: 1) của NTThành/NAQ đầy rẫy hư cấu huyền thoại, thực hư xen lẫn và 2) của bản thân HCM với những hoạt động chìm, bí ẩn giả tạo bao trùm.
Từ 1942-1969 là thời đại HCM đặc hiệu với việc Cướp Chính quyền 1945, Thảm sát CCRĐ 1954 và Đại họa Tết Mậu Thân, Huế 1968 mà ở đây không bàn rộng do chỉ chú trọng theo dõi NTThành/NAQ
_____
I) Lời Phản Bác Của Nhân Văn Việt.: “Không thể phủ nhận tầm vóc vĩ đại của Chủ tịch HCM”.
+ “Trong những năm tháng hoạt động cách mạng, Chủ tịch HCM đã hiện thực lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tạo ra một chế độ mới...” Bác xứng đáng lấy tên ”Nguyễn Ái Quốc”, chỉ mình Bác chứ không phải Bác tự cao tự đại!
+ “Cụm từ Việt Nam – HCM không còn xa lạ đối với bạn bè quốc tế, kể từ ngày 2-9-1945 và sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Chủ tịch HCM đã trở thành một biểu tượng văn hóa, đạo đức... Đây là những bằng chứng thép, bác bỏ luận điệu xuyên tạc cho rằng HCM và NÁQ là “2 người khác nhau...” https://nhanvanviet.com/ho-chi-minh/khong-the-phu-nhan-tam-voc-vi-dai-cua-chu-tich-ho-chi-minh/
+ Răn đe: Cần chấp hành nghiêm khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013, Nghị định 144/2021/NĐ-CP; Nghị định 14/NĐ-CP ngày 27/1/2022. (Bài phản bác này dài 45 dòng, tổng cọng 900 chữ).
II) Lời Bàn. Tác giả dựa vào những ‘facts’ để viết về NTThành/NAQ với lời lẽ nghiêm chỉnh. Nhân văn Việt ca tụng Bác là ngoài đề. Trăm lần như một CSVN đấu tranh phản bác hàm hồ, bất lực cụ thể chỉ ra đâu là ngụy tạo chứng cứ, bóp méo tài liệu lịch sử, mà chỉ luôn thừa dịp khoe khoang lạc điệu công ơn to lớn Bác, Đảng làm ngơ các hiểm họa vong quốc diệt tộc.
Anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học, Nhà đại ái quốc Phan Chu Trinh, gia đình Tôn Thất Thuyết ba họ “Toàn gia ái quốc” là những danh hiệu người đời sau xưng tặng, lúc sinh thời chẳng ai dám tự nhận. Đó là sự khiêm tốn mà theo Karl Marx thì:
“Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều”.
NAQ 1919, HCM 1942. “Tháng Mười đẹp nhất bông Sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Mãi đến thảm họa đẫm máu CCRĐ 1954, thảm sát Têt Mậu Thân, Huế 1968, đại lộ kinh hoàng Q Trị 1972 “cháy nhà ra mặt chuột”, mới lột sạch các mỹ từ ái dân, chí minh, ái quốc, cha già... lộ diện hung thần, ác quỷ.
Nhân dân ta sống dưới chế độ cộng sản đã lâu nên biết thủ phận, không dám với cao, đòi hỏi dân chủ tự do, nhân quyền – hiện có những bánh vẽ - mà chỉ yêu cầu vì lòng nhân đạo Đảng, nhà nước cho thực thi điều 1 mở đầu Bản Yêu sách 8 điểm mà CSVN cực lực tán dương, là thả tất cả các tù nhân chính trị đã tuân thủ “dân biết, dân bàn…” không bạo động. (3).
‘Có 2 điều ta phải chấp nhận, đó là ‘cái chết’ và sự ‘khác biệt’. (Đức Đạt Lai Lạc Ma):
III) Lời Kết. Chủ tịch HCM mao nhận là NTThành/NAQ là tự bắn vào chân, hứng bất lợi. Bác nên khước từ họ. Chỉ cần chỉ rõ Bác khác NAQ vì NAQ cao 1m62 (VTV4 You tube: “Nguyễn Ái Quốc - ẩn số từ nước Pháp (phần 1). NAQ kém Bác hơn 10cm. Không nên nhầm lẫn.
“Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh” . Đó là lời ca mô tả Bác Hồ trong bài hát nổii tiếng “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” của nhạc sĩ Phong Nhã viết cuối năm 1945.
Hồ sơ hình sự của Cảnh Sát Hình Sự tại Bắc Kỳ năm 1930. Số 39 – NGUYỄN-ÁI-QUỐC, Nguyễn-Tất-Thành… Chiều cao 1m62,* vóc gầy chắc, cặp môi dày (dịch từ tiếng Pháp).
NAQ có thân hình nhỏ bé là sự thực. Trong giai đoạn 1930–1932, NAQ bị lao phổi rất nặng, cơ thể suy nhược.[38][42] Vào mùa hè 1932, tin tức báo chí về "một người Việt Nam nhỏ bé, có thân thể bị suy nhược vì lao lực và tinh thần của một lãnh tụ" bắt đầu xuất hiện. Hoàng thân Cường Để đã gửi thư cho Tống Văn Sơ khi biết ông bệnh nặng và còn gửi 300 yên để hỗ trợ viện phí. (Vụ án Tống Văn Sơ. Wikipedia).
Báo chí nói ở đây là báo chí Hồng Kông. Thời ấy người Tàu Hồng Kông, người Việt Nam và người Nhật xem như có tầm vóc ngang nhau. Những người nhỏ bé trông biết liền.
Thiếu tá Hồ Quang thì mặt mày giống Bác, có râu mép, râu cằm trong hình đứng chụp với tướng Chu Đức TQ.
HCM mất năm 1969, với thời gian ít nhiều rơi dần vào quên lãng. Mãi cho đến những 22 năm sau, cuối năm 1991, khối Liên Xô/Đông Âu thánh địa Mác-Lê tôn sùng sụp đổ thì thây Bác được CSVN vực ra khỏi Lăng, phục chế, tân trang, họa hình, tạc tượng, xây đài để thay thế.
Kể từ đó dân ta có giấy bạc cụ Hồ để hộ mệnh, có thần phật mới để cúng bái, học tập đạo đức, tư tưởng, phong cách, CSVN bịa đặt đủ thứ chuyện về Bác, nói mãi giả thành thật,đặc biệt “Bác Hồ Mỹ du lao động ký”và NAQ tác giả Bản Yêu sách của dân tộc An Nam.
“Bác Hồ Mỹ du lao động ký” là tác phẩm hấp dẫn bịa đặt. Trong tác phẩm CSVN khoe Bác sống và làm việc ở Mỹ năm 1911, mà không nghĩ đó lại là năm Bác ra đi, rời Việt Nam qua Pháp. (2).
Bản quyền Bản Yêu sách 1919, như đã biết, thuộc sở hữu của “Hội/Nhóm người An Nam Yêu nước” mà đầu não là hai cụ Phan. Thứ đến là 3 nhân vật họ Nguyễn: Thế Truyền, An Ninh, Tất Thành… theo thứ tự đóng góp quan trọng. Đó là một “bản quyền tập thể”.
NAQ/NTThành mạo danh tác giả bản Yêu sách là để khởi dựng sự nghiệp chẳng khác HCM giành/cướp chính quyền từ một chính phủ hợp pháp được lòng dân, song mạo nhận đánh thắng Pháp, Nhật, phong kiến, giành lại Độc lập cho Việt Nam. (Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945).
Chuyện CSVN mạo danh thì còn nhiều, chỉ kể Điều 4 HP, mạo danh vĩ đại của ĐCSVN, đội tiên phong (???) của giai … tha hồ nói nhằng, kể bậy.
Cũng tốt thôi, còn hơn chán vạn nếu là đội tiền phong của giới băng nhóm Mafia lừng danh!
Lê Bá Vận.
Bản Quyền bản Yêu sách 8 điểm năm 1919 thuộc về ai? Phần 1 & 2. - Lê Bá Vận
(Hay là Phản Bác Của Nhanvanviet.com“)
Ngày 26/10/2024 Trang Nhân Văn Việt viết bài phản bác đăng trong 2 chuyên mục “Bảo Vệ Nền Tảng Tư Tưởng Đảng Cộng Sản Việt Nam” và “Hồ Chí Minh” (Có 11 chuyên mục).
Nhân văn Việt tố cáo: Gần đây, trên trang Quyenduocbiet.com, Lê Bá Vận đăng bài “Bác Hồ khước từ Nguyễn Ái Quốc”. Theo đó, bằng cách ngụy tạo chứng cứ, bóp méo tài liệu lịch sử, y trắng trợn xuyên tạc “Nguyễn Ái Quốc là yếu tố bất lợi, làm hoen ố thanh danh và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Đây là luận điệu hoàn toàn sai trái, cần nhận diện, đấu tranh phản bác.
Trước tiên tác giả xin cám ơn Ban Biên tập Nhân Văn Việt đã đấu tranh phản bác, khơi động dư luận khiến nhiều độc giả quan tâm đến vấn đề, tìm hiểu khách quan đâu là sự thực (1).
____
VAI TRÒ CỦA BẢN YÊU SÁCH 8 ĐIỂM NĂM 1919 TRONG LỊCH SỬ.
I) PHẦN MỘT.
Theo dấu Nguyễn Tất Thành (NTThành) và Nguyễn Ái Quốc (NAQ) (Ký sự).
Lịch sử ghi chép lại sự thật, là những sự việc thực sự đã xảy ra trong quá khứ (facts), toàn bộ sự thật, và không có gì khác ngoài sự thật. Đó là:
A) NGUYỄN TẤT THÀNH – KIÊN TRÌ LAO ĐỘNG.
a) Giai đoạn 5/6/1911 - cuối 1917: phụ bếp tàu buôn, khách sạn.
b) Giai đoạn cuối 1917 – 4/9/1919: nhóm An Nam Yêu Nước.
+ 1911] NTThành rời nước ra đi ngày 5/6/1911, CSVN nói Người đi để cứu nước!
+ Song bước đầu đến Pháp ngày 6/7 Thành gởi đơn xin Pháp cho học Trường Thuộc địa.
+ 1912] Đơn bị bác, Thành phụ bếp theo tàu ghé nhiều cảng, đến Mỹ cuối tháng 12/2012.
+ Thành gởi thư cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ chuyển tiền cho cha và xin cho cha phục chức.
+ Cụ Nguyễn Sinh Sắc tri huyện Bình Khê, Bình Định năm 1907 tra tấn gây chết người. Gia đình kiện ra Huế. Vụ kiện kéo dài. Năm 1910 Triều đình Huế giáng bị cáo là cụ Sắc 4 cấp và sa thải.
+ 1912] Tâp truyện dài “Bác Hồ Mỹ Du Lao Động Ký” do CSVN ấn hành kể chuyện Bác ra đi trên các tàu buôn Pháp, đến Mỹ dừng chân, xin được việc phụ bếp ở khách sạn Omni Parker House tại Boston các năm 1911-1913.
Căn bếp và đồ nghề Bác làm bânh ngọt ở khách sạn này nay là bảo vật di tích lịch sử hàng đầu, thánh địa của ĐCSVN, được các lãnh đạo Đảng, nhà nước năng thăm viếng, hành hương. (https://baotanghochiminh.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-tham-noi-bac-ho-tung-song-lam-viec-o-boston-my.htm).
Bác cũng được kể lại có làm lơ xe bus, có theo học tại MIT là Viện Công nghệ Masachusetts, đứng đầu thế giới, Đến New York (cách Boston 300 km) thì Bác lên khu Manhattan nghe mấy ông da đen diễn thuyết tuy tiếng Anh Bác biết là ‘như vịt nghe sấm’ - bấy lâu chỉ sống với người Pháp. Bác tranh thủ viếng nhiều thành phố ở Mỹ, tiếp xúc các nhà văn lớn, các nhà hoạt động tranh đấu nhân quyền nổi tiếng… Bác chỉ vừa mới tuổi trên 20 mà đắc ngộ nhiều cơ duyên.
Sực nhớ Bác đến Mỹ cuối tháng 12/1912 và rờì Mỹ về Pháp đầu năm 1913, chỉ lưu lại Mỹ ít tuần lễ. Phóng sự Mỹ du lao động của HCM là một thiên ký sự hư cấu khổng lồ? Suy ra toàn bộ sự nghiệp của Bác cũng là công trình thêu dệt đồ sộ! Đọc say mê như ”Tứ đại danh tác” của Trung Quốc. Có tiếng động, bừng mắt tỉnh dậy, thấy khoảng trống trước mắt, thì ra là một giấc mơ. (2).
+ 1913] Đầu năm 1913 NTThành rời Mỹ, theo tàu về lại cảng Le Havre, Pháp song lại qua định cư tại London, Anh quốc. Thành cào tuyết, bồi bếp ở khách sạn. Từ 1911 ra đi Thành bận bịu lao động, xem như chẳng có thì giờ cứu nước (?)
+ Lý do Thành chọn ở Anh là chỉ có thể phỏng đoán. Thành rất chí hiếu, chịu khó vất vả kiếm tiền gởi về cho cha là cụ Sắc. Thành chọn ở Anh, hầu như không có Việt kiều, tránh bị dòm ngó, bạn bè, yên tâm lao động.
+ 1913] Bảo tàng HCM đã lưu giữ bức thư NTThành gửi cho cụ Phan Chu Trinh
https://baotanghochiminh.vn/nguyen-tat-thanh-gui-thu-cho-cu-phan-chu-trinh-o-phap.htm.
Nội dung sự kiện: Khoảng giữa năm… Từ nước Anh, NTThành thảo vài dòng nguệch ngoạc gởi cho cụ Phan Chu Trinh ở Pháp:
“Hy Mã nghi bá Đại nhơn, Cháu kính chúc Bác… Nay cháu đã tìm được nơi để học tiếng. Mấy 4 tháng rưỡi nay thì chỉ làm với Tây, nói tiếng Tây luôn luôn. Tuy ở Anh song chẳng khác gì ở Pháp và tháng ngày luống những chỉ lo làm khỏi đói, chớ chẳng học được bao nhiêu… Chuyến này Bác sẽ đi nghỉ hè đâu? Nay kính Cuồng điệt: NGUYỄN TẤT THÀNH”.
Bức thư thăm hỏi, than thở: “những chỉ lo làm khỏi đói…”. “Bác sẽ đi nghỉ hè đâu?” có nghĩa sắp đến mùa hè (tháng 7,8,9). ‘Mây 4 tháng rưỡi nay’ có nghĩa Thành đến Anh đầu năm 1913,
+ Những thông tin kể trên cho thấy NTThành ra đi năm 1911, sớm gửi tiền về, nói theo ngôn ngữ hiện đại thì đó là “Xuất khẩu lao động”, đảng sách của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Bác Hồ được xem là người đầu tiên xuât khẩu lao động gởi tiền về nước, nêu gương học tập.
+ 1916] Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh là 2 nhà lãnh đạo sáng lập “Hội Đồng Bào Thân Ái” năm 1912, có giấy phép. Chiến tranh Thế giới WWI (!914-1918) lính thợ An Nam sang Pháp đông đảo, 2 ông lập “Nhóm Người An Nam Yêu Nước” năm 1916 để tương trợ. (NTThành đang ở Anh)
+ 1917] Phan Chu Trinh (1872-1926) là người đã khuyến dụ NTThành trở về Pháp để hoạt động trong hội người Yêu nước cuối năm 1917 lúc Thế chiến 1 sắp kết thúc, tình hình ở Pháp đã yên.
+ 1919] Thế chiến I kết thúc, Hội nghị Hòa bình Versailles được khai mạc tại Paris. Nhóm người An Nam Yêu Nước ngày 18-6-1919 gửi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” tới Hội nghị.
Bản Yêu sách được viết bằng tiếng Pháp gồm 8 điểm, đòi hỏi thả tù nhân chính trị, các quyền tự do căn bản, chế độ đạo luật thay sắc lệnh và có đại diện người bản xứ trong Nghị viện Pháp.
Bản Yêu sách tên là Revendications du Peuple Annamite (Thỉnh nguyện của dân tộc Annam). Dưới ký tên: Pour le Groupe des Patriotes Annamites - Nguyễn Ái Quấc. (Thay mặt nhóm An Nam Yêu Nước – Nguyễn Ái Quấc). (Bà Thụy Khuê dịch).
Có 3 điểm đáng chú ý trong bản Yêu sách này rất nổi tiếng:
1- Dưới tên Nguyễn Ái Quấc chữ in không có chữ ký tay để xác nhận.
2- Tên Nguyễn Ái Quấc. Chỉ trong Nam ‘Quốc’cũng viết là ‘Quấc’.
3- Lời văn và từ ngữ của bản Yêu sách rất chuyên nghiệp của giới ngoại giao, chính trị, đặc biệt đoạn nhập đề được viết rất tinh xảo. Người tay ngang viết tất không chuẩn xác.
Lúc đó chỉ có 3 người đủ trình độ Pháp văn để viết bản Yêu sách. Cả ba cùng cụ PCTrinh, từ bỏ công danh phú quý, bị Pháp giam tù nhiều lần do hoạt động chống đối, ra báo, diễn thuyết, sáng tác lúc họ về nước, có vị chết ở Côn Đảo. Ba vị ấy là:
1- Phan văn Trường (1876-1933), Tiến sĩ Luật, Luật sư, có quốc tịch Pháp.
2- Nguyễn Thế Truyền (1898-1963) học giỏi nổi tiếng ở Bắc Kỳ, được cấp học bổng sang Pháp đỗ kỹ sư hóa học, cử nhân lý hóa, cử nhân triết học, vợ người Pháp. (Wikipedia).
3- Nguyễn An Ninh (1900-1943) học giỏi nổi tiếng, lấy vợ đầu người Pháp. Được cấp học bổng sang Pháp, năm 1918 tại Đại học Sorbonne ông chỉ học trong một năm đã hoàn thành chương trình bốn năm và lấy bằng Cử nhân Luật, gây ngạc nhiên và thán phục trong giới trí thức ở Pháp về trí thông minh lỗi lạc, đặc biệt hiếm thấy (Wikipedia). Là người miền Nam chắc ông đã dùng chữ ‘Quấc’ trong bản Yêu Sách và NTThành ngày 18/6/1919 được cử gửi đến Hội nghị Versailles.
+ NTThành lúc ấy chỉ là thứ yếu, tuy cũng thông minh nhưng ngặt học hành dở dang. Chưa bao giờ Thành được xem là một trí thức hẳn hoi kể cả lúc được giao nhiệm vụ chuyển đạt bản Yêu cầu 8 đỉêm lên Hội nghị Versailles mà chỉ là một lao động phổ thông cần cù ham việc.
Thực vậy ra nước ngoài trong nhiều năm NTThành chỉ biết chăm chú làm ăn – như được viết trong thư gởi cho cụ Phan Chu Trinh. Trong thư Thành thú nhận: “tháng ngày luống những chỉ lo làm khỏi đói, chớ chẳng học được bao nhiêu…”
Lời bộc lộ thành thực này “thẳng từ miệng ngựa” (straight from the horse's mouth), nói lên tất cả.
CSVN nói ở Anh Bác chủ yếu tìm hiểu bản chất chủ nghĩa tư bản, để từ đó tìm ra con đường giải phóng dân tộc… song Bác làm gì có thì giờ. CS lại nói Bác thường xuyên bị cảnh sát Anh theo dõi, có lần trốn thoát bắt bớ tại nhà. Chắc giàu tưởng tượng chứ ở Anh (cũng như ở Pháp) thành lập đảng phái, tham gia phong trào, đả kích chính phủ… đều hợp pháp, được tự do.
B) NGUYỄN ÁI QUỐC THÀNH DANH.
a) Giai đoạn 4/9/1919 – 6/1923. Căn cước mới. Hội nhập chính trị.
b) Giai đoạn 6/1923 – 28/1/1941. Sang Liên Xô. Trung Quốc. (NAQ chết năm 1932 chia giai đoạn này thành phần 1: Đi Liên Xô, đi Trung Quốc và 2: Về lại Liên Xô).
+ 1919] Ngày 4/9/1919 bước ngoặt định mệnh. Hôm đó NTThành tự đến sở Cảnh sát Pháp xin làm thẻ căn cước mới, khai tên là Nguyễn Ái Quấc, sinh viên, sinh năm 1894, tấu xảo trùng tên nhân vật đề tên dưới bản Yêu sách được phổ biến hai tháng rưỡi trước, ngày 18/6. Thành cũng đã học trường Quốc học Huế, đâu phải là người miền Nam để viết tên là ‘Quấc’!
Sự mạo danh là trắng trợn song từ nay không còn NTThành ít ai biết đến mà là một NÁQ hào quang sáng chói, được ĐCSVN bô bô khẳng định là tác giả “Bản Yêu sách của dân tộc An Nam”, được hâm mộ, có uy tín, hoạn lộ thênh thang.
Bản Yêu sách 8 điểm năm 1919 này là điểm ngoặt trong lịch sử Việt Nam cận đại.
Nó sinh ra Thẻ Căn Cước và phút chốc từ sở cảnh sát bước ra NTThành, “cá (chép tầm thường) vượt vũ môn”, trở thành rồng Nam NÁQ đạp gió cưỡi mây, tiếng danh làm bệ phóng cho sự nghiệp HCM.
+ 1920] Thoạt tiên, tháng 12/1920 NAQ tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và CSVN hãnh diện đưa tin NAQ là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Trong hình Đại hội NAQ trẻ trung được thấy đứng chơ vơ giữa các đại biểu toàn các ông Tây trọng tuổi, râu ria xồm xoàm đang ngồi nhìn về hướng khác.
Tuy trẻ NAQ cũng đã 30 tuổi, các đảng viên CSVN khác còn chưa đến tuổi 20. Là người Việt Nam cộng sản duy nhất ở Pháp lúc đó nên NAQ rất có giá, đắt hàng vì của hiếm, dù hay dở cũng luôn được vồ vập, tiếp đãi ân cần, mọi đại hội đều đến ghi tên, góp mặt, kể bắt mệt.
+ 1921] Năm 1921 NAQ là đại biểu Đông Dương tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp họp tại Marseille.Từ một người yêu nước NAQ trở thành một người cộng sản quốc tế.
NAQ lại được CSVN kể viết đăng báo rất nhiều song có vẻ chẳng bài báo nào đáng giá, gây chú ý nên người viết phải luôn đổi bút danh khác (Bác có 200 bút hiệu?).
+ 1922] Năm 1922 NAQ đến Liên Xô lần đầu tiên tham gia Đại hội lần thứ tư của Quốc tế Cộng sản (QTCS), ở đó ông gặp Lenin và trở thành thành viên của Ban Đông Nam Á của QTCS.[40]
+ 1923] Tháng 6/1923 NAQ lại qua Liên Xô, học tập tại trường ĐH Cộng Sản Phương Đông.
+ 1923] Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, NÁQ được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Tiếp đó NAQ tham dự Đại hội Quốc Tế Cộng Sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. NAQ 33 tuổi vẫn giữ độc quyền là người cộng sản duy nhất gốc Việt nam/Đông Dương.
+ 1924] Bắt đầu nhận công tác, tháng 11/1924 đến Quảng Châu, NAQ lấy tên Lý Thụy làm việc trong đoàn cố vấn Bôrôđin của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên và rồi đươc QTCS giao phó nhiều nhiệm vụ khác quan trọng ít nhiều, trong ban Phương Đông, cục Phương Nam, cụ thể liên lạc, tham gia thành lập các hội đoàn, tổ chức các khóa huấn luyện, giớí thiệu học viên vào các trường chính trị, quân sự.
+ 1926] Lý Thụy kết hôn với cô Tăng Tuyết Minh nữ hộ sinh (Zeng Xueming 1905-1991).
+ 1927] Do Tưởng Giới Thạch khủng bố các nhà cách mạng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, ông đành ra đi, xa vợ, rời Quảng Châu đi Hồng Kông, rồi thoát sang Liên Xô theo đường sa mạc Gobi. Tháng 11 năm 1927, ông được cử đi Pháp, rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại Hội đồng của Liên đoàn Chống đế quốc từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 12 năm 1927 tại Brussel, Bỉ..
+ 1928] Mùa thu 1928 từ Liên Xô ông được cử về Thái Lan (Xiêm) lấy tên sư Thầu Chín.
+ 1929] Cuối 1929 Lý Thụy đi Hong Kong dùng căn cước tên Tông Văn Sơ, quốc tịch Tàu.
+ 1930] Thành lập ĐCSVN. Làm lớn NAQ dùng nhiều tên. Tên NAQ chỉ được nghe nhắc lại đầu năm 1930. Với tư cách cán bộ QTCS, tại Hong Kong NAQ chứng kiến sự thành lập ĐCSVN hợp nhất các đảng CS trong nước.
CSVN chơi chữ, đánh lận, mạo nhận NAQ Người sáng lập ĐCSVN (in hệt kẻ mạo nhận tác giả bản Yêu sách 1919). Dù sao thì ĐCSVN này chỉ tồn tại 8 tháng. Vào tháng 10/1930, Trần Phú tân TBT lấy lại tên cũ là Đảng Cộng Sản Đông Dương (ĐCSĐD) phú hợp với thực trạng trong nước.
Ngày 11/11/1945 ĐCSĐD tự giải tán rút vào hoạt động bí mật. Ngày 3/3/1951 tái xuất hiện lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam. Sau chiến tranh, tháng 12/1976 ĐLĐVN đổi tên mới là ĐCSVN. Như vậy có ĐCSVN 1930 và ĐCSVN 1976 tương tự Việt Nam có nhà Tiền Lê và nhà Hậu Lê?
+ 1932] Những năm 1931 và 1932 các nhật báo cộng sản đêu đưa tin và phân ưu NAQ dưới tên Tống Văn Sơ (Sung Man Cho) bị bắt giữ (6/6/1931) rổi qua đời ở trại tù Hong Kong do bệnh lao phổi, tháng 6/1932. Cũng khó đưa tin sai lầm về một bệnh nhân qua đời vì hồ sơ bệnh, thi hài… còn đó
Cái chết của Tống Văn Sơ chấm dứt công tác của NAQ tại ban Phương Đông.
+ 1934] Đầu năm 1934 thật ngỡ ngàng khi lại thấy ai đó tự nhận là NAQ xuất hiện ở Moskva. Là “Ve sầu thoát xác”, là “Ly miêu hoán chúa”, là NAQ giả được đóng thế?
ĐVSVN thì nói Tống Văn Sơ bị bắt giam ở Hong Kong ngày 6/6/1931 được cho vào nằm bệnh xá của trại giam do lao phổi và đưa ra tòa án Tối cao Hong Kong xét xử trong tháng 8 và 9/1931. Các luật sư tiếp tục kháng cáo lên Cơ mật viện Vương quốc Anh, mãi đến hơn một năm sau mới có kết quả (can phạm đã chết bệnh? tháng 6/1932). Ngày 28/12/1932 Tống Văn Sơ có lệnh trả tự do và trục xuất, rời bệnh xá nhà tù và rời Hong Kong ngày 21/1/1933 để trở về Liên Xô.
Chẳng thấy tờ nhật báo nào đưa tin lệnh tha bổng quan trọng này tuy rằng hai tờ báo lớn ở Hồng Kông là Hương Cảng Điện Báo (Hong Kong Telegraph) và Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post).[19][21] có đưa tin hồi tháng 6/1831 là Tống Văn Sơ bị bắt giữ.
+1934] Ở Liên Xô tại Moskva NAQ lấy bí danh Lin, học tập tai trường Quôc tế Lenin và cuối khóa ông tham gia lớp nghiên cứu sinh Viện Nghiên cứu các Vấn đề Dân tộc và Thuộc địa của QTCS.[56].
+ 1935] Tháng 8/1935 Lin lấy tên Linov dự Đại hội 7 Đệ Tam Quốc tế trong vai trò quan sát viên của ban thư ký Dalburo (văn phòng Viễn Đông của QTCS, gọi tắt là Dalburo). Trong Đại hội 7 này các đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương (ĐCSĐD) là Tổng bí thư Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Nôn và Nguyễn Thụ Minh Khai đến từ Việt Nam và đều đọc tham luận.
+ 1938] Vắng bóng rất lâu gây thắc mắc, song giữa năm 1938 Lin được cử trở lại Trung Quốc. lần này trong vai Thiếu tá Bát lộ quân tên là Hồ Quang, đến công tác tại văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của ĐCSTQ mùa đông 1938 đến đầu năm 1939.[60]
II) PHẦN HAI.
Các Trắc trở và Thuận lợi trong hành trình NAQ cứu nước
+1) Sự nghiệp của NAQ nhiều vấp váp, thăng trầm, gian nan trắc trở.
Những năm đẩu tiên ở nước ngoài 1911-1917 ông lao động gian khổ toàn thời gian, dành tiền gởi về nước cho cha. Khới sắc bắt đầu từ năm 1919 sau khi ông vứt bỏ được tên NTThành, tên tuy hay nhưng chỉ tất thành về lao động tay chân.
Các năm 1931- 1933 ông bị lao phổi nặng lại chịu cảnh ngục tù ở Hong Kong.
Về Liên Xô ông bị buộc phải ở lại cho đến năm 1938, bị giam lỏng vì nghi ngờ lý do ông được nhà cầm quyền Hồng Kông trả tự do.[54] Cũng có lý vì ông sơ suất để bị bắt giữ (và ắt bị khai thác đổi lấy tự do) trong khi ở Hong Kong và ở Ma Cao, Thượng Hải các nhóm chính trị họp đại hôi đảng, thành lập đảng… nhiều ngày mà vẫn an toàn, luôn giữ được bí mật địa điểm. QTCS thành lập Ban Thẩm tra vì nghi ngờ sự trung thành chính trị của NAQ.
Tháng 8/1842 cũng xui xẻo na ná. NAQ lần đầu tiên lấy tên HCM sang Tàu, nói để cầu viện. Mới đi vào đất Tàu độ 20 cây số thì ông lớ ngớ bi bắt giữ. Tội gián điệp? ngồi tù 14 tháng. Rõ chán (!).
HCM có mưu tính gì đây? Ngày 28/1/1941 ông lấy tên Già Thu từ Tàu về nước thì cũng dễ dàng, suôn sẻ. Nhiều đồng chí qua Tàu đi lại, hoạt động hội họp, huấn luyện… nhiều ngày tháng, tất cả có ai bị bắt giữ đâu!
+2) NAQ có quan hệ căng thẳng với các lãnh đạo ĐCSĐD trong nước.
Từ năm 1931 NÁQ bị Ban Hải ngoại của ĐCSĐD viết thư gửi QTCS kết tội phải chịu trách nhiệm chính về việc hơn 100 đảng viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bị bắt. Hội này do NAQ tổ chức năm 1925 tai Quảng Châu, về sau sáp nhập vào ĐCSĐD.
Trong những năm 1931–1935, NÁQ bị tổng bí thư Trần Phú và TBT Hà Huy Tập chỉ trích gay gắt về đường lối cải lương không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Đệ Tam Quốc tế.[57][58
NAQ đã bị phê phán nặng nề: Chúng tôi đề nghị đồng chí Lin viết một cuốn sách để tự phê bình những khuyết điểm đã qua".[46]
Trần Phú (1904-1931), TBT đầu tiên của ĐCSĐD từ tháng 10/1930 là nhà lý luận chính trị cộng sản người Việt Nam. ĐCSVN nay cho biết Trần Phú được NÁQ cử sang học tại trường Đại học Đông Phương (Liên Xô) năm 1927 với bí danh Likvey (Ликвей). Song nếu thế (được cử) thì vì lý do bất khả kháng nào khiến ông vô ơn đối với ân nhân NAQ?
Được biết Trần Phú học rất giỏi, năm 18 tuổi (1922) ở Huế đỗ đầu kỳ thi Thành Chung gọi là bằng Diplôme là văn bằng cao nhất thời đó và ông được bổ đi dạy học. (Wikipedia).
Hà Huy Tập (1906-1941) người Hà Tĩnh là TBT thứ 3 của ĐCSĐD từ năm 1936. Học rất giỏi ông đỗ Diplôme hạng ưu ở trường Quốc học Huế năm 1923 và được phân dạy học ở Nha Trang. Năm 1929 ông sang Liên Xô theo học trường Đại học Cộng sán Phương Đông thuộc QTCS và cuối năm 1929, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản toàn liên bang (bôn-sê-vích). Ông về nước năm 1934.
Sự kiện cả 2 tổng bí thư trẻ kiệt xuất của Đảng đều chống đối NAQ đến cùng là điều bất thường đáng suy nghĩ. Thực tình NAQ có nhiệm vụ liên lạc, cung cấp thông tin, cố vấn cho ĐCSĐD mà không có chức năng giám sát, chỉ đạo.
+3) Song NAQ số tốt, vượt qua mọi đối thủ đồng chí trong Đảng, nhờ 2 điều thuận lợi.
Một là yếu tố tuổi tác. NAQ là người đàn anh, ngay cả là tiền bối của 4 vị tổng bí thư đầu tiên tài ba của Đảng, lớn hơn họ từ 12 đến 22 tuổi. Cụ Phan Chu Trinh (1872-1926) chỉ lớn hơn NTThành 18 tuổi nhưng Thành tự xưng ‘Cuồng điệt’, cháu và bác. NAQ được kính nể do lớn tuổi xem như được đi trước một quãng đường dài trước khi các đối thủ trẻ tuổi xuất phát.
Hai là “Bất chiến tự nhiên thành”. Bốn vị tổng bí thư đầu tiên tinh hoa của Đảng hoạt động giữa lòng địch, nguy hiểm trùng trùng, đều yểu mệnh.
Trần Phú chết từ năm 1931. Hà Huy Tập bị Pháp bắt trở lại năm 1940, bị tuyên án tử hình tháng 3/1941 và bị xử bắn tháng 8/1941 cùng lúc với Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần… Lê Hồng Phong cũng bị bắt tiếp tháng 2/1940, chết bệnh ở Côn Đảo ngày 6/9/1942. Công lao các lãnh tụ hoạt đông trong nước rất to lớn. Pháp truy lung bắt bớ kéo dài qua năm 1943, Đảng hầu như tan rã, đảng viên trốn tránh, ngừng hoặc giảm hoạt động.
“Má đề dương cước anh hùng tận”. (Sấm Trạng Trình).
Năm 1942 là Nhâm Ngọ (Mã), !943 là Quý Mùi (Dương). Các lãnh tụ ĐCSĐD đều anh hùng tận.
Qua năm Thân Dậu Thế chiến 2 trên đường chấm dứt thấy được thái bình hé dạng.
Thế chiến 2 (1939-1945) bùng nổ, vào năm 1940 các lãnh tụ ĐCSĐD đêu bị Pháp bắt trọn thì ngày 28/1/1941 NAQ lúc này đã trên 50 tuồi, dùng tên Già Thu trở về Việt Nam. Thay vì vào Nam ra Bắc tích cực, Già Thu chọn ở vùng Pắc Bó quanh quẩn sát biên giới Tàu, trốn núp an toàn.
Tại Pắc Bó, Cao Bằng tháng 5/1941 Già Thu chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 và Trường Chinh (1907-1988) được bầu tổng bí thư kế nhiệm Nguyễn Văn Cừ.
Nếu chỉ một trong 4 vị tổng bí thư đầu tiên của ĐCSĐD thoát khỏi Pháp bắt giữ năm 1940, người chỉ huy còn đó thì NAQ cán bộ QTCS, đầu năm 1941 tất không được phái về nước thay thế.
Bẵng đi một thời gian, cuối cùng từ năm 1942 Hồ Chí Minh (HCM) lên nắm quyền, tiết lộ Bác là NAQ. Như vậy Bác là lãnh tụ duy nhất trong và ngoài nước thừa kế 2 di sản quý hiếm: 1) của NTThành/NAQ đầy rẫy hư cấu huyền thoại, thực hư xen lẫn và 2) của bản thân HCM với những hoạt động chìm, bí ẩn giả tạo bao trùm.
Từ 1942-1969 là thời đại HCM đặc hiệu với việc Cướp Chính quyền 1945, Thảm sát CCRĐ 1954 và Đại họa Tết Mậu Thân, Huế 1968 mà ở đây không bàn rộng do chỉ chú trọng theo dõi NTThành/NAQ
_____
I) Lời Phản Bác Của Nhân Văn Việt.: “Không thể phủ nhận tầm vóc vĩ đại của Chủ tịch HCM”.
+ “Trong những năm tháng hoạt động cách mạng, Chủ tịch HCM đã hiện thực lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tạo ra một chế độ mới...” Bác xứng đáng lấy tên ”Nguyễn Ái Quốc”, chỉ mình Bác chứ không phải Bác tự cao tự đại!
+ “Cụm từ Việt Nam – HCM không còn xa lạ đối với bạn bè quốc tế, kể từ ngày 2-9-1945 và sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Chủ tịch HCM đã trở thành một biểu tượng văn hóa, đạo đức... Đây là những bằng chứng thép, bác bỏ luận điệu xuyên tạc cho rằng HCM và NÁQ là “2 người khác nhau...” https://nhanvanviet.com/ho-chi-minh/khong-the-phu-nhan-tam-voc-vi-dai-cua-chu-tich-ho-chi-minh/
+ Răn đe: Cần chấp hành nghiêm khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013, Nghị định 144/2021/NĐ-CP; Nghị định 14/NĐ-CP ngày 27/1/2022. (Bài phản bác này dài 45 dòng, tổng cọng 900 chữ).
II) Lời Bàn. Tác giả dựa vào những ‘facts’ để viết về NTThành/NAQ với lời lẽ nghiêm chỉnh. Nhân văn Việt ca tụng Bác là ngoài đề. Trăm lần như một CSVN đấu tranh phản bác hàm hồ, bất lực cụ thể chỉ ra đâu là ngụy tạo chứng cứ, bóp méo tài liệu lịch sử, mà chỉ luôn thừa dịp khoe khoang lạc điệu công ơn to lớn Bác, Đảng làm ngơ các hiểm họa vong quốc diệt tộc.
Anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học, Nhà đại ái quốc Phan Chu Trinh, gia đình Tôn Thất Thuyết ba họ “Toàn gia ái quốc” là những danh hiệu người đời sau xưng tặng, lúc sinh thời chẳng ai dám tự nhận. Đó là sự khiêm tốn mà theo Karl Marx thì:
“Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều”.
NAQ 1919, HCM 1942. “Tháng Mười đẹp nhất bông Sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Mãi đến thảm họa đẫm máu CCRĐ 1954, thảm sát Têt Mậu Thân, Huế 1968, đại lộ kinh hoàng Q Trị 1972 “cháy nhà ra mặt chuột”, mới lột sạch các mỹ từ ái dân, chí minh, ái quốc, cha già... lộ diện hung thần, ác quỷ.
Nhân dân ta sống dưới chế độ cộng sản đã lâu nên biết thủ phận, không dám với cao, đòi hỏi dân chủ tự do, nhân quyền – hiện có những bánh vẽ - mà chỉ yêu cầu vì lòng nhân đạo Đảng, nhà nước cho thực thi điều 1 mở đầu Bản Yêu sách 8 điểm mà CSVN cực lực tán dương, là thả tất cả các tù nhân chính trị đã tuân thủ “dân biết, dân bàn…” không bạo động. (3).
‘Có 2 điều ta phải chấp nhận, đó là ‘cái chết’ và sự ‘khác biệt’. (Đức Đạt Lai Lạc Ma):
III) Lời Kết. Chủ tịch HCM mao nhận là NTThành/NAQ là tự bắn vào chân, hứng bất lợi. Bác nên khước từ họ. Chỉ cần chỉ rõ Bác khác NAQ vì NAQ cao 1m62 (VTV4 You tube: “Nguyễn Ái Quốc - ẩn số từ nước Pháp (phần 1). NAQ kém Bác hơn 10cm. Không nên nhầm lẫn.
“Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh” . Đó là lời ca mô tả Bác Hồ trong bài hát nổii tiếng “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” của nhạc sĩ Phong Nhã viết cuối năm 1945.
Hồ sơ hình sự của Cảnh Sát Hình Sự tại Bắc Kỳ năm 1930. Số 39 – NGUYỄN-ÁI-QUỐC, Nguyễn-Tất-Thành… Chiều cao 1m62,* vóc gầy chắc, cặp môi dày (dịch từ tiếng Pháp).
NAQ có thân hình nhỏ bé là sự thực. Trong giai đoạn 1930–1932, NAQ bị lao phổi rất nặng, cơ thể suy nhược.[38][42] Vào mùa hè 1932, tin tức báo chí về "một người Việt Nam nhỏ bé, có thân thể bị suy nhược vì lao lực và tinh thần của một lãnh tụ" bắt đầu xuất hiện. Hoàng thân Cường Để đã gửi thư cho Tống Văn Sơ khi biết ông bệnh nặng và còn gửi 300 yên để hỗ trợ viện phí. (Vụ án Tống Văn Sơ. Wikipedia).
Báo chí nói ở đây là báo chí Hồng Kông. Thời ấy người Tàu Hồng Kông, người Việt Nam và người Nhật xem như có tầm vóc ngang nhau. Những người nhỏ bé trông biết liền.
Thiếu tá Hồ Quang thì mặt mày giống Bác, có râu mép, râu cằm trong hình đứng chụp với tướng Chu Đức TQ.
HCM mất năm 1969, với thời gian ít nhiều rơi dần vào quên lãng. Mãi cho đến những 22 năm sau, cuối năm 1991, khối Liên Xô/Đông Âu thánh địa Mác-Lê tôn sùng sụp đổ thì thây Bác được CSVN vực ra khỏi Lăng, phục chế, tân trang, họa hình, tạc tượng, xây đài để thay thế.
Kể từ đó dân ta có giấy bạc cụ Hồ để hộ mệnh, có thần phật mới để cúng bái, học tập đạo đức, tư tưởng, phong cách, CSVN bịa đặt đủ thứ chuyện về Bác, nói mãi giả thành thật,đặc biệt “Bác Hồ Mỹ du lao động ký”và NAQ tác giả Bản Yêu sách của dân tộc An Nam.
“Bác Hồ Mỹ du lao động ký” là tác phẩm hấp dẫn bịa đặt. Trong tác phẩm CSVN khoe Bác sống và làm việc ở Mỹ năm 1911, mà không nghĩ đó lại là năm Bác ra đi, rời Việt Nam qua Pháp. (2).
Bản quyền Bản Yêu sách 1919, như đã biết, thuộc sở hữu của “Hội/Nhóm người An Nam Yêu nước” mà đầu não là hai cụ Phan. Thứ đến là 3 nhân vật họ Nguyễn: Thế Truyền, An Ninh, Tất Thành… theo thứ tự đóng góp quan trọng. Đó là một “bản quyền tập thể”.
NAQ/NTThành mạo danh tác giả bản Yêu sách là để khởi dựng sự nghiệp chẳng khác HCM giành/cướp chính quyền từ một chính phủ hợp pháp được lòng dân, song mạo nhận đánh thắng Pháp, Nhật, phong kiến, giành lại Độc lập cho Việt Nam. (Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945).
Chuyện CSVN mạo danh thì còn nhiều, chỉ kể Điều 4 HP, mạo danh vĩ đại của ĐCSVN, đội tiên phong (???) của giai … tha hồ nói nhằng, kể bậy.
Cũng tốt thôi, còn hơn chán vạn nếu là đội tiền phong của giới băng nhóm Mafia lừng danh!
Lê Bá Vận.