Sức khỏe và đời sống
Bạn biết gì về mỡ trong máu?
Người bị cholesterol cao (mỡ trong máu cao) có nguy cơ gấp đôi về bệnh tim, cho nên điều quan trọng là phải phòng ngừa và điều trị.
Để giúp bạn tìm hiểu về mỡ
Ảnh minh họa: Shutterstock
Người bị cholesterol cao (mỡ trong máu cao) có nguy cơ gấp đôi về bệnh tim, cho nên điều quan trọng là phải phòng ngừa và điều trị.
Để giúp bạn tìm hiểu về mỡ trong máu và những cách có thể giúp quản lý mỡ máu hiệu quả, dưới đây là những thông tin hữu ích, theo everydayhealth.
1) Bạn không thể sống mà không có cholesterol.
Chúng ta được sinh ra với cholesterol trong cơ thể, và trẻ sơ sinh có được nhiều cholesterol hơn từ sữa mẹ. Trên thực tế, cholesterol thậm chí còn được bổ sung vào sữa bột trẻ em. Cholesterol cần thiết đối với các hoóc môn và các tế bào để hoạt động đúng. Nó cũng giúp gan tạo ra axit để xử lý chất béo.
2) 1/3 người lớn có hàm lượng cholesterol cao.
Những người trên 20 tuổi nên kiểm tra cholesterol với một xét nghiệm máu đơn giản, mỗi 5 năm một lần, theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bện Mỹ - CDC.
3) Cholesterol cao có thể do di truyền.
Mặc dù nhiều người kiểm soát mức cholesterol thông qua thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục, nhưng yếu tố ảnh hưởng chính cũng là di truyền. 75% cholesterol là do gien, và khoảng 25% là do chế độ ăn uống.
4) Trẻ em cũng có thể có cholesterol cao.
Hầu hết ai cũng nghĩ rằng cholesterol cao là vấn đề của người lớn, nhưng Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo việc sàng lọc cholesterol cho tất cả trẻ em nên được thực hiện ở lứa tuổi 9 và 11.
5) Đổ mồ hôi có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt.
Ngoài ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm các loại thực phẩm như cá hồi và quả bơ, bạn có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt để giúp ngừa bệnh tim, thì tập thể dục cũng là một cách.
Trong một nghiên cứu về phụ nữ bị tiểu đường loại 2 được công bố vào tháng 6.2016 trên Tạp chí quốc tế về Y học thể thao, ba tuần tập luyện cường độ cao làm tăng đáng kể nồng độ cholesterol tốt của phụ nữ đến 21% và giảm trigylcerides đến 18%. Và một nghiên cứu công bố tháng 3.2009 trên tạp chí Nghiên cứu Sức mạnh và Nhiệt độ phát hiện ra rằng nam giới chạy bộ và chạy ở cường độ cao trong thời gian bằng nhau cho thấy sự cải thiện đáng kể nồng độ cholesterol tốt của họ trong tám tuần.
6) Uống thuốc giảm cholesterol cũng hiệu quả nhưng chậm.
Chế độ ăn uống và tập thể dục là lựa chọn đầu tiên để giảm cholesterol, trừ phi bạn có nguy cơ cao với đau tim hoặc có gia đình mỡ máu cao, thì mới nên dùng thuốc cholesterol vì hiệu quả không nhanh bằng tập thể dục và ăn uống.
7) Mức cholesterol của phụ nữ dao động theo tuổi.
Mặc dù phụ nữ thường có mức cholesterol thấp hơn so với nam giới, nhưng họ có thể trải nghiệm nồng độ cholesterol cao - thấp trong suốt cuộc đời của họ. Trong khi mang thai, phụ nữ có nồng độ cholesterol tăng lên, để giúp bộ não của trẻ sơ sinh phát triển. Và sữa mẹ giàu cholesterol được cho là bảo vệ tim cho trẻ sơ sinh. Sau khi mang thai, nồng độ cholesterol của phụ nữ trở lại bình thường. Nhưng sau thời kỳ mãn kinh, nồng độ cholesterol "xấu" tăng lên, trong khi nồng độ cholesterol "tốt" suy giảm.
Ngọc Lam (Theo Everydayhealth)
Bạn biết gì về mỡ trong máu?
Người bị cholesterol cao (mỡ trong máu cao) có nguy cơ gấp đôi về bệnh tim, cho nên điều quan trọng là phải phòng ngừa và điều trị.
Để giúp bạn tìm hiểu về mỡ
Ảnh minh họa: Shutterstock
Người bị cholesterol cao (mỡ trong máu cao) có nguy cơ gấp đôi về bệnh tim, cho nên điều quan trọng là phải phòng ngừa và điều trị.
Để giúp bạn tìm hiểu về mỡ trong máu và những cách có thể giúp quản lý mỡ máu hiệu quả, dưới đây là những thông tin hữu ích, theo everydayhealth.
1) Bạn không thể sống mà không có cholesterol.
Chúng ta được sinh ra với cholesterol trong cơ thể, và trẻ sơ sinh có được nhiều cholesterol hơn từ sữa mẹ. Trên thực tế, cholesterol thậm chí còn được bổ sung vào sữa bột trẻ em. Cholesterol cần thiết đối với các hoóc môn và các tế bào để hoạt động đúng. Nó cũng giúp gan tạo ra axit để xử lý chất béo.
2) 1/3 người lớn có hàm lượng cholesterol cao.
Những người trên 20 tuổi nên kiểm tra cholesterol với một xét nghiệm máu đơn giản, mỗi 5 năm một lần, theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bện Mỹ - CDC.
3) Cholesterol cao có thể do di truyền.
Mặc dù nhiều người kiểm soát mức cholesterol thông qua thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục, nhưng yếu tố ảnh hưởng chính cũng là di truyền. 75% cholesterol là do gien, và khoảng 25% là do chế độ ăn uống.
4) Trẻ em cũng có thể có cholesterol cao.
Hầu hết ai cũng nghĩ rằng cholesterol cao là vấn đề của người lớn, nhưng Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo việc sàng lọc cholesterol cho tất cả trẻ em nên được thực hiện ở lứa tuổi 9 và 11.
5) Đổ mồ hôi có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt.
Ngoài ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm các loại thực phẩm như cá hồi và quả bơ, bạn có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt để giúp ngừa bệnh tim, thì tập thể dục cũng là một cách.
Trong một nghiên cứu về phụ nữ bị tiểu đường loại 2 được công bố vào tháng 6.2016 trên Tạp chí quốc tế về Y học thể thao, ba tuần tập luyện cường độ cao làm tăng đáng kể nồng độ cholesterol tốt của phụ nữ đến 21% và giảm trigylcerides đến 18%. Và một nghiên cứu công bố tháng 3.2009 trên tạp chí Nghiên cứu Sức mạnh và Nhiệt độ phát hiện ra rằng nam giới chạy bộ và chạy ở cường độ cao trong thời gian bằng nhau cho thấy sự cải thiện đáng kể nồng độ cholesterol tốt của họ trong tám tuần.
6) Uống thuốc giảm cholesterol cũng hiệu quả nhưng chậm.
Chế độ ăn uống và tập thể dục là lựa chọn đầu tiên để giảm cholesterol, trừ phi bạn có nguy cơ cao với đau tim hoặc có gia đình mỡ máu cao, thì mới nên dùng thuốc cholesterol vì hiệu quả không nhanh bằng tập thể dục và ăn uống.
7) Mức cholesterol của phụ nữ dao động theo tuổi.
Mặc dù phụ nữ thường có mức cholesterol thấp hơn so với nam giới, nhưng họ có thể trải nghiệm nồng độ cholesterol cao - thấp trong suốt cuộc đời của họ. Trong khi mang thai, phụ nữ có nồng độ cholesterol tăng lên, để giúp bộ não của trẻ sơ sinh phát triển. Và sữa mẹ giàu cholesterol được cho là bảo vệ tim cho trẻ sơ sinh. Sau khi mang thai, nồng độ cholesterol của phụ nữ trở lại bình thường. Nhưng sau thời kỳ mãn kinh, nồng độ cholesterol "xấu" tăng lên, trong khi nồng độ cholesterol "tốt" suy giảm.
Ngọc Lam (Theo Everydayhealth)